Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Pháp

02/05/201113:07(Xem: 6917)
Bốn Pháp

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BAPHÁP
BỐNPHÁP

25.PHẨMTỨ ĐẾ

KINHSỐ 1[1]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Nêntu tập pháp bốn đế. Những gì là bốn? Thứ nhất là Khổđế, mà nghĩa không thể tận, nghĩa không thể cùng, thuyếtpháp vô tận. Thứ hai là Khổ tập đế, mà nghĩa không thểtận, nghĩa không thể cùng, thuyết pháp vô tận. Thứ ba làKhổ tận đế, mà nghĩa không thể tận, nghĩa không thể cùng,thuyết pháp vô tận. Thứ tư là Khổ xuất yếu đế, mà nghĩakhông thể tận, nghĩa không thể cùng, thuyết pháp vô tận.

“Thếnào là Khổ đế? Khổ đế, là khổ bởi sanh, khổ bởi già,khổ bởi bệnh, khổ bởi chết, khổ bởi buồn lo phiền não,khổ bởi oán ghét gặp nhau, khổ bởi ân ái bị chia lìa,khổ bởi những gì cầu mà không được, nói tóm lại làkhổ bởi năm thủ uẩn[2]. Đó gọi là sự thật về khổ.

“Thếnào là Khổ tập đế? Tập đế, là ái tương ưng với dục,tâm thường nhiễm đắm. Đó gọi là khổ tập đế.

“Thếnào là Khổ tận đế? Tận đế, là dục ái bị diệt tậnkhông còn tàn dư, không tái sanh khởi. Đó gọi là Khổ tậnđế.

“Thếnào là Khổ xuất yếu đế? Khổ xuất yếu, là tám phẩmđạo Hiền thánh. Nghĩa là chánh kiến, chánh tư duy, chánhngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánhtam-muội. Đó gọi là Khổ xuất yếu đế.

“Đógọi là, này Tỳ-kheo, có bốn đế này là thật hữu, khônghư dối, là điều mà Thế Tôn nói, cho nên gọi là đế. Trongcác loài chúng sanh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc,cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng,đã thành tựu bốn đế này, nên gọi là bốn đế.

“Đógọi là, này các Tỳ-kheo, có bốn đế mà do không giác trinên sống chết xoay vần mãi trong năm nẻo. Nay Ta do đạt đượcbốn đế này, từ bờ này đến bờ kia, thành tựu [631b01]nghĩa này, đoạn trừ cội gốc sinh tử, như thực biết rằngkhông còn tái sinh nữa.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Naycó pháp bốn đế,

Nếukhông như thật biết,

Luânhồi trong sinh tử,

Quyếtkhông được giải thoát.

Nhưnay có tứ đế,

Đãgiác, đã hiểu rõ,

Nênđoạn gốc sinh tử,

Cũngkhông còn tái sinh.

“Nếucó chúng bốn bộ nào không được đế này, không giác, khôngtri, sẽ đọa vào năm nẻo. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tìmcầu phương tiện thành tựu bốn đế này. Các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Cóbốn pháp này, lợi ích nhiều cho mọi người. Những gì làbốn? Pháp thứ nhất là nên gần gũi thiện tri thức. Thứhai là nên nghe pháp. Thứ ba là nên biết pháp. Thứ tư lànên phân minh pháp và pháp tướng. [3] Đó gọi là, nàyTỳ-kheo có bốn pháp này, lợi ích nhiều cho mọi người.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựubốn pháp này. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3[4]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo A-nan:

“Nếukhi Như Lai xuất hiện ở đời, khi ấy có bốn pháp vị tằnghữu[5] xuất hiện ở đời. Những gì là bốn? Các loài chúngsanh này bị nhiều đắm nhiễm. Nếu khi nói pháp không đắmnhiễm, chúng cũng vâng lãnh, niệm tưởng tu hành, tâm khôngxa lìa. Đó là pháp vị tằng hữu thứ nhất xuất hiện ởđời, nếu khi Như Lai xuất hiện ở đời, có bốn pháp vịtằng hữu này xuất hiện ở đời.

“Lạinữa, A-nan, chúng sanh này luôn luân chuyển không dừng trongnăm nẻo. Giả sử Ta muốn nói pháp, chúng cũng vâng lãnh,tâm không xa lìa. Nếu khi Như Lai xuất hiện ở đời, có phápvị tằng hữu thứ hai này xuất hiện ở đời.

“Lạinữa, A-nan, chúng sanh này thường ôm lòng kiêu mạn, khôngrời đầu mối tâm. Giả sử Ta nói pháp, chúng cũng vâng lãnh,tâm không xa [631c01] lìa. Này A-nan, chúng sanh này thường ômlòng kiêu mạn, không bỏ chốc lát nào. Giả sử khi Ta nóipháp, chúng cũng vâng lãnh. Đó gọi là pháp chưa từng cóthứ ba xuất hiện ở đời.

“Lạinữa, A-nan, chúng sanh này bị vô minh che kín. Giả sử khi Tanói pháp minh, chúng cũng vâng lãnh mà không quên mất. Lạinữa, này A-nan, nếu khi Ta nói pháp minh, vô minh này, mà tâmý chúng nhu hòa luôn thích tu hành; đó gọi là, này A-nan, khiNhư Lai xuất ở đời, có pháp vị tằng hữu thứ tư nàyxuất hiện ở đời.

“Nếulúc Như Lai[6] đang hiện tại, khi ấy có bốn pháp vị tằnghữu này xuất hiện ở đời. Cho nên, này A-nan, hãy phát tâmhoan hỷ hướng về Như Lai. A-nan, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4[7]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói về gánh nặng, cũng sẽ nói về người mang gánhnặng, cũng sẽ nói về nhân duyên của gánh nặng, và cũngsẽ nói về sự buông gánh nặng.[8] Các Tỳ-kheo, hãy lắngnghe, hãy lắng nghe, suy nghĩ kỹ. Nay Ta sẽ nói.”

CácTỳ-kheo thưa:

“Kínhvâng, Thế Tôn!”

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy như vậy. Thế Tôn bảo:

“Thếnào là gánh nặng? Đó là năm thủ uẩn. Những gì là năm?Sắc, thọ*, tưởng, hành, thức ấm. Đó gọi là gánh nặng.

“Thếnào là người mang gánh? Người mang gánh, đó là thân người,tự gì, tên gì, sinh như vậy, thức ăn như vậy, thọ khổlạc như vậy, tuổi thọ ngắn dài như vậy. Đó gọi là ngườimang gánh.

“Thếnào là nhân duyên của gánh nặng[9]? Nhân duyên của gánh nặng,đó là nhân duyên bởi ái trước câu hữu với dục, tâm khôngxa lìa.[10] Đó gọi là nhân duyên gánh.

“Thếnào là buông gánh nặng? Ái kia đã khiến bị diệt tận khôngcòn tàn dư, đã trừ, đã nhổ ra. Đó gọi là buông gánh nặng.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, nay Ta đã nói về gánh nặng, đã nói về nhânduyên của gánh nặng, đã nói về người mang gánh nặng, đãnói về buông gánh nặng. Những gì Như Lai cần làm, nay Tađã làm xong. Hãy ở dưới cây, chỗ nhàn tịnh, ngồi ngoàitrời, hằng niệm tọa thiền, chớ có buông lung.”

Bấygiờ Thế Tôn liền nói bài kệ:

Hãyniệm bỏ gánh nặng,

Chớtạo gánh mới nữa.

[631c29]Gánh là bệnh thế gian,

Buônggánh, lạc đệ nhất.

Áikết cũng đã trừ,

Phipháp hành cũng xả;

Vĩnhviễn xa ly đây,

Khôngcòn tái sinh nữa.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện buông xảgánh nặng. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóbốn loại sinh. Những là bốn? Sinh từ trứng, sinh từ thai,sinh từ ẩm, sinh từ hóa.[11]

“Thếnào là sinh từ trứng? Sinh ra từ trứng, các loại như gà,chim, quạ, bồ câu, khổng tước, rắn, cá, kiến; thảy đềulà sinh trứng. Đó gọi là sinh trứng.

“Thếnào là sinh từ thai? Người cùng súc sinh, đến loài vật haichân. Đó gọi là sinh từ thai.

“Thếnào là sinh từ nhân duyên[12]? Những con trùng được sinh từtrong thịt rữa, trùng trong nhà xí, trùng trong thây chết; thảyđều được gọi là sinh từ nhân duyên.

“Thếnào là sinh từ hóa? Đó là các loại trời, địa ngục, ngạquỉ, hoặc người, hoặc súc sanh. Đó gọi là sinh từ hóa.

“Đógọi là, này Tỳ-kheo, có bốn loại sinh này. Các Tỳ-kheo lìabỏ bốn loại sinh này, hãy tìm cầu phương tiện thành tựupháp bốn đế. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6[13]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Mục-kiền-liên ở Ca-lan-đa,trong vườn Trúc, thành La-duyệt.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

“Thếgian có bốn hạng người này. Những gì là bốn? Thứ nhất,người có kết tiềm phục; bên trong có kết mà không biếtnhư thật có.[14] Hoặc người có kết tiềm phục; bên trongcó kết mà biết như thật có. Hay người không có kết sửtiềm phục; bên trong không có kết mà không biết như thậtlà không có. Hoặc người không có kết sử tiềm phục; bêntrong không kết mà biết như thật là không có.

“CácHiền giả nên biết, hạng người thứ nhất có kết tiềmphục; bên trong có kết mà không biết; trong hai người cókết này, người này rất thấp hèn. Người thứ hai có kếttiềm phục; bên trong có kết mà biết như thật [632b01] có,người này thật là tối ưu. Người thứ ba không có kếttiềm phục; bên trong không có kết mà không biết như thật;trong hai người không có kết, người này rất là thấp hèn.Người thứ tư không có kết sử tiềm phục; bên trong khôngkết mà biết như thật; trong người không có kết, thì ngườinày là thật là đệ nhất.

«CácHiền giả, nên biết, thế gian có bốn hạng người này.»

Bấygiờ Tôn giả Mục-kiền-liên hỏi Xá-lợi-phất:

«Vìlý do gì người cùng có kết tiềm phục, mà một người thìthấp hèn, một người thì tối ưu? Lại vì lý do gì, hai ngườikhông kết tiềm phục này, một người thì thấp hèn, mộtngười thì tối ưu?»

Xá-lợi-phấtđáp:

«Ngườicó kết tiềm phục, không biết như thật bên trong có kết,người kia nghĩ thầm, ‘ta đang có tưởng tịnh.’ Ngườiấy tư duy có tưởng tịnh. Lúc đang có tưởng tịnh, tâmdục khởi. Khi tâm dục khởi, người ấy mạng chung với tâmtham dục, sân nhuế, ngu si. Người ấy đã không tìm cầu phươngtiện diệt tâm dục này, mà mạng chung với tâm sân nhuế,ngu si.

“Mục-liênnên biết, giống như có người đến chợ mua được đồđồng, bụi bặm bám bẩn, rất là bất tịnh. Người kia khôngtùy thời chịu lau chùi, không tùy thời rửa sạch, đồ đồngkia càng ngày càng thêm ố bẩn, rất là bất tịnh. Ngườithứ nhất này cũng như vậy, cáu bẩn bám theo, bên trong cókết mà không biết như thật. Người kia nghĩ thầm: ‘Ta sẽtư duy tưởng tịnh.’[15] Khi tư duy tưởng tịnh, tâm dụcsinh. Khi tâm dục sinh, không tìm cầu phương tiện diệt tâmdục này, người ấy mạng chung với tâm tham dục, sân nhuế,ngu si.

“Ngườithứ hai kia có kết tiềm phục, mà biết như thật bên trongcó kết. Người ấy nghĩ: ‘Nay ta sẽ xả bỏ tưởng tịnh,tư duy tưởng bất tịnh.’ Người kia xả bỏ tưởng tịnh,tư duy tưởng bất tịnh. Khi tư duy tưởng bất tịnh, tâmdục không sinh, tìm cầu phương tiện chứng đắc những gìchưa chứng đắc, đạt được những gì chưa đạt được,thành tựu những gì chưa thành tựu, bèn không còn tham dục,sân nhuế, ngu si. Người ấy mạng chung mà không có kết.

“Giốngnhư có người từ trong chợ mua được đồ đồng dính bámbụi bẩn. Người kia tùy thời lau chùi, tẩy rửa sạch sẽ.Người này cũng như vậy, có kết tiềm phục, mà biết nhưthật bên trong có kết. Người này liền bỏ tưởng tịnh,tư duy tưởng bất tịnh. Khi tư duy tưởng bất tịnh, ngườiấy tìm cầu phương tiện chứng đắc những gì chưa chứngđắc, đạt được những gì chưa đạt được, [632b29] tácchứng những gì chưa tác chứng. Người này mạng chung vớitâm không dục, không sân nhuế, không ngu si. Này Mục-liên,đó gọi là có hai hạng người có kết tiềm phục này, mộtngười hèn hạ, một người tối ưu.”

Mục-liênnói:

“Lạivì lý do gì khiến hai hạng người không có kết tiềm phụcnày, một người hèn hạ, một người lại tối ưu?”

Xá-lợi-phấtnói:

“Hạngngười thứ ba không có kết tiềm phục kia, mà không biếtnhư thật bên trong không có kết. Người ấy không tự tưduy rằng: ‘Ta tìm cầu phương tiện chứng đắc những gìchưa chứng đắc, đạt được những gì chưa đạt được,tác chứng những gì chưa tác chứng.’ Người kia mạng cungvới tâm bị trói buộc bởi dục, sân nhuế, ngu si.

“Giốngnhư có người đến chợ mua đồ đồng không[16] bị dínhbụi bẩn, nhưng không tùy thời lau chùi, cũng không tùy thờitẩy rửa. Người thứ ba này cũng như vậy, không có kếttiềm phục, mà không biết như thật bên trong không kết, cũngkhông học điều này: ‘Ta nên tìm cầu phương tiện diệttrừ các kết này.’ Người ấy mạng chung với tâm tham dục,sân nhuế, ngu si.

“Hạngngười thứ tư không câu hữu với kết, mà biết như thậtbên trong không kết. Người kia tự tư duy tìm cầu phươngtiện chứng đắc những gì chưa chứng đắc, đạt đượcnhững gì chưa đạt được, tác chứng những gì chưa tácchứng. Người kia mạng chung mà không có kết này.

“Giốngnhư có người đến chợ mua được đồ đồng tốt, rấtlà tinh sạch, lại thêm tùy thời chăm sóc lau rửa đồ này.Bấy giờ, đồ kia lại càng sạch đẹp. Người thứ tư nàylại cũng như vậy, không có kết tiềm phục, biết như thậtbên trong không kết. Người kia tự tư duy tìm cầu phươngtiện chứng đắc những gì chưa chứng đắc, đạt đượcnhững gì chưa đạt được, tác chứng những gì chưa tácchứng. Người kia thân hoại mạng chung không có kết sử thamdục, sân nhuế, ngu si. Này Mục-liên, đó gọi là có hai hạngngười này, không có kết tiềm phục, (mà biết nó như thậtbên trong không kết,)[17] nhưng một người thì cao quí, mộtngười thì hèn hạ.”

Bấygiờ, Tôn giả Mục-liên hỏi Xá-lợi-phất:

“Vìsao gọi là kết[18]?”

Xá-lợi-phấtnói:

“Mục-liên,nên biết, pháp ác bất thiện, khởi các tà kiến, đó gọilà kết.[19]

“Hoặclại có người nghĩ như vầy, ‘Mong Như Lai hỏi nghĩa ta trước,sau đó mới nói pháp cho các Tỳ-kheo. Chứ Như Lai không hỏinghĩa Tỳ-kheo khác, mà nói pháp cho các Tỳ-kheo.’ Nhưng lạicó lúc Thế Tôn nói với Tỳ-kheo khác mà thuyết pháp, chứkhông nói với Tỳ-kheo kia. (Người ấy bèn nghĩ)[20] [633a01]‘Như Lai thuyết pháp. Nhưng Như Lai không nói với ta mà lạithuyết pháp cho các Tỳ-kheo.’ Do vậy, hoặc có bất thiện,hoặc có tham dục. Đã có bất thiện lại có tham dục, cảhai đều bất thiện.[21]

“Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ như vầy: ‘Mong khi vào thôn khấtthực ta thường đi phía trước các Tỳ-kheo. Chớ để Tỳ-kheokhác đi phía trước các Tỳ-kheo khi vào thôn khất thực.’Nhưng có lúc Tỳ-kheo khác đi phía trước khi vào thôn khấtthực, không để Tỳ-kheo kia đi phía trước các Tỳ-kheo khivào thôn khất thực. (Tỳ-kheo ấy bèn nghĩ:) ‘Ta không điphía trước Tỳ-kheo khi vào thôn khất thực.’ Đã có bấtthiện, lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

“Mục-liên,nên biết, hoặc có lúc Tỳ-kheo nghĩ như vầy: ‘Mong ta ngồiphía trước Tỳ-kheo, nhận nước trước, được thức ăntrước; chớ để Tỳ-kheo khác ngồi trước Tỳ-kheo, nhậnnước trước, được thức ăn trước.’ Nhưng lại có Tỳ-kheokhác ngồi phía trước Tỳ-kheo, nhận nước trước, đượcthức ăn trước, không để Tỳ-kheo kia ngồi trước các Tỳ-kheo,nhận nước trước, được thức ăn trước. (Tỳ kheo ấybèn nghĩ:) ‘Ta không ngồi phía trước Tỳ-kheo; không nhậnnước trước, không được thức ăn trước.’ Đã có bấtthiện lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

“Hoặclại có lúc Tỳ-kheo nghĩ như vầy: ‘Mong khi ăn xong, ta nóipháp cho đàn việt. Chớ để Tỳ-kheo khác nói pháp cho đànviệt sau khi ăn xong.’ Nhưng có lúc Tỳ-kheo khác nói phápcho đàn việt sau khi ăn xong, chứ không để cho Tỳ-kheo kianói pháp cho đàn việt sau khi ăn xong. (Tỳ-kheo ấy bèn nghĩ:)“Ta không được thuyết pháp cho đàn việt sau khi ăn xong.’Đã có bất thiện lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

“Hoặclại có lúc, Tỳ-kheo nghĩ như vầy: ‘Mong ta đến nói phápcho trưởng giả, bà-la-môn ở trong vườn.[22] Chớ để choTỳ-kheo khác đến nói pháp cho trưởng giả, bà-la-môn ởtrong vườn. Nhưng có lúc Tỳ-kheo khác đến trong vườn nóipháp cho trưởng giả, bà-la-môn, không để Tỳ-kheo ấy đếntrong vườn nói pháp cho trưởng giả, bà-la-môn. (Tỳ kheo ấybèn nghĩ:) ‘Ta không đến trong vườn nói pháp cho trưởnggiả, bà-la-môn.’ Đã có bất thiện, lại có tham dục, cảhai đều bất thiện.

“Hoặccó lúc Tỳ-kheo nghĩ như vầy: ‘Nay ta phạm giới. Cầu mongcác Tỳ-kheo không biết ta phạm giới.’ Nhưng lại có lúcTỳ-kheo kia phạm giới, mà các Tỳ-kheo biết Tỳ-kheo này phạmgiới. Đã có bất thiện lại có tham dục, cả hai đều [633b01]bất thiện.

“Hoặccó lúc Tỳ-kheo nghĩ như vầy: ‘Nay ta phạm giới. Chớ đểTỳ-kheo khác nói rằng ta phạm giới.’ Nhưng lại có lúc,Tỳ-kheo ấy phạm giới, Tỳ-kheo khác nói Tỳ kheo ấy phạmgiới. (Tỳ-kheo ấy nghĩ rằng:) ‘Các Tỳ-kheo khác nói taphạm giới.’ Đã có bất thiện lại có tham dục, cả haiđều bất thiện.

“Hoặclại có lúc Tỳ-kheo kia nghĩ như vầy: ‘Nay ta phạm giới.Mong Tỳ-kheo thanh tịnh nói với ta; không để Tỳ-kheo khôngthanh tịnh nói với ta.’[23] Nhưng lại có lúc Tỳ-kheo khôngthanh tịnh nói Tỳ-kheo kia rằng Tỳ-kheo kia phạm giới. Đãcó bất thiện lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

“Hoặccó lúc Tỳ-kheo nghĩ như vầy: ‘Nay ta phạm giới, nếu cóTỳ-kheo nào nói với ta, nên ở nơi khuất kín, không ở giữađại chúng.’ Nhưng lại có lúc, Tỳ-kheo kia phạm giới, bịnói tội ở giữa đại chúng, không ở nơi khuất kín. Đãcó bất thiện lại có tham dục, cả hai đều bất thiện.

«Mục-liên,nên biết, gốc của các pháp này khởi dậy các hành vi này,gọi là kết sử.

“Mục-liên,lại nên biết, những ai trong chúng bốn bộ mà phạm các hànhvi, mọi người đều nghe, đều biết phạm, tuy người đócó nói rằng tôi hành a-lan-nhã, sống ở nơi nhàn tịnh, vàngay dù có khoác y năm mảnh, thường hành khất thực khônglựa giàu nghèo, đi không thô tháo, qua lại, đi dừng, nằmngồi, động tịnh, nói năng, im lặng. Nhưng Tỳ-kheo ấy lạinghĩ như vầy: ‹Mong Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-tư,các vị phạm hạnh luôn đến cung kính cúng dường ta.› Tỳ-kheoấy tuy có nghĩ vậy, song cũng không được chúng bốn bộtùy thời cung kính cúng dường. Vì sao? Vì Tỳ-kheo kia có ác,bất thiện hành chưa được trừ, mà mọi người đều thấy,đều nghe, đều niệm, đều biết. Giống như người có đồđồng thật sạch sẽ; lại đựng đầy đồ bất tịnh trongbình đồng, rồi dùng đồ khác phủ lên rồi mang đi vào quốcgiới. Mọi người thấy hỏi người kia rằng: ‹Anh mang vậtgì vậy? Chúng tôi muốn được thấy qua.› Khi ấy mọi ngườivốn đã đói kém, kêu lên rằng: ‹Ồ! Đây là đồ ăn thứcuống ngon.› Rồi họ mở nắp đậy ra, mọi người đềutrông thấy đồ bất tịnh. Ở đây, Tỳ-kheo cũng lại nhưvậy. Tuy có hành a-lan-nhã, tùy thời khất thực, mặc y nămmảnh, chánh thân chánh ý, buộc niệm ở trước. Người ấytuy có ý nghĩ này: ‹Mong sao các vị phạm hạnh tùy thờiđến cung kính cúng dường.’ Nhưng [633c01] các vị phạm hạnhlại không tùy thời cung kính cúng dường. Vì sao? Vì Tỳ-kheokia có pháp ác, bất thiện, kết sử, mà chưa diệt tận.

«Mục-liên,nên biết, những Tỳ-kheo nào không có pháp ác, bất thiện;kết sử đã diệt tận, mà mọi người đều thấy, đềunghe, đều niệm, đều biết; vị ấy dù sống bên thành ấpcũng vẫn là người trì pháp. Hoặc được người thỉnh mời,hoặc nhận được sự cúng dường của các gia chủ. NhưngTỳ-kheo ấy không có tưởng tham dục này. Khi ấy chúng bốnbộ và các đồng phạm hạnh đều đến cúng dường. Vì sao?Vì hành vi của Tỳ-kheo kia thanh tịnh, mà mọi người đềuthấy, đều nghe, đều niệm, đều biết.

“Giốngnhư người có bình đồng tốt, đựng đầy đồ ăn thứcuống, mùi vị rất thơm, lại lấy nắp đậy lên, rồi mangđi vào quốc giới. Mọi người thấy, hỏi người kia rằng:‹Đây là vật gì? Chúng tôi muốn được xem qua.’ Rồi sauđó mở ra xem, thấy đồ ăn thức uống, cùng lấy ăn. Ởđây cũng như vậy, Tỳ-kheo được thấy, được nghe, đượcniệm, được biết, tuy đi ở bên thành ấp nhận sự cúngdường của gia chủ, nhưng không nghĩ: ‹Mong sao các đồngphạm hạnh đến cúng dường.’ Tuy vậy, các đồng phạmhạnh đều đến cung kính cúng dường. Vì sao? Vì Tỳ-kheokia có ác bất thiện hành đã được tận trừ. Cho nên, Mục-liêndo các hành này, nên gọi là kết sử.”
Bấygiờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên khen:

“Lànhthay, lành thay, Xá-lợi-phất! Sự việc như vầy. Xưa kia tôitrú tại Ca-lan-đà, trong Trúc lâm, thành La-duyệt này; đếngiờ, tôi khóac y ôm bát vào thành La-duyệt khất thực, đếnnhà thợ làm xe kia, đứng im lặng ở ngoài cửa. Lúc ấy,người thợ kia tay cầm búa đẽo gỗ. Bấy giờ lại có ngườithợ già, có chút việc đến nhà người thợ này. Khi ngườithợ kia đang sửa bản gỗ thì người thợ già này nảy sinhý nghĩ: ‹Người thợ trẻ đẽo gỗ này như ý ta chăng?›Nay ta phải xem qua. Lúc ấy, những chỗ không vừa ý ngườithợ kia đã được người thợ này đẽo hết. Người thợgià kia rất lấy làm hoan hỷ, nghĩ rằng: ‹Hay thay, hay thay!Bạn đẽo gỗ thật là vừa ý ta.› Ở đây cũng như vậy,các Tỳ-kheo mà tâm không nhu hòa, bỏ hạnh Sa-môn, ôm lònggian ngụy, không theo pháp Sa-môn, tánh hạnh thô tháo, khôngbiết tàm quý, mặt trơ chịu nhục mà làm hành vi thấp hèn,không có dũng mãnh, hoặc hay quên lãng nhiều, không nhớ nhữnggì đã làm, tâm ý không định, hành động [634a01] nhầm lẫn,các căn không định; nhưng vị ấy nay được Tôn giả Xá-lợi-phấtquán sát tánh hạnh mà sửa chữa.

«Cónhiều vị thiện gia nam tử, do lòng tin kiên cố, xuất giahọc đạo, rất cung kính giới, không bỏ pháp Sa-môn Hiềnthánh, không có huyễn ngụy, không hành thô tháo, tâm ý nhuhòa, nói luôn nở nụ cười, không tổn thương ý người,tâm thường nhất định, không có thị phi, các căn không loạn;những vị ấy nghe Tôn giả Xá-lợi-phất nói xong, liền tựvâng lãnh, cũng không để quên sót.

“Giốngnhư, hoặc có người nam hay người nữ nào xinh đẹp vô song,tự tắm gội, mặc y phục mới, dùng hương thoa người. Lạicó người đem hoa ưu-bát đến tặng cho. Người kia đượchoa, liền đội lên đầu, vui mừng hớn hở không tự chếđược. Ở đây cũng lại như vậy, nếu có vị thiện gianam tử nào, do lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo, đốivới giới cung kính, không để mất pháp Sa-môn, không có huyễnngụy, không hành thô tháo, tâm ý nhu hòa, nói luôn nở nụcười, không tổn thương ý người, tâm thường nhất định,không có thị phi, các căn không loạn. Người ấy nghe Tôngiả Xá-lợi-phất nói những lời này rồi, lòng thật vuimừng không tự chế được, mà vâng lãnh lời dạy này. Nhưvậy, Ngài nói giáo pháp này cho các vị thiện gia nam tử.»

CácHiền giả mỗi người sau khi nghe những gì đã được nói,hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Cóbốn loại trái này.[24] Những gì là bốn? Hoặc có trái sốngmà tựa chín, hoặc có trái chín mà tựa sống, hoặc có tráichín mà tựa chín, hoặc có trái sống mà tựa sống. Đó là,này Tỳ-kheo thế gian có bốn loại trái này. Cũng lại nhưvậy, thế gian có bốn hạng người này. Thế nào là bốn?Hoặc có người sống mà giống chín, hoặc có người chínmà giống sống, hoặc có người chín mà giống chín, hoặccó người sống mà giống sống.

«Thếnào là người sống mà giống chín? Hoặc có người qua lại,đi bước không hành thô tháo. Mắt nhìn ngó phải thuận theopháp giáo. Đắp y, mang bát cũng lại theo pháp. Bước đi, nhìnxuống đất, không liếc nhìn hai bên. Nhưng lại phạm giới,không theo chánh hạnh; thật chẳng phải sa-môn mà giống sa-nôm;không hành phạm hạnh mà tự nói hành phạm hạnh; bại hoạiChánh pháp; là loại mà rễ đã mục. Người này [634b01] gọilà sống mà giống chín.[25]

«Thếnào là người chín mà giống sống? Hoặc có Tỳ-kheo tánhhạnh có vẻ quê mùa, nhìn ngó không ngay, cũng không đi đúngtheo pháp, hay liếc ngó hai bên. Nhưng lại tinh tấn nghe nhiều,tu hành pháp thiện, thường giữ giới luật, không mất oainghi, thấy điều phi pháp tí ti liền ôm lòng sợ hãi. Ngườinày gọi là chín mà giống sống.

«Thếnào là người sống mà giống sống? Hoặc có Tỳ-kheo khônggiữ giới cấm, không biết lễ tiết bước đi, cũng lạikhông biết ra vào đi lại, cũng lại không biết đắp y, mangbát, các căn thác loạn, tâm đắm trước sắc, thanh, hương,vị, xúc, pháp. Người ấy phạm giới cấm, không hành Chánhpháp, không là sa-môn mà giống sa-môn, không hành phạm hạnhmà giống phạm hạnh; là người mà rễ đã mục không thểcứu chữa. Người này gọi là sống mà giống sống.

«Thếnào là người chín mà giống chín? Hoặc có Tỳ-kheo giữ gìngiới cấm, ra vào, đi bước, không mất thời tiết, nhìn ngókhông mất oai nghi, lại rất tinh tấn tu hành pháp thiện, mọioai nghi lễ tiết đều thành tựu, thấy điều phi pháp títi liền ôm lòng sợ hãi huống chi là to lớn. Người này gọilà chín mà giống chín.

«NàyTỳ-kheo, đó gọi là thế gian có (bốn) hạng người như bốnloại trái này. Hãy học người quả chín. Này các Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.»

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Hômnay, không trung có gió lốc xoáy. Nếu như có con chim nào lạibay đến đó, như ô thước, hồng hộc, gặp gió này thì đầu,não, lông cánh, mỗi thứ mỗi nơi. Ở đây, một Tỳ-kheo cũnglại như vậy, bỏ giới cấm rồi sống đời bạch y. Khi ấy,sáu vật tùy thân như ba y, bình bát, ống đựng kim, v.v..,thuộc mỗi thứ ở mỗi nơi, giống như gió lốc xoáy thổichết chim kia. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tu hành phạm hạnh.Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.»

Saukhi nghe những gì đức Phật dạy, các Tỳ-kheo hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Tỳ-kheonên biết, có bốn loại chim này. Những gì là bốn? Hoặccó chim tiếng hót hay mà hình thì xấu. Hoặc có chim hình [634c01]đẹp, mà tiếng hót thì dở. Hoặc có chim tiếng hót dở màhình cũng xấu. Hoặc có chim hình đẹp, tiếng hót cũng hay.

«Thếnào là chim có tiếng hót hay mà hình thì xấu? Đó là chimcâu-sí-la.[26] Chim này tiếng hay mà hình thì xấu.

«Thếnào là chim hình đẹp mà tiếng hót dở? Đó là chim chí.[27]Chimnày có hình đẹp mà tiếng hót dở.

«Thếnào là chim có tiếng hót dở mà hình thì đẹp? Đó là chimcú. Chim này có tiếng hót dở hình cũng xấu.

«Lạicó chim gì tiếng hót hay hình cũng đẹp? Đó là chim công.Chim này có tiếng hót hay hình cũng đẹp.

«Tỳ-kheo,đó gọi là có bốn loại chim này, mà mọi người đều biết.Ở đây cũng vậy, thế gian cũng có bốn hạng người nhưchim, mà mọi người đều biết.

«Nhữnggì là bốn? Ở đây, hoặc có Tỳ-kheo nhan sắc đoan chánh,ra vào đi lại, đắp y mang bát, co duỗi, cúi ngước, oai nghithành tựu, nhưng lại không thể đọc tụng được nhữngpháp mà khoảng đầu thiện, giữa thiện, cuối thiện; khôngthể vâng lãnh giáo pháp, cũng lại không thể khéo đọc tụng.Đó là người này có hình đẹp mà tiếng không hay.

«Lạicó những người nào mà tiếng hay nhưng hình xấu? Hoặc cóTỳ-kheo, ra vào, đi lại, co duỗi, cúi ngước, đắp y mangbát, mà không thành tựu oai nghi; nhưng hằng thích nói rộng.Người ấy lại siêng năng trì giới, nghe pháp, có khả năngbiết những điều học, nghe nhiều những pháp mà khoảng đầuthiện, giữa thiện, cuối thiện, nghĩa lý sâu xa, tu phạmhạnh đầy đủ. Hơn nữa, đối pháp kia, khéo thọ trì, khéođọc tụng. Người này gọi là có tiếng hay mà hình xấu.

«Lạicó những người nào có tiếng dở mà hình cũng xấu? Hoặccó người phạm giới, không siêng năng, không nghe nhiều, nhữnggì đã nghe liền quên. Cần phải đầy đủ phạm hạnh ởtrong pháp này, nhưng người không vâng lãnh. Người này gọilà tiếng dở mà hình cũng xấu.

«Lạicó những người nào có tiếng hay, hình cũng đẹp? Hoặc cóTỳ-kheo tướng mạo đoan chánh, ra vào, đi lại, đắp y, mangbát, không nhìn ngó hai bên; rồi lại siêng năng tu hành thiệnpháp, giới luật đầy đủ, thấy điều phi pháp nhỏ cònluôn ôm lòng sợ hãi huống nữa là lớn, cũng lại nghe nhiều,ghi nhận không quên; lại tu hành tốt đẹp những pháp màkhoảng đầu thiện, giữa thiện, cuối thiện. Người ấykhéo thọ trì, đọc tụng pháp như vậy. Pháp như vậy khéođọc tụng. Người này gọi là tiếng hay thân cũng đẹp.

«Đógọi là thế gian có bốn hạng người này ở đời, mà mọingười đều biết. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy học tiếnghay, hình cũng đẹp. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.»

Saukhi nghe những gì đức Phật dạy, các Tỳ-kheo hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Cóbốn loại mây.[28] Những gì là bốn? Hoặc có mây, sấm màkhông mưa. Hoặc có mây, mưa mà không sấm. Hoặc có mây, vừamưa vừa sấm. Hoặc có mây cũng không mưa cũng không sấm.Đó gọi là bốn loại mây.

«Thếgian có bốn hạng người giống như mây. Những gì là bốnhạng người? Hoặc có Tỳ-kheo sấm mà không mưa. Hoặc cóTỳ-kheo mưa mà không sấm. Hoặc có Tỳ-kheo cũng không mưacũng khộng sấm. Hoặc có Tỳ-kheo cũng mưa cũng sấm.

«Thếnào là Tỳ-kheo sấm mà không mưa? Hoặc có Tỳ-kheo lớn tiếngtập tụng Khế kinh, Kỳ dạ, Thọ quyết, Kệ, Bổn mạt, Nhânduyên, Dĩ thuyết, Sanh kinh, Tụng, Phương đẳng, Vị tằnghữu pháp, Thí dụ; những pháp như vậy khéo đọc tụng, khôngmất nghĩa nó, nhưng không rộng nói pháp cho người khác. Ngườinày gọi là sấm mà không mưa.[29]

«Thếnào là Tỳ-kheo mưa mà không sấm? Hoặc có Tỳ-kheo có tướngmạo đoan chánh, oai nghi ra vào, đi lại, tới dừng đều biếttất cả, tu tất cả pháp thiện không mảy may để mất; songkhông nghe nhiều, cũng không lớn tiếng đọc tụng, lại khôngtu hành Khế kinh, Kỳ dạ, Thọ quyết, Kệ, Bổn mạt, Nhânduyên, Thí dụ, Sanh kinh, Phương đẳng, Vị tằng hữu pháp,song theo người khác vâng lãnh cũng không quên mất, thích cùngtheo với thiện tri thức. Nhưng cũng thích nói pháp cho ngườikhác. Người này gọi là mưa mà không sấm.[30]

«Thếnào là Tỳ-kheo cũng không mưa cũng lại không sấm? Hoặc cóngười tướng mạo không đoan chánh, oai nghi ra vào, đi lại,tiến dừng tất cả đều thiếu sót, không tu các pháp thiện,mà lại không nghe nhiều, cũng không lớn tiếng đọc tụng,lại không tu hành Khế kinh cho đến Phương đẳng, cũng lạikhông vì người khác nói pháp. Người này gọi là cũng khôngmưa cũng không sấm.

«Thếnào là Tỳ-kheo cũng mưa cũng sấm? Hoặc có người tướngmạo đoan chánh, oai nghi ra vào, đi lại, tiến dừng biết rõtất cả, ưa thích học vấn, những gì đã nhận không quên,cũng thích nói pháp cho người khác. Khuyến khích người kháckhiến họ vâng lãnh. Người này gọi là cũng sấm cũng mưa.

«Tỳ-kheo,đó gọi là thế gian có bốn hạng người này. Cho nên, Tỳ-kheohãy học điều này.»

Saukhi nghe những gì đức Phật dạy, các Tỳ-kheo hoan hỷ phụnghành.

Kệtóm tắt:

Đế,nhiêu ích, A-nan,

Gánhnặng, bốn sanh, kết;

Bốnquả, gió lốc xoáy,

Bốnchim, sấm sau cùng.[31]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com