HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)
KINHSỐ 1[75]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật trú trong vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
«CácTỳ-kheo, pháp mà Ta thường nói, đó là bốn đế; bằng vôsố phương tiện mà quán sát pháp này, phân biệt ý nghĩa,quảng diễn cho mọi người. Những gì là bốn? Đây là phápkhổ [643b01] đế. Ta bằng vô số phương tiện mà quán sátpháp này, phân biệt ý nghĩa, quảng diễn cho mọi người.Bằng vô số phương tiện diễn nói Tập, Tận, Đạo đếmà quán sát pháp này, phân biệt ý nghĩa, quảng diễn cho mọingười.
«Tỳ-kheocác ngươi, hãy thân cận Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, và thừa sựcúng dường. Sở dĩ như vậy là vì Tỳ-kheo Xá-lợi-phấtkia dùng vô số phương tiện mà diễn thuyết bốn đế, quảngdiễn cho mọi người. Khi Tỳ-kheo Xá-lợi-phất phân biệtý nghĩa, quảng diễn cho mọi người, cho các chúng sanh vàchúng bốn bộ, khi ấy có nhiều chúng sanh không thể kể đãsạch hết mọi trần cấu, được mắt pháp thanh tịnh.
«Tỳ-kheocác ngươi, hãy thân cận Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên,và thừa sự cúng dường. Sở dĩ như vậy là vì Tỳ-kheo Xá-lợi-phấtlà cha mẹ sinh ra chúng sanh. Đã được sanh, rồi người dưỡngcho lớn khôn là Tỳ-kheo Mục-kiền-liên. Sở dĩ như vậy làvì Tỳ-kheo Xá-lợi-phất đã vì mọi người nói pháp yếu,thành tựu bốn đế; Tỳ-kheo Mục-kiền-liên đã vì mọi ngườinói pháp yếu, thành tựu đệ nhất nghĩa, và thành tựu hànhvô lậu. Vì vậy các ngưoi hãy thân cận Tỳ-kheo Xá-lợi-phất,Mục-kiền-liên.»
ThếTôn, sau khi nói những lời này, trở về tịnh thất. Sau khiThế Tôn đi chưa lâu, Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:
«Ởđây, có ai đắc pháp bốn đế, người đó nhanh chóng đượclợi thiện. Những gì là bốn? Đây là khổ đế, mà ý nghĩađược quảng diễn bằng nhiều phương tiện.
«Thếnào là khổ đế? Sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ,buồn lo thương xót khổ, oán gặp nhau khổ, ân ái chia lìakhổ, cầu mà không đạt được là khổ. Nói tóm, năm thủuẩn là khổ. Đó gọi là khổ đế.
«Thếnào là khổ tập đế? Đó là ái kết.
«Thếnào là tận đế? Tận đế là ái dục kết diệt tận khôngcòn dư tàn. Đó gọi là tận đế.
«Thếnào là đạo đế? Đó là tám đạo phẩm Hiền thánh: Chánhkiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh tinh tấn, chánh mạng,chánh nghiệp, chánh niệm, chánh định. Đó gọi là đạo đế.Chúng sanh này vì có được lợi thiện nên mới được nghepháp bốn đế này.»
Tronglúc Tôn giả Xá-lợi-phất đang nói pháp này, vô lượng chúngsanh không thể kể hết, khi nghe pháp này, sạch hết mọi trầncấu, được mắt pháp thanh tịnh.
“Chúngta cũng vì được lợi thiện, nên Thế Tôn nói pháp cho chúngta, đặt chúng ta vào chỗ phúc địa. Cho nên chúng bốn bộhãy tìm cầu phương tiện hành bốn đế này.
“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”
Các[643c01] Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 2[76]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật trú trong vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.
Bấygiờ, số đông các Tỳ-kheo vào thành Xá-vệ. Khi ấy, sốđông các Tỳ-kheo này suy nghĩ: ‹Chúng ta đi khất thực, trờicòn sớm quá. Chúng ta hãy đi đến thôn dị học ngoại đạođể cùng luận nghị.› Rồi các Tỳ-kheo liền đi đến trongthôn ngoại đạo; đến nơi, sau khi cùng nhau hỏi thăm, cácvị rồi ngồi qua một bên.
Bấygiờ, các dị học hỏi đạo nhân rằng:
«Sa-mônCù-đàm nói pháp này cho đệ tử: ‹Tỳ-kheo các ngươi, tấtcả phải học pháp này, tất cả phải hiểu rõ. Đã hiểurõ rồi, nên cùng nhau phụng hành.› Chúng tôi cũng vậy, nóipháp này cho đệ tử: ‹Các ngươi tất cả phải học phápnày, tất cả phải hiểu rõ. Đã hiểu rõ rồi, nên cùng nhauphụng hành.› Sa-môn Cù-đàm cùng chúng tôi có những gì saikhác, có gì hơn kém nào? Nghĩa là Sa-môn nói pháp, ta cũngnói pháp. Sa-môn dạy bảo ta cũng dạy bảo!»
CácTỳ-kheo sau khi nghe những lời này, không nói đúng, cũng khôngnói sai, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi. Rồi các Tỳ-kheotự bảo nhau rằng: ‹Chúng ta hãy đem nghĩa này đến bạchThế Tôn.›
CácTỳ-kheo sau khi vào thành Xá-vệ khất thực, ăn xong thu cấty bát, lấy ni-sư-đàn vắt lên vai trái, đi đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Khi ấy, cácTỳ-kheo đem nhân duyên này bạch hết lên Thế Tôn. Bấy giờ,Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
«Nếungoại đạo kia hỏi vậy, các ngươi nên đem lời này đáphọ: ‹Có một cứu cánh, hay có nhiều cứu cánh?›[77] Hoặcphạm-chí kia mà nói một cách bình đẳng,[78] họ phải nói:‹Một cứu cánh, chứ không phải nhiều cứu cánh.›
«Cứucánh ấy[79] là cứu cánh liên hệ dục, hay là cứu cánh khôngdục?[80] Cứu cánh kia, phải nói[81] là cứu cánh vô dục.
«Lạihỏi, cứu cánh của ấy, là cứu cánh liên hệ sân hay làcứu cánh không sân? Phải nói cứu cánh là cứu cánh khôngsân; chứ không phải cứu cánh liên hệ sân.
«Thếnào, cứu cánh ấy liên hệ si, hay cứu cánh không si? Phảinói, cứu cánh ấy là cứu cánh không si.
«Thếnào, cứu cánh ấy là gì, là cứu cánh liên hệ ái, hay cứucánh không ái?[82] Cứu cánh ấy, phải nói là cứu cánh khôngái.
«Thếnào, cứu cánh ấy [644a1] là cứu cánh có chấp thủ hay cứucánh không có chấp thủ?[83] Cứu cánh ấy là cứu cánh khôngchấp thủ.
«Thếnào, cứu cánh ấy là cho người trí hay là người chẳng phảitrí? Đó là cứu cánh của người trí.
«Cứucánh ấy là cứu cánh của người phẫn nộ, hay cứu cánhcủa người không phẫn nộ?[84] Cứu cánh ấy, phải nói làcứu cánh của người không phẫn nộ.
«NàyTỳ-kheo, có hai loại kiến này. Hai loại kiến ấy là gì?Kiến chấp hữu và kiến chấp vô.[85] Những sa-môn, bà-la-mônnào do không biết gốc ngọn của hai kiến này nên có tâmdục, có tâm sân nhuế, có tâm ngu si, có tâm ái, có tâm chấpthủ[86]. Họ là những kẻ vô tri. Họ có tâm phẫn nộ,[87]không tương ưng với hành.[88] Người kia không thoát khỏisanh, già, bệnh, chết, sầu ưu, khổ não, chua, cay, muôn mốikhổ không thoát được.
«Nhữngsa-môn, bà-la-môn nào biết điều đó như thật, họ khôngcó tâm sân nhuế, ngu si, hằng tương ưng với hành, nên thoátkhỏi được sanh, già, bệnh, chết. Nay nói về nguồn gốccủa khổ như vậy.
«Tỳ-kheo,có diệu pháp này, đó gọi là pháp bình đẳng. Những ai khônghành pháp bình đẳng thì đọa vào năm kiến.
«Naysẽ nói về bốn thủ.[89] Bốn thủ ấy? Dục thủ, kiến thủ,giới thủ, ngã thủ. Đó gọi là bốn thủ. Nếu có sa-môn,bà-la-môn nào biết hết tên của dục thủ; tuy họ biết têncủa dục thủ, nhưng lại không phải người tương ưng.[90]Họ biết phân biệt hết tên của các thủ, nhưng chỉ phânbiệt được tên của dục thủ trước, mà không phận biệtđược tên của kiến thủ, giới thủ, ngã thủ. Sở dĩ nhưvậy là vì những sa-môn, bà-la-môn kia không có khả năng phânbiệt được tên của ba thủ này.[91]
«Chonên, hoặc có sa-môn, phân biệt được hết các thủ, nhưnghọ chỉ phân biệt được dục thủ và kiến thủ, chứ khôngphân biệt được giới thủ và ngã thủ. Sở dĩ như vậylà vì những Sa-môn, Bà-la-môn kia không thể phân biệt đượchai thọ này.
«Hoặckhiến Sa-môn, Bà-la-môn có thể phân biệt hết các thủ, nhưnglại cũng không đầy đủ. Họ có thể phân biệt được dụcthủ, kiến thủ và giới thủ còn không phân biệt đượcngã thủ. Sở dĩ như vậy là vì những sa-môn, bà-la-môn kiakhông thể phân biệt được ngã thủ.
«Chonên, có những sa-môn, bà-la-môn tuy phân biệt hết các thủ,nhưng lại không đầy đủ. Đây gọi là bốn thủ. Chúng cónhững nghĩa gì? Làm sao phân biệt? Bốn thọ là do ái sinh.Như [644b01] vậy, Tỳ-kheo có diệu pháp này cần được phânbiệt. Nếu ai không hành các thủ này, ở đây không đượcgọi là bình đẳng. Sở dĩ như vậy là vì nghĩa của cácpháp khó tỏ, khó bày. Nghĩa phi pháp như vậy không phải lànhững lời dạy của Tam-da-tam-Phật.[92]
«Tỳ-kheo,nên biết, Như Lai hay phân biệt hết tất cả các thủ. Vìhay phân biệt tất cả các thủ nên cùng tương ưng, và hayphân biệt dục thủ, kiến thủ, ngã thủ, giới thủ. Cho nênkhi Như Lai phân biệt tất cả các thủ, thì cùng tương ưngvới pháp không chống trái nhau.
«Bốnthủ này do gì sinh? Bốn thủ này do ái mà sinh, do ái mà lớn,và thành tựu thủ này. Đối với ai mà các thủ không khởi,vì các thủ không khởi, nên người ấy không có sự sợ hãi.Do không có sự sợ hãi nên Bát-niết-bàn, biết rõ như thậtrằng, sinh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, việc cần làmđã làm xong, không còn tái sinh đời sau.
«Nhưvậy, Tỳ-kheo, có diệu pháp này, như thật mà biết, thànhtựu đầy đủ các pháp, căn cản của pháp hành. Sở dĩ nhưvậy là vì pháp kia thật là vi diệu, được chư Phật tuyênthuyết, cho nên đối với các hành không có sự thiếu sót.
«Tỳ-kheo,ở trong đây[93] có đệ nhất Sa-môn, đệ nhị Sa-môn, đệtam Sa-môn, đệ tứ Sa-môn, không có Sa-môn nào nữa vượtkhỏi trên đây, thù thắng hơn đây.[94] Hãy rống tiếng rốngsư tử như vậy»
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 3[95]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, trưởng giả Cấp Cô Dộc[96]đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi quamột bên. Bấy giờ, Thế Tôn hỏi trưởng giả:
«Thếnào, Trưởng giả, nhà ông thường hay bố thí phải không?»
Trưởnggiả bạch Phật:
«Nhàcon nghèo[97] mà thường hành bố thí. Nhưng đồ ăn thô dở,không đồng như thường.»
ThếTôn bảo:
«Nếukhi bố thí, dù ngon hay dở, dù nhiều hay ít, mà không dụngtâm ý, lại không phát nguyện, và không có tín tâm; do hànhbáo này mà sinh nơi nào nơi ấy không có được thức ăn ngon,không có được ý ham cầu lạc, cũng không có được ý hamcầu mặc y phục đẹp, cũng không có được ham cầu nghiệpnông tốt đẹp, tâm cũng không có được ham cầu trong ngũdục. Giả sử, có được tôi tớ, kẻ chạy tin, chúng cũngkhông chịu vâng lời. Sở dĩ như vậy là vì do trong lúc bốthí không dụng tâm, nên thọ nhận [644c01] báo này.
“NàyTrưởng giả, nếu khi bố thí, dù ngon hay dở, dù nhiều hayít, hãy chí thành dụng tâm, chớ có thêm bớt, xây dựng cầuđò đời sau, mà sinh nơi nào, nơi ấy có đồ ăn thức uốngtự nhiên, bảy loại tài sản đầy đủ, tâm hằng có đượchoan lạc trong ngũ dục. Giả sử có tôi tớ, kẻ chạy tin,chúng hằng vâng lời. Sở dĩ như vậy là vì trong lúc bốthí mà phát tâm hoan hỉ.
«Trưởnggiả nên biết, thời quá khứ xa xưa có phạm chí tên Tỳ-la-ma[98]nhiều của báu, trân châu, hổ phách, xa cừ, mã não, thuỷtinh, lưu li, lòng ham thích bố thí. Khi bố thí, ông đem támvạn bốn nghìn bát bạc đựng đầy vàng vụn, lại đem támvạn bốn nghìn bát vàng đựng đầy bạc vụn, để bố thínhư vậy.
«Lạiđem tám vạn bốn nghìn cái bình rửa bằng vàng bạc ra bốthí. Lại đem tám vạn bốn nghìn con bò đều dùng vàng bạcbịt sừng, để bố thí như vậy. Lại đem tám vạn bốn nghìnngọc nữ bố thí với y phục được mặc. Lại đem tám vạnbốn nghìn ngoạ cụ đều được phủ lên bằng thảm đệmcó thêu thùa văn vẻ mà bố thí. Lại đem tám vạn bốn ngànáo xiêm mà bố thí. Lại đem tám vạn bốn ngàn voi lớn,[99]thảy đều được trang sức bằng các thứ vàng bạc, mà bốthí. Lại đem tám vạn bốn ngàn con ngựa, thảy đều đượcđóng yên cương bằng vàng bạc, mà bố thí. Lại đem támvạn bốn ngàn cỗ xe mà bố thí. Ông bố thí lớn như vậy.
“Lạibố thí tám vạn bốn ngàn phòng xá. Ông lại bố thí ở trongbốn cỗng thành; những ai cần thức ăn thì cho thức ăn; cầnáo thì cho áo; cần chăn, màn, ẩm thực, giường chõng, đồtrải nằm, thuốc trị bịnh các thứ. Thảy đều cung cấphết.
«Trưởnggiả nên biết, tuy Tỳ-la-ma này làm việc bố thí như vậy,nhưng không bằng dựng một phòng xá đem bố thí chiêu-đềTăng.[100] Phước này không thể kể hết. Giả sử ngườiấy bố thí như vậy, cùng lập phòng xá để bố thí chiêu-đềTăng, cũng không bằng tự thân thọ ba quy y Phật, Pháp, Thánhchúng. Phước này không thể kể hết. Giả sử người ấybố thí như vậy, cùng tạo phòng xá, lại thọ tam tự quy,dù có phước này, vẫn không bằng thọ trì năm giới. Giảsử người ấy bố thí, cùng tạo phòng xá, thọ tam tự quyvà, thọ trì năm giới, dù có phước này, nhưng vẫn khôngbằng chỉ trong khoảnh khắc khảy móng tay mà có từ tâm đốivới chúng sanh. Phước này, công đức không thể kể hết.Giả sử người ấy bố thí như vậy, tạo phòng xá, thọtam tự quy, [645a01] vâng giữ năm giới, cùng khoảnh khắc khảymóng tay mà có từ tâm đối với chúng sanh, dù có phướcnày, vẫn không bằng trong chốc lát mà khởi tưởng thế giankhông khả lạc. Phước này, công đức không thể lường được.Song, những công đức người kia đã làm, Ta chứng minh hết.Tạo dựng Tăng phòng, Ta cũng biết phước này. Thọ ba tựquy, Ta cũng biết phước này. Thọ trì năm giới, Ta cũng biếtphước này. Trong khoảnh khắc bằng khảy móng tay mà có từtâm đối với chúng sanh, Ta cũng biết phước này. Trong chốclát mà khởi tưởng thế gian không khả lạc, Ta cũng biếtphước này.»
«Bấygiờ, bà-la-môn kia đã tạo đại thí như vậy, há phải làai khác ư? Chớ tưởng như vậy. Sở dĩ như vậy là vì, ngườichủ thí bấy giờ chính là thân Ta vậy.
«Trưởnggiả nên biết, quá khứ lâu xa Ta đã tạo ra công đức, tíntâm không dứt, không khởi tưởng đắm trước. Cho nên, nàyTrưởng giả, nếu khi muốn bố thí dù nhiều hay ít, dù ngonhay dở, nên hoan hỷ bố thí, chớ có khởi tưởng đắm trước.Hãy tự tay bố thí, chớ sai người khác. Phát nguyện cầubáo, sau cầu thọ phước. Trưởng giả nên biết, được phướcvô cùng.
«NàyTrưởng giả, hãy học điều này như vậy.»
Trưởnggiả sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
«Khimặt trời vừa lên, mọi người cùng nhau làm ruộng, trămchim hót vang, trẻ thơ la khóc. Tỳ-kheo nên biết, nay Ta lấyđây làm thí dụ, hãy hiểu nghĩa của nó. Nghĩa này phảihiểu làm sao? Khi mặt trời mới mọc, đây dụ Như Lai ra đời.Người dân khắp nơi cùng làm ruộng, đây dụ cho đàn-việtthí chủ tùy thời cung cấp y phục, đồ ăn thức uống, giườngnằm, ngoạ cụ, thuốc men trị bệnh. Trăm chim hót vang, đâydụ cho Pháp sư cao đức, có thể vì chúng bốn bộ mà thuyếtpháp vi diệu. Trẻ thơ khóc la, đây dụ cho tệ ma Ba -tuần.
“Chonên, các Tỳ-kheo, như mặt trời mới mọc, Như Lai ra đờitrừ bỏ bóng tối, không nơi nào là không chiếu sáng.
“CácTỳ-kheo, hãy học những điều này như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, Bồ-tát Di-lặc đến chỗ Như Lai, đảnh lễ sát chân,rồi [645b01] ngồi qua một bên. Bấy giờ, Bồ-tát Di-lặc bạchThê tôn:
“Bồ-tátMa-ha-tát thành tựu bao nhiêu pháp để hành đàn ba-la-mật,đầy đủ sáu ba-la-mật, nhanh chóng thành Đạo[101] Vô thượngChánh chơn?”
Phậtbảo Bồ-tát Di-lặc:
“NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành bốn pháp bổn, đầy đủ sáu ba-la-mật,sẽ nhanh chóng thành Vô Thượng Chánh Chơn Đẳng Chánh Giác.Sao gọi là bốn? Ở đây Bồ-tát huệ thí từ Phật, Bích-chi-phậtxuống cho đến người phàm thảy đều bình đẳng không lựachọn người, thường nghĩ vầy: ‘Tất cả do ăn mà tồntại, không ăn thì tiêu vong.’ Đó gọi là Bồ-tát thành tựupháp thứ nhất này, đầy đủ sáu độ.
“Lạinữa, Bồ-tát khi bố thí đầu, mắt, tủy não, nước, của,vợ con, vui vẻ bố thí không sinh tưởng đắm trước. Nhưngười đáng chết, đến khi chết thì sống lại, vui mừnghớn hở không tự kềm chế được. Bấy giờ, Bồ-tát pháttâm vui thích cũng lại như vậy; bố thí thệ nguyện khôngsinh tưởng đắm trước.
“Lạinữa, Di-lặc, Bồ-tát lúc bố thí khắp đến tất cả, khôngtự vì mình, mà vì để thành Đạo Vô thượng Chánh chơn.Đó gọi là thành tựu ba pháp này đầy đủ sáu độ.
“Lạinữa, Di-lặc, Bồ-tát Ma-ha-tát lúc bố thí tự tư duy, ‘Trongcác loài chúng sanh, Bồ-tát là đứng đầu trên hết, đầyđủ sáu độ liễu đạt gốc của các pháp. Vì sao vậy? Vìcác căn tịch tĩnh, tư duy cấm giới, không khởi sân nhuế,tu hành tâm từ, dõng mãnh tinh tấn, tăng trưởng pháp thiện,trừ pháp bất thiện, thường hằng nhất tâm, ý không tánlọan, đầy đủ pháp môn biện tài, hoàn toàn không vượtthứ lớp, khiến cho các thí này đầy đủ sáu độ, thànhtựu đàn ba-la-mật. Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát nào hành bốn phápnày, nhanh chóng thành tựu Vô thượng Chánh chơn Đẳng chánhgiác. Cho nên, này Di-lặc, Bồ-tát Ma-ha-tát lúc muốn bố thí,nên phát thệ nguyện đầy đủ các hạnh này.
“NàyDi-lặc, hãy học điều này như vậy.”
Di-lặcsau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 6[102]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“NhưLai ra đời có bốn vô sở úy.[103] Như Lai được bốn vôsở úy này, nên không bị dính trước bất cứ điều gì trênthế gian, ở trong đại chúng rống tiếng rống sư tử, chuyểnPhạm luân[104]. Sao gọi là bốn? Nay Ta đã thành tựu phápnày, cho dù ở trong đại chúng hoặc sa-môn, bà-la-môn, Ma hoặcMa thiên cho đến loài bọ bay, cựa quậy, nói rằng Ta khôngthành tựu pháp này, không có trường hợp này. Ở trong đóTa đắc vô sở úy. Đó là vô sở úy thứ nhất.[105]
“Nhưhôm nay, Ta các lậu đã diệt tận, không còn tái sinh nữa.Nếu có sa-môn, bà-la-môn, chúng sanh nào, ở trong đại chúngnói rằng Ta các lậu chưa diệt tận, không có trường hợpnày. Đó gọi là vô sở úy thứ hai.[106]
“NayTa đã lìa pháp si ám, mà muốn khiến trở lại pháp si ám,[107]hoàn toàn không có việc này. Nếu lại có Sa-môn, Bà-la-môn,Ma hoặc Ma thiên, chúng sinh nào, ở trong đại chúng nói Tađã trở lại pháp si ám, việc này không đúng. Đó gọi làvô sở úy thứ ba của Như Lai.[108]
“Phápxuất yếu của các bậc Hiền thánh để sạch hết bờ khổmà muốn nói đó không là xuất yếu, hoàn toàn không có việcnày. Nếu có sa-môn, bà-la-môn, Ma hoặc Ma thiên, chúng sanhnào, ở trong đại chúng nói, Như Lai chưa tận cùng biên tếkhổ, không có trường hợp này. Đó gọi là vô sở úy thứtư của Như Lai.[109]
“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, với bốn vô sở úy, Như Lai ở trong đạichúng có thể rống tiếng rống sư tử, chuyển bánh Phạmluân. Cho nên, này Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thànhtựu bốn vô sở úy.
“CácTỳ-kheo, hãy học những điều này như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 7[110]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Naycó có bốn hạng người thông minh, dũng mãnh, thông suốt xưanay, thành tựu pháp tùy pháp.[111] Sao gọi là bốn? Tỳ-kheođa văn thông suốt xưa nay, ở trong đại chúng thật là đệnhất. Tỳ-kheo-ni đa văn, thông suốt xưa nay, ở trong đạichúng thật là tối đệ nhất*.[112] Ưu-bà-tắc đa văn, thôngsuốt xưa nay, ở trong đại chúng thật là đệ nhất*. Ưu-bà-diđa văn, thông suốt xưa nay, ở trong đại chúng thật là đệnhất*.
“NàyTỳ-kheo, đó gọi là có bốn hạng người ở trong đại chúngthật là đệ nhất.”
Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:
Dũngmạnh, không sợ hãi,[113]
Đavăn, hay thuyết pháp[114],
Trongchúng là sư tử
Haytrừ pháp khiếp nhược.
Tỳ-kheo,thành tựu giới;
Tỳ-kheo-niđa văn;
[646a01]Ưu-bà-tắccó tín;
Ưu-bà-dicũng vậy;
Trongchúng là đệ nhất*.
Hoặchay hòa thuận chúng.
Muốnbiết được nghĩa này,
Nhưlúc trời mới mọc.
“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy học thông suốt việc xưa nay, thànhtựu pháp tùy pháp.
“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”
CácTỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóbốn loại chim cánh vàng[115]. Những gì là bốn? Có chim cánhvàng sinh bằng trứng, có chim cánh vàng sinh bằng thai, có chimcánh vàng sinh do ẩm, có chim cánh vàng sinh do biến hóa. Đólà bốn loại chim cánh vàng.
“Cũngvậy, Tỳ-kheo, có bốn loài rồng. Những gì là bốn? Có rồngsinh bằng trứng, có rồng sinh bằng thai, có rồng sinh do ẩmthấp, có rồng sinh do biến hóa. Này Tỳ-kheo! Đó gọi làbốn loài rồng.
“Tỳ-kheonên biết, khi chim cánh vàng sinh bằng trứng kia muốn ăn rồng,nó phải lên trên cây thiết xoa[116] tự lao mình xuống biển.Nhưng nước biển kia ngang dọc hai mươi tám vạn dặm, dướicó bốn loại cung rồng. Có rồng loại trứng, có rồng loạithai, có rồng loại ẩm thấp, có rồng loại biến hóa. Khiấy loài chim cánh vàng loại trứng dùng cánh lớn quạt nướcrẽ hai bên, bắt loại rồng trứng ăn, nếu gặp phải loàirồng bằng thai, thân chim cánh vàng sẽ bị chết ngay. Bấygiờ, chim cánh vàng quạt nước bắt rồng, nước còn chưahoàn lại, nó đã trở lên trên cây thiết xoa.
“Tỳ-kheonên biết, khi chim cánh vàng sinh bằng thai muốn ăn rồng, nóphải lên trên cây thiết xoa, tự lao mình xuống biển. Nhưngnước biển kia ngang dọc hai mươi tám vạn dặm. Nó quạtnước, xuống đến gặp loài rồng thai, nếu gặp loài rồngtrứng cũng có thể bắt chúng, ngậm đem ra khỏi nước biển.Nếu gặp loài rồng sinh ẩm thấp, thân chim chết ngay.
“Tỳ-kheonên biết, khi chim cánh vàng sinh do ẩm thấp muốn ăn rồng,nó lên trên cây thiết xoa, tự lao mình xuống biển. Nếu nógặp loài rồng sinh bằng trứng, rồng sinh bằng thai, rồngsinh do ẩm thấp, đều có thể bắt chúng. Nếu gặp phảirồng hóa sinh, thân chim chết ngay.
“NàyTỳ-kheo, khi chim cánh vàng do hóa sinh muốn ăn rồng, nó lêntrên cây thiết xoa, tự lao mình xuống biển. Nhưng nước biểnkia ngang dọc hai mươi tám vạn dặm. Nó quạt nước xuống,đến gặp phải rồng trứng, rồng thai, [646b01] rồng ẩm thấp,rồng hóa sinh, đều có thể bắt chúng. Khi nước biển chưahoàn lại, đã trở lên trên cây thiết xoa.
“Tỳ-kheonên biết, khi Long vương đang thừa sự Phật, chim cánh vàngkhông thể ăn thịt được. Vì sao vậy? Như Lai thường hànhbốn vô lượng tâm*, vì vậy cho nên chim không thể ăn rồng.Sao gọi là bốn vô lượng tâm? Là Như Lai thường hành tâmtừ, thường hành tâm bi, thường hành tâm hỷ, thường hànhtâm xả*. Này Tỳ-kheo, đó gọi là Như Lai thường có bốnvô lượng tâm này; có gân sức mạnh, dõng mãnh lớn, khôngthể ngăn và hoại được. Vì vậy, nên chim cánh vàng khôngthể ăn rồng. Cho nên các Tỳ-kheo phải hành tâm tứ vô lượng.
“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếulúc thiện tri thức bố thí, có bốn sự công đức. Sao gọilà bốn? Biết thời mà bố thí chứ không phải không biếtthời. Tự tay huệ thí không sai người khác. Bố thí thườngtrong sạch, chẳng phải không trong sạch. Bố thí thật vi diệu,không có vẩn đục. Thiện tri thức khi bố thí có bốn côngđức này. Cho nên, này các Tỳ-kheo, thiện nam tử, thiện nữnhân lúc bố thí nên đủ bốn công đức này. Do đủ côngđức này, được phước nghiệp lớn, được sự tịch diệtcủa cam lồ. Nhưng phước đức này không thể đo lường,nên nói sẽ có ngần phước nghiệp như vậy mà hư không khôngthể dung chứa hết. Giống như nước biển không thể đongđể nói là một hộc, nửa hộc, một lẻ[117], nửa lẻ. Nhưngphước nghiệp này không thể trần thuật đầy đủ. Như vậy,thiện nam tử, thiện nữ nhân đã tạo ra những công đứckhông thể kể, được phước nghiệp lớn, được cam lồtịch diệt, nên nói sẽ có ngần ấy phước đức như vậy.Cho nên, này Tỳ-kheo, thiện nam tử, thiện nữ nhân nên đủbốn công đức này.
“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”
Saukhi các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:
Mộtthời, đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Naycó bốn hạng người đáng kính, đáng quý, là ruộng phướcthế gian. Sao gọi là bốn? Là tùy tín hành[118], [646c01] tùypháp pháp,[119] thân chứng,[120] kiến đáo[121].
“Saogọi là người tùy tín hành? Hoặc có một người lãnh thọsự giáo giới của người khác, có tín tâm chí thiết, ýkhông nghi nan; có tín tâm nơi Như Lai Chí chơn, Đẳng chánhgiác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượngsĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhân sư, hiệu là Phật ThếTôn, cũng có tín nơi lời dạy của Như Lai, cũng có tín nơilời dạy của đồng phạm hạnh[122]; hằng có tín nơi lờingười khác, không tùy theo trí của mình. Đó gọi là ngườitrì tín.
“Saogọi là người tùy pháp hành? Ở đây, có người phân biệtở nơi pháp, không tin người khác; quán sát pháp rằng, ‘Cóchăng? Không chăng? Thật chăng? Hư chăng?’ Rồi người ấynghĩ thầm: ‘Đây là lời Như Lai, đây là lời đồng phạmhạnh*.’ Vì biết đây là pháp ngữ của Như Lai, người ấyliền phụng trì. Nếu là những lời của ngoại đạo, ngườiấy xa lìa. Đó gọi là người tùy pháp pháp.
“Saogọi là người thân chứng? Ở đây, có người tự thân tácchứng, cũng không tin người khác, cũng không tin lời Như Laivà, những ngôn giáo của các Tôn túc đã dạy lại cũng chẳngtin, chỉ theo tính mình mà chứng nhập.[123] Đó gọi là ngườithân chứng.
“Saogọi là người kiến đáo? Ở đây, có người đoạn ba kết,thành pháp bất thối chuyển Tu-đà-hoàn. Người ấy có kiếngiải này: ‘Có bố thí, có người nhận, có báo thiện ác,có đời này, có đời sau, có cha, có mẹ, có A-la-hán v.v.’Người ấy vâng lời dạy, tin vào tự thân tác chứng mà tựchứng nhập.[124]
Đógọi là, này Tỳ-kheo, có bốn hạng người này. Hãy niệmtrừ ba hạng người đầu. Hãy niệm tu pháp thân chứng.
“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[125]