HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)
KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Tựquy có ba đức. Những gì là ba? Đó là quy y Phật là đứcthứ nhất; quy y Pháp là đức thứ hai; [602a01] quy y Tăng làđức thứ ba.[1]
“Saogọi là đức quy y Phật? Trong các loại chúng sanh hai chân,bốn chân, nhiều chân; hoặc có sắc, không sắc; hoặc cótưởng, không tưởng; cho đến trên trời Nê-duy-tiên,[2] trongđó, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng không ai có thểsánh bằng. Như từ bò được sữa; từ sữa được lạc;từ lạc được tô, từ tô được đề-hồ.[3] Song ở trongđó đề-hồ lại tối tôn, tối thượng, không gì có thểsánh bằng. Đây cũng như vậy, trong các loại những chúngsanh hai chân, bốn chân, nhiều chân; hoặc có sắc, không sắc;hoặc có tưởng, không tưởng; cho đến trên Nê-duy-tiên thiên,trong đó, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng, không ai cóthể sánh bằng. Những chúng sanh nào phụng thờ Phật, đógọi là phụng thờ đức thứ nhất. Đã được đức thứnhất, liền hưởng phước trời ngay trong loài người. Đâygọi là đức thứ nhất.
“Saogọi là đức tự quy y Pháp? Các pháp hữu lậu, vô lậu, hữuvi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận, Niết-bàn; trong cácpháp đó, pháp Niết-bàn là tối tôn, tối thượng, không phápnào có thể sánh bằng. Như từ bò được sữa; từ sữa đượclạc; từ lạc được tô; từ tô được đề-hồ. Song trongđó đề-hồ lại là tối tôn, tối thượng, không gì cóthể sánh bằng. Đây cũng như vậy, các pháp hữu lậu, vôlậu, hữu vi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận, Niết-bàn.Song ở trong các pháp đó, pháp Niết-bàn là tối tôn tốithượng, không pháp nào có thể sánh bằng. Chúng sanh nào phụngthờ Pháp, đó gọi là phụng thờ đức thứ nhất. Đã đượcđức thứ nhất, liền hưởng phước trời ở ngay trong loàingười. Đây gọi là đức thứ nhất.
“Saogọi là đức tự quy y Thánh chúng? Trong các đại chúng, đạitụ tập, trong các loại hữu hình, trong các chúng sanh, trongcác chúng ấy, Chúng Tăng của Như Lai là tối tôn, tối thượng,không chúng nào có thể sánh bằng. Như từ bò được sữa;từ sữa được lạc; từ lạc được tô; từ tô được đề-hồ.Song trong đó đề-hồ lại là tối tôn, tối thượng, khônggì có thể sánh bằng. Đây cũng như vậy, trong các đạichúng, đại tụ tập, trong các loại hữu hình, trong các chúngsanh trong các chúng ấy, Chúng Tăng của Như Lai là tối tôn,tối thượng, không chúng nào có thể sánh bằng. Đó gọilà phụng thờ đức thứ nhất. Đã được đức thứ nhất,liền hưởng phước trời trong loài người. Đây gọi là đứcthứ nhất.
Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:
[602b01]Thứnhất tôn thờ Phật,
Tốitôn không gì hơn.
Kếlại tôn thờ Pháp
Vôdục, không dính trước.
Kínhphụng Chúng Hiền Thánh,
Làruộng phước tốt nhất.
Ngườiđó trí bậc nhất,
Thọphước ở trước hết.[4]
Nếuở trong trời người,
Thủlãnh trong các chúng.
Ngồitrên chỗ vi diệu;
Tựnhiên thọ cam lồ;
Thânmặc y bảy báu;
Đượcngười đời tôn kính.
Giớithành tựu bậc nhất;
Cáccăn không khuyết mất;
Cũngđược biển trí huệ;
Dầnđến niết-bàn giới.
Aicó ba quy nầy
Đếnđạo cũng không khó.
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóba phước nghiệp nầy.[5] Sao gọi là ba? Thí là phước nghiệp,bình đẳng là phước nghiệp, tư duy là phước nghiệp.
“Saogọi thí là phước nghiệp? Nếu có một người mở lòng bốthí Sa-môn Bà-la-môn, người bần cùng, người cô độc, ngườilang thang; ai cần thức ăn cho thức ăn, cần nước uống chonước uống, quần áo, đồ ăn thức uống, gường chiếu,ngọa cụ, thuốc trị bệnh, hương hoa, ngủ nghỉ, tùy theonhu cầu không gì luyến tiếc. Đây gọi là nghiệp phướcbố thí.
“Saogọi là bình đẳng[6] là phước nghiệp? Nếu có một ngườikhông sát sanh, không trộm cắp, thường biết tàm quý, khôngnảy tưởng ác. Cũng không trộm cắp, ưa ban thí cho người,không có tâm tham lam keo kiết, lời nói hòa nhã không tổnthương lòng người. Cũng không gian dâm vợ người, tự tuphạm hạnh, tự đủ với sắc mình. Cũng không vọng ngữ,thường nghĩ chí thành, không lời dối trá, được ngườiđời tôn kính, không có thêm bớt. Cũng không uống rượu,luôn biết tránh xa loạn động.
“Lạirải tâm từ trải khắp một phương, hai phương, ba phương,bốn phương cũng như vậy; tám phương trên dưới, trải khắptrong đó, vô lượng, vô hạn, không thể cùng, không thể tínhkể; rải tâm từ này phủ khắp tất cả, mong cho được anổn.
“Lạirải tâm bi, hỷ, xả* trải khắp một phương, hai phương,ba phương, bốn phương cũng như vậy; tám phương trên dưới,tất khắp trong đó, vô lượng, vô hạn, [0602c01] không thểtính kể; rải tâm bi, hỷ, xả nầy tất khắp trong đó. Đógọi là bình đẳng là phước nghiệp.
“Saogọi tư duy[7] là phước nghiệp? Ở đây, Tỳ-kheo tu hành niệmgiác chi, y vô dục, y viễn ly,[8] y diệt tận, y xuất yếu;tu trạch pháp giác chi, tu hỷ* giác chi, tu khinh an* giác chi,tu định giác chi, tu xả* giác chi; y vô dục, y viễn ly, y diệttận, y xuất yếu. Đó gọi tư duy là phước nghiệp. Nhưvậy Tỳ-kheo, có ba phước nghiệp này.”
Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Bốthí và bình đẳng
Từtâm, xả*, tư duy
Cóba xứ sở [9] nầy
Đượcngười trí gần gũi.
Đờinầy thọ báo kia,
Trêntrời cũng như vậy.
Duyêncó ba xứ này
Sanhthiên ắt không nghi.
“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện cầu ba xứ* nầy.Các Tỳ-kheo, hãy học tập điều nầy như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóba nhân duyên thức đến thọ thai.[10] Những gì là ba? Ở đây,Tỳ-kheo, mẹ có dục ý, cha mẹ hội hợp ở một chỗ vàcùng ngủ chung, nhưng thức bên ngoài chưa đến kịp lúc thìchẳng thành thai. Nếu thức muốn đến, nhưng cha mẹ khônghội hợp một chỗ, chẳng thành thai. Nếu người mẹ khôngdục, dù cha mẹ hội hợp một chỗ, nhưng lúc đó dục ýcủa cha thạnh mà mẹ thật không ân cần, chẳng thành thai.Nếu cha mẹ cùng hợp một chỗ, dục ý của mẹ thạnh màcha thật không ân cần, chẳng thành thai. Nếu cha mẹ cùnghợp một chỗ, cha mắc bệnh phong, mẹ mắc bệnh lãnh,chẳng thành thai. Nếu khi cha mẹ cùng hợp một chỗ, mẹbị bệnh phong, cha bị bệnh lãnh, chẳng thành thai. Nếu cókhi cha mẹ hợp một chỗ, nhưng chỉ riêng thân cha thủy khínhiều, mẹ không có chứng này, chẳng thành thai. Nếu khicha mẹ cùng hợp một chỗ, tướng cha có con, tướng mẹkhông con, chẳng thành thai. Nếu khi cha mẹ [603a01] cùnghợp một chỗ, tướng mẹ có con, tướng cha không con,chẳng thành thai. Nếu khi tướng cha mẹ đều không con,chẳng thành thai. Nếu có khi thần thức đến thai, màcha đi vắng, chẳng thành thai. Nếu khi cha mẹ đáng hợpmột chỗ, nhưng mẹ đi xa, không có mặt, không có thai. Nếucó lúc cha mẹ đáng hợp một chỗ, nhưng người cha gặp bệnhnặng, khi thần thức đến, chẳng thành thai. Nếu chamẹ đáng hợp một chỗ, thần thức có đến, song ngườimẹ mắc bệnh nặng, chẳng thành thai. Nếu có lúc chamẹ nên hợp một chỗ, thần thức đến, nhưng cha mẹđều mắc bệnh, chẳng thành thai.
“Lạinữa, Tỳ-kheo, nếu cha mẹ hợp ở một chỗ, cha mẹ khôngchứng tật gì, thần thức đến, tướng cha mẹ đềucó con, đây thành thai. Đó gọi là có ba nhân duyên thứcđến thọ thai. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm phươngtiện đoạn dứt ba nhân duyên.
“Nàycác Tỳ kheo, hãy học tập điều nầy như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, Thê tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếucó chúng sanh muốn khởi từ tâm, có ý chí tín, vâng phụcphụng sự cha mẹ, anh em, tông tộc, gia thất, bè bạn tri thức,nên an lập những người này trên ba xứ khiến không di động.[11]Những gì là ba? Khiến họ phát tâm hoan hỷ đối với NhưLai[12], tâm không di động rằng: ‘Ngài là Như Lai, Chí chân,Đẳng chánh giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải,Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhân sư, hiệuPhật Thế Tôn.’ Lại khiến họ phát tâm hoan hỷ nơi Chánhpháp[13] rằng: ‘Pháp được Như Lai khéo nói, vô ngại, cựckỳ vi diệu, do đây mà thành quả; pháp như vậy được họcvà biết bởi người trí.’ Cũng khiến họ phát tâm hoan hỷnơi Thánh chúng này[14] rằng: ‘Thánh Chúng của Như Lai tấtcả đều hòa hợp, không có lẫn lộn, thành tựu pháp, thànhtựu giới, thành tựu tam-muội, thành tựu trí huệ, thànhtựu giải thoát, thành tựu giải thoát kiến huệ. Thánh chúngấy gồm có bốn đôi tám hạng, mười hai Hiền Thánh.[15]Đây là Thánh Chúng của Như Lai, đáng kính, đáng quí. Đâylà ruộng phước vô lượng thế gian.’ Các Tỳ-kheo nào họcba xứ nầy sẽ thành tựu quả báo lớn.
“Nàycác Tỳ-kheo, hãy học tập điều nầy như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, [603b01] hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 5[16]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, Tỳ-kheo Cù-ba-li[17] đến chỗ đức Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Rồi vị Tỳ-kheo kiabạch Phật:
“Nhữngviệc mà Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên này làm, thậtlà xấu xa, làm các ác hành.”
ThếTôn bảo rằng:
“Chớnói những lời như vậy. Ông hãy phát tâm hoan hỷ đối vớiNhư Lai. Những việc mà Tỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liênlàm đều là thuần thiện, không có việc nào xấu ác.”
Khiđó, Tỳ-kheo Cù-ba-li hai ba lần bạch Thế Tôn:
“Nhữngđiều đức Như Lai nói thật không hư vọng. song những việcTỳ-kheo Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên làm đều thật xấuác, không có gốc rễ thiện.”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Nàykẻ ngu si kia, ngươi há không tin những gì Như Lai đã nóisao? Vì vậy mà ngươi nói những việc Tỳ-kheo Xá-lợi-phất,Mục-kiền-liên làm đều rất xấu ác. Nay ông tạo hành vixấu ác này, sau không lâu sẽ nhận quả báo.”
Bấygiờ, Tỳ-kheo kia ngay trên chỗ ngồi, thân mọc nhọt độclớn bằng hạt cải, chuyển như hạt đậu lớn, dần dầnbằng trái a-ma-lặc, gần bằng hồ đào, rồi bằng nắm tay,máu mủ tuôn ra, thân hoại mạng chung, sanh trong địa ngụcHoa sen.[18]
KhiTôn giả Đại Mục-kiền-liên nghe Cù-ba-li mạng chung, liềnđến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên.Một lát sau, rời khỏi chỗ ngồi, bạch Thế Tôn:
“Tỳ-kheoCù-ba-li bị sinh nơi nào?”
ThếTôn bảo:
“Ngườiđó mạng chung, sinh trong địa ngục Hoa sen.”
Mục-liênbạch đức Thế Tôn:
“Naycon muốn đi đến địa ngục kia giáo hóa người này.”
ThếTôn bảo:
“Mục-liên,không cần đến đó.”
Mục-liênlập lại bạch Thế Tôn lần nữa:
“Conmuốn đến địa ngục kia giáo hóa người đó.”
ThếTôn cũng im lặng không đáp. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên,trong khoảnh khắc như lực sĩ co duỗi cánh tay, từ Xá-vệbiến mất, hiện đến trong địa ngục lớn Hoa sen. Ngay lúcđó, Tỳ-kheo Cù-ba-li thân thể bị lửa đốt, lại có hàngtrăm con trâu cày trên lưỡi ông.
Bấygiờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ngồi kiết già ởgiữa không trung, búng ngón tay gọi Tỳ-kheo kia. Tỳ-kheo kialiền ngửa mặt hỏi:
“Ônglà người nào?”
Mục-kiền-liênđáp:
“Cù-ba-li,tôi là đệ tử của đức Phật Thích-ca Văn, tên Mục-kiền-liên,họ Câu-lị-đà.”
KhiTỳ-kheo thấy [603c01] Mục-liên, liền buông lời hung dữ nhưvầy: “Nay ta đọa ác thú nầy, còn không tránh khỏi ôngở trước mặt sao?” Nói như vậy rồi, ngay lúc đó có ngàncon trâu cày lên lưỡi ông. Mục-liên thấy vậy càng thêmsầu não, trong lòng nuối tiếc, biến mất ở nơi đó, trởvề Xá-vệ, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồiđứng qua một bên. Bấy giờ, Mục-liên đem nhân đem nhânduyên nầy bạch đầy đủ lên Thế Tôn.
ThếTôn bảo:
“TrướcTa đã nói với ông, không cần đến đó gặp người ác nầy.”
Bấygiờ Thế Tôn nói kệ thế nầy:
Phàmngười sinh ra,
Búaở trong miệng.
Sởdĩ chém thân,
Dolời ác kia.
Ngườidứt ta dứt,
Cảhai đều thiện.
Đãtạo hành ác,
Tấtđọa đường ác.
Đólà cực ác,
Cóhết, không hết.
Ácđối Như Lai,
Tộinầy rất nặng.
Mộtvạn ba ngàn
Sáumốt ngục Tro;
ChêThánh rơi vào,
Dothân khẩu tạo.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nênhọc ba pháp, thành tựu hạnh mình. Thế nào là ba? Thân làmthiện, miệng nói thiện, và ý nghĩ thiện.
“CácTỳ-kheo, hãy học tập những điều nầy như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 6[19]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếucó Tỳ-kheo nào thành tựu ba pháp, ở trong hiện pháp khéođược khoái lạc, dõng mãnh tinh tấn hữu lậu dứt sạch.[20]Thế nào là ba? Ở đây, Tỳ-kheo, các căn tịch tịnh,[21] ănuống biết tiết độ, không bỏ kinh hành[22].
“Tỳ-kheo,thế nào các căn tịch tịnh? Ở đây, Tỳ-kheo khi mắt thấysắc, không khởi tưởng đắm, không có thức niệm,[23] đượcsự thanh tịnh ở nơi nhãn căn; vì để giải thoát khỏi nhữngcái ấy[24] nên luôn thủ hộ nhãn căn. Khi tai nghe tiếng, mũingưởi hương, lưỡi biết vị, thân biết mịn láng, ý biếtpháp, không khởi tưởng đắm, không có thức niệm, đượcsự thanh tịnh ở nơi nhãn căn; vì để giải thoát khỏi nhữngcái ấy nên luôn thủ hộ ý căn. Như vậy là Tỳ-kheo có cáccăn tịch tịnh.
“Saogọi là Tỳ-kheo ăn uống biết tiết độ? Ở đây, Tỳ-kheosuy xét những đồ ăn thức uống từ đâu mà đến; ăn khôngvì để mập trắng, mà chỉ muốn duy trì [604a01] thân hình,bốn đại được nguyên vẹn: ‘Nay tôi phải trừ cảm thọcũ,[25] khiến cảm thọ* mới không sanh, để thân đủ sức,được tu hành đạo, khiến cho phạm hạnh không dứt.’ Cũngnhư thân nam, nữ nổi lên nhọt độc, phải dùng cao mỡ bôinhọt. Sở dĩ bôi nhọt là muốn chóng khỏi. Đây cũng nhưvậy, các Tỳ-kheo, ăn uống biết tiết độ. Ở đây, Tỳ-kheosuy xét đồ ăn thức uống từ đâu mà đến; ăn không vìđể mập trắng, mà chỉ muốn duy trì thân hình, bốn đạiđược nguyên vẹn: ‘Nay tôi phải trừ cảm thọ* cũ, khiếncảm thọ* mới không sanh, để thân đủ sức, được tu hànhđạo, khiến cho phạm hạnh không dứt.’Cũng như xe cộ chởnặng, sở dĩ bôi mỡ trục là muốn đem vật nặng đến nơi.Tỳ-kheo cũng lại như vậy, ăn uống biết tiết độ, suy xétnhững đồ ăn thức uống từ đâu đến, ăn không vì đểmập trắng, mà chỉ muốn duy trì thân hình, bốn đại đượcnguyên vẹn: ‘Nay tôi phải trừ cảm thọ* cũ, khiến cảmthọ* mới không sanh, để thân đủ sức, được tu hành đạo,khiến cho phạm hạnh không dứt.’ Tỳ-kheo ăn uống biếttiết độ là như vậy.
“Saogọi là Tỳ-kheo không bỏ kinh hành? Ở đây, Tỳ-kheo, đầuhôm cuối hôm luôn nhớ kinh hành không sai thời khóa, thườngniệm tưởng buộc ý vào trong đạo phẩm. Nếu là ban ngày,hoặc đi hoặc ngồi, tư duy diệu pháp, trừ khử ấm cái.[26]Rồi lúc đầu hôm, hoặc đi hoặc ngồi, tư duy diệu pháp,trừ khử ấm cái. Rồi vào giữa đêm nằm nghiêng bên phải,tư duy buộc ý vào nơi ánh sáng. Rồi đến cuối hôm thứcdậy, hoặc đi, hoặc tư duy diệu pháp, trừ khử ấm cái.Như vậy là Tỳ-kheo không bỏ kinh hành.
“Nếucó Tỳ-kheo nào mà các căn tịch tịnh, ăn uống biết tiếtđộ,không bỏ kinh hành, thường niệm buộc ý vào trong đạo phẩm,Tỳ-kheo này đạt được một trong hai quả[27], ở trong hiệnpháp hoặc chứng chánh trí,[28] hoặc đắc A-na-hàm. Cũng nhưngười đánh xe giỏi, ở trên đường bằng thẳng, đánh xetứ mã không bị ngưng trệ, muốn đến nơi nào, chắc chắnđược không nghi ngờ. Tỳ-kheo nầy cũng lại như vậy, cáccăn tịch tịnh, ăn uống biết tiết độ, không bỏ kinh hành,thường niệm buộc ý ở trong đạo phẩm, Tỳ-kheo nầy liềnthành một trong hai quả, ở trong hiện pháp hoặc dứt sạchcác lậu, hoặc đắc A-na-hàm[29].”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, Thê tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóba bệnh lớn. Những gì là [604b01] ba? Phong là bệnh lớn; đàmlà bệnh lớn; lãnh là bệnh lớn. Các Tỳ-kheo, đó gọi làba bệnh lớn. Lại có ba thứ thuốc hay. Những gì là ba? Nếubệnh phong, tô[30] là thuốc hay, và tô dùng làm thức ăn. Nếubệnh đờm, mật làm thuốc hay, và mật dùng làm thức ăn.Nếu bệnh lãnh, dầu[31] là thuốc hay, và dầu dùng làm thứcăn. Tỳ-kheo, đó gọi là ba loại bệnh lớn này, có ba thứthuốc này.
“Cũngvậy, Tỳ-kheo cũng có ba loại bệnh lớn. Những gì là ba?Đó là tham dục, sân nhuế, ngu si. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba loại bệnh lớn này. Song, ba loại bệnh lớn nầy, lạicó ba thứ thuốc hay. Những gì là ba? Nếu lúc tham dục khởi,thường trị bằng bất tịnh, và tư duy bất tịnh đạo. Nếubệnh lớn là sân nhuế, thường trị bằng từ tâm, và tưduy từ tâm đạo. Nếu bệnh lớn là ngu si, thường trị bằngtrí huệ, và duyên khởi đạo. Này Tỳ-kheo, đó gọi là baloại bệnh lớn này, có ba thứ thuốc này. Cho nên Tỳ-kheophải cầu phương tiện tìm ba loại thuốc nầy.
“Nàycác Tỳ-kheo, hãy học tập điều nầy như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, Thê tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóba hành vi ác. Những gì là ba? Đó là thân làm ác, miệng nóiác, ý nghĩ ác. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba hành vi ác nầy,phải tìm cầu phương tiện tu ba hành vi thiện. Những gì làba? Nếu thân làm ác, phải tu hành vi thiện nơi thân. Miệngnói ác, phải tu hành vi thiện nơi miệng. Ý nghĩ ác, phảitu hành vi thiện nơi ý.”
Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:
Giữthân không hành ác;
Tutập thân thiện hành.
Niệmxả thân ác hành;
Hãyhọc thân thiện hành.
Giữmiệng không hành ác;
Tutập miệng hành thiện.
Niệmxả miệng nói ác
Hãyhọc miệng nói thiện.
Giữý không hành ác;
Tutập ý nghĩ thiện.
Niệmxả ý hành ác;
Hãyhọc ý nghĩ thiện.
Lànhthay, thân hành thiện!
Khẩuhành cũng như vậy
[604c01]Lànhthay ý hành thiện!
Tấtcả cũng như vậy.[32]
Giữkhẩu ý thanh tịnh,
Thânkhông hành vi ác.
Banghiếp đạo[33] thanh tịnh,
Đườngvô vi Đại Tiên.[34]
“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy xả bỏ ba hành vi ác, tu ba hànhvi thiện.
“CácTỳ-kheo, hãy học tập điều nầy như vậy.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 9[35]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, số đông Tỳ-kheo, đến giờ, khoác y, cầm bát, vàothành khất thực. Lúc đó, các Tỳ-kheo nghĩ rằng: “Chúngta vào thành khất thực giờ này còn sớm. Giờ nên dẫn nhauđến chỗ của phạm-chí ngoại đạo[36].” Rồi số đôngcác Tỳ-kheo đi đến chỗ phạm-chí dị học.[37] Sau khi chàohỏi nhau xong, họ ngồi xuống một bên. Lúc đó ngoại đạophạm-chí hỏi Sa-môn:
“Đạosĩ Cù-đàm thường nói về dục luận,[38] sắc luận, thọ*luận, tưởng luận. Những luận như vậy có gì sai khác? Nhữnggì chúng tôi luận cũng là những gì Sa-môn nói. Những gìSa-môn nói cũng là những gì chúng tôi luận. Thuyết pháp giốngnhư tôi thuyết pháp. Dạy dỗ giống như tôi dạy dỗ.”
CácTỳ-kheo nghe những lời này xong, không nói đúng, cũng khôngnói sai, rời chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi, vừa suy nghĩ, nhưvầy: “Chúng ta nên đem nghĩa nầy đến hỏi đức Thế Tôn.”
CácTỳ-kheo sau khi ăn xong, đi đến chỗ đức Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Khi đó, các Tỳ-kheođem nhân duyên đầu đuôi câu chuyện đã nghe từ chỗ Phạm-chí,bạch hết lên Thế Tôn.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếuphạm chí kia hỏi như vậy, các ngươi nên đem nghĩa nầy hỏilại họ: ‘Dục có vị ngọt gì, lại có tai họa gì phảilìa bỏ dục?[39] Sắc có vị ngọt gì, lại có tai họa gìphải lìa bỏ sắc? Thọ có vị ngọt gì, lại có tai họagì phải lìa bỏ thọ?’ Nếu các ngươi đem những lời nầyđáp lại câu hỏi của họ, các pham chí ấy sẽ lặng im khôngtrả lời được. Giả sử có nói, cũng không thể giải thíchnghĩa sâu xa nầy, mà còn tăng trưởng ngu hoặc, rơi vào ngõcụt. Vì sao vậy? Vì chẳng phải cảnh giới của họ. Lạinữa, này Tỳ-kheo, Ma cùng Ma thiên, Thích, Phạm, Tứ Thiênvương, Sa-môn, Bà-la-môn, người và phi nhân, ai mà có thểhiểu nghĩa sâu nầy, trừ [605a01] Như Lai Đẳng chánh giácvà Thánh chúng của Như Lai, hay những người thọ giáo củaTa, những người nầy thì không luận đến.[40]
“Dụccó vị ngọt gì? Đó chính là năm dục.[41] Những gì là năm?Sắc được thấy bởi mắt làm khởi nhãn thức, rất đángyêu, đáng nhớ, được người đời ưa thích. Tiếng đượcnghe bởi, được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi,mịn láng được xúc bởi thân, rất đáng yêu, đáng nhớ,được người đời ưa thích. Khổ, lạc phát sinh từ trongnăm dục này, đó gọi là vị của dục.
“Dụccó tai họa gì? Ở đây, một thiện gia nam tử học cáckỹ thuật để tự kinh doanh cho mình; hoặc học làm ruộng,hoặc học thư sớ, hoặc học làm thuê, hoặc học toánsố, hoặc học cân dối, hoặc học chạm khắc, hoặchọc thông tin qua lại, hoặc học hầu hạ vua, thân khônglánh nắng mưa, mệt nhọc cần khổ, không được tự do.Làm những việc khổ cay nầy để thu hoạch sản nghiệp.Đó là tai họa lớn của dục. Khổ não trong đời nàydo ân ái này, đều do tham dục. Nhưng thiện gia nam tử kialại làm việc cực khổ vậy mà không được của cải,trong lòng sầu lo khổ não không thể tính kể, tự suynghĩ rằng, ‘Ta làm công lao này, bày các phương kế, màkhông được tiền của.’ Các trường họp như vậy, nênnghĩ đến lìa bỏ. Đó là nên lìa bỏ dục.
“Lạinữa, khi thiện gia nam tử kia, hoặc khi bày phương kế vậymà được tiền của. Do được tiền của nên tìm đủ mọicách thích hợp để luôn tự giữ gìn, sợ vua chiếm đoạt,bị giặc cướp giật, bị nước cuốn trôi, bị lửa thiêuđốt. Lại nghĩ như vầy: ‘Ta muốn chôn dấu, nhưng sợ sauquên mất. Ta muốn xuất ra sinh lời lại sợ không thể giữ.Hay nhà sanh con xấu, tiêu phá tài sản của ta.’ Đại loạinhư vậy, dục là tai hoạn lớn, do bởi gốc dục này đưađến tai biến này.
Lạinữa, thiện gia nam tử kia thường sanh tâm này, là muốn gìngiữ tài sản, sau đó vẫn bị quốc vương chiếm đoạt, bịgiặc cướp giật, bị nước cuốn trôi, bị lửa thiêu đốt;những thứ chôn dấu cũng lại không thể giữ. Ngay khi muốnxuất vốn kiếm lời cũng thu không được. Ở nhà sanh conxấu, tiêu phá tài sản. Tiền vạn không thu được một. Tronglòng sầu ưu, khổ não, đấm ngực kêu la: ‘Tiền của tacó trước kia nay mất tất cả!’ Người ấy trở nên nguhoặc, tâm ý thác loạn. Cho nên, gọi dục là tai hoạn lớn,do bởi gốc dục này không đến vô vi được.
“Lạinữa, do bởi gốc dục nầy, mà con người mặc giáp, cầmdao gậy, công phạt lẫn nhau. Chúng đánh nhau, hoặc ở trướcbầy voi, hoặc [605b02] ở trước bầy ngựa, hoặc ở trướcbộ binh, hoặc ở trước xa binh; cho ngựa đấu ngựa, cho voiđấu voi, cho xe đấu xe, cho bộ binh đấu bộ binh; hoặc chémnhau, bắn nhau, hoặc đâm nhau. Đại loại như vậy, dục làtai hoạn lớn, vì dục là nguồn gốc đưa đến tai biến này.
“Lạinữa, do bởi gốc dục nầy, mà con người mặc giáp, cầmgậy, hoặc ở cửa thành, hoặc ở trên thành, chém nhau, bắnnhau, hoặc dùng dáo đâm, hoặc dùng bánh xe sắt nghiến đầu,hoặc tưới sắt nấu chảy, chịu đau đớn như vậy mà chếtrất nhiều.
“Lạinữa, dục cũng không có thường, tất cả thay nhau biến đổikhông ngừng. Không hiểu rõ dục này biến đổi vô thường,thì đây gọi dục là tai hoạn lớn.
“Saophải lìa bỏ dục? Nếu ai hay tu hành trừ tham dục;[42] đógọi là bỏ dục.
“Cácsa-môn, bà-la-môn mà không như thật biết tai hoạn lớn củadục, cũng lại không biết nguyên do xả ly dục; không biếtsa-môn, oai nghi của sa-môn, không biết bà-la-môn, oai nghi củabà-la-môn, những người ấy chẳng phải là sa-môn, chẳngphải bà-la-môn, cũng lại không thể tự thân tác chứng màtự an trú[43]. Nghĩa là các sa-môn, bà-la-môn mà xét biếtdục là tai hoạn lớn, xa lìa dục, như thật không hư dối,biết sa-môn có oai nghi của sa-môn, biết bà-la-môn có oai nghicủa bà-la-môn, tự thân tác chứng mà tự an trú*. Đó làlìa bỏ dục.
“Saogọi là vị ngọt của sắc? Khi nó thấy con gái dòng sát-lợi,con gái dòng bà-la-môn, con gái dòng trưởng giả, tuổi mườibốn, mười lăm, mười sáu, không cao, không thấp, không mập,không ốm, không trắng, không đen, xinh đẹp vô song, hiếmcó ở đời; vừa mới thấy nhan sắc ấy, nó liền khởi tưởngyêu thích. Đó gọi là vị của sắc.
“Saogọi sắc là tai hoạn lớn? Lại nữa, sau nếu lại thấy ngườicon gái kia, tuổi đã tám mươi, chín mươi, cho đến trăm tuổi,nhan sắc đổi khác, qua tuổi thiếu, tráng niên, răng rụng,tóc bạc, thân thể cáu ghét, da dùn, mặt nhăn, lưng khòm,rên rỉ, thân như xe cũ, hình dáng run rẩy, chống gậy màđi. Thế nào, các Tỳ-kheo, sắc đẹp được thấy ban đầu,sau lại thấy đổi khác, há chẳng phải là tai hoạn lớnsao?”
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, ở đây nếu thấy người con gái kia thân mang trọngbịnh, nằm trên giường, đại tiểu tiện không thể đứngdậy. [605c01] Thế nào, Tỳ-kheo, sắc đẹp được thấy trướckia, nay trở nên bệnh này; há chẳng phải là tai hoạn lớnsao?”
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ThếTôn bảo:
“CácTỳ-kheo, đó gọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, Tỳ-kheo, nếu lại thấy người con gái kia, thân hoạimạng chung, được đem đến gò mả. Thế nào, Tỳ-kheo, sắcđẹp trước kia đã thấy, nay đã biến đổi; ở trong đómà tưởng khổ lạc; há chẳng phải là tai hoạn lớn sao?”
CácTỳ-kheo đáp rằng:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ThếTôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, nếu thấy người con gái kia, chết qua một ngày, haingày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, cho đến bảy ngày; thânthể sình chướng, rữa thối, tan rã, rơi vãi một nơi. Thếnào, Tỳ-kheo, sắc đẹp có trước kia, đến nay thay đổiđến như vậy; há chẳng phải là tai hoạn lớn sao?”
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, nếu thấy người con gái kia, bị quạ, chim khách, kênkên, tranh nhau đến ăn thịt; hoặc bị beo, chó, sói, hổ,thấy mà ăn thịt; hoặc các loài trùng ngọ nguậy rất nhỏ,biết bò, bay, động đậy, thấy mà ăn thịt. Thế nào, Tỳ-kheo,sắc đẹp người kia vốn có, nay biến đổi đến như vậy;ở trong đó mà khởi tưởng khổ lạc, há chẳng phải làtai hoạn lớn sao?”
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, nếu thấy thân người con gái kia, thân bị trùng quạđã ăn nửa, ruột, dạ dày, thịt, máu, ô uế bất tịnh.Thế nào, Tỳ-kheo, sắc đẹp mà trước kia cô ấy có, naybiến đổi đến như vậy; ở trong đó mà khởi tưởng khổlạc, há chẳng phải là tai hoạn lớn sao?”
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, nếu thấy thân người con gái kia, máu thịt đã hết,chỉ còn hài cốt liền nhau. Thế nào, Tỳ-kheo, sắc đẹpngười kia từng có nay thay đổi đến nỗi như vậy; ở trongđó mà khởi ý tưởng khổ lạc, há chẳng phải là tai hoạnlớn sao?
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, nếu thấy thân người con gái kia, máu thịt đã hết,chỉ có gân quấn ràng như bó củi. Thế nào, Tỳ-kheo, sắcđẹp người kia từng có nay thay đổi đến nỗi như vậy;ở trong đó mà khởi ý tưởng khổ lạc, há chẳng phải làtai hoạn lớn sao?
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, nếu thấy thân người con gái kia, hài cốt tan rã mỗinơi, hoặc xương chân một chỗ, hoặc xương tay một chỗ,hoặc [606a01] xương đùi một chỗ, hoặc xương hông một chỗ,hoặc xương sườn một chỗ, hoặc xương bả vai một chỗ,hoặc xương cổ một chỗ, hoặc đầu lâu một chỗ. Thếnào, Tỳ-kheo, sắc đẹp người kia từng có nay thay đổi đếnnhư vậy; ở trong đó mà khởi ý tưởng khổ lạc, há chẳngphải là tai hoạn lớn sao?
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, nếu thấy thân người con gái kia, xương cốt bạc trắng,hoặc giống sắc bồ câu. Thế nào, Tỳ-kheo, sắc đẹp ngườikia từng có nay thay đổi đến như vậy; ở trong đó mà khởiý tưởng khổ lạc, há chẳng phải là tai hoạn lớn sao?
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, nếu thấy thân người con gái kia, hài cốt trải quanhiều năm, hoặc bị mục nát, tan rã, giống như màu đất.Thế nào, Tỳ-kheo, sắc đẹp người kia từng có nay thay đổiđến như vậy; ở trong đó mà khởi ý tưởng khổ lạc, háchẳng phải là tai hoạn lớn sao?
CácTỳ-kheo đáp:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
ĐứcThế Tôn bảo:
“Đógọi sắc là tai hoạn lớn.
“Lạinữa, sắc nầy vô thường biến đổi, không được lâu dài,không được bền vững[44]. Đó gọi sắc là tai hoạn lớn.
“Saogọi sắc là xuất yếu[45]? Nếu hay lìa nơi bỏ sắc, trừcác loạn tưởng. Đó là lìa bỏ nơi sắc.[46] Những sa-môn,bà-la-môn mà đăm trước sắc nơi sắc, không như thật biếttai hoạn lớn, cũng không biết xả ly, đó không phải là sa-môn,bà-la-môn; đối với sa-môn mà không biết oai nghi của sa-môn,đối với bà-la-môn mà không biết oai nghi của bà-la-môn,không thể tự thân tác chứng mà tự an trú*. Nghĩa là cácsa-môn, bà-la-môn mà không đắm trước sắc ở nơi sắc; biếtrõ sâu xa đại hoạn, biết xả ly, những người ấy ở nơisa-môn mà biết oai nghi của sa-môn, ở nơi bà-la-môn biếtoai nghi của bà-la-môn, tự thân tác chứng mà tự an trú*.Đó gọi là lìa bỏ đối sắc.
“Saogọi là vị của thọ*? Ở đây, Tỳ-kheo, khi có cảm thọlạc, biết rằng ta có cảm thọ lạc. Khi có cảm thọ khổ,biết rằng ta có cảm thọ khổ. Khi có cảm thọ không khổkhông lạc, biết rằng ta có cảm thọ không khổ không lạc.Khi có cảm thọ lạc vật dục,[47] biết rằng ta có cảm thọlạc vật dục. Khi có cảm thọ khổ vật dục,* biết rằngta có cảm thọ khổ do ăn. Khi có cảm thọ không khổ khônglạc do ăn,* biết rằng ta có cảm thọ không khổ không lạcdo ăn. Khi có [6b01] cảm thọ khổ phi vật dục,[48] biết rằngta có cảm thọ khổ phi vật dục *. Khi có cảm thọ lạc phivật dục,* biết rằng ta có cảm thọ lạc không do ăn. Khicó cảm thọ không khổ không lạc phi vật dục,* biết rằngta có cảm thọ không khổ không lạc phi vật dục *.
“Lạinữa, Tỳ-kheo, khi có cảm thọ lạc, khi ấy không có cảmthọ khổ, cũng lại không có cảm thọ không khổ không lạc;bấy giờ ta chỉ có cảm thọ lạc. Khi có cảm thọ khổ,khi ấy không có cảm thọ lạc, cũng lại không có cảm thọkhông khổ không lạc, chỉ có cảm thọ khổ.
“Lạinữa, Tỳ-kheo, khi có cảm thọ không khổ không lạc, khi ấykhông có cảm thọ lạc và cảm thọ khổ, mà chỉ có cảmthọ không khổ không lạc.
“Lạinữa, thọ* là pháp vô thường biến đổi. Vì biết thọ*là pháp vô thường biến đổi, cho nên gọi thọ là tai hoạnlớn.
“Saogọi thọ là xuất yếu? Nếu hay xả ly thọ nơi thọ, trừcác loạn tưởng.[49] Đó gọi là lìa bỏ đối cảm giác.Những sa-môn, bà-la-môn nào mà đắm trước thọ nơi thọ,không biết tai hoạn lớn, cũng không lìa bỏ, không như thậtbiết; những người ấy chẳng phải sa-môn, bà-la-môn. Ởnơi sa-môn không biết oai nghi của sa-môn. Ở nơi bà-la-mônkhông biết oai nghi của bà-la-môn. Không thể tự thân chứng,mà tự an trú*. Những sa-môn, bà-la-môn nào mà không đắmtrước thọ nơi thọ, biết rõ sâu xa là tai hoạn lớn, haybiết xả ly, những người ấy ở nơi sa-môn mà biết oai nghicủa sa-môn; ở nơi bà-la-môn mà biết oai nghi của bà-la-môn,tự thân tác chứng mà tự an trú*. Đó gọi là xả ly thọ.
“Lạinữa, Tỳ-kheo, nếu có sa-môn, bà-la-môn nào không biết cảmthọ khổ, cảm thọ lạc, cảm thọ không khổ không lạc;không như thật biết, nhưng lại giảng dạy ngưới khác khiếnthực hành. Điểu này không xảy ra. Nếu có sa-môn, bà-la-mônnào có thể xả ly thọ, như thật biết, lại khuyên dạy ngườixả ly. Điều này có xảy ra. Đó gọi là xả ly nơi thọ.
“CácTỳ-kheo, nay Ta đã nói về sự đắm trước dục, vị củadục, dục là tai hoạn lớn, lại có thể xả ly; cũng nóivề đắm trước sắc, vị của sắc, sắc là tai hoạn lớn,có thể xả ly sắc. Đã nói về sự đắm trước thọ, vịcủa thọ, thọ là tai hoạn lớn, có thể xả ly thọ.
“Nhữnggì các Như Lai cần làm, những gì cần thi thiết, nay Ta đềuđã chu tất. Các người hãy thường suy niệm ở dưới gốccây, trong rừng vắng, thiền tọa tư duy, chớ có giải đãi.Đó là giáo sắc của Ta.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 10
[606c01]Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóba thứ không chắc thật. Những gì là ba? Thân không chắcthật, mạng không chắc thật, tài không chắc thật. Này cácTỳ-kheo, đó gọi là ba thứ không chắc thật.
“Ởđây, Tỳ-kheo, trong ba thứ không chắc thật, hãy phương tiệntìm cầu làm thành ba thứ chắc thật. Những gì là ba? Thânkhông chắc thật, tìm cầu nơi cái chắc thật. Mạng khôngchắc thật, tìm cầu nơi cái chắc thật. Tài không chắc thật,tìm cầu nơi cái chắc thật.
“Saogọi là thân không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật? Nghĩalà khiêm nhường, cung kính, lễ bái, tùy lúc thăm hỏi. Đâylà thân không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật.
“Saogọi là mạng không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật? Ởđây, thiện nam tử, thiện nữ nhân suốt đời không sát sanh,không dùng dao gậy, thường biết tàm quí, có tâm từ bi, nghĩkhắp tất cả chúng sanh; suốt đời không trộm cắp, thườngniệm bố thí, tâm không ý tưởng keo lẫn; suốt đời khôngdâm dật, cũng không thông dâm vợ người; suốt đời khôngvọng ngữ, thường nghĩ đến chí thành không khi dối ngườiđời; suốt đời không uống rượu, ý không tán loạn, giữgiới cấm của Phật. Đó gọi là mạng không chắc thật,tìm cầu nơi chắc thật.
“Saogọi là tài không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật? Thiệnnam tử, thiện nữ nhân thường niệm bố thí cho sa-môn, bà-la-môn,các hàng nghèo khó. Người cần ăn thì cho ăn, cần nướcuống cho nước uống, y phục, đồ ăn thức uống, giườngnằm, tọa cụ, thuốc men chữa bệnh, nhà cửa thành quách,những thứ gì cần đều đem cho hết; tài sản không chắcthật, tìm cầu nơi chắc thật là như vậy.
“NàyTỳ-kheo, đó gọi là có ba thứ không chắc thật này, tìmcầu nơi ba thứ chắc này.”
Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:
Biếtthân không chắc thật;
Mạngcũng không kiên cố;
Tàisản, pháp suy mòn;
Ngườinên cầu chắc thật.
Thânngười thật khó được;
Mạngcũng chẳng dài lâu;
Tàisản cũng hủy hoại;
Hoanhỷ niệm bố thí.
CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.
Kệtóm tắt:
Thứnhất đức, phước nghiệp,
Banhân, ba an, sợ,
Bađêm, bệnh, ác hành,