Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 49: Phóng ngưu

02/05/201113:07(Xem: 6742)
Phẩm 49: Phóng ngưu

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MƯỜIPHÁP
49.PHẨMPHÓNG NGƯU

KINHSỐ 1[146]
[794a07]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Ngườichăn bò nếu thành tựu mười một pháp, đàn bò sẽ khôngbao giờ tăng trưởng; nó cũng không thể giữ gìn bò.Những gì là mười một? Người chăn bò không phân biệt sắc,không hiểu tướng, cần vuốt chải mà không vuốt chải,[147]không che đậy vết thương lở, không tùy lúc xông khói, khôngbiết ruộng tốt chỗ có nhiều cỏ, không biết chỗ nào anổn, không biết chỗ dẫn bò qua sông, không biết thời nghi,[148]khi vắt sữa mà vắt cạn không biết chừa lại, khi bò đãlớn có thể dùng mà lại không tùy thời chăm sóc.[149]

“Tỳkheo, đó là nười một pháp mà nếu người chăn bò thànhtựu, thì sẽ không thể phát triển đàn bò, không thể chămsóc thân chúng. Ở đây, Tỳ kheo trong chúng cũng vậy, sẽkhông thể thêm ích được gì. Những gì là mười? Không phânbiệt sắc, không hiểu rõ tướng, cần vuốt chải mà khôngvuốt chải, không che đậy vết thương lở, không tùy lúcxông khói, không biết ruộng tốt chỗ có nhiều cỏ, khôngbiết chỗ nào an ổn, không biết chỗ dẫn bò qua sông, khôngbiết đúng lúc cho ăn, không biết chừa lại, không kính trọngbiệt đãi các Tỳ kheo trưởng lão.

“Thếnào là Tỳ kheo không biết sắc? Ở đây, Tỳ kheo, có bốnđại và sắc do bốn đại tạo, mà hoàn toàn không biết.Tỳ kheo, như vậy là không biết sắc.

“Thếnào là Tỳ kheo không hiểu rõ tướng? Ở đây, Tỳ kheo khôngbiết hành vi gì là ngu, hành vi gì là trí; thảy đều khôngnhư thật biết. Tỳ kheo, như vậy là không hiểu rõ tướng.

“Thếnào, Tỳ kheo cần vuốt chải mà không vuốt chải? Ở đây,Tỳ kheo thấy sắc liền khởi tưởng về sắc, có các loạnniệm, lại không thủ hộ nhãn căn; do không khéo nhiếp niệm[794a] nên gây ra các tai ương chồng chất,[150] không thủ hộnhãn căn.[151] Cũng vậy, Tỳ kheo khi tai nghe tiếng, mũi ngửihương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm trơn láng, ý biết pháp,mà khởi các tương tạp loạn, cũng không phòng hộ ý căn,không sửa đổi hành vi. Tỳ kheo, như vậy là cần vuốt chảimà không vuốt chải.

“Thếnào, Tỳ kheo, là không che đậy vết thương? Ở đây Tỳ kheokhởi dục tưởng mà không xả ly, cũng không trừ khử niệmấy. Hoặc khởi sân tưởng, sát hại tưởng, khởi các tưởngác bất thiện mà không hề xả bỏ.[152] Tỳ kheo, như vậylà không che đậy vết thương.

“Thếnào, Tỳ kheo, là không tùy thời xông khói? Ở đây, pháp màTỳ kheo đọc tụng không tùy thời nói cho người khác nghe.Như vậy, Tỳ kheo, là không tùy thời xông khói.

“Thếnào, Tỳ kheo, không biết ruộng tốt, nhiều cỏ? Ở đây,Tỳ kheo không biết bốn ý chỉ; không như thật biết. Tỳkheo, như vậy là không biết ruộng tốt, nhiều cỏ.

“Thếnào, Tỳ kheo, không biết chỗ qua sông? Ở đây Tỳ kheo khôngbiệt tám phẩm đạo của Hiền Thánh. Tỳ kheo, như vậy làkhông biết chỗ qua sông.

“Thếnào, Tỳ kheo, không biết điều yêu quý[153]? Ở đây, Tỳkheo, đối với 12 bộ: Khế kinh, Kỳ-dạ, Thọ quyết, Kệ,Nhân duyên, Bản mạt, Phương đẳng, Thí dụ, Sanh kinh, Thuyết,Quảng phổ, Vị tằng hữu pháp. Tỳ kheo, như vậy không biếtđiều được yêu quý.

“Thếnào, Tỳ kheo, không biết thời nghi? Ở đây, Tỳ kheo đi đếnnhà hèn hạ, nhà cờ bạc. Tỳ kheo, như vậy là không biếtthời nghi.

“Thếnào, Tỳ kheo, không biết chừa lại? Ở đây, Tỳ kheo có bà-la-môn,ưu-bà-tắc, là những người có tín tâm, đến thỉnh. NhưngTỳ kheo ấy tham ăn uống, không biết đủ mà dừng lại. Tỳkheo, như vậy là không biết chừa lại.

“Thếnào, Tỳ kheo, không kính các Tỳ kheo trưởng lão, cao đức?Ở đây, Tỳ kheo không khởi tâm cung kính người có đức.Tỳ kheo như vậy có nhiều sai phạm. Đó gọi là Tỳ kheo khôngkính trưởng lão.

“NếuTỳ kheo nào thành tựu mười một pháp này, người ấy ởtrong chánh pháp này trọn không được điều gì lợi ích.

“Lạinữa, nếu người chăn thành tựu mười một pháp, ngườiấy có thể chăm sóc đàn bò không hề thất thời, đượcnhiều lợi ích. Những gì là mười một? Ở đây người chănbò biết sắc, biết phân biệt tướng, cần vuốt chải thìvuốt chải, che đậy vết thương lở, thùy thời xông khói,biết ruộng tốt chỗ có nhiều cỏ, biết chỗ qua sông, biếtyêu mến bò, phân biệt [794c] thời nghi, biết tính hạnh, khivắt sữa thì biết chừa lại, tùy thời chăm sóc con bò đangđược dùng.Như vậy người chăn bò chăm sóc đàn bò.

“Cũngvậy, cũng như người chăn bò, Tỳ kheo thành tựu mười mộtpháp mà không mất thời tiết, trọn không bị trở ngăn. Tỳkheo thành tựu mười một pháp như vậy, ngay trong hiện pháp,được nhiều điều lợi ích. Những gì là mười một? Ởđây, Tỳ kheo biết sắc, biết tướng, biết vuốt chải, biếtche đậy vết thương, biết xông khói, biết ruộng tốt chỗcó nhiều cỏ, biết điều đáng yêu, biết chọn đường đi,biết chỗ qua sông, biết khính Tỳ kheo trưởng lão mà tùythời lễ bái.

“Thếnào là Tỳ kheo biết sắc? Ở đây, Tỳ kheo biết sắc bốnđại, và cũng biết sắc do bốn đại tạo. Đó gọi là Tỳkheo biết sắc.

“Thếnào là Tỳ kheo biết tướng? Ở đây, Tỳ kheo biết tướngngu, biết tướng trí; biết như thật. Như vậy, Tỳ kheo biếttướng.

“Thếnào là Tỳ kheo biết vuốt chải? Ở đây, Tỳ kheo khi khởitâm niệm dục tưởng, liền biết xả ly, không thân cận,vĩnh viễn không có dục tưởng. Khi sân tưởng, hại tưởng,các tưởng ác bất thiện khởi lên, liền biết xả ly, khôngthân cân, vĩnh viễn không có sân tưởng các thứ. Như vậy,Tỳ kheo biết vuốt chải.

“Thếnào là Tỳ kheo biết che đậy vết thương? Ở đây, Tỳ kheokhi mắt thấy sắc mà không khởi sắc tưởng, cũng không nhiễmtrước, mà làm thanh tịnh nhãn căn; trừ khử các pháp ácbất thiện, sầu ưu, tâm không tham đắm, ở trong đó mà thủhộ nhãn căn. Cũng vậy, Tỳ kheo khi tai nghe tiếng, mũi ngửihương, lưỡi nếm vị, thân biết trơn láng, ý biết phápmà không khởi thức tưởng, cũng không nhiễm trước, mà thanhtịnh ý căn. Như vậy, Tỳ kheo biết che đậy vết thương.

“Thếnào, Tỳ kheo biết xông khói? Ở đây, Tỳ kheo nói lại chongười khác pháp mà mình đã từng nghe. Như vậy, Tỳ kheobiết xông khói.

Thếnào, Tỳ kheo biết ruộng tốt chỗ có nhiều cỏ? Ở đây,Tỳ kheo như thật biết tám phẩm đạo Hiền Thánh. Như vậy,Tỳ kheo biết ruộng tốt chỗ có nhiều cỏ.

“Thếnào, Tỳ kheo biết điều đáng yêu qúy? Ở đây, Tỳ kheo nghepháp bảo mà Như Lai đã nói, trong tâm liên yêu quý. Như vậy,Tỳ kheo biết điều đáng yêu quý.

“Thếnào, Tỳ kheo biết chọn đường đi? Ở đây, Tỳ kheo đốivới 12 bộ kinh[154] biết lựa chọn mà hành. Đó là, Khếkinh, Kỳ-dạ, Thọ quyết, Kệ, Nhân duyên, Bản mạt, Phươngđẳng, Thí dụ, [795a] Sanh kinh, Thuyết, Quảng phổ, Vị tằnghữu pháp. Như vậy, Tỳ kheo biết chọn đường đi.

“Thếnào, Tỳ kheo biết chỗ qua sông? Ở đây, Tỳ kheo biết bốnniệm xứ.[155] Đó là Tỳ kheo biết chỗ qua sông.

“Thếnào, Tỳ kheo biết ăn vừa đủ no?[156] Ở đây, Tỳ kheo cóbà-la-môn, ưu-bà-tắc, là những người có tín tâm, đếnthỉnh. Tỳ kheo không tham ăn uống, có thể biết đủmà dừng lại. Tỳ kheo, như vậy là vừa đủ.

“Thếnào, Tỳ kheo tùy thời cung kính Tỳ kheo trưởng lão? Ở đây,Tỳ kheo hằng với thiện hành bởi thân, miệng, ý đối vớicác Tỳ kheo trưởng lão. Như vậy Tỳ kheo tùy thời cung phụngcác Tỳ kheo trưởng lão.

“Tỳkheo thành tựu mười một pháp như vậy, ở ngay trong hiệnpháp, được nhiều điều lợi ích.”

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói kệ:

Chănbò không buông lung,

Ngườichủ được nhiều phước.

Sáubò trong sáu năm,

Lầnlượt thành sáu chục.

Tỳkheo giới thành tựu,

Tựtại trong thiền định,

Sáucăn được vắng lặng,

Sáunăm thành sáu thông.

“Nhưvậy, Tỳ kheo, nếu ai có thể xa lìa pháp ác này, thành tựumười một pháp kể sau cùng này, người ấy ở trong hiệnpháp được nhiều điều lợi ích. Tỳ kheo, hãy học điềunày như vậy.”

CácTỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“NếuTỳ kheo thành tựu mười một pháp này chắc chắn có điềuđược tăng trưởng. Những gì là mười một? Ở đây, Tỳkheo thành tựu giới, thành tựu tam-muội, thành tựu trí tuệ,thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến, cáccăn tịch tĩnh, ăn uống biết đủ, hằng tu hành cộng pháp,và cũng biết phương tiện ấy, phân biệt nghĩa ấy, khôngđắm lợi dưỡng. Như vậy Tỳ kheo, nếu thành tựu mườimột pháp này, có khả năng để tăng trưởng. Vì sao vậy?Tất cả các thực hành, chân chánh có mười một pháp.”

Lúcbấy giờ A-nan bạch Thế Tôn rằng:

“Vìsao chân chánh có mười một pháp, mà không nhiều hơn?”

“Nhữnggì là mười một?[157] Đó là, a-lan-nhã, khất thực, ngồimột chỗ, ăn một bữa, ăn đúng gữa trưa, ăn không chọnnhà, thủ ba y, ngồi dưới gốc cây, ngồi giữa trời trống,chỗ nhàn tĩnh, mặc y vá, hoặc ở tại bãi tha ma.[158] Đólà Tỳ kheo nếu thành tựu mười một pháp này, thì [795b]có điều sở đắc.

“NayTa lại nói thêm cho ông biết. Nếu ai trong mười một nămhọc pháp này, tức hiện thân thành A-na-hàm, chuyển thân thànhA-la-hán.

“Nàycác Tỳ kheo, hãy bỏ qua mười một năm. Nếu ai trong chín,tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai, một năm học pháp này, ngườiấy sẽ thành một trong hai qủa, hoặc A-na-hàm, hoặc A-la-hán.

“Hãybỏ qua mười hai tháng. Tỳ kheo nào có thể trong một thángtu hành pháp này, Tỳ kheo ấy chắc chắn thành một trong haiquả: hoặc A-na-hàm, hoặc A-la-hán. Vì sao vậy? Mười hai nhânduyên đều xuất từ mười một pháp. Đó là, sanh, già, bệnh,chết, ưu, sầu, khổ, não.

“NayTa dạy các Tỳ kheo, hãy như Tỳ kheo Ca-diếp. Giả sử cóngười hành pháp khiêm khổ, khó có hành nào sánh kịp. Vìsao? Tỳ kheo Ca-diếp đã thành tựu mười pháp này. Nên biết,các Như Lai[159] trong quá khứ thành đẳng chánh giác cũng dothành tựu mười một pháp khổ này. Nay Tỳ kheo Ca-diếp, vìthương tưởng hết thảy chúng sanh. Nếu cúng dường các Thanhvăn quá khứ, thân sau mới được báo ứng. Giả sử cúngdường Ca-diếp, ngay thân này mà thọ nhận báo ứng. Giảsử Ta không thành Vô thượng Đẳng chánh giác, sau sẽ do Ca-diếpthành Đẳng chánh giác. Do nhân duyên này, Ca-diếp vượt hơncác Thanh văn quá khứ. Ai có thể hành như Ca-diếp, ấy làhành tối thượng. Như vậy Tỳ kheo, hãy học điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Phật đang thuyết pháp cho vô số chúng sanh vây quanh trướcsau. Trong lúc ấy, Xá-lợi-phất đang dẫn một số đông cácTỳ kheo đi kinh hành. Đại Mục-kiền-liên, Đại Ca-diếp,A-na-luật, Ly-việt, Ca-chiên-diên, Mãn Nguyện Tử, Ưu-ba-li,Tu-bồ-đề, La-hầu-la, và Tỳ kheo A-nan; mỗi vị đều dẫnmột số đông Tỳ kheo an trú. Đề-bà-đạt-đâu cũng dẫnsố đông Tỳ kheo kinh hành.

Khiấy, Thế Tôn thấy các đệ tử có thần túc,[160] mỗi vịđang dẫn số chúng kinh hành. Thấy như vậy, Thế Tôn nóivới các Tỳ kheo:

“Nhữngkẻ thiện thì đi với thiện. Những kẻ ác thì đi với ác.Cũng như sữa với sữa thì hòa với nhau; bơ với bơ hòa vớinhau; [795c] phân tiểu, mỗi thứ mỗi tương ứng với nhau.Ỏ đây cũng vậy, do căn nguyên của chúng sanh mà pháp sởhành mỗi mỗi tương ứng với nhau. Thiện tương ưng vớithiện. Ác tương ưng với ác. Các ông có thấy Xá-lợi-phấtđang dẫn các Tỳ kheo đi kinh hành không?”

CácTỳ kheo bạch Phật:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Nhữngngười như vậy đều là các bậc trí tuệ.”

Lạibảo các Tỳ kheo:

“Cácông có thấy Mục-kiền-liên đang dẫn các ỳ kheo đi kinh hànhkhông?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói:

“CácTỳ kheo ấy đều là những vị có thần túc.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Ca-diếp đang dẫn các Tỳ kheo đi kinh hành không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtbói:

“Cácvị thượng sỹ đó đều là những người hành pháp đầuđà.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy A-na-luật đang dẫn các Tỳ kheo đi kinh hành không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói:

“CácHiền sỹ đều là những vị thiên nhãn đệ nhất.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Tỳ kheo Ly-việt không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói với các Tỳ kheo:

“Nhữngngười đó là những nhập định.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Tỳ kheo Ca-chiên-diên không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Cácvị Thượng sỹ đó đều là những người phân biệt nghĩalý.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Tỳ kheo Mãn Nguyện Tử không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói:

“CácHiền sỹ ấy đều là các Tỳ kheo thuyết pháp.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Tỳ kheo Ưu-ba-ly không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói:

“Nhữngvị đó đều là những người trì cấm luật.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Tỳ kheo Tu-bồ-đề không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói:

“CácThượng nhân ấy đều là những vị giải Không đệ nhất.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Tỳ kheo La-hầu-la không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói:

“CácHiền sỹ ấy đều là những vị giới đầy đủ.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Tỳ kheo A-nan không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói:

“CácHiền sỹ ấy đều là những vị đa văn; điều gì đã nghemột lần sẽ không bao giờ quên.”

Lạihỏi:

“Cácông có thấy Tỳ kheo Đề-bà-đạt-đâu [796a] đang dẫn nhiềungười đi kinh hành không?”

CácTỳ kheo đáp:

“Vâng,chúng con thấy.”

Phậtnói:

“Nhữngngười ấy đứng đầu làm ác, không có gốc rễ thiện.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ này:

Chớbạn với người xấu.

Chớtùng sự người ngu.

Hãybạn với người lành;

Giaothiệp với người trí.

Nếungười vốn không ác,

Dothân cận người ác,

Sausẽ thành nhân ác.

Tiếngác khắp thiên hạ.

Bấygiờ hơn ba mươi đệ tử của Đề-bà-đạt-đâu, sau khi ngheThế Tôn nói bài tụng này, xả bỏ Đề-bà-đạt-đâu màđi đến chỗ Phật, cúi đầu lạy dưới chân, cầu sửa đổitrọng tội. Lại bạch Thế Tôn:

“Chúngcon ngu hoặc không biết chân ngụy, bỏ thiện tri thức màtheo ác tri thức. Cúi xin Thế Tôn rộng lượng tha thứ. Vềsau không dám tái phạm.”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Tachấp thuận các ông sám hối, sửa lỗi cũ, tu tập điềumới, chớ có tái phạm.”

Rồicác đệ tử của Đề-bà-đạt-đâu vâng theo lời giáo giớicủa Thế Tôn, sống tại chỗ nhàn tĩnh, tư duy diệu nghĩa,tự mình khắc kỷ hành pháp, vì mục đích mà thiện gia namtử cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, để tu phạm hạnhvô thượng. Khi ấy, các Tỳ kheo này đều đắc A-la-hán.

“Tỳkheo, nên biết, căn nguyên của chúng sanh theo loại mà vềvới nhau. Ác đi theo ác, thiện đi theo thiện. Căn nguyên chúngsanh trong quá khứ, tương lai, cũng đều như vậy, theo loạimà đi với nhau. Như tịnh thì tương ứng với tịnh; bấttịnh tương ứng với bất tịnh. Cho nên, Tỳ kheo, hãy cùngtương ưng với tịnh, xả ly bất tịnh. Như vậy Tỳ kheo hãyhọc điều này.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật trú tại Câu-lưu-sa trong thành Pháp hành,[161] cùngvới chúng đại Tỳ kheo 500 vị.

Lúcbấy giờ Tượng Xá-lợi-phất[162] trả lại pháp phục, trởvề đời sống bạch y. Vào một lúc nọ, A-nan khóac y, cầmbát vào thành khất thực, lần hồi đi đến nhà Tượng Xá-lợi-phất.Trong lúc đó, Tượng Xá-lợi-phất đang đứng tựa trên vaihai người phụ nữ. A-nan từ xa trông thấy thế, trong lòngbuồn rầu, không vui. Tượng Xá-lợi-phất trông thấy A-nan,cảm thấy rất xấu hổ, bèn ngồi xuống một mình.

A-nankhất thực xong, ra khỏi thành, đi đến chỗ Thế Tôn, [796b]cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên.

“Vừarồi con vào thành khất thực, lần hồi đi đến nhà củaTượng Xá-lợi-phất, thấy ông đang đứng tựa trên vai haingười nữ. Thấy vậy, trong lòng con rất buồn rầu.”

ThếTôn nói:

“Ôngthấyvậy rồi, có ý nghĩ gì?”

A-nanbạch Phật:

“Connghĩ, Tượng Xá-lợi-phất tinh tấn, đa văn, tính hạnh nhuhòa, thường thyết pháp cho các vị đồng phạm hạnh mà khônghề biết mệt mỏi, sao nay lại trả pháp phục, trở về đờisống bạch y? Sau khi thấy vậy, trong lòng con rất buồn rầu.Thế nhưng, Tượng Xá-lợi-phất ấy có thần lực lớn, uyđức vô lượng. Con nhớ lại, xưa kia thấy ông đã từngđàm luận với Thích Đề-hoàn Nhân, sao nay lại đuổi theodục vọng làm điều xấu?”

ThếTôn nói:

“Đúngvậy, A-nan, như điều ông nói. Nhưng ông ấy không phải làA-la-hán. Nếu là A-la-hán thì không trả lại pháp phục màtrở về đời sống bạch y. Nhưng thôi, A-nan, chớ có sầuưu. Sau bảy ngày nữa, Tượng Xá-lợi-phất sẽ trở lạitrong đây, rồi sẽ dứt sạch các lậu, thành A-la-hán. Bởivì Tượng Xá-lợi-phất ấy bị nghiệp đời trước lôi kéonên mới thành như vậy. Nay hành đã đầy đủ, sẽ dứt sạchcác lậu.”

Bấygiờ, bảy ngày sau, Tượng Xá-lợi-phất đi đến Thế Tôn,cúi đầu lạy dưới chân rồi ngồi xuống một bên. Giâylát, ông đứng dậy bạch Phât:

“Cúixin Thế Tôn hứa khả cho con tu hành đời sống sa-môn ở hàngthấp nhất.”

Khiấy Tượng Xá-lợi-phất liền được nhận làm sa-môn, ngaysau đó từ trên chỗ ngồi mà đắc A-la-hán.

Vàomột thời Tượng Xá-lợi-phất khóac y, cầm bát vào thànhkhất thực. Khi ấy có một bà-la-môn gặp ông, liền có ýnghĩ rằng, “Những ông con nhà họ Thích này, không chỗ nàokhông có, khắp mọi nơi, làn cắt đứt chú thuật mà chúngta thực hành. Bây giờ ta hãy vào thành nói cho mọi ngườibiết những cái xấu của sa-môn.”

Rồibà-la-môn này vào thành, nói với mọi người:

“Cácngười có thấy ông Tượng Xá-lợi-phất này không? Xưa ôngtự xưng mình là A-la-hán, Nửa chừng cởi bỏ pháp phục,trở về đời sống bạch y, hưởng thụ ngũ dục. Nay lạilàm sa-môn, đi khất thực từng nhà làm ra vẻ trong sạch.Nhưng khi nhìn thấy phụ nữ thì ý tưởng dục tình nổi dậy,trở về già-lam mà nhớ tưởng nữ sắc mà trong lòng khôngdứt. Giống như con lừa hèn yếu không đủ sức mang chởnặng mà lặng lẽ nằm yên. Bọn con nhà họ Thích này cũngvậy, giả trang đi khất thực, thấy nữ sắc thì suy nghĩtrù tính.”

TượngXá-lợi-phất khi nghe bà-la-môn này rao truyền tiếng xấu nhưvậy, bèn suy nghĩ rằng, “Người này rất là ngu si mới khởitâm tật đố. Thấy người được lợi dưỡng thì tâm thamlam ganh tị nổi lên. Nếu mình được lợi dưỡng thì tronglòng vui sướng. Cho nên ông đến nhà bạch y làm việc phỉbáng. Nay ta nên ngăn lại chớ để làm ác, để người nàysẽ không chịu tội báo vô lượng.”

Rồithì, Tượng Xá-lợi-phất bay lên hư không, nói với bà-la-môn:

Khôngmắt, không tai khéo,

Khởiý chê phạm hạnh;

Tựgây nghiệp vô ích,

Địangục khổ lâu dài.

TượngXá-lợi-phất nói bài kệ này xong, trở lại bình thường,và quay về chỗ ở của mình.

Bấygiờ người trong thành đã nghe lời phỉ báng của bà-la-môn,lại nghe bài kệ của Tượng Xá-lợi-phất, họ nghĩ như vầy:“Nếu đúng như lời bà-la-môn, thì sự thị hiện thần thôngsau đó khó làm được. Nhưng chúng ta đã thấy ông này cởibỏ pháp phục trở lại đời sống bạch y.”

Rồithì, mọi người cùng nhau đi đến chỗ Tượng Xá-lợi-phất,cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồi xuông một bên. Khi ấy,có đông người hỏi Tượng Xá-lợi-phất:

“Cóvị A-la-hán nào mà cởi bỏ pháp phục trở về sống đờisống bạch y chăng?”

TượngXá-lợi-phất đáp:

“Khôngcó vị A-la-hán nào cởi bỏ pháp phục trở về sống đờisống bạch y.”

Mọingười lại hỏi Tượng Xá-lợi-phất:

“Cóvị A-la-hán nào do duyên đời trước mà phạm giới không?”

TượngXá-lợi-phất đáp:

“Đãđắc A-la-hán thì không bao giờ còn phạm giới.”

Mọingười lại hỏi:

“Nhữngvị trong hàng học địa có ai do duyên đời trước mà phạmgiới không?”

TượngXá-lợi-phất đap:

“Có.Những vị ở hàng học địa có khi vì duyên đời trướcmà phạm giới.”

Mọingười lại hỏi:

“Tôngiả trước kia là A-la-hán, rồi cởi bỏ pháp phục trở vềsống đời sống bạch y. Nay xuất gia học đạo trở lại.Trước kia ngài có thần thông, sao lại như vậy?”

Bấygiờ Tượng Xá-lợi-phất nói bài kệ này:

Antrú thiền thế tục

Rốtcuộc không giải thoát,

Khôngđược đạo diệt tận,

Nênquay hưởng ngũ dục.

Hếtcủi, lửa cũng tắt.

Khôngrễ, cành không sanh.

Thạchnữ không mang thai.

La-hánkhông còn lậu.

Khiấy mọi người lại hỏi Tượng Xá-lợi-phất:

“Tôngiả trước kia không phải là [797a] La-hán chăng?”

TượngXá-lợi-phất đáp:

“Tôitrước kia không phải là La-hán. Này các Cư sỹ, nên biết,năm thông và sáu thông khác nhau. Nay tôi sẽ nói mười mộtthứ thần thông.

“PhàmTiên nhân đắc năm thứ thần thông, ái dục đã hết,[163]nếu sanh lên trời thì sau cũng rơi trở lại Dục giới. A-la-háncó sáu thông, đệ tử của Như Lai, đắc lậu tận thông,tức thì ở ngay trong Niết-bàn giới vô dư mà bát-niết-bàn.”

Mọingười lại hỏi:

“Chúngcon quán sát lời nói của ngài Tượng Xá-lợi-phất, biếtrằng thế gian không có vị A-la-hán nào mà lại cởi bỏ phápphục trở về đời sống bạch y.”

TượngXá-lợi-phất đáp:

“Đúngvậy, đúng vậy. Đúng như các người nói. Không có A-la-hánnào mà cởi bỏ pháp phục trở về sống đời sống bạchy. Có mười pháp, mà A-la-hán không tập theo. Mười một phápấy là gì? A-la-hán lậu tận không bao giờ cởi bỏ pháp phụctrở lại đời sống bạch y. A-la-hán lậu tận không bao giờtập theo hạnh bất tịnh. A-la-hán lậu tận không bao giờsát sanh. A-la-hán lậu tận không bao giờ trộm cắp. A-la-hánlậu tận ăn mà không bao giờ cất giữ đồ thừa. A-la-hánlậu tận không bao giờ nói dối. A-la-hán lậu tận không baogiờ hùa theo phe đảng. A-la-hán lậu tận không bao giờ phunlời hung dữ. A-la-hán lậu tận không bao giờ có hồ nghi.A-la-hán lậu tận không bao giờ sợ hãi. A-la-hán lậu tậnkhông bao giờ nhận ai khác làm Thầy và cũng không bao giờnhập thai trở lại.

“Nàycác Hiền sỹ, đó là mười một trường hợp khong bao giờxảy đối với một vị A-la-hán.’

Bấygiờ, mọi người bạch Tượng Xá-lợi-phất rằng:

“Chúngcon nghe những điều Tôn giả nói, và quán sát những ngườingoại đạo dị học, giống như quán sát cái bình rỗng, chẳngcó gì bên trong cả. Ở đây, quán sát nội pháp, chúng conthấy giống như bình đựng mật, ngọt không thể kể. Chánhpháp của Như Lai ở đây cũng vậy. Bà-la-môn kia sẽ chịuvô lượng tội.”

Khiấy Tượng Xá-lợi-phất bay lên hư không, ngồi kiết già,nói bài kệ này:

Khônghiểu pháp đây, kia,

Màhành thuật ngoại đạo;

Gâyđấu loạn đây kia.

Ngườitrí không làm vậy.

Bấygiờ, những người Câu-lưu-sa bạch với Tượng Xá-lợi-phấtrằng:

“Nhữngđiều được nói là quá nhiều; thật khó sánh kịp. Như ngườimù mà được mắt sáng. Như người điếc mà được nghe.Nay những điều Tôn giả nói cũng giống như vậy. Ngài đãdùng nhiều phương tiện để thuyết pháp. Chúng con hôm naytự quy y Như Lai, quy y Pháp, và Tăng Tỳ kheo. Cúi mong Tôn giảnghe cho, [797b] nhận chúng con làm ưu-bà-tắc, suốt đời khôngsát sanh.”

RồiTượng Xá-lợi-phất nói những pháp vi diệu cho mọi ngườinghe, khiến họ phát sanh tâm hoan hỷ. Mọi người rời chỗngồi đứng dậy, cúi lạy dưới chân rồi cáo lui.

Bấygiờ, Tôn giả A-nan nghe nói bà-la-môn báng bổ Tượng Xá-lợi-phấtmà không đạt được gì, nên nhìn kỹ Tượng Xá-lựi-phấtcòn không dám, huống nữa là tranh luận. Nghe vậy, Tôn giảđi đến Thế Tôn, đem nhân duyên này thuật lại đầy đủlên Thế Tôn. Bấy giờ Phật bảo A-nan:

“Phàmnói về bình đẳng A-la-hán, phải nói đến Tượng Xá-lơi-phấtVì sao vậy? Nay Tượng Xá-lợi-phất đã thành A-la-hán. Cáidanh A-la-hán được truyền tụng trước đó, nay mới đạtđược. Năm thứ thần thông của thế tục không phải làhành chân thật, rồi sau sẽ mất. Sáu thần thông mới làhành chân thật. Các ngươi hãy học theo Tượng Xá-lọi-phất.Hãy nhớ nghĩ mà phụng hành ý nghĩa này.”

Bấygiờ A-nan nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Nayta sẽ nói về pháp nhân duyên. Hay suy niệm kỹ, và tu tậphạnh này.”

CácTỳ kheo bạch Phật:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

CácTỳ kheo vâng lời Thế Tôn dạy.

ThếTôn nói:

“Ởđây, thế nào là pháp nhân duyên? Đó là, duyên vô minh cóhành, duyên hành có thức, duyên thức có sáu xứ, duyên sáuxứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên áicó thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sah cóchết, duyên chết có ưu, bi, khổ, não, không thể kể xiêt,như vậy thành thân năm ấm.

“Thếnào là vô minh? Đó là, không biết Khổ, không biết Tập,không biết Tận, không biết Đạo. Đó gọi là vô minh.

Thếnào là hành? Hành có ba loại. Thân hành, khẩu hành và ý hành.Đó gọi là hành.

“Thếnào là thức? Sáu thức thân. Những gì là sáu? Mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý thức. Đó là thức.

Thếnào là danh? Thọ, tưởng, niệm, xúc, tư duy. Đó là danh. Thếnào là sắc? Đó là thân bốn đại và sắc do thân bốn đạitạo. [797c] Đó gọi là sắc. Sắc là một cái khác và danhlà một cái khác, nên gọi là danh sắc.

“Thếnào là sáu xứ? Sáu nội xứ. Những gì là sáu? Mắt, tai,mũi, lưỡi, thân, ý nhậpxứ. Đó là sáu xứ.

“Thếnào là xúc? Đó là sáu xúc thân. Những gì là sáu? Mắt, tai,mũi, lưỡi, thân, ý xúc. Đó gọi là xúc.

“Thếnào gọi là thọ? Ba thọ. Những gì là ba? Lạc thọ, khổthọ, không khổ không lạc thọ. Đó gọi là thọ.

“Thếnào là ái? Ba ái thân. Dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Đó làái.

“Thếnào là thủ? Bốn thủ. Những gì là bốn? Dục thủ, kiếnthủ, giới thủ, ngã thử. Đó là bốn thủ.

“Thếnào hữu? Ba hữu: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Đó làhữu.

“Thếnào là sanh? Đầy đủ xuất xứ, lãnh thọ các hữu, đạtđược năm uẩn, lãnh thọ các xứ. Đó gọi là sanh.[164]

“Thếnào là già? Từng loại từng loại chúng sanh, mà ở đây nơithân thể răng rụng, tóc bạc, khí lực khô cạn, các cănchín rục, thọ mạng ngày càng suy, thức cũ không phục hồi.Đó gọi là già.

“Thếnào là chết? Từng loại từng loại chúng sanh, mà dần dầnthân thể không còn hơi ấm, vô thường biến dịch, năm thânthuộc chia lìa, thân năm uẩn bị vất bỏ, mạng căn bị cắtđứt. Đó gọi là chết.

“Tỳkheo, nên biết, đó gọi là già, bệnh, chết. Đây là phápnhân duyên mà ý nghĩa được phân biệt rộng rãi. Những gìmà Chư Phật Như Lai cần làm với tâm từ ái, Ta nay đã làmxong. Các ngươi hãy đến dưới gốc cây, ngồi ngoài trờitrống, hay giữa bãi tha ma, hay nhớ nghĩ tọa thiền. chớ ômlòng ngại khổ. Nay không tinh tấn, sau hối hận vô ích.”

Bấygiờ Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn:

“NhưLai đã giảng thuyết cho các Tỳ kheo gốc rễ nhân duyên sâuxa. Nhưng con quán sát thấy nghĩa ấy không có gì sâu.”[165]

ThếTôn nói:

“Thôi,thôi, A-nan, chớ có khởi lên ý tưởng ấy! Vì sao? Mườihai nhân duyên cực kỳ thậm thâm, không phải là điều màngười thường có thể hiểu. Xưa kia, khi Ta chưa giác ngộpháp nhân duyên này nên trôi nổi sanh tử, không có lúc thoátly.

“Lạinữa, A-nan, không phải chỉ ngày nay ông mới nói pháp nhânduyên không có gì sâu xa, mà xưa cũng đã từng nói pháp ấykhông sâu xa rồi. Vì sao vây?

“Trongquá khứ xa xưa, có vua A-tu-la tên là Tu-diệm, chợt cóý nghĩ này, muốn [798a] bốc mặt trời, mặt trăng ra khỏinước của biển cả. Ông hóa thân cực kỳ to lớn, mà nướcbiển cả chỉ ngang hông. Bấy giờ vua A-tu-la này có ngườicon tên là Câu-na-la, tâu với vua cha rằng: ‘Nay con muốn xuốngtắm nước biển.’ A-tu-la Tu-diệm nói: ‘Chớ nên ham thíchtắm trong nước biển. Vì sao? Nước biển vừa rất sâu, vừarộng; không thể ở trong nước biển mà tắm được.’ Câu-na-lanói, ‘Nay con thấy nước biển chỉ ngang hông của Đại vươngthôi; vì sao lại nói là rất sâu?’ Khi ấy vua A-tu-la liềnnắm người con thả xuống trong nước biển. Chân của đứacon này không chấm đến đáy nước nên trong lòng nó rấtkinh sợ. Vua A-tu-la bấy giờ mới bảo con: ‘Cha đã bảo conlà nước biển rất sâu, mà con lại nói, chẳng sao. Duy chỉmình cha là có thể ở trong biển lớn mà tắm gội. Nhưngcon thì không thể.’

“A-tu-laTu-diệm bấy giờ là ai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy Tu-diệmtức là thân Ta vậy. Con của A-tu-la khi ấy là ông vậy. Ôngđã từng nói, ‘Không sao.’ Nay lại nói, pháp mười hai nhânduyên không có gì sâu thẳm. Chúng sanh mà không thấu hiểupháp mười hai nhân duyên nên trôi nổi sanh tử không có ngàyxuất ly; thảy đều mê hoặc không nhận thức rõ gốc rễcủa hành; từ đời nầy đến đời sau; từ đời sau đếnđời này, vĩnh viến ở trong năm điều bức não, mong đượcxuất ly thật là quá khó. Ta khi mới thành Phật đạo tư duymười hai nhân duyên, hàng phục Ma và quyến thuộc của nó,do trừ vô minh mà được ánh sáng của trí tuệ, bóng tốihoàn toàn bị diệt trừ, không còn trần cấu.

“Lạinữa, A-nan, Ta ba lần chuyển mười hai chi để thuyết minhduyên do[166] này, khi đó tức thì thành tựu Giác đạo. Dophương tiện này mà biết rằng pháp mười hai duyên rất làsâu thẳm, không phải điều mà người thường có thể côngbố. Như vậy, A-nan, hãy nhớ nghĩ sâu thẳm mà phụng trìpháp mười hai nhân duyên này. Hãy nhớ học điều này.”

Bấygiờ A-nan nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tai thành La-duyệt, trong Ca-lan-đà Trúc viên,cùng với chúng đại Tỳ kheo 500 vị.

Lúcbấy giờ trong thành La-duyệt có một bà-la-môn tên là Thi-la,biết đủ các thuật, nhớ thuộc các điển tịch của ngoạiđạo dị học. Thiên văn, địa lý, không thứ gì ông khôngthông suốt. Ông lại dạy dỗ 500 đồng tử bà-la-môn.

Trongthành ấy cũng có một bà-la-môn nữa ên là [798b] Sí-ninh,hiểu biết rất nhiều, được vua Tần-bà-sa-la yêu kính, tùythời cúng dường, cấp dưỡng bà-la-môn các thứ nhu yếu.

Bầygiờ danh tiếng Như Lai được truyền đi ất xa, rằng Ngàilà Như Lai, Chí chân, Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiệnthệ, Thế gian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu,Thiên nhân sư, hiệu Phật Thế Tôn, độ vô lượng người,xuất hiện ở đời. Bà-la-môn Sí-ninh liền khởi lên ý nghĩnày: “Danh hiệu Như Lai thật khó được nghe. Nay ta muốnđến đo thăm hỏi, thân cận, lễ kính.” Rôi bà-la-môn Sí-ninhđi đến chỗ Phật, cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồixuống một bên. Bấy giờ bà-la-môn bạch Thế Tôn:

“Sa-mônCù-đàm, thuộc chủng tánh nào?”

Phậtnói:

“Tathuộc chủng tánh sát-lợi.”

Bà-la-mônnói:

“Cácbà-la-môn nói như vầy, ‘Chủng tánh của chúng ta hào quýnhất không gì hơn.’ Có người nói chủng tánh da trắng.Có người nói chủng tánh da đen. Những người bà-la-môn tựcho là được sanh bởi Phạm thiên. Nay Sa-môn Cù-đàm có luậngì về những điều này?”

Phậtnói:

“NàyBà-la-môn, nên biết, ai có hôn nhân, cưới hỏi, mới cầnđến chủng tánh hào quý. Nhưng trong Chánh pháp của Ta, khôngcó cao thấp, không có danh tánh thị phi.”

Bà-la-mônhỏi:

“Thếnào, Cù-đàm, có sanh xứ[167] thanh tịnh, sau đó pháp mớiđược thanh tịnh.”

Phậtbảo bà-la-môn:

“Ôngcần pháp thanh tịnh, hay sanh xứ thành tịnh?”

Bà-la-mônnói:

“Cácbà-la-môn đều nêu lên luận đề này, ‘Chủng tánh củata hào quý, không ai hơn.’ Có người nói chủng tánh da trắng.Có người nói chủng tánh da đen. Những người bà-la-môn tựcho là được sanh bởi Phạm thiên.”

Phậthỏi ông bà-la-môn:

“Giảsử người nữ sát-lợi lấy chồng thuộc gia đinh bà-la-môn,khi sanh con trai, nó sẽ theo chủng tánh nào?”

Bà-la-mônnói:

“Nósẽ được nói là chúng tánh bà-la-môn. Vì sao? Do thân hìnhngười cha mà có được đứa con này.”

Phậthoi:

“Nếungười nữ bà-la-môn lấy chống nhà sát-lợi, khi sanh con trai,nó thuộc chủng tánh nào?”

Bà-la-mônđáp:

“Ngườiđó sẽ thuộc chủng tánh sát-lợi. Vì sao? Do di hình củacha mà có đứa con này.”

Phậtbảo bà-la-môn:

“Ônghãy suy nghĩ chín chắn rồi sau đó mới trả lời Ta. Điềuông nói trước sau không phù hợp nhau. Thế nào, bà-la-môn,lừa theo ngựa, sau đó sanh con câu.[168] Ông sẽ nói nó làngựa hay lừa?”

Bà-la-mônđáp:

“Loạinhư thế sẽ được gọi là con ngựa lừa.[169] Vì sao? Do dihình của lừa mà được con câu này.”

Phậtbảo bà-la-môn:

[798c]“Ông hãy suy nghĩ chín chắn rồi sau đó trả lời Ta. Điềuông nói ở đây, trước sau không phù hợp. Trước đó ôngnói, nếu con gái sát-lợi đi lấy chồng nhà bà-la-môn, khisanh con, nó sẽ thuộc chủng tánh bà-la-môn. Ở đây, lừatheo ngựa sanh câu, ông lại nói nó là ngựa lừa. Như vậykhông mâu thuân với lời nói trước đó chăng? Giả sử, nàyBà-la-môn, nếu ngựa theo lừa mà sanh câu. Gọi nó là con gì?”

Bà-la-mônđáp:

“Gọinó là con lừa ngựa.”

Phậthỏi:

“Thếnào, bà-la-môn, con lừa ngựa, với con ngựa lừa, có khácgì nhau chăng? Có người nói, ‘Một hộc báu.’ Người khácnoi, ‘Báu một hộc.’ Cả hai nghĩa có khác gì nhau chăng?

Bà-la-mônđáp:

“Đâychỉ một nghĩa. Vì sao? Báu một hộc, hay nột hộc báu, ýnghĩa chẳng khác gì nhau.”

Phậthỏi:

“Thếnào, bà-la-môn, con lừa ngựa, và con ngựa lừa, đây khôngphải là một nghĩa[170] sao?”

Bà-la-mônnói:

“Ởđây tuy Sa-môn Cù-đàm có nói như vậy, nhưng bà-la-môn tựcho là. ‘Chủng tánh của ta hào quý không ai hơn.’”

Phậtnói:

“Ôngtrước đó khen cha Sau đó khen mẹ. Nếu cha thuộc tánh bà-la-môn,mẹ cũng chủng tánh bà-la-môn, sau đó, sanh hai người con.Trong đó, về sau, một đứa biết nhiều kỹ thuật, khôngviệc gì không rành. Đứa thứ hai chẳng biết gì. Khi ấy,cha mẹ chúng biệt đãi đứa nào? Biệt đãi đứa con trítuệ, hay đứa không biết gì?”

Bà-la-mônđap:

“Chamẹ chúng tất sẽ biệt đãi đứa cao đức, thông minh, chứkhông biệt đãi đứa không có trí tuệ. Vì sao? Ở đây, đứacon này không việc gì không biết, không việc gì không rành, cho nên phải biệt đãi nó, mà không biệt đãi đứacon không trí tuệ.”

Phậtbảo bà-la-môn:

“Tronghai đứa con ấy, đứa thông minh về sau nổi lên ý tưởnglàm việc sát sanh, trộm cướp, dâm dật, cả mười pháp ác.Đứa không thông minh kia thì giữ hành vi của thân, miệng,ý. Mười pháp thiện, không phạm một pháp nào. Cha mẹ ấysẽ kính đãi đứa nào?”

Bà-la-mônđáp:

“Chamẹ tất sẽ kính đãi đứa con hành mười điều thiện. Đứahành bất thiện kia thì kính đãi làm gì?”

Phậtbảo bà-la-môn:

“Ốngtrước khen đa văn, Ssau khen giới. Thế nào, bà-la-môn, giảsử có hai người con; một người từ cha chuyên chánh[171]nhưng từ mẹ không chuyên chánh; một người từ cha khôngchuyên chánh nhưng từ mẹ chuyên chánh. Người con có mẹ chánhnhưng cha không chánh không việc gì không rành, biết rộngcác kinh thơ, kỹ thuật, Đứa thứ hai có cha chánh [799a] nhưngmẹ không chánh không học rộng nhưng trì mười điều thiện.Cha mẹ chúng nên kính đãi đứa nào? Kính đãi đứa có mẹtịnh nhưng cha không tịnh, hay đứa có cha tịnh nhưng mẹkhông tịnh?”

Bà-la-mônđáp:

“Nếnkính đãi đứa con có mẹ tịnh. Vì sao? Vì nó biết kinh thơ,rộng các kỹ thuật. Còn đứa con thứ hai, cha tịnh nhưngmẹ không tịnh, tuy trì giới nhưng không có trí tuệ, thìrốt cuộc chẳng làm được gì. Có văn thì có giới.”

Phậtbảo bà-la-môn:

“Ôngtrước khen cha tịnh, không khen mẹ tịnh. Nay lại khen mẹtịnh, không khen cha tịnh. Trước khen phẩm đức nghe, sau khencấm giới. Rồi lại nói giới sau đó mới nói văn. Thế nào,bà-la-môn, trong hai đứa con kia, một đứa nghe nhiều, họcrộng, kiêm trì mười điều thiện. Đứa thứ hai có trí tuệkiêm hành mười điều ác. Cho mẹ chúng nên kính đãi đứanào?”

Bà-la-mônđáp:

“Nênkính đãi đứa con nào mà có cha tịnh nhưng mẹ không tịnh.Vì sao? Người ấy mà bác lãm kinh thơ, hiểu biết nhiều kỹthuật, ấy là do cha tịnh mà sanh được đứa con này, kiêmhành mười điều thiện không co có điều vi phạm, tất cảcác phẩm đức đều đầy đủ.”

Phậtnói:

“Ôngtrước đó chủ trương chủng tánh. Sau đó lại nói văn màkhông nói chủng tánh. Sau nữa lại nói giới mà không nóivăn. Rồi sau nữa lại nói văn mà không nói giới. Nay ôngkhen cha, mẹ, văn, giới, há không mâu thẫn với điều nóitrước đó?”

Bà-la-mônbạch Phật:

“Sa-mônCù-đàm tuy có nói như vậy, nhưng những người bà-la-môntự cho rằng, ‘Chủng tánh của ta hào quý nhất không ai hơn.”

ThếTôn nói:

“Nhữngai có cưới hỏi thì mới nói đến chủng tánh. Nhưng trongpháp ta, không có nghĩa đó. Ông có nghe nói đến người ởnước láng giềng, nước xa, và những người biên địa khácnữa không?”

“Vâng,tôi có nghe nói đến những người này.”

ThếTôn nói:

“Nhândân trong các nước này có hai hạng chủng tánh.[172] Nhữnggì là hai? Một là con người, hai là nô lệ. Hai chủng tánhnày cũng không nhất định.”

Lạihỏi:

“Thếnào là bất định?”

Phậtnói:

“Cókhi trước là người, sau đó là nô lệ. Có khi trước làmnô lệ, sau làm người. Tuy nhiên, các loại chúng sanh hếtthảy đồng một loại chứ không có nhiều loại khác nhau.Khi trời đất hủy diệt, thế gian trở thành trống không.Khi ấy núi, sông, vách đá, cỏ cây các thứ vân vân đềubị thiêu hủy hết. Con người cũng mạng chung. Khi trời đấtsắp sửa chuyển thành, bấy giờ chưa có mặt trời, mặttrăng, hạn kỳ năm tháng. [799b] Lúc bấy giờ trời Quang âmđến chốn này. Khi phước của trời Quang âm sắp hết, ánhsáng tinh không còn, dần dần nhìn nhau chúng khởi dục tưởng.Ai dục ý nhiều hơn thì trở thành người nữ. Ai có dụcý ít hơn, thành người nam. Chúng giao tiếp với nhau mà thànhbào thai. Do nhân duyên này mà có con người đầu tiên. Dầndần chuyển sanh bốn chủng tánh lan tràn trong thiên hạ. Dophương tiện này mà biết rằng, mọi người đều xuất xứtừ chủng tánh sát-lợi.”[173]

Bấygiờ bà-la-môn bạch Thế Tôn:

“Thôi,Cù-đàm. Như người gù được đứng thẳng, người mù đượcmắt, trong tối thấy ánh sáng. Sa-môn Cù-đàm cũng như vậy,bằng vô số phương tiện nói pháp cho con nghe. Nay con tự quyy Sa-môn Cù-đàm. Cúi mong Thế Tôn thuyết pháp, nhận con làmưu-bà-tắc.”

Rồibà-la-môn lại bạch Thế Tôn:

“Cúimong Như Lai nhận lời mời của con.”

Khiấy Thế Tôn im lặng nhân lời. Bà-la-môn thấy Thế Tôn imlặng nhận lời mời, bèn rời chỗ ngồi đứng dậy, cúiđầu lạy dưới chân rồi lui đi.

Ôngtrở về nhà, sửa soạn các thứ thức ăn, trải các chỗngồi, rảy nước thơm lên đất và tự nói rằng: “Như Laisẽ ngồi chỗ này.”

Tronglúc ấy bà-la-môn Thi-la dẫn 500 đệ tử đến nhà bà-la-mônNinh-sí. Từ xa, trông thấy nhà ấy đang trải các chỗ ngồisang trọng, bèn hỏi bà-la-môn Ninh-sí:

“Nhàông hôm nay đang cưới gả con trai, con gái, hay muốn mời VuaTần-và-sa-la nước Ma-kiệt chăng?”

Bà-la-mônSí-ninh đáp:

“Tôikhông thỉnh mời vua Tần-bà-sa-la, cũng không có việc cướigả con. Hôm nay tôi muốn gầy dựng phước nghiệp lớn.”

Bà-la-mônThi-la hỏi:

“Mongđược nghe rõ ý ông, muốn làm phước nghiệp gì?”

Khiấy bà-la-môn Ninh-sí trả lời bà-la-môn Thi-la rằng:[174]

“Thi-la,nên biết, có vị con nhà Thích xuất gia học đạo, thành vôthượng Chí chân Đẳng chánh giác. Tôi nay thỉnh Phật vàTăng Tỳ kheo, nên mới bày biện trải các chỗ ngồi như vậy.”

Bà-la-mônThi-la hỏi:

“Bà-la-mônSí-ninh, ông nói Phật phải không?”

Đáp:

“Tôinói Phật.”

Lạihỏi:

“Thậtlà kỳ diệu, thật hy hữu, nay được nghe tiếng Phật. NhưngPhật đang ở đâu? Tôi muốn gặp.”

Sí-ninhnói:

“Đangở trong vườn Trúc, ngoài thành La-duyệt, cùng với 500 đệtự.[175] Ông muốn gặp, hãy đến đó. Nên biết đúng lúcthích hợp.”

Bấygiờ ông bà-la-môn này dẫn 500 đệ tử đi đên [799c] chỗPhật. Đến nơi, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên. Khi ấybà-la-môn Thi-la có ý nghĩ này: “Sa-môn Cù-đàm thật là đẹp.Thân màu hoàng kim. Trong kinh thơ của ta có nói, Như Lai xuấthiện ở đời, thật khó gặp. Cũng như hoa ưu-đàm-bát lâulắm mới trổ hoa. Nếu thành tựu 32 tướng và 80 vẻ đẹp,sẽ có hai con đường. Nếu sống tại gia, sẽ làm Chuyểnluân Thánh vương, bảy báu đầy đủ. Nếu xuất gia học đạo,chắc chắn thành Đạo vô thượng, là đấng Chí tôn[176] trongba cõi. Nay ta muốn nhìn thấy 32 tướng của Phật.” Nhưnglúc đó bà-la-môn chỉ quan sát được 30 tướng, không thấyhai tướng kia. Ông còn đang hồ nghi do dự, là không thấytướng lưỡi dài, và mã âm tàng.” Bà-la-môn Thi-la bèn nóibài kệ để hỏi:

Tôinghe ba mươi hai

Tướngtốt bậc Đại nhân.

Naykhông thấy hai tướng.

Rốtlại, chúng ở đâu?

Mãâm tàng trinh khiết,

Tướngnày khó thí dụ.

Tướnglưỡi có rộng dài,

Đếntai, che cả mặt?

Mongthấy lưỡi rộng dài,

Đểtôi không hồ nghi.

Mongcho tôi được thấy,

Đểcắt đứt lưới nghi.[177]

Bấygiờ Thế Tôn liền thè lưỡi ra, hai bên liếm đến tai. RồiNgài rút lưỡi trở lại, và nhập tam-muội, khiến cho bà-la-môntrông thấy mã âm tàng. Bà-la-môn sau khi thấy 32 tướng và80 vẻ đẹp của Phật, hoan hỷ phấn chấn không thể dừngđược. Bà-la-môn Thi-la liền bạch Phật:

“Ởđây tôi là bà-la-môn. Sa-môn là dòng sát-lợi. Nhưng sa-môn,bà-la-môn đều chung một con đường, tìm cầu một giải thoátnhư nhau. Sa-môn có thừa nhận chúng ta cùng một con đườngchăng?”

Phậtbảo [800a] bà-la-môn:

“Ôngcó thấy vậy chăng?”

Bà-la-mônđáp:

“Tôithấy như vậy.”

Phậtbảo:

“Ônghãy khởi tâm ý hướng về một giải thoát duy nhất, đólà chánh kiến.”

Bà-la-mônbạch Phật:

“Chánhkiên tức là một giải thoát duy nhất, hay còn có giải thoátnào nữa?”

ThếTôn nói:

“Còncó giải thoát khác nữa, để đắc Niết-bàn. Sự ấy cótám. Đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp,chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Bà-la-môn,đó là đạo có tám chi dẫn đến Nết-bàn.”

Bà-la-mônhỏi:

“Cóchúng sanh nào biết được đạo tám chi này không?”

Phậtnói:

“Sốấy không chỉ một trăm nghìn. Bà-la-môn, nên biết, có vôsố trăm nghìn chúng sanh biết đạo tám chi ấy.”

Bà-la-mônhỏi:

“Cóhạng chúng sanh nào không hiểu được đạo tám chi này chăng?”

Phậtnói:

“Hạngchúng sanh không hiểu, không phải chi một người.”

Bà-la-mônhỏi:

“Cóhạng chúng sanh nào không thể đắc pháp này chăng?”

Phậtnói:

“Cũngcó hạng chúng sanh không đắc đạo. Hạng người ấy có mườimột. Những gì là mười một? Đó là, gian ngụy, ác ngữ,khó can gián, không biết đền trả, hay ganh tị, giết cha mẹ,giết A-la-hán, đoạn thiện căn, việc thiện trở lại làmác, chấp có ngã, khởi ác niệm nhắm đến Như Lai. Bà-la-môn, đó là mười một hạng người không thể đạt đến đạotám chi này.”

KhiPhật nói đạo tám chi này, ông bà-la-môn liền dứt sạchtrần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Rồi bà-la-môn Thi-lanói với 500 đệ tử:

“Cácngươi ai có sở thích gì thì hãy tự mình tụng tập. Ta naymuốn theo Như Lai khéo tu phạm hạnh.”

Cácđệ tử bạch rằng:

“Chúngcon cũng muốn xuất gia học đạo.”

Bấygiờ, bà-la-môn cùng 500 đệ tử thảy đều quỳ xuống, chắptay bạch Thế Tôn:

“Cúimong Thế Tôn nhận cho chúng con xuất gia học đạo.”

Phậtnói:

“Hãykhéo đến đây, Tỳ kheo! Hãy đến với Như Lai mà tu hànhphạm hạnh vô thượng, để dần dần dứt sạch nguồn khổ.”

NhưLai nói xong lời này, 500 bà-la-môn tức thì thành sa-môn. Sauđó Thế Tôn lần lượt thuyết pháp, nói các đề tài vi diệucho 500 người này nghe; đề tài về thí, về giới, sanh thiên,dục là bất tịnh tưởng, xuất yếu là an lạc. Như phápmà chư Phật Thế Tôn thường thuyết, là Khổ, Tập, Tận,Đạo; Thế Tôn bấy giờ rộng nói chi tiết cho những ngườinày nghe. Tức thì 500 người hoàn toàn dứt sạch các lậu,đắc pháp thượng nhân.

Bấygiờ [800b] bà-la-môn Sí-ninh đến báo:

“Đãđến thời, cúi mong thần đức hạ cố.”

ThếTôn nói với Thi-la và 500 Tỳ kheo:

“Cácông thảy đều khóac y, cầm bát.”

RồiPhật cùng với một nghìn Tỳ kheo vây quanh trước sau đi vàothành, đến nhà bà-la-môn, ngồi trên chỗ dọn sẵn.

Khibà-la-môn Sí-ninh thấy 500 bà-la-môn đều đã trở thành sa-môn,bèn nói rằng:

“Lànhthay! Các ông đã đi theo con đường chân chánh, không có gìhơn nữa.”

Bà-la-mônThi-la nói với bà-la-môn Sí-ninh bằng bài kệ này:

Ngoàiđây, không pháp nào

Vượthơn pháp yếu này.

Soloại tợ như vậy,

Chíthiện không đâu hơn.

Bấygiờ bà-la-môn Sí-ninh bạch Thế Tôn:

“Cúimong Thế Tôn hoan hỷ đợi thêm chút nữa. Chúng con đang bàybiện thêm thức ăn.”

Phậtnói:

“Thứcăn đã làm, đúng thời thì dọn lên, chớ sợ không đủ.”

Bà-la-mônSí-ninh vô cùng hoan hỷ, tự thân bưng sớt thức ăn cúng dườngPhật và Tăng Tỳ kheo. Sau khi Thế Tôn và Tăng Tỳ kheo ănxong, cất dọn chén bát xong, bà-la-môn rải đủ các loạihoa lên Phật Tăng Tỳ kheo, rồi bước lên trước bạch Phậtrằng:

“Kínhbạch Thế Tôn, hết thảy trai gái lớn nhỏ trong nhà con đềucầu xin Thế Tôn nhận là ưu-bà-tắc, ưu-bà-di.[178]”

Vợcủa bà-la-môn lúc đang mang thai. Bà hỏi Phật:

“Conđang mang thai, không biết là trai hay gái, cũng xin từ quy yNhư Lai. Cúi xin nhận con là ưu-bà-di.”

Bấygiờ Như Lai nói pháp vi diệu cho đại chúng nghe. Ngay trênchỗ ngồi, Ngài nói kệ rằng:

Đẹpthay, phước báo này!

Sởnguyện đều thành tựu.

Dầnđến chỗ an ổn,

Khôngcòn lo tai hoạn;

Khichết, sanh lên trời.

Giảsử các Ma thiên

Cũngkhông thể khiến cho

Ngườilàm phước đọa tội.

Nhữngai cầu phương tiện,

Trítuệ của Thánh Hiền,

Sẽdứt sạch gốc khổ,

Vĩnhviễn xa tám nạn.

ThếTôn sau khi nói bài kệ này, rời chỗ ngồi đứng dậy ra đi.

Bấygiờ bà-la-môn Sí-ninh nghe những điều Phật dạy, hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 7[179]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Tahằng ăn một lần ngồi,[180] thân thể nhẹ nhàng, khí lựckhỏe mạnh. Tỳ kheo các ông cũng nên ăn một bữa, thân thểnhẹ nhàng, khí lực mạnh khỏe, để có thể tu phạm hạnh.”

Lúcbấy giờ Bạt-đà-bà-la bạch Phật:

“Conkhông thể ăn một bữa. Vì sao vậy? Khí lực con sẽ yếuớt.”

Phậtnói:

“Nếuông đền nhà đàn-việt, ăn một phần, còn một phần mangvề nhà.”[181]

Bạt-đề-bà-labạch Phật:

“Concũng không thể thực hành pháp này.”

Phậtnói:

“Chophép ông phá bỏ trai,[182] mà ăn thông qua ngày.”

Bạt-đề-bà-labạch Phật:

“Concũng không thể thi hành pháp này.”

Khiấy, Thế Tôn im lặng không trả lời.

Bấygiờ Ca-lưu-đà-di vào lúc sắp tối, mặt trời lặn, khốacy cầm bát vào thành khất thực. Khi ấy trời rất tối. Ưu-đà-di[183]lần hồi đi đến nhà một trưởng giả kia. Vợ của ôngtrưởng giả đang mang thai, nghe có tiếng sa-môn khất thựcngoài cửa, liền bưng cơm ra để cho. Nhưng vì Ưu-đà-di cósắc da cực kỳ đen, lại gặp lúc trời đang mưa, chớp giậtkhắp nơi, cho nên khi vợ ông trưởng gỉa ra cổng vừa thấymột ông sa-môn sắc da cực kỳ đen, tức thì kinh hãi la lớn:

“Quỷ!Trời ơi, tôi gặp quỷ!”

Ngaylúc ấy thai nhi bị chấn thương nên mạng chung.[184]

Sauđó, Ca-lưu-đà-di trở về tinh xá, ưu sầu không vui, ngồimà suy nghĩ hối hận không còn kịp. Lúc bấy giờ trong thànhXá-vệ có tiếng đồn xấu như vầy: “Sa-môn họ Thích dùngchú thuật làm trụy thai con của người ta.” Trong đó, traigái bảo nhau: “Thời giờ này các sa-môn đi đứng vô độ,ăn không biết phải thời, giống như người bạch y tại gia,có gì khác?”

Bấygiờ, số đông các Tỳ kheo nghe mọi người bàn luận lý lẽnhư vậy: “Sa-môn họ Thích không biết chừng mực, lui tớibất kể.” Trong số đó, có Tỳ kheo trì giời hoàn hảo cũngtự oán trách: “Thật là không thích hợp đối với chúngta.” Rồi họ đi đến Phật cúi đầu lạy dưới chân, vàđem hêt nhân duyên ấy thuật lên đức Thế Tôn.. Thế Tônbảo một Tỳ kheo:

“Ôngđi gọi Ca-lưu-đà-di đến đây.”

Tỳkheo ấy vâng lời Phật, tức thì đi gọi Ưu-đà-di. Ưu-đà-dinghe Phật gọi, vội vàng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầulạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn hỏi:

“Cóthật hôm qua vào lúc tối mặt trời lặn ông vào thành khấtthực, đến nhà trưởng giả, khiên cho vợ ông ấy trụ thaichăng?”

Ưu-đà-dibạch Phật:

“Vâng,bạch Thế Tôn.”

Phậtbảo Ưu-đà-[801a]di:

“Ôngvì sao không phân biệt thời tiết, nhằm lúc trời sắp mưamà vào thành khất thực? Việc làm của ông không thích hợp.Thiện gia nam tử xuất gia học đạo mà lại tham đắm chuyệnăn?”

Ưu-đà-diliền rời chỗ ngồi đứng dậy bạch Thế Tôn:

“Từnay về sau con không dám tái phạm nữa. Cúi mong hế tôn nghecho con sám hối.”

Bấygiờ Phật bảo A-nan:

“Ônghãy kíp đánh kiền chùy, tập họp các Tỳ kheo tại giảngđường Phổ hội.

A nanvâng lời Phật dạy, liền tập họp các Tỳ kheo vào giảngđường Phổ hội, rồi đến trước Phật, bạch rằng:

“CácTỳ kheo đã tập họp. Bạch Thế Tôn, giờ là lúc thích hợp.”

Khiấy Thế Tôn liền đi đến giảng đường, ngồi xuống giữa,nói với các Tỳ kheo:

“ChưPhật trong thời quá khứ xa xưa đều chỉ ăn một lần ngồi.Các Thanh văn cũng ăn một lần ngồi. Chư Phật và các đệtử trong tương lai cũng chỉ ăn một lần ngồi. Vì sao vậy?Đó là pháp yếu để hành đạo. Hãy ăn một lần ngồi. Nếuai có thể ăn một lần ngồi, thân thể nhẹ nhàng, tâm đượcmở tỏ. Do tâm đã mởi tỏ mà được các thiện căn. Do đượccác thiện căn mà đắc tam-muội. Do đắc tam-muội mà nhưthật biết. Như thật biết những gì? Như thật biết Khổđế. Như thật biết Khổ tập đế. Như thật biết Khô tậnđế. Như thật biết Khổ xuất yếu đế.

“Cácngươi, những thiện gia nam tử, đã xuất gia học đạo, xảbỏ tám nghiểp ở đời mà không biết thời tiết, vậy cókhác gì với những con người tham dục kia? Bà-la-môn có phápriêng của bà-la-môn. Ngoại đạo có pháp riêng của ngoạiđạo.”

Lúcbấy giờ Ưu-ba-li bạch Thế Tôn:

“ChưPhật trong quá khứ và chư Phật trong tương lai đều ăn mộtlần ngồi. Cúi mong Thế Tôn hạn định thời gian ăn cho cácTỳ kheo.”

ThếTôn nói:

“NhưLai cũng đã có nhận thức đó. Nhưng vì chưa có người saiphạm. Phải đợi khi ngay trước mắt có người phạm tội,Ta mới chế luật.”

RồiThế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Tachuyên ăn một lần ngồi. Các ông cũng nên ăn một lần. Nay,các ông chỉ ăn giữa ngày mà không được quá thời.

“Cácông cũng nên học pháp khất thực. Tỳ kheo học pháp khấtthực như thế nào? Ở đây, Tỳ kheo chỉ vì mục đích duytrì mạng sống. Được cũng không vui, mà không được cũngkhông buồn. Khi được thức ăn, hãy tư duy mà ăn. Ăn khôngvới tâm tham đắm, mà chỉ cốt giữ cho thân này được tồntại, trừ khử bệnh[185] cũ [801b], không gây thêm bệnh mới,khiến cho khí lực sung túc. Tỳ kheo, như vậy gọi là khấtthực.

“Tỳkheo các ngươi, hãy ăn một lần ngồi. Tỳ kheo, thế nào làăn một lần ngồi? Đã đứng dậy rồi, ăn xong, không ăntrở lại nữa; nếu ăn, là phạm.[186] Tỳ kheo, như vậy gọilà ăn một lần ngồi.

“Tỳkheo các ngươi, cũng nên nhận được thức ăn rồi mới ăn.[187]Thếnào là Tỳ kheo nhận được rồi mới ăn? Ở đây, Tỳ kheođã được thức ăn rồi, lại được thêm nữa thì có thểnhận. Nhưng đã ăn xong, không được ăn trở lại. Như vậy,Tỳ kheo nhận được thức ăn thì ăn.

“Tỳkheo các ngươi, nên khóac ba y;[188] nên ngồi dưới gốc cây;nên ngồi chỗ nhàn tĩnh; nên ngồi ngoài trời trống, khổhành; nên khóac y chắp mảnh; nên sống trong bãi tha ma; nênkhóac y tồi tàn. Vì sao vậy? Người sống thiểu dục thìđược khen ngợi.

“NayTa dạy các ông, hãy như Tỳ kheo Ca-diếp. Vì sao vậy? Tỳ kheo Ca-diếp tự mình hành mười hai pháp đầu đà, vàcũng khuyến khích người khác hành theo pháp yếu này.

“NayTa dạy các ông, hãy như Tỳ kheo Diện Vương,[189] Vì sao vậy?Tỳ kheo Diện Vương khóac loại y thô xấu tồi tàn, khôngbận các thứ tốt đẹp.

“Tỳkheo, đó là giáo huấn của Ta. Hãy chuyên tâm tu tập. Tỳkheo, hãy học như vậy.”

Bấygiờ, Bạt-đề-bà-la trải qua ba tháng[190] không đến gặpThế Tôn. Khi vừa hết ba tháng, A-nan đi đến Bạt-đề-bà-la,nói rằng:

“Naychư Tăng đang khâu vá y. Như vậy, Như Lai sẽ du hành trongnhân gian. Nay thầy không đến gặp, sau này hối hận vô ích.”

RồiA-nan dẫn Bạt-đà-bà-la đến chỗ Thế Tôn. Bạt-đà-bà-lacúi đầu lạy dưới chân Phật, và bạch rằng:

“Cúimong Thế Tôn nghe cho con sám hối. Từ nay về sau sẽ khôngtái phạm nữa. Như Lai chế cấm giới, mà con không vâng lãnh.Cúi mong Thế Tôn rủ lòng tha thứ.”

Ôngnói như vậy ba lần. Bấy giờ Phật bảo Bạt-đà-bà-la:

“Tanhận cho ông sám hối lỗi lầm, về sau chớ có phạm nữa.Vì sao vậy? Ta tự nghĩ, sống chết vô số, có khi làm thânlừa, loa, lạc đà, voi, ngựa, heo, dê, nuôi dương thân bốnđại này bằng cỏ. Hoặc ở trong địa ngục, ăn nuốt sắtnóng. Hoặc ở trong loài ngạ quỷ hằng ăn máu mũ. Hoặc cókhi làm người, ăn năm thứ thóc gạo này. Hoặc sanh làm thântrời, ăn cam lộ tự nhiên. Trong vô số kiếp, hình mạng cùngcạnh tranh mà chưa hề biết nhàm đủ, Ưu-ba-ly,[191] nên biết,như lửa gặp củi, mới đầu không biết đủ. [801c] Như biểnnuốt các sông, không bao giờ biết đủ. Nay, kẻ phàm phu cũngvậy, tham ăn không biết nhàm đủ.”

RồiThế Tôn nói kệ:

Sanhtử không đoạn tuyệt,

Thảyđều do tham dục.

Oánghét thêm lớn ác,

Điềungười ngu quen làm.

“Chonên, Bạt-đà-bà-la, hãy chuyên niệm thiểu dục tri túc. Nhưvậy, Ưu-ba-ly*, hãy học điều này.”

Rồibấy giờ Bạt-đà-bà-la, sau khi nghe những điều Như Lai dạy,sông tại chỗ nhàn tĩnh mà tự mình khắc kỹ, vì mục đíchmà thiện gia nam tử xuất gia học đạo, tu phạm hạnh vôthượng, là như thật biết rằng, sanh tử đã dứt, phạmhành đã lập, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanhđời sau nữa. Bấy giờ, Bạt-đà-bà-la thành A-la-hán.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Trongđệ tử của Ta, đệ nhất trong các Thanh văn ăn nhiều làTỳ kheo Cát Hộ[192] vậy.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật ở trong thôn Ương-nghệ, cùng với chúng đạiTỳ kheo 500 vị.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Mọingười đều gọi các ngươi là sa-môn. Giả sử có ngườihỏi, ‘Các ông có phải là sa-môn không?’ Các ông cũng trảlơi, ‘Tôi là sa-môn.’

“NayTa nói với các ngươi về hành của sa-môn, và hành của bà-la-môn.Các ngươi hãy suy niệm tu tập, về sau nhất định đạt thànhkết quả, như thật, không thể sai khác. Vì sao vậy? Có haihạng sa-môn. Có sa-môn tập hành. Có sa-môn thệ nguyện.

“Thếnào gọi là sa-môn tập hành? Ở đây, Tỳ kheo đi đứng, tớilui, nhìn ngó, dung mạo khóac y, bưng bát, thảy đều đúngnhư pháp. Không đắm tham dục, sân hận, ngu si. Duy chỉ trìgiới, tinh tấn không phạm các điều phi pháp, học các giới.Đó gọi là sa-môn tập hành.

“Thếnào gọi là sa-môn thệ nguyện? Ở đây, hoặc có Tỳ kheomà oai nghi, giới luật, ra vào, tới lui, bước đi, dung mạo,nhìn ngó, cử động, thảy đều như pháp, dứt sạch hữulậu, thành vô lậu, ở ngay trong hiện pháp, tự thân chứngngộ mà an trú, như thật biết rằng, sanh tử đã dứt, phạmhạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, không còn táisanh đời sau nữa. Đó gọi là sa-môn thệ nguyện.

“Tỳkheo, đó là hai hạng sa-môn.”

Khiấy A-nan bạch Thế Tôn rằng:

“Thếnào [802a] là pháp hành của sa-môn, pháp hành của bà-la-môn?”

Phậtbảo A-nan:

“Tỳkheo ăn uống biết đủ, ngày đêm kinh hành, không mất thờitiết, hành các đạo phẩm.

“Thếnào là Tỳ kheo có các căn tịch tĩnh? Ở đây, Tỳ kheo, khimắt thấy sắc, không khởi tuởng đắm trước, gợi các loạnniệm, ở trong đó mà nhãn căn được thanh tịnh, trừ cácniệm xấu, không niệm pháp bất thiện. Khi tai nghe tiếng,mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết trơn mịn, ý biếtpháp, ở nơi ý căn mà được thanh tịnh. Như vậy, Tỳ kheođược các căn thanh tịnh.

“Thếnào là Tỳ kheo ăn uống biết đủ? Ở đây, Tỳ kheo lườngbụng mà ăn; không vì mục đích mập trắng, mà chỉ cốtduy trì thân này cho được tồn tại, trừ khử bệnh cũ, bệnhmới không sanh, để có thể tu phạm hạnh. Cũng như trai haygái, trên thân sanh ghẻ, tùy thời lấy thuốc cao mà bôi lênvết thương, thường mong vết thương được lành. Nay Tỳkheo ở đây cũng vậy, lường bụng mà ăn. Sở dĩ lấy mỡbôi bánh xe, là muốn đi được xa. Tỳ kheo lường bụng màăn, vì để duy trì mạng tồn tại. như vậy, Tỳ kheo ăn uốngbiết đủ.

“Thếnào là Tỳ kheo hằng biết tỉnh giác? Ở đây, Tỳ kheo vàolúc đầu đêm, cuối đêm, hằng biết tỉnh giác, tư duy pháp37 phẩm đạo. Lại nữa, đầu đêm, cuối đêm, đi kinh hành,trừ khử ý tưởng ác kết bất thiện. Rồi lại, nửa đêmnằm nghiêng bên hông phải, hai bàn chân chồng lên nhau, hướngđến tưởng ánh sáng. Cuối đêm, trở dậy kinh hành, trừkhử niệm bất thiện. Như vậy, Tỳ kheo biết tỉnh giác.

“Nhưvậy, A-nan, đó là yếu hành của sa-môn.

“Thếnào là yếu hành của bà-la-môn? Ở đây, Tỳ kheo như thậtbiết Khổ đế, như thật biết Khổ tập, Khổ tận, Khổxuất yếu. Rồi sau đó, tâm được giải thoát khỏi dụclậu, hữu lậu, vô minh lậu. Đã được giải thoất, liềnđược trí giải thoát, như thật biết rằng, sanh tử đãhết, phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, khôngcòn thọ thai nữa. Đó gọi là yếu hành của bà-la-môn.

“A-nan,nên biết, đây là nghĩa của yếu hành.”

RồiThế Tôn nói kệ này:

Sa-môn:tâm tĩnh lặng,[193]

Cácác đã diệt tận.

[802b]Bà-la-môn, là thanh tịnh,

Trừkhử các loạn tưởng.

“Đólà, A-nan, pháp hành của sa-môn và pháp hành của bà-la-môn.Hãy suy niệm tu hành. Chúng sanh nào hành pháp này, nhiên hậu mới được gọi là sa ­môn.

“Lạinữa, vì sao gọi là sa-môn? Các kết sử hoàn toàn lắng dừng,cho nên gọi là sa-môn.

“Lạinữa, vì sao gọi là bà-la-môn? Tận trừ pháp ngu hoặc, chonên gọi là bà-la-môn.[194]

“Lạinữa, vì sao gọi là sát-lợi? Do đã đoạn trừ dâm, nộ,si, nên gọi là sát-lợi.

“Cũnggọi là người Đã Tắm.[195] Thế nào gọi là Đã Tắm? Ngườiấy đã rửa sạch 21 kết sử, vì vậy gọi là Đã Tắm.

“Cũnggọi là giác. Thế nào gọi là giác? Vì đã giác ngộ phápngu và pháp trí, nên gọi là giác.

“Cũnggọi là Bờ Kia. Thế nào gọi là Bờ Kia? Người ấy đã từbờ này sang đến bờ bên kia, cho nên gọi là Bờ Kia.

“NàyA-nan, những ai hành được pháp này, mới được gọi là sa-môn,bà-la-môn. Ý nghĩa như vậy, các ngươi hãy suy niệm phụnghành.”

Bấygiờ A-nan nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời,Phật ở giữa những người họ Thích,[196] ngụ trongvườn Ni-câu-lưu, Ca-tỳ-la-việt, cùng với chúng đại Tỳkheo 500 vị.

Bấygiờ Vương tử Đề-bà-đạt-đâu đi đến Thế Tôn, cúi đầulạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Khi ấy, Đề-bà-đạt-đâubạch Phật rằng:

“Cúimong Thế Tôn chấp thuận cho con được vào đạo làm sa-môn.”[197]

Phậtbảo Đề-bà-đạt-đâu:

“Ôngnên sống tại gia mà huệ thí phân-đàn.[198] Vì làm sa-mônthật không dễ.”

Đề-bà-đạt-đâulặp lại ba lần, bạch Phật:

“Cúixin Thế Tôn cho phép con tại hàng thấp nhất.”

Phậtlại bảo:

“Ôngnên sống tại gia, không nên xuất gia tu hạnh sa-môn.”

Lúcbấy giờ Đề-bà-đạt-đa liền có ý nghĩ rằng, “Sa-mônnày có lòng tật đố. Nay ta cứ tự mình cạo đầu, khéotu phạm hạnh. Cần gì sa-môn ấy.”[199]

RồiĐề-bà-đạt-đâu lui về, tự mình cạo tóc, khóac ca-sa, tựxưng “Ta là Thích tử.”

Bấygiò có một Tỳ kheo tên là Tu-la-đà,[200] hành đầu đà khấtthực, khóac y vá mẩnh, thông suốt năm thần thông. Đề-bà-đạt-đađến chỗ Tỳ kheo này, cúi đầu lạy dưới chân, bạch rằng:

“Cúixin Tôn giả thuyết giáo cho tôi, để tôi được an ổn lâudài. [802c] Bấy giờ Tỳ kheo Tu-la-đà liền dạy các oai nghilễ tiết, tư duy pháp này, theo học pháp này, vân vân. Đề-bà-đạt-đay theo lời dạy của Tỳ kheo ấy, không có điều gì sai sót.Sau đó, Đề-bà-đạt-đâu bạch Tỳ kheo rằng:

“Cúixin Tôn giả chỉ dạy tôi đạo thần túc. Tôi có thể tu hànhđược đạo này.”

Khiấy, Tỳ kheo này dạy cho ông đạo thần túc:

“Ôngbây giờ phải học về sự khinh trọng của tâm ý. Sau khiđã biết tâm ý khinh trọng, lại phải phân biệt sự khinhtrọng của bốn đại là đất, nước, lửa, gió. Sau khi đãbiết sự khinh trọng của bốn đại, phải tu hành tam-muộitự tại. Sau khi hành tam-muội tự tại, lại phải tu tam-muộidũng mãnh. Sau khi hành tam-muội dũng mãnh, lại phait tu hànhtam-muội tâm ý. Sau khi hành tam muội tâm ý, lại phải hànhtam-muội tự giới.[201] Sau khi hành tam-muội tự giới, nhưvậy chẳng bao lâu sẽ thành tựu đạo thần túc.”

Đề-­bà-đạt-đâusau khi nhận sự chỉ giáo của thầy, tự biết sự khinh trọngcủa tâm ý. Sau đó lại biết sự khinh trọng của bốn đại.Rồi tu suốt hết thảy các tam-muội, không có điều gì saisót. Không bao lâu, ông đắc đạo thần túc, bằng vô sô phươngtiện như vậy, ông biến hóa thành vô lượng. Lúc bấy giờdanh tiếng Đề-bà-đạt-đâu được lưu truyền khắp bốnphương.

Bấygiờ, bằng thần túc, Đề-bà-đạt-đâu lên cho đến cõitrời Tam thập tam lấy đủ các loại hoa ưu-bát, câu-mâu-đầu,đem dâng cho thái từ A-xà-thế, lại bảo:

“Hoanày xuất xứ từ trên trời Tam thập tam. Thích Đề-hoàn Nhânsai mang đến dâng Thái tử.”

Tháitử A-xà-thế thấy Đề-bà-đạt-đâu thần túc như vậy nêntùy thời cúng dường, cung cấp những gì cần thiết. Tháitử lại suy nghĩ: “Thần túc của Đề-bà-đạt-đâu thậtkhó ai sánh kịp.”

Đề-bà-đạt-đaulại ẩn hình biến thành đứa bhỏ, ngồi lên đùi của Tháitử. Lúc ấy, các thể nữ nghĩ thầm: “Đây là người gì?Quỷ chăng? Trời chăng?” Nói năng chưa dứt, Đề-bà-đạt-đâuhiện hình lại như cũ. Vương thái tử và các cung nhân đềuca ngợi: “Đây là Đề-bà-đạt-đâu.” Tức thì cung cấpcho những thứ cần dùng. Lại cho loan truyền lời này: “Danhđức của Đề-bà-đạt-đâu thật không thể ghi hết.”

Bấygiờ số đông các Tỳ kheo nghe lời đồn này, đi đến chỗThế Tôn, cúi đầu lạy dưới chân, rồi bạch Phật rằng:

“Đề-bà-đạt-đâucó thần túc rất lớn, nên được các thứ y phục, ẩm thực,giường chõng và ngọa cụ, thuốc men trị bệnh.”

Phậtbảo các Tỳ kheo:

“Cácông chớ [803a] có khởi ý nghĩ ấy, mong đắm trước lợiưỡng của Đề-bà-đạt-đâu. Lại cũng chớ khen tốt sứcthần thông của ông ấy. Người đó sẽ vì thần túc mà đọavào ba đường dữ. Lợi dưỡng mà Đề-bà-đạt-đâu thu hoạchđược, cùng với thần thông ấy rồi sẽ mất hết. Vì saovậy? Đề-bà-đạt-đâu tự mình gây các hành vi thân, miệngý, lại khởi lên ý tưởng rằng,[202] ‘Sa-môn Cù-đàm cóthần túc, ta cũng có thần túc. Sa-môn Cù-đàm có sở tri,ta cũng có sở tri. Sa-môn Cù-đàm thuộc chủng tộc cao quý,ta cũng thuộc chủng tộc cao quý. Nếu Sa-môn Cù-đàm hiệnmột thần túc, ta sẽ hiện hai thần túc. Sa-môn Cù-đàm hiệnhai thần túc, ta sẽ hiện bốn. Ông ấy hiện tám, ta sẽ hiệnmườisáu. Ông ấy hiện mười sáu, ta sẽ hiện ba mươi hai. Tùytheo Sa-môn Cù-đàm niên hóa thế nào, ta sẽ biến hóa gấpbội.’”

Bấygiờ, có rất đông Tỳ kheo nghe Đề-bà-đạt-đâu tự tuyênbố như vậy. Do đó, có 500 Tỳ kheo đi đến với Đề-Bà-đạt-đâu,và 550 Tỳ kheo nhận sự cúng dường của Thái tử.[203]

Bấygiờ, Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên bảo nhau:

“Chúngta hãy đi đến chỗ Đề-bà-đạt-đâu, nghe xem ông ấy thuyếtpháp đề tài gì?”

Rồihai vị cùng đi đến chỗ Đề-bà-đạt-đâu. Từ xa, Đề-bà-đạt-đâuthấy Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, liền bảo các Tỳkheo:

“Haingười ấy là đệ tử của Tất-đạt.”

Tronglòng ông rất vui sướng. Sau khi chào hỏi xong, họ ngồi xuốngmột bên. Các Tỳ kheo đều khởi lên ý nghĩ rằng, “Đệtử của Phật Thích-ca nay đều theo Đề-bà-đạt-đâu hết.”

Bấygiờ Đề-bà-đạt-đâu nói với Xá-lợi-phất:

“NayThầy có thể thuyết pháp cho các Tỳ kheo không? Tôi muốnnghỉ một chút. Vì hơi đau lưng.”

RồiĐề-bà-đạt-đâu nằm nghiêng hông bên phải, hai bàn chânchồng lên nhau, vì trong lòng rất vui sướng, nên ngủ liền.

Xá-lợi-phấtvà Mục-kiền-liên thấy Đề-bà-đạt-đâu ngủ rồi, liềndùng thần túc tiếp các Tỳ kheo bay lên hư không mà đi. KhiĐề-bà-đạt-đâu thức dậy, không thấy các Tỳ kheo, vôcùng tức giận, phun ra lời này, “Ta không trả đượcoán này, sẽ không gọi là Đề-bà-đạt-đâu nữa.” Đâylà lần thư nhất Đề-bà-đạt-đâu phạm tội ác ngũ nghịch.[204]Khi Đề-bà-đạt-đâu vừa khởi lên ý nghĩ ấy, tức thìmất thần túc.

Bấygiờ số đông các Tỳ kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Tỳkheo Đề-bà-đạt-đa có thần túc rất lớn, có thể phá hoạiThánh chúng.[205]”

Phậtnói với các Tỳ kheo:

“Khôngchỉ ngày nay Đề-bà-đạt-đâu mới [803b] phá hoại Thánhchúng, mà trong đời quá khứ cũng đã thường xuyên phá hoạiThánh chúng. Vì sao vậy? Trong quá khứ, đã hoại Thánh chúng,ông lại khởi ác niệm rằng,[206] ‘Ta sẽ bắt Sa-môn Cù-đàmmà giết đi. Để trong ba cõi này ta là Phật độc tôn, khôngcó ai ngang lứa.’”

Khiấy, Đề-bà-đạt-đâu nói với thái tử A-xà-thế[207]:

“Thủaxưa, thọ mạng con người rất dài. Ngày nay rất vắn. Giảsử Vương Thái tử một mai chết đi, thật là uổng phí sanhra trên đời. Sao ngài không bắt Vua cha giết đi để nốingôi Thánh vương? Còn tôi, sẽ giết Như Lai để được làmPhật. Vua mới, Phật mới, không khoái lắm sao?”[208]

A-xá-thếliền sai người giữ cửa bắt vua cha nhốt vào ngục, tựlập làm vua cai trị nhân dân. Bấy giờ dân chúng bàn bạcvới nhau: “Người con này khi chưa sanh đã là đứa con oangia.” Nhân đó, họ gọi là vua A-xà-thế. Đề-bà-đạt-đâuđã nhốt vua cha rồi, bèn khởi ý tưởng này: “Ta phải bắtSa-môn Cù-đàm mà giết đi."

Lúcbấy giò Thế Tôn đang ở bền sườn một hòn núi nhỏ trongnúi Kỳ-xà-quật. Đề-bà-đạt-đâu leo lên núi Kỳ-xà-quật,tay bưng một tảng đá lơn, dài 30 khủyu tay, rộng 15 khủyutay, ném vào Thế Tôn. Ngay lúc đó, thần núi là quỷ Kim-tỳ-la,thường trực sống trên núi này, thấy Đề-bà-đạt-đâuôm đá ném Phật, liền đưa tay ra đón lấy rồi để xuốngchỗ khác. Trong lúc đó, một mảng đá vụn văng trúng chânNhư Lai, tức thì chảy máu. Thế Tôn trong thấy Đề-bà-đạt-đâu,liền nói:

“Ngươinay khởi ý muốn hại Như Lai. Đây là tội ngủ nghịch thứhai.”

Khiấy, Đề-bà-đạt-đâu nghĩ thầm: “Giờ ta không giết đượcSa-môn Cù-đàm này, sẽ tìm phương tiện khác.” Rồi bỏđi, đến chỗ A-xà­-thế, tâu vua rằng:

“Vuahãy cho con voi Đen uống rượu say, để nó giết Sa-môn.[209]Vì sao? Con voi này rất hung bạo. Nhất định nó sẽ giếtsa-môn Cù-đàm. Nếu Sa-môn Cù-đàm có Nhất thiết trí, ngàymai sẽ không vào thành khất thực. Nếu ông không có nhấtthiết trí, ngày mai chắc sẽ vào thành khất thực, và sẽbị con voi dữ này giết.”[210]

VuaA-xà-thế liền sai cho voi uống rượu thuần[211] cho thật say,và bố cáo dân chúng trong nước biết:

“Nhữngai muốn yên ổn, tiếc mạng sống, ngày mai, không ai đượcđi lại trong thành.”

Bấygiờ, đến giờ, Thế Tôn khóac y cầm bát vào thành La-duyệt[803c] khất thực. Trong nước, trai gai lớn nhỏ, chúng bốnbộ, nghe vua A-xà-thế cho voi uống rượu để hại Như Lai,ai nấy đều đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy dướichân rồi bạch Phật:

“Cúimong Thế Tôn chớ vào thành La-duyệt khất thực. Vì sao? VuaA-xà-thế cho voi uống rượu say để hại Như Lai.”

Phâtbảo các ưu-bà-tắc:

“Phàmlà Đẳng chánh giác, không ai có thể hại được.”

ThếTôn tuy có nghe lời ấy, nhưng vẫn vào thành. Con voi dữ khitrông thấy Phật từ xa, nó bừng cơn thịnh nộ, nhắm chạyđến Như Lai, để giết. Phật thấy con voi chạy đến, liềnnói bài kệ:

Voichớ có hại Rồng.

Khógặp Voi rồng[212] hiện.

Dobởi không giết Rồng,

Màđược sanh cõi lành.[213]

Convoi ấy sau khi nghe Như Lai nói bài kệ này, liền quỳ xuốngliếm chân Như Lai. Trong lòng con voi khi ấy hối hận khôngyên, nên nó mạng chung, liền được sanh lên trời Tam thậptạm.

A-xà-thếvà Đề-bà-đạt-đâu thấy con voi đã chết, buồn bã vô cùng.Đề -bà-đạt-đâu nói với vua:

“Sa-mônCù-đàm đã giết chết con voi rồi.”

A-xà-thếnói:

“Sa-mônCù-đàm này có thần lực rất lớn, có nhiều kỹ thuật,lại có chú thuật mới giết được con voi rồng đó.”

RồiA-xà-thế lại nói:

“Sa-mônnày rất có oai đức đầy đủ, nên rốt cuộc không bị voidữ giết.”

Đề-bà-đạt-đâunói:

“Sa-mônCù-đàm có chú làm huyễn hoặc, khiến cho các dị học ngoạiđạo bị khuất phục hết, huống gì loài súc sanh.”

Khiấy Đề-bà-đạt-đâu lại nghĩ thầm: “Ta nay quán sát thấytâm ý vua A-xà-thế muốn cải đổi. Thế rồi Đề-bà-đạt-đâurầu rĩ không vui, đi ra khỏi thành La-duyệt.

Lúcbấy giờ Tỳ kheo ni Pháp Thí[214] trông thấy Đề-bà-đạt-đâutừ xa đi đến, cô nói với ông:

“Ôngđã gây tội lỗi cực kỳ. Nay sám hối còn dễ; để sau naythì rất khó.”

Đề-bà-đạt-đâunghe lời này, lại càng tức giận, trả lời rằng:

“Contiện tỳ trọc này, tội lỗi gì mà nay dễ, sau khó?”

Tỳkheo ni Pháp Thí đáp:

“Ôngđã đi theo kẻ ác, lại tạo gốc rễ bất thiện.”

Cơnlửa giận trong người Đề-đạt-đâu liền cháy bừng bừng;tức thì ông lấy tay đánh chết Tỳ kheo ni [804a]. Như vậy,Đề-đạt-đâu đã giết bậc Chân nhân.[215]

Sauđó, ông trở về phòng của mình, nói với các đệ tử:

“Cácngươi nên biết, ta đã có chủ ý nhắm đến Sa-môn Cù-đàm,nhưng theo nghĩa lý thì không phù hợp. Vì La-hán lại khởiác ý nhắm đến A-la-hán. Ta nay nên hướng đến ông ấy màsám hối.”

Đề-bà-đạt-đâuvì vậy mà buồn bã không vui, chẳng bao lâu lâm trọng bệnh.Ông bảo đệ tử:

“Takhông còn sức lực nào để đi gặp Sa-môn Cù-đàm. Các ngườihãy dìu ta đi đến chỗ Sa-môn.”

Bấygiờ Đề-bà-đạt-đâu lấy thuốc độc bôi lên đầu móngtay; sau đó bảo đệ tử:

“Cácngươi hãy cáng ta đến chỗ Sa-môn kia.”

Cácđệ tử liền cáng Đề-bà-đạt-đâu đi đến chỗ Thế Tôn.A-nan trông thấy Đề-bà-đạt-đa từ xa đang đến, liền bạchThế Tôn:

“Đề-bà-đạt-đanay đến đây, chắc đã có tâm hối hận, muốn đến NhưLai cầu sám hối sửa đổi lỗi lầm.”

Phậtbảo A-nan:

“Đề-bà-đat-đâukhông bao giờ có thể đi đến chỗ Thế Tôn.”

A-nanba lần lặp lại, bạch Phật

“NayĐề-bà-đạt-đâu muốn đến Như Lai cầu xin sám hối lỗilầm..”

Phậtnói với A-nan:

“Conngười ác này không bao giờ có thể đi đến chỗ Như Lai.Con người này, hôm nay mạng căn đã chín.”

Khiđến chỗ Thế Tôn, Đề-bà-đạt-đâu nói với các đệ tử:

“Nayta không nên nằm mà gặp Như Lai. Hãy để ta xuống giườngrồi gặp Như Lai.”

KhiĐề-bà-đạt-đâu vừa đặt chân xuống đất, ngay lúc ấytừ trong đất một ngọn lửa theo gió nổi lên bao phủ thânĐề-bà-đạt-đâu. Đề-bà-đạt-đâu trong khi bị ngọn lửathiêu đốt, liền phát sanh tâm hối hận đối với Như Lai,vừa muốn xưng “Nam mô Phật” nhưng rốt cuộc không phátra được tiếng “Nam mô Phật” mà rơi ngay xuống địa ngục.

A nansau khi thấy Đề-bà-đạt đâu rơi xuống địa ngục, liềnbạch Thế Tôn rằng:

“Đề-bà-đạt-đâuhôm nay mạng chung mà vào trong địa ngục chăng?”

Phậtnói”

“Đề-bà-đạt-đâukhông phải vì diệt tận mà đạt đến Niết-bàn. Nay Đề-bà-đạt-đâukhởi ác tâm nhắm đến Như Lai; khi thân họai mạng chung,rơi xuống địa ngục.”

Khiấy A-nan buồn rầu rơi lệ không thể dừng được. Phậtbảo A-nan:

“Vìsao mà ông khóc?”

A nanbạch Phật:

“Connay tâm dục ái chưa hết, chưa đoạn dục, nên mới buồnkhóc vậy.”

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói bài kệ này:

[804]Nhưngười tự gây hành

Tựxét trở lại gốc.

Điềuthiện nhận báo thiện;

Điềuác nhận báo ác.

Ngườiđời ạo hành ác,

Chết,chịu khổ địa ngục.

Nếucó đạo hành thiện,

Chuyểnthọ lộc trời.

Đâykhông phải lỗi Phật;

Ngươicớ gì mà buồn?

A nanbạch Phật:

“Đề-bà-đạt-đâuthân hoại mạng chung sanh vào chỗ nào?”

Phậtbảo A-nan:

“NayĐề-bà-đạt-đâu này thân hoại mạng chung, sanh vào địangục. Vì sao vậy? Do ông ấy đã tạo tội ác ngũ nghịch,nên chịu qủa báo ấy.”

A nanlại bạch Phật:

“Đúngvậy, Thế Tôn, như lời dạy của Thánh tôn. Thân quá khứđã làm ác; thân hiện tại vào địa ngục. Vậy thì, vì saonay con lại buồn khóc rơi lệ? Bởi vì Đề-bà-đạt-đâukhông tiếc danh hiệu dòng họ, chủng tánh, cũng khôngvì cha mẹ, tôn trưởng. Ông đã làm nhục dòng học Thích,hủy hoại môn hộ của chúng ta. Nhưng Đề-bà-đạt-đâuhiện thân vào địa ngục, thật sự không thích hợp. Vì saovậy? Môn hộ chủng tộc của chúng ta xuất từ ngôi vị Chuyểnluân Thánh vương. Đề-bà-đạt-đâu xuất thân từ chủngtộc của vua, không nên hiện thân vào địa ngục. Đáng lẽ,Đề-bà-đạt-đâu hiện thân dứt sạch các lậu, thành vôlậu, tâm được giải thoát, ở trong hiện thân mà thọ chứngquả, biết như thật rằng sanh tử đã hết, phạm hạnh đãlập, việc cần làm đã làm xong, không còn thọ thai nữa.Tập theo dấu tích bậc Chân nhân, đắc A-la-hán, ở nơi Niếtbàn giới vô dư mà bát-niết-bàn. Không dè hiện thân nàylại vào địa ngục. Đề-bà-đạt-đâu khi xưa có oai thầnrất lơn, rất có thần đức, nên mới lên đến trời Tamthập tam, biến hóa tự do, há có thể tưởng người đó lạivào địa ngục! Thế Tôn, không rõ Đề-bà-đạt-đâu ở trongđịa ngục trải qua bao nhiêu năm?”

Phậtbảo A-nan:

“Conngười này ở trong địa ngục trải qua một kiếp.”

A nan lại bạch Phật:

“Nhưngkiếp có hai loại. Có đại kiếp, có tiểu kiếp. Không rõngười này chịu theo kiếp nào?”

Phậtnói:

“Ngườinày trải qua đại kiếp. Nói đại kiếp, là khi con số kiếpcủa Hiền kiếp này tận cùng. Khi ấy, hành tận, mạng chung,trở lại làm người.”

A nan[804c] bạch Phật:

“Đề-bà-đạtt-đâuđã vùi lấp hết gốc rễ làm người, rồi sau khôi phụctrở lại. Vì sao vậy? Con số của kiếp rất lâu dài. Phàmđại kiếp không dài quá Hiền kiếp.”

RồiA-nan lại buồn khóc, nghẹn ngào, không vui; lại bạch Phật:

“Đề-bà-đạt-đâura khỏi địa ngục sẽ sanh về đâu?”

Phậtnói:

“Đề-bà-đạt-đâumạng chung ở đó, rồi sẽ sanh lên trời Tứ thên vương.”

A nanlại hỏi:

“Saukhi mạng chung ở trời này, lại sanh về đâu?”

Phâtnói với A-nan:

“Saukhi mạng chung ở đó, lần lượt sanh lên trời Tam thập tam,trời Diệm thiên, trời Đâu-suất, trời Hóa tự tại,trời Tha hóa tự tại.”

A nanlại hỏi:

“Từđó mạng chung, lại sanh vào chỗ nào?”

Phậtbảo A-nan:

“Ởđay, Đề-bà-đạt-đâu từ địa ngục chết đi, sanh vào cõilành, sanh lên trời, trải qua 60 kiếp không rơi vào ba đườngdữ; qua lại cõi trời, cõi người, đến thân cuối cùng,sẽ cạo bỏ râu tóc, khóac ba pháp y, với chí tín kiên cốxuất gia học đạo, thành Bích-chi-phật hiệu là Nam-mô.”

Bấygiờ A-nan bước tới trước bạch Phật:

“Nhưvậy Thế Tôn, Đề-bà-đạt-đâu do ác báo của mình mà bịdẫn xuống địa ngục chịu tội. Nhưng ông đã làm công đứcgì mà trải qua 60 kiếp sanh tử không phải thọ khổnão, và cuối cùng lại thành Bích-chi-phật hiệu là Nam-mô?”

Phâtbảo A-nan:

“Tâmý thiện trong khoảnh khắc búng ngón tay mà phước ấykhó có thể thí dụ. Huống hồ Đề-bà-đạt-đâu thông kimbác cổ, tụng tập rất nhiều, ghi nhớ tổng trì các pháp,điều gì đã nghe rồi thì không quên. Đề-bà-đạt-đâu nàyxưa vì thù oán mà khởi tâm muốn sát hại Như Lai. Nhưng cũngdo duyên báo từ quá khứ xa xưa, vì đã khởi tâm hoan hỷhướng đến Như Lai. Do nhân duyên báo ứng này, trong 60 kiếpkhông đọa ba đường dữ. Lại do Đề-bà-đạt-đâu vào giâyphút cuối cùng trước khi mạng chung đã khởi tâm vui vẻxưng ‘Nam mô Phật’, cho nên sau này thành Bích-chi-phật hiệulà Nam-mô.”

Khiấy A-nan bước lên trước Phật, lặp lại trình bày củamình:

“Vâng,bạch Thế Tôn, như lời Phật[216] dạy.”

Lúcbấy giờ Đai Mục-kiền-liên bước lên trước Phật bạchrằng:

“Connay muốn vào trong địa ngục, thuyết yếu hành[217] cho Đề-bà-đạt-đâu,để ủy lạo và chúc mừng ông ấy.”

Phậtbảo Mục-kiền-liên:

“Ôngnên biết rõ, chớ có đường đột khinh suất, mà hãy chuyêntâm chánh ý, không để loạn tưởng. Vì sao vậy? Chúng sanhcó hành vi cực ác khó mà khắc chạm[218] cho thành, vì vậymới đọa vào địa ngục. Lại nữa, tội nhân ấy không hiểutiếng nói [805a] trao đổi của nhân gian.”

Mục-kiền-liênbạch Phật:

“Conở đây hiểu biết 64 thứ ngôn ngữ. Con sẽ bằng tiếng nóithích hợp mà trao đổi với người ấy.”

Phậtbảo Mục-liên:

“Ôngnên biết lúc thích hợp.”

A nannghe những lời này, hoan hỷ phấn khởi không dừng được.Khi ấy Đại Mục-kiền-liên bước lên trước lạy dướichân Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi ngay trước Phật,trong khỏanh khắc chừng lực sỹ co duổi canh tay, biến mấtvà đi đến địa ngục A-tỳ. Khi ấy Đai Mục-kiền-liên ởtrên hư không trong địa ngục A-tỳ búng ngón tay gọi:

“Đề-bà-đạt-đâu.!”

NhưngĐề-bà-đạt-đâu im lặng không trả lời. Các ngục tốthỏi Mục-liên:

“Ônggọi Đề-bà-đạt-đâu nào?”

Rồingục lại bạch:

“Ởđây cũng có Đề-bà-đạt-đâu thời Phật Câu-lâu-tôn; Đề-bà-đạt-đâuthời Phật Câu-na-hàm-mâu-ni; Đề-bà-đạt-đâu thời PhậtCa-diếp; cũng có Đề-bà-đạt-đâu tại gia; cũng có Đề-bà-đạt-đâuxuất gia. Ông Tỳ kheo! Nay đích thực ông muốn gọi Đề-bà-đạt-đâunào?”

Mục-liênđáp:

“Đề-bà-đạt-đâumà tôi muốn gọi là con của chú của Phật Thích-ca Văn. Tôimuốn gặp ông ấy.”

Khiấy, ngục tốt cầm cây chỉa sắt, hoặc cầm ngọn lửa đỏ,châm đốt vào thân ông ấy để cho tỉnh giác. Thân thểĐề-bà-đạt-đâu lúc bấy giờ bị ngọn lửa đốt cao 30khuỷu tay. Ngục tốt bảo:

“Nhàngươi, gả ngu si, sao còn ngủ?”

Đề-bà-đạt-đâuđang bị đủ các thứ khổ bức bách, trả lời:

“Hômnay ông dạy bảo điều gì?”

Ngụctốt lại nói:

“Ngươihãy ngước mắt nhìn lên trời xem.”

Theolời ấy Đề-bà-đạt-đâu ngước mắt nhìn lên hư không,thấy Đại Mục-kiền-liên ngồi kiết già trên một đóa hoasen báu, như mặt trời đang vén đám mây. Thấy vậy Đề-bà-đạt-đâunói bài kệ:

Aiđó hiện thiên quang,

Nhưmặt trời vén mây?

Cũngnhư tụ núi vàng,

Khôngmột chút bụi dơ?

Mục-liêntrả lời bằng bài kệ:

Talà con Thích tôn,

Đấngdòng họ Cù-đàm.

LàThanh văn của Ngài,

Têngọi Đại Mục-liên.

Đề-bà-đạt-đâunói với Mục-liên:

“Tôngiả Mục liên, vì sao khuất hận đến đây? Chúng sanh trongđây đã gây vô lượng tội ác, khó mà khai hóa được. Vìđã không [805b] tạo thiện căn nên sau khi mạng chung sanh vàođây.”

Mục-liênđáp:

“Tôiđược Phật sai đến đây. Vì thương tưởng, muốn giúp nhổbứt cội khổ.”

Ngheđến tiếng Phật, Đề-bà-đạt-đâu hoan hỷ phấn khởi khôngdừng được, liền nói lên lời này:

“Cúimong Tôn giả kịp thời nói rõ, Như Lai Thế Tôn có dạy điềugì. Ngài lại không tiên báo cội nguồn[219] của nẻo dữnữa chăng?”

Mục-liênnói:

“Đề-bà-đạt-đâu,chớ có kinh sợ. Cực khổ của địa ngục không đâu hơnnơi này nữa. Đức Phật Thích-ca Văn Như Lai, Chí chân, Đẳngchánh giác, thương xót đến hết thảy loài bò bay máy cựa,như mẹ yêu con, tâm không phân biệt, đúng hợp thời cơ thìdiễn giáo nghĩa, không để mất đầu mối, cũng không nghịchvới từng loại mà diễn nói quá lượng. Nay, từ chính kimkhẩu của Ngài ký thuyết, ông trước kia khởi ác ý muốnhại Thế Tôn, lại lôi kéo người khác chạy theo đườngác.[220] Do nhân duyên báo ứng này mà sanh váo địa ngục A-tỳ,trải qua một kiếp không có ngày ra. Hết số kiếp này, hànhđã hết, mạng chung, sẽ sanh lên trời Tứ thiên vương, lầnlượt sanh lên Tam thập tam, Diệm, thiên, Đâu-suất, Hóa tựtại, Tha hóa tự tại. Trong 60 kiếp, không rơi vào nẻo dữ.Châu lưu giữa cõi trời và cõi người, sau cùng thọ thântrở lại làm người, cạo bỏ râu tóc, khóac ba pháp y, vớichí tín kiên cố xuất gia học đạo, sẽ thành Bích-chi-phậthiệu là Nam-mô. Sở dĩ như vậy, do khi ông sắp chết,đã ưng ‘Nam mô’ nên mới có danh hiêu này. Nay đức NhưLai quán sát thấy thiên ngôn Nam mô này, nên nói trong 60 kiếpông sẽ thành Bích-chi-phật với danh hiệu ấy.”

Đề-bà-đạt-đanghe xong những lời này, hoan hỷ phấn khởi, tâm thiện phátsanh, lại bạch Mục-liên:

“Nhữngđiều Như Lai nói tất nhiên không thể nghi ngờ, vì thươngxót chúng sanh mà cứu vớt vô lượng, đại từ, đại bi,giáo hóa bao trùm đến kẻ ngu hoặc. Dù nay tôi nằm nghiênghông phải trong địa ngục A-tỳ, trải qua một kiếp, tâmý chuyên chánh, không hề mệt mỏi.”

Bấygiờ Mục-liên nói với Đề-bà-đạt-đâu:

“Thếnào, bây giờ nổi thống khổ của ông có thêm bớt gì không?”

Đề-bà-đạt-đâuđáp:

“Thântôi thống khổ chỉ tăng chứ không giảm. Nay nghe được NhưLai đã thọ ký cho danh hiệu, thống khổ có hơi giảm chútít nhưng không đáng kể.”

Mục-liênhỏi:

“Cănnguyên thống khổ mà ông đang chịu giống như thứ gì?”

Đề-bà-đạt-đâunói:

“Bằng[805c] bánh xe sắt nóng cán cho thân tan rã; rồi lại bằngchày sắt giã nát thân hình tôi; con voi đen hung bạo dày xéothân tôi. Lại có ngọn núi lửa đến trán vào mặt tôi. Ca-sangày xưa nay biến thành tấm đồng đỏ rực đến quàng lênthân tôi. Tinh trạng thống khổ nguyên lai như vậy.”

Mục-liênnói:

“Ôngcó biết nguồn gốc tội lỗi xưa mà nay phải phải chịukhổ não này chăng? Tôi phân biệt từng thứ, ông có muốnnghe không?”

Đề-bà-đật-đâunói:

“Thưavâng, xin hợp thời thì nói.”

Khiấy Mục-liên nói bài kệ này:

Xưanơi đấng Tối thắng,

Ôngphá hoại chúng Tăng;

Naybị chày sắt nóng

Giãnát thân hình ông.

Bởivì đại chúng kia

LàThanh văn đệ nhất;

Gâyđấu loạn chúng Tăng;

Naybị bánh sắt cán.

Xưaông đã xúi vua

ChoVoi Đen uống say;

Naybị đám voi đến,

Dàyxéo thân hình ông.

Xưaông ôm đá lớn,

Némvào chân Như Lai;

Naychịu báo núi lửa,

Đốtông cháy không sót.

Xưaông vung tay đấm,

Giếtchết Tỳ kheo ny;

Naybị lá đồng nóng,

Quấnsiết không chút lỏng.

Nghiệpbáo không hề mất.

Khôngthể ẩn trong không

Màtránh thoát được,

Xacác nguồn ác này.

“Ôngtrước kia là Đề-bà-đạt-đâu, căn nguyên mà ông đã gâyra chính là như vậy. Hãy tự chuyên tâm chánh ý hướng đếnPhật Như Lai, trong lâu dài sẽ được phước vô lượng.”

Đề-bà-đạt-đâulại bạch Mục-liên:

“Naytôi gởi nhờ Mục-liên cúi đầu lạy dưới chân Thế Tôn,cầu mong Ngài đi đứng nhẹ nhàng, bước đi khỏe mạnh. Cũngxin kính lễ Tôn giả A-nan.”

Bấygiờ Tôn giả Đai Mục-kiên-liên phóng đại thần túc khiếncho thống khổ trong địa ngục A-tỳ ngưng lại. Rồi nói bàikệ này:

Thảyxưng Nam mô Phật

ThíchSư, đấng Tối thắng.

Ngàiđem lại an ổn,

Dứttrừ các khổ não.

Chúngsanh trong địa ngục sau khi nghe Mục-lên nó bài kệ này, cóhơn sáu vạn người hành nghiệp hết, tội sạch, tức thìmạng chung nơi đó mà sanh lên trời Tứ thiên vương.

Bấygiờ Mục-liên [806a] thâu thần túc lại, trở về chốn cũ,đi đến Thế Tôn, cúi đầu lạy dưới chân, rồi đứng sangmột bên. Mục liên khi ấy bạch Phật:

“Đề-bà-đà-đạt-đâudâng lời thăm hỏi vô lượng, đi đứng nhẹ nhàng, dạo bướckhỏe mạnh. Lại cũng thăm hỏi A-nan và nói lời này, ‘ĐượcNhư Lai thọ ký trong 60 kiếp nữa thành Bích-chi-phật hiệuNam-mô, thì dù tôi nằm nghiêng hông phải trong địa ngụcA-tỳ không bao giờ tháy mệt mỏi.’”

ThếTôn nói:

“Lànhthay, lành thay, Mục-liên! Ông đã làm được nhiều điềulợi ích, nhiều thấm nhuần, vì thương xót các loài chúngsanh, mong cầu an lạc cho trời và người, khiến cho Thanh văncủa chư Như Lai dần dần đạt đến Niết-bàn diệt tận.Cho nên, này Mục-liên, hãy tinh cần để thành tựu ba pháp.Vì sao? Nếu Đề-bà-đạt-đâu mà tu hành thiện pháp, thânba, miệng bốn, ý ba; người ấy chung thân không tham đắmlợi dưỡng, cũng không tạo tội ngũ nghịch để đọa vàođịa ngục A-tỳ. Vì sao? Phàm người tham đắm lợi dưỡngcũng (không)[221] có tâm cung kính đối với Tam bảo, cũng khôngphụng trì cấm giới, không đầy đủ các hành thân, miệng,ý. (Vậy, các ngươi) hãy chuyên niệm các hành của thân, miệng,ý. Như vậy, Mục-liên, hãy học điều này.”

Bấygiờ Mục-liên nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc,rừng cây Kỳ-đà.

Bấygiờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:

“Nếuchúng sanh nào tu hành từ tâm giải thoát,[222] quảng bố ýnghĩa ấy, diễn nói cho người khác nghe, sẽ thu hoạch đượcmười một qủa báo. Những gì là mười một? Nằm ngủ yên,tỉnh giấc yên, không thấy ác mộng, chư thiên hộ vệ, mọingười yêu mến, không bị độc, không bị binh đao, khôngbị nước, lửa, giặc cướp; thảy đều không bị xâm hại;sau khi thân hoại mạng chung sanh lên trời Phạm thiên. Đógọi là Tỳ kheo tu hành từ tâm sẽ có được mười mộtphước này.”

RồiThế Tôn nói bài kệ:

Nếuai hành từ tâm,

Cũngkhông hành phóng dật;

Cáckết dần dần đoạn,

Rồithấy được dấy đạo.

Dohành từ tâm này,

Sẽsanh lên Phạm thiên;

Nhanhchóng được diệt độ,

Cuốicùng đến Vô vi.

Tâmkhông sát, không hại,

Cũngkhông ý hơn thua;

Hànhtừ đến tất cả,

Khônghề tâm oán hận.

[806b]“Cho nên, Tỳ kheo, hãy tìm cầu phương tiện hành nơi từtâm, quảng bố nghĩa ấy. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điềunày.”

Bấygiờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.[223]
22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com