Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 18: Tàm quý

02/05/201113:07(Xem: 6474)
Phẩm 18: Tàm quý

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

HAIPHÁP
18.PHẨM TÀM QUÍ
KINHSỐ 1[72]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai pháp tinh diệu[73] thủ hộ thế gian. Thế nào là hai pháp?Có tàm, có quí.[74] Này các Tỳ-kheo, nếu không có hai phápnày, thế gian sẽ không phân biệt có cha, có mẹ, có anh, cóem, vợ con, tri thức, tôn trưởng, lớn nhỏ; sẽ cùng vớilục súc heo, gà, chó, ngựa, dê … cùng một loại. Vì thếgian có hai pháp này thủ hộ, nên thế gian phân biệt có chamẹ, anh em, vợ con, tôn trưởng, lớn nhỏ, và cũng không cùngđồng loại với lục súc.”

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy học tập có tàm, có quí. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thếgian có hai hạng người vì không biết chán, đủ, mà mạngchung. Hai hạng người ấy là gì? Người được tài vật luôncất giấu và người có được tài vật lại thích cho người.Đó gọi là hai hạng người không biết chán đủ, mà mạngchung.”

Bấygiờ, có Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“BạchThế Tôn, chúng con không hiểu nghĩa tóm lược này. Thế nàolà được vật luôn cất dấu? Thế nào là được vật thíchcho người? Nguyện xin Thế Tôn giảng rộng nghĩa này.”

ThếTôn bảo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, suy nghĩ kỹ! Ta sẽ phân biệt nghĩa nàycho các ngươi.”

Thưa:

“Kínhvâng.”

Bấygiờ Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Ởđây có người thiện gia nam tử học các kỹ thuật, hoặctheo nghề làm làm ruộng, hoặc học tập chép sách, hoặc tậpkế toán, hoặc tập thiên văn, hoặc tập địa lý, hoặc tậpbói tướng, hoặc học làm sứ giả phương xa, hoặc làm thầntá vua, không tránh nóng lạnh, đói rét, cần khổ mà tự mưusống cho mình. Người ấy làm mọi công sức như vậy mà đượctài vật, nhưng người kia không thể dám ăn tiêu, cũng khôngcấp cho vợ con, cũng không [587c01] cho nô tì, hay những bàcon quyến thuộc; tất cả đều không cho. Những tài vật cóđược ấy, hoặc bị vua tước đoạt, hoặc bị giặc trộm,hoặc bị lửa thiêu, nước cuốn, phân tán chỗ khác, lợikia không được hưởng; hoặc ngay trong nhà có người phântán vật này, không cho để yên một chỗ. Này Tỳ-kheo, đógọi là được tài luôn cất giấu.

“Kia,sao gọi là được tài vật đem phân cho? Có người thiệngia nam tử học các kỹ thuật, hoặc theo nghề làm ruộng,hoặc tập nghề chép sách, hoặc tập kế toán, hoặc tậpthiên văn, hoặc tập địa lý, hoặc tập bói tướng, hoặchọc sứ phương xa, hoặc làm thần tá vua, không tránh nónglạnh, đói rét, cần khổ mà tự mưu sống cho mình. Ngườiấy làm mọi công sức như vậy mà được tài vật, nhưngngười kia đem bố thí cho chúng sanh, phụng dưỡng cho cha mẹ,nô tì, vợ con, cũng chu cấp rộng rãi cho Sa-môn, Bà-la-môn,tạo ra các thứ công đức, gieo trồng phước cõi trời. NàyTỳ-kheo, đó gọi là được tài mà đem bố thí.

“NàyTỳ-kheo, đó gọi là hai hạng người không biết chán đủ.Như người thứ nhất, có được tài vật mà cất giấu, cácngươi nên nghĩ tưởng tránh xa. Người thứ hai, có đượcmà đem bố thí rộng rãi, hãy học nghiệp này. Như vậy, nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3[75]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãylà người thừa tự pháp, chớ nên là kẻ thừa tự tài vật.[76]Vì sao vậy? Các ngươi đã có được phước báo tốt đẹp,[77]mong cho đệ tử của Ta cung kính pháp, không tham lợi dưỡng.Nếu người nào tham lợi dưỡng, người đó có lỗi lớnđối Như Lai. Vì sao? Vì chúng sanh không phân biệt đượcpháp, nên hủy báng lời dạy Thế Tôn.[78] Đã hủy báng lờidạy Thế Tôn, sau đó không còn đến được đạo Niết-bàn.Ta rất lấy làm xấu hổ. Vì sao vậy? Vì đệ tử của NhưLai tham đắm lợi dưỡng, không thực hành nơi pháp, khôngphân biệt pháp, hủy báng lời dạy Thế Tôn, không thuậnchánh pháp. Đã hủy báng lời dạy Thế Tôn, sẽ không cònđến được đạo Niết-bàn.

“NàyTỳ-kheo, các ngươi nên nghĩ đến thừa tự pháp, đừng tưduy đến thừa tự vật dục[79], rồi các ngươi được danhthơm vang khắp bốn phương. Cung kính pháp, không tham tài vật,Ta sẽ không lấy làm xấu hổ. Vì sao vậy? Vì đệ tử củaNhư Lai chỉ mong thừa tự pháp, không ham nghĩ thừa tự vậtdục.

“Chonên, các Tỳ-kheo, nên nghĩ thừa tự pháp, chớ học thừatự tài vật. Tỳ-kheo các ngươi, Ta nói nghĩa này, vì nhân[588a01] nghĩa gì mà nói duyên này?”

Bấygiờ các Tỳ-kheo, bạch Thế Tôn:

“Nguyệnxin Thế Tôn phân biệt chi tiết.”

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Xưakia, có một người thỉnh Ta cúng dường. Rồi bấy giờ Tacó thức ăn dư tàn,[80] có thể vất bỏ. Có hai Tỳ-kheo từphương xa đến, thân thể mệt mỏi, nhan sắc biến đổi.Bấy giờ Ta bảo hai Tỷ-kheo kia những lời như vầy: ‘Cóthức ăn dư tàn có thể vất bỏ, nếu các ngươi thấy cầnthì có thể lấy mà dùng.’

“Lúcấy, một Tỳ-kheo tự nghĩ: ‘Hôm nay Thế Tôn có thức ăntàn dư thực có thể vất bỏ. Ai thấy cần thì có thể lấy.Nếu chúng ta không lấy ăn, thức ăn này sẽ được đem bỏnơi đất sạch hay trút vào trong nước. Vậy, nay chúng ta nênlấy thức ăn này để lấp đầy vào chỗ đói thiếu, tăngtrưởng khí lực.’

“Bấygiờ, Tỳ-kheo kia lại học điều này: ‘Phật cũng đã từngdạy: Nên sống thừa tự pháp, chớ nghĩ đến thừa tự vậtdục. Vì sao vậy? Vì cao nhất trong bố thí không gì hơn thítài, nhưng thí pháp ở trong đó được tôn trọng nhất.[81]Nay ta cam chịu suốt ngày không ăn mà vẫn cóthể qua khỏi,không cần nhận phước tín thí kia.’ Tỳ-kheo kia liền tựquyết ý không lấy vật thí kia, thân thể mệt mỏi mà khôngcần để ý đến mạng sống.

“Trongkhi ấy, Tỳ-kheo thứ hai lại tự nghĩ: ‘Thế Tôn có thứcăn tàn dư đáng bị vất bỏ. Nếu chúng ta không lấy ăn,sẽ mệt mỏi. Nay nên lấy thức ăn này để lấp đầy vàochỗ đói thiếu, tăng trưởng khí lực, ngày đêm an ổn.’Bấy giờ, Tỳ-kheo kia liền lấy ăn, khí lực sung mãn, ngàyđêm an ổn.”

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

“TuyTỳ-kheo kia đã nhận lấy đồ cúng dường kia, đã trừ bỏđược cái thiếu đói, khí lực sung mãn, nhưng không như Tỳ-kheotrước là đáng kính, đáng quí, rất đáng được tôn trọng.Tỳ-kheo ấy lâu dài tiếng khen được đồn xa, ở trong luậtmà biết đủ, dễ thỏa mãn. Này các Tỳ-kheo, hãy học thừatự pháp, chớ học nghĩ đến thừa tự vật dục. Những điềuđược Ta nói trước đó là do nhân duyên này.”

Saukhi Thế Tôn nói những lời này xong, rời chỗ ngồi đứngdậy ra về. Lúc ấy, các Tỳ-kheo lại tự nghĩ: “Thế Tônvừa rồi chỉ nói tóm lược điều cốt yếu, chứ không nóirộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, im lặng vào thất.Hiện tại trong chúng này, ai có khả năng kham nhận đối vớinghĩa sơ lược này mà diễn giải rộng nghĩa của chúng?”

Bấygiờ, số đông các Tỳ-kheo lại nghĩ: “Hiện nay [588b01] Tôngiả Xá-lợi-phất được Thế Tôn khen ngợi. Chúng ta hãycùng nhau đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất.” Rồi các Tỳ-kheoliền đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, vái chào nhau xong,ngồi qua một bên. Sau khi ngồi qua một bên rồi, các Tỳ-kheođem những điều đã nghe được từ Thế Tôn trình lại hếtcho Tôn giả Xá-lợi-phất.

Tôngiả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là đệ tử Thế Tôn tham đắm lợi dưỡng không tu hànhpháp? Thế nào là đệ tử Thế Tôn ham tu hành pháp không thamlợi dưỡng?”

Lúcđó, các Tỳ-kheo thưa Xá-lợi-phất:

“Chúngtôi là những người từ xa đến, xin hỏi nghĩa này để tuhành. Tôn giả Xá-lợi-phất có khả năng xin diễn rộng nghĩanày cho chúng tôi.”

Tôngiả Xá-lợi-phất bảo:

“Hãylắng nghe, lắng nghe, suy nghĩ kỹ, tôi sẽ diễn rộng nghĩanày cho các vị.”

CácTỳ-kheo thưa:

“Xinvâng.”

Xá-lợi-phấtbảo:

“Cáihọc của đệ tử[82] Thế Tôn là tịch tĩnh, niệm an tĩnh,nhưng đệ tử Thanh văn không học như vậy.[83] Thế Tôn tuônra giáo pháp, những điều phải diệt, mà các Tỳ-kheo đốivới các pháp đó lười biếng không chịu diệt, lại khởilên các loạn tưởng; những điều đáng làm mà không chịulàm, những điều không nên làm, thì lại làm.

“Bấygiờ, này Chư hiền, Tỳ-kheo trưởng lão có ba trường hợpđáng hỗ thẹn. Thế nào là ba? Thế Tôn thường ưa nơi tịchtĩnh[84] nhưng các Thanh văn không học điều này, nên Tỳ-kheotrưởng lão liền có sự hỗ thẹn. Thế Tôn dạy, các ngươihãy diệt pháp này, nhưng Tỳ-kheo lại không diệt pháp này,nên Tỳ-kheo trưởng lão có sự hỗ thẹn. Ở trong đó khởilên niệm tưởng loạn, ý không chuyên nhứt,[85] nên Tỳ-kheotrưởng lão có sự hỗ thẹn.

“ChưHiền giả nên biết, Tỳ-kheo trung tọa có ba trường hợpđáng hỗ thẹn. Thế nào là ba? Thế Tôn thường ưa nơi tịchtĩnh nhưng các Thanh văn không học điều này, nên Tỳ-kheotrung tọa có sự hỗ thẹn. Thế Tôn dạy, các ngươi hãy diệtpháp này, nhưng Tỳ-kheo lại không diệt pháp này, nên Tỳ-kheotrung tọa có sự hỗ thẹn. Ở trong đó khởi lên niệm tưởngloạn, ý không chuyên nhứt, nên Tỳ-kheo trung tọa có sự hỗthẹn.

“ChưHiền giả nên biết, Tỳ-kheo niên thiếu liền có ba trườnghợp đáng hỗ thẹn. Thế nào là ba? Đệ tử[86] Thế Tônthường ưa nơi tịch tĩnh nhưng các Thanh văn không học điềunày, nên Tỳ-kheo niên thiếu có sự hỗ thẹn. Thế Tôn dạy,các ngươi hãy diệt pháp này, nhưng Tỳ-kheo lại không [588c01]diệt pháp này, nên Tỳ-kheo niên thiếu có sự hỗ thẹn. Ởtrong đó khởi lên niệm tưởng loạn, ý không chuyên nhứt,nên Tỳ-kheo niên thiếu có sự hỗ thẹn.

“Nàychư Hiền giả, đó gọi là tham đắm tài, không đắm pháp.”

CácTỳ-kheo thưa Xá-lợi-phất:

“Thếnào là Tỳ-kheo tham đắm pháp, không đắm tài?”

Xá-lợi-phấtnói:

“NàyTỳ-kheo, ở đây Như Lai ưa nơi tịch tĩnh, Thanh văn cũng họctheo Như Lai mà ưa nơi tịch tĩnh. Thế Tôn dạy, các ngươihãy nên diệt pháp này; các Tỳ-kheo liền diệt pháp này. Khônglười biếng, không loạn, những điều đáng làm thì tu hành,những điều không đáng làm thì không làm.

“ChưHiền giả nên biết, Tỳ-kheo trưởng lão có ba trường hợpđược tiếng khen. Thế nào là ba? Thế Tôn ưa nơi tịch tĩnh,Thanh văn cũng thích nơi tịch tĩnh, nên Tỳ-kheo trưởng lãođược tiếng khen. Thế Tôn dạy, các ngươi hãy diệt phápnày, bấy giờ Tỳ-kheo liền diệt pháp này, nên Tỳ-kheo trưởnglão được tiếng khen. Ở trong đó không khởi lên niệm tưởngloạn, ý thường chuyên nhứt, nên Tỳ-kheo trưởng lão đượctiếng khen.

“ChưHiền giả nên biết, Tỳ-kheo trung tọa có ba trường hợpđược tiếng khen. Thế nào là ba? Thế Tôn ưa nơi tịch tĩnh,Thanh văn cũng thích nơi tịch tĩnh, nên Tỳ-kheo trung tọa đượctiếng khen. Thế Tôn dạy, các ngươi hãy diệt pháp này, bấygiờ Tỳ-kheo liền diệt pháp này, nên Tỳ-kheo trung tọa đượctiếng khen. Ở trong đó không khởi lên niệm tưởng loạn,ý thường chuyên nhứt, nên Tỳ-kheo trung tọa được tiếngkhen.

“ChưHiền giả nên biết, Tỳ-kheo niên thiếu có ba trường hợpđược tiếng khen. Thế nào là ba? Ở đây, này Tỳ-kheo,ThếTôn ưa nơi tịch tĩnh, Thanh văn cũng thích nơi tịch tĩnh,nên Tỳ-kheo niên thiếu được tiếng khen. Thế Tôn dạy, cácngươi hãy diệt pháp này, bấy giờ Tỳ-kheo liền diệt phápnày, nên Tỳ-kheo niên thiếu được tiếng khen. Ở trong đókhông khởi lên niệm tưởng loạn, ý thường chuyên nhứt,nên Tỳ-kheo niên thiếu được tiếng khen.

“ChưHiền giả nên biết, tham là bệnh,[87] rất là đại tai hoạn.Sân nhuế cũng vậy. Ai diệt được tham dâm, sân nhuế, liềnđược trung đạo,[88] sinh nhãn, sinh trí, các trói buộc đượcdứt trừ, đến được Niết-bàn.[89] Xan tham, tật đố làbệnh, cũng lại rất nặng, bị phiền não nấu nung. Kiêu mạncũng sâu. Huyễn ngụy không chơn thật, không tàm, không quí,không thể lìa bỏ dâm dục, bại hoại chánh chân; mạn, tăngthượng mạn cũng không bỏ. [589a01] Nếu hai mạn[90] này diệt,liền được ở vào trung đạo, sinh nhãn, sinh trí, các tróibuộc được dứt trừ, đến được Niết-bàn.”

Tỳ-kheothưa:

“Tôngiả Xá-lợi-phất, thế nào là ở trung đạo, sinh nhãn, sinhtrí, các trói buộc được dứt trừ, đến được Niết-bàn?”

Xá-lợi-phấtnói:

“ChưHiền giả, nên biết, đó là tám đạo phẩm của Hiền thánh:Chánh kiến, chánh tư duy*, chánh ngữ, chánh nghiệp*, chánhmạng, chánh tinh tấn*, chánh niệm, chánh định*. Đó gọilà ở trung đạo, sinh nhãn, sinh trí, các trói buộc đượcdứt trừ, đến được Niết-bàn.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Tôn giả Xá-lợi-phất nói, hoanhỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở tại Ca-lan-đà trong Trúc viên, thành La-duyệt,cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ đã đến giờ Thế Tôn khóac y cầm bát vào thành La-duyệt,khất thực tại một ngõ hẻm. Lúc ấy tại ngõ hẻm kia cóvợ một người bà-la-môn muốn đãi cơm cho bà-la-môn, bènra ngoài cửa. Từ xa, trông thấy Thế Tôn, liền đến chỗThế Tôn, bà hỏi Thế Tôn rằng:

“Ngàicó thấy bà-la-môn nào không?”

Bấygiờ Tôn giả Đại Ca-diếp đã có mặt trước nơi đó. ThếTôn liền đưa tay chỉ, bảo rằng:

“Đólà bà-la-môn .”

Ngườiphụ nữ bà-la-môn nhìn chăm chăm vào mặt Như Lai, im lặngkhông nói.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngườikhông dục, không nhuế,

Xảngu, không có si;

Lậutận A-la-hán,

Đógọi là bà-la-môn.

Ngườikhông dục không nhuế,

Bỏngu, không có si;

Dobỏ tụ kết sử,

Đógọi là bà-la-môn.

Ngườikhông dục, không nhuế,

Xảngu, không có si;

Dođoạn mạn ngô, ngã,

Đógọi là bà-la-môn.

Nếuai muốn biết pháp,

Nhữnggì Chánh giác[91] nói;

Chíthành tự quy y,

Tốitôn không gì hơn.

RồiThế Tôn bảo Tôn già Đại Ca-diếp:

“Ôngcó thể đến người phụ nữ bà-la-môn, khiến thân hiệntại của bà thoát được tội cũ.” Ca-diếp vâng theo lờiPhật, đi đến nhà người vợ bà-la-môn, ngồi vào chỗ ngồi.Lúc ấy, vợ Bà-la-môn kia liền bày biện các thứ đồ ănthức uống ngon bổ đề cúng dường Ca-diếp.

[589b01]Ca-diếp nhận đồ ăn thức uống, vì muốn độ người chonên nói cho bà nghe bài kệ này:

Tếtự, Lửa trên hết,

Cácthư, tụng[92] hơn hết;

Vuatôn quý giữa người,

Cácdòng, biển là nhất.

Cácsao, trăng đứng đầu,

Chiếusáng, mặt trời trước;

Bốnbên, trên và dưới,

Ởcác phương, cảnh vức,

Trờicùng người thế gian,

Phậtlà bậc tối thượng.

Aimuốn cầu phước kia,

Nênquy y Tam-phật*.

Vợbà-la-môn sau khi nghe những lời dạy, vui mừng hớn hở khôngtự làm chủ được, đến trước Đại Ca-diếp bạch:

“Nguyệnxin bà-la-môn thường xuyên nhận lời mời của tôi đến thọthực tại nhà này.”

ĐạiCa-diếp liền nhận lời mời thọ thực tại nơi đó. Vợbà-la-môn thấy Ca-diếp thọ thực xong, liền lấy một chiếcghế thấp đặt ngồi trước Ca-diếp. Sau đó, Ca-diếp nóipháp vi diệu cho bà như luận về bố thí, trì giới, sanh thiên,dục là bất tịnh, đoạn tận lậu là trên hết, xuất gia[93]là thiết yếu.

KhiTôn giả Đại Ca-diếp đã biết tâm ý của vợ bà-la-mônkia đã được khai mở, lòng rất vui mừng, bèn nói cho vợbà-la-môn nghe pháp mà chư Phật thường nói là khổ, tập,tận, đạo. Vợ bà-la-môn liền ngay trên chỗ ngồi mà cáctrần cấu đều sạch hết, được pháp nhãn tịnh. Giốngnhư tấm lụa mới trắng tinh, không có bụi dơ, dễ bị nhuộmmàu; vợ bà-la-môn cũng như vậy, ngay ở trên chỗ ngồi màđược pháp nhãn tịnh. Bà đã đắc pháp, thấy pháp, phânbiệt pháp kia không còn hồ nghi, đã đắc vô uý, tự qui yba ngôi Phật, Pháp, Thánh chúng, và thọ trì năm giới. Bấygiờ, Tôn giả Đại Ca-diếp vì vợ bà-la-môn thuyết phápvi diệu lại lần nữa, rồi rời chỗ ngồi đứng dậy màra về.

Saukhi Ca-diếp đi chưa bao lâu, người chồng trở về đến nhà.Ông Bà-la-môn thấy nhan sắc vợ rất vui tươi, không còn nhưngười thường. Bà-la-môn liền hỏi vợ mình. Người vợđem nhân duyên này thuật lại đầy đủ cho chồng. Sau khiBà-la-môn nghe những lời này xong, liền dẫn vợ mình cùngđến tinh xá, đến chỗ Thế Tôn. Bà-la-môn cùng Thế Tônchào hỏi rồi ngồi qua một bên. [589c01] Vợ Bà-la-môn đảnhlễ sát chân Thế Tôn rồi, cũng ngồi qua một bên. Bà-la-mônbạch Thế Tôn rằng:

“Vừarồi có ông Bà-la-môn đã đến nhà tôi, hiện ở đâu?”

Khiấy Tôn giả Đại Ca-diếp hiện đang ngồi kiết già cáchThế Tôn không xa, chánh thân, chánh ý, đang tư duy pháp vi diệu.

ThếTôn từ xa chỉ Đại Ca-diếp bảo:

“Đólà Tôn trưởng Bà-la-môn.”

Bà-la-mônnói:

“Thếnào Cù-đàm, Sa-môn tức Bà-la-môn chăng? Sa-môn cùng Bà-la-mônhá không khác chăng?”

ThếTôn bảo:

“Muốnnói Sa-môn thì chính thân Ta. Vì sao vậy? Ta tức là Bà-la-môn.Những giới luật gì mà các Sa-môn phụng trì, Ta đều đãđắc. Vậy nay muốn luận về Bà-la-môn, thì cũng chính làthân Ta. Vì sao vậy? Ta tức là Bà-la-môn. Các Bà-la-môn quákhứ, đã trì những pháp hạnh nào, Ta cũng đã biết hết.

“Muốnluận về Sa-môn, thì chính là Đại Ca-diếp. Vì sao vậy? Nhữngluật gì của các Sa-môn, Tỳ-kheo Ca-diếp đều bao gồm cả.Muốn luận về Bà-la-môn, thì cũng chính là Tỳ-kheo Ca-diếp.Vì sao vậy? Những cấm giới gì mà các Bà-la-môn phụng trì,Tỳ-kheo Ca-diếp đều biết rõ hết.”

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Takhông nói bà-la-môn,

Ngườirành biết chú thuật;

Nóirằng sinh Phạm thiên,

Đâyvẫn chưa lìa trói.

Khôngtrói, không đường sinh,

Haythoát tất cả kết;

Khôngcòn nói phước trời,

TứcSa-môn bà-la-môn.

Bấygiờ, bà-la-môn bạch Thế Tôn:

“Nóikết phược, những gì gọi là kết?”

ThếTôn bảo:

“Dụcái là kết. Sân nhuế là kết. Ngu si là kết. Như Lai khôngdục ái này, vĩnh viễn đã diệt tận không còn. Sân nhuế,ngu si cũng lại như vậy. Như Lai không còn kết này.”

Bà-la-mônthưa:

“Nguyệnxin Thế Tôn thuyết pháp thâm diệu về sự không còn các kếtphược này.”

Bấygiờ, Thế Tôn lần lượt nói các đề tài vi diệu cho Bà-la-mônkia; đó luận về thí, luận về giới, luận về sanh thiên;dục là bất tịnh, đoạn tận lậu là trên hết, xuất gia*là thiết yếu.

KhiThế Tôn biết tâm ý Bà-la-môn kia đã khai mở, trong lòng rấthoan hỷ, bèn nói cho bà-lôn-môn pháp mà chư Phật thời xaxưa đã thuyết: Khổ, tập, tận, đạo. Tức thì, [590a01] bà-la-mônngay trên chỗ ngồi mà dứt sạch các trần cấu, đắc phápnhãn tịnh. Giống như tấm lua mớit trắng tinh, không có bụidơ, dễ nhuộm màu; bà-la-môn cũng như vậy, ngay trên chỗngồi mà đắc pháp nhãn tịnh. Ông đã đắc pháp, thấy pháp,phân biệt pháp kia không còn hồ nghi, đã được vô uý rồi,tự quy y tam tôn: Phật, Pháp, Thánh chúng, thọ trì ngũ giới,là đệ tử chơn thật Như Lai, không còn thối thất nữa.

Vợchồng bà-la-môn kia sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoanhỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở tại Ca-lan-đà, trong Trúc viên, thành La-duyệt,cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ, vua A-xà-thế có con voi tên Na-la-kỳ-lê[94] rất là hungdữ, bạo ngược, dũng mãnh, thường đánh bại kẻ địchbên ngoài. Nhờ sức voi này mà khiến không đâu không phụcmột nước Ma-kiệt.

Rồimột lúc, Đề-bà-đạt-đâu đi đến chỗ vua A-xà-thế, nóinhư vầy:

“Đạivương, nên biết, hiện tại con voi hung dữ này có khả nănghàng phục các kẻ thù. Nên dùng rượu mạnh cho voi này uốngsay. Sáng mai Sa-môn Cù-đàm ắt sẽ vào thành khất thực, hãythả voi say này dẫm đạp chết ông ta!”

VuaA-xà-thế nghe lời xúi của Đề-bà-đạt-đâu, ra lệnh trongnước: ‘Sáng sớm ngày mai sẽ thả voi say, cấm không chongười dân đi lại nơi các ngã đường trong thành.’

RồiĐề-bà-đạt-đâu nói với A-xà-thế rằng:

“NếuSa-môn Cù-đàm kia có nhất thiết trí biết việc tương lai,thì ngày mai ắt sẽ không vào thành khất thực.”

VuaA-xà-thế nói:

“Nhưlời Tôn giả dạy, nếu có nhứt thiết trí thì sáng sớmngày mai ông ấy sẽ không vào thành khất thực.”

Bấygiờ, nam nữ lớn nhỏ trong thành đều phụng sự Phật, nghevua A-xà-thế sớm mai sẽ thả voi say hại Như Lai. Nghe xongmọi người đều trong lòng buồn lo, liền đi đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên, bạch Thế Tôn:

“Sángsớm ngày mai xin Thế Tôn chớ vào thành nữa. Vì sao vậy?Vua A-xà-thế hôm nay có ra lệnh, bắt mọi người dân trongthành, ngày mai chớ đi lại nơi các ngã đường, ta muốn thảvoi say hại Sa-môn Cù-đàm. Nếu Sa-môn Cù-đàm có nhứt thiếttrí, thì sáng sớm ngày mai sẽ không vào thành khất thực.Nguyện xin Thế Tôn chớ vào thành nữa! Nếu Như Lai mà bỗngdưng bị hại thì người thế gian sẽ mất [590b01] con mắt,không còn ai cứu giúp.”

ThếTôn bảo:

“Thôi!Thôi! Các Ưu-bà-tắc chớ ôm lòng sầu não. Vì sao vậy? Thâncủa Như Lai không phải là thân thế tục, nên không bị ngườikhác hại được. Không bao giờ có việc này. Các Ưu-bà-tắc,nên biết, đất Diêm-phù, Đông Tây rộng bảy nghìn do tuần,Nam Bắc dài hai mươi mốt nghìn do tuần. Cù-da-ni ngang rộngtám nghìn do tuần như nửa hình mặt trăng. Phất-vu-đãi ngangrộng chín nghìn do tuần đất đai vuông vức. Uất-đơn-việtngang rộng mười nghìn do tuần đất dai tròn như mặt trăngđầy. Ví như voi say đầy khắp trong bốn thiên hạ này, giốngnhư lúa mè, rừng rậm; số như vậy, cũng không thể nào đụngđến mảy may sợi lông của Như Lai, huống chi là hại đượcNhư Lai. Không bao giờ có việc này. Ngoài bốn thiên hạ ra,dù có cả nghìn thiên hạ, nghìn mặt trời, mặt trăng, nghìnnúi Tu-di, nghìn nước bốn biển, nghìn Diêm-phù-đề, nghìnCù-da-ni, nghìn Phất-vu-đãi, nghìn Uất-đơn-việt, nghìn Tứthiên vương, nghìn Tam thập tam thiên, nghìn Đâu-suất thiên,nghìn Diệm thiên, nghìn Hóa tự tại thiên, nghìn Tha háo tựtại thiên, đó gọi là nghìn thế giới. Cho đến hai nghìnthế giới, đó gọi là trung thiên thế giới. Cho đến ba nghìnthế giới, đó gọi là tam thiên đại thiên thế giới. Trongđó đầy khắp long vương Y-la-bát còn không thể động mộtsợi lông của Như Lai, huống lại là voi này muốn hại NhưLai được sao? không bao giờ có trường hợp đó. Vì sao vậy?Thần lực của Như Lai là bất khả tư nghì. Như Lai xuấthiện ở đời, vĩnh viễn không thể bị người đả thươngđược. Các ngươi hãy trở về nhà mình. Như Lai tự biếtviệc gì sẽ xảy ra.”

Bấygiờ, Thế Tôn đã vì bốn bộ chúng thuyết pháp vi diệu rộngrãi. Các Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-tư sau khi nghe chánh pháp rồi,từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Pật, thốilui ra về.

Sángsớm hôm đó, Thế Tôn đắp y, ôm bát tính vào thành La-duyệtkhất thực. Khi ấy thiên vương Đề-đầu-lại-tra dẫn Càn-thát-bàv.v… từ phương Đông đến theo hầu Thế Tôn. Lại có Tỳ-lưu-lặcvương dẫn chúng Câu-bàn-trà, từ phương Nam đến theo hầuNhư Lai. Phương Tây Thiên vương Tỳ-lưu-lặc-xoa dẫn các chúngRồng theo hầu Như Lai. Phương Bắc Thiên vương Câu-tỳ-ladẫn chúng quỷ La-sát theo hầu Như Lai. Lại có Thích Đề-hoànNhân dẫn nghìn vạn chúng các chư thiên biến mất từ trờiĐâu-suất mà hiện đến chỗ Thế Tôn. Lại có Phạm thiênvương [590c0] dẫn nghìn vạn chúng các Phạm thiên từ trênPhạm thiên đến chỗ Thế Tôn. Lại có Thích Phạm, Tứ thiênvương cùng nhị thập bát thiên, đại quỷ thần vương, cùngbảo nhau: “Hôm nay chúng ta phải xem hai thần voi và rồngđấu với nhau. Ai là người thắng, kẻ bại?”

Lúcnày bốn bộ chúng thành La-duyệt, từ xa trông thấy Thế Tôncùng các Tỳ-kheo vào thành khất thực, mọi người dân trongthành đều cất tiếng kêu la. Vua A-xà-thế lại nghe nhữngtiếng này, hỏi tả hữu:

“Đâylà những âm vang gì mà lọt thấu nơi này?”

Thịthần đáp:

“Đâylà những âm thanh phát xuất từ Nhân dân khi thấy Như Laivào thành khất thực.”

A-xà-thếnói:

“Sa-mônCù-đàm cũng không có Thánh đạo, không biết tâm người,rồi sẽ kinh nghiệm việc gì sẽ xảy ra.”

VuaA-xà-thế liền bảo tượng sư:

“Ngươihãy mau đem rượu mạnh cho voi uống, cột kiếm bén vào vòi,và lập tức thả cho nó chạy.”

Bấygiờ Thế Tôn dẫn các Tỳ-kheo đến cửa thành, vừa cấtchân vào cửa, khi ấy trời đất chấn động mạnh, các chưthiên tôn thần ở giữa hư không rải xuống các loại hoa.Tức thì, năm trăm Tỳ-kheo thấy voi say đến, mọi ngườiđều bỏ chạy, không biết theo hướng nào! Lúc đó voi hungdữ kia thấy Như Lai từ xa, nó liền chạy đến. Thấy voisay đến, thị giả A-nan sau Thế Tôn lòng không an, bạch ThếTôn:

“Voinày dữ quá! Coi chừng bị hại! Hãy tránh xa nó!”

ThếTôn bảo:

“A-nan,chớ sợ! Nay Ta sẽ dùng thần lực hàng phục voi này.”

NhưLai quan sát voi hung bạo với khoảng cách không gần cũng khôngxa, liền hóa ra các sư tử vương ở hai bên, và phía sau voikia là một hầm lửa lớn. Lúc này voi dữ kia thấy hai bênlà sư tử vương cùng thấy hầm lửa, liền té vãi phân tiểu,không biết chạy đi đâu, nó cứ nhằm phía trước hướngNhư Lai mà chạy đến.

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngươichớ làm hại Rồng.

Rồnghiện rất khó gặp.

Dongươi không hại Rồng,

Màđược sinh chỗ thiện.

“Lúcấy voi hung bạo nghe Thế Tôn nói kệ này, như bị lửa đốt,liền tự gỡ kiếm hướng về Như Lai, quỳ hai gối phủ phụcsát đất, lấy vòi liếm chân Như Lai. Bấy giơ, Thế Tôn đưatay phải duỗi thẳng, sờ vào đầu voi, mà nói kệ:

Sânnhuế sinh địa ngục,

Cũngsinh thân rắn rít.

Chonên phải trừ sân,

Chớthọ thân này lại.

[590c25]Lúc đó các vị Thiên thần ở giữa hư không dùng hàng trămnghìn loài hoa tung rãi trên Như Lai. Bấy giờ Thế Tôn nóipháp vi diệu cho bốn bộ chúng trời, rồng, quỷ, thần. Hơnsáu vạn nam nữ, sau khi thấy Phật hàng phục voi, mọi trầncấu đều dứt sạch, đắc pháp nhãn tịnh; và tám vạn ThiênNhân cũng đắc pháp nhãn tịnh. Lúc đó tự trong thân voi saykia gió đao nổi dậy, thân hoại mạng chung, sinh về cung Tứthiên vương.

CácTỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, các Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cùng thiên,long, quỷ, thần, sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Tôn giả Nan-đà khoác y thật đẹp với màu sắc làmhoa mắt người, mang giày dép da viền vàng, lại tô vẽ haimắt, tay cầm bình bát, đang đi vào thành Xá-vệ.

Lúcđó, có các Tỳ-kheo từ xa nhìn thấy Tôn giả Nan-đà đắpy thật đẹp, vào thành Xá-vệ khất thực. Các Tỳ-kheo liềnđến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên.Sau đó ngồi thối lui, bạch Thế Tôn:

“Vừarồi Tỳ-kheo Nan-đà đắp y thật đẹp, màu chói mắt người,vào thành Xá-vệ khất thực.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

“Ngươihãy nhanh chóng đến chỗ Tỳ-kheo Nan-đà nói là Như Lai chogọi.”

Thưa:

“Kínhvâng, Thế Tôn!”

Tỳ-kheokia vâng lời Thế Tôn dạy, đảnh lễ sát chân, rồi đi đếnchỗ Tỳ-kheo Nan-đà, nói với Tỳ-kheo Nan-đà rằng:

“ThếTôn cho gọi ngươi.”

Nan-đànghe Tỳ-kheo sau khi nói, liền đến chỗ Thế Tôn. Đến rồiđảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Lúc ấy Thế Tôn bảoNan-đà:

“Vìcớ gì hôm nay ngươi đắp y thật đẹp này, còn mang giàydép da viền vàng, vào thành Xá-vệ khất thực?”

Tôngiả Nan-đà im lặng không nói. Thế Tôn lại bảo tiếp:

“Thếnào Nan-đà, ngươi há không do lòng tin kiên cố, xuất gia họcđạo ư?”

Nan-đàThưa:

“Thậtvậy, Thế Tôn!”

ThếTôn bảo:

“Ngươinay là thiện gia nam tử không y luật mà hành! Do lòng tin kiêncố xuất gia học đạo, sao lại đắp y thật đẹp, chảichuốt dáng vóc để vào thành Xá-vệ khất thực, cùng vớinhững kẻ bạch y kia không khác?”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Baogiờ thấy Nan-đà,

Trìhạnh a-lan-nhã;

Tâmưa pháp Sa-môn,

[591b01]Đầu-đàđưa đến đích.

“Nan-đà,nay ngươi đừng có tạo hạnh như vậy nữa!”

Tôngiả Nan-đà cùng bốn bộ chúng sau khi nghe những gì đứcPhật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Tôn giả Nan-đà không kham hành phạm hạnh, muốn cởipháp y sống đời bạch y. Lúc ấy, các Tỳ-kheo đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Các Tỳ-kheobạch Thế Tôn:

“Tỳ-kheoNan-đà không kham hành phạm hạnh, muốn cởi pháp y, sốngđời tại gia.”

ThếTôn bảo một Tỳ-kheo:

“Ngươihãy đến chỗ Nan-đà nói là Như Lai cho gọi.”

Thưa:

“Kínhvâng, Thế Tôn.”

Tỳ-kheokia vâng lời Thế Tôn dạy, rời chỗ ngồi đứng dậy lễsát chân Thế Tôn, rồi lui đi. Đến chỗ Tỳ-kheo Nan-đà kia,nói:

“ThếTôn cho gọi Nan-đà.”

Đáp:

“Vâng.”

Lúcấy Tỳ-kheo Nan-đà theo Tỳ-kheo này đến chỗ Thế Tôn, đảnhlễ sát chân, ngồi qua một bên.

ThếTôn bảo Nan-đà:

“Thếnào Nan-đà? Ngươi không thích tu phạm hạnh, muốn cởi phápy, sống đời bạch y ư?”

Nan-đàthưa:

“Thậtvậy, Thế Tôn!”

ThếTôn bảo:

“Vìsao, Nan-đà?”

Nan-đàthưa:

“Dụctâm con hừng hực, không thể tự kiềm được!”

ThếTôn bảo:

“Thếnào Nan-đà? Ngươi không phải là thiện gia nam tử xuất giahọc đạo ư?”

Nan-đàthưa:

“Thậtvậy, Thế Tôn! Con là thiện gia nam tử, do lòng tin kiên cốxuất gia học đạo.”

ThếTôn bảo:

“Điềuđó không thích hợp với ngươi, là thiện gia nam tử đã bỏnhà xuất gia học đạo, tu hạnh thanh tịnh, sao lại bỏ chánhpháp mà muốn sống đời ô uế? Nan-đà nên biết, có hai phápkhông biết chán đủ. Nếu có người nào sống theo hai phápnày thì không bao giờ biết chán đủ. Hai pháp gì? Dâm dụcvà uống rượu, đó gọi là hai pháp không biết chán đủ.Nếu người nào sống theo hai pháp này, thì không bao giờ biếtchán đủ. Do bởi hành quả này mà không thể đạt đến chỗvô vi. Cho nên, này Nan-đà, hãy ghi nhớ bỏ hai pháp này, saunhất định sẽ thành tựu quả báo vô lậu. Nan-đà, nay ngươikhéo tu phạm hạnh; con đường dẫn đến quả đạo, khôngthể đều không do đây.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

[591c01]Nhàlợp không kín,

Trờimưa ắt dột.

Ngườikhông thực hành,

Dâm,nộ, si dột.

Nhàkhéo lợp kín,

Trờimưa không dột.

Ngườihay thực hành,

Khôngdâm, nộ, si.[95]

ThếTôn lại tự nghĩ: “Thiện gia nam tử này dục ý quá nhiều.Nay Ta có thể dùng lửa trị lửa.”

RồiThế Tôn liền dùng thần lực, tay nắm Nan-đà; trong khoảnhkhắc giống như lực sĩ co duỗi cánh tay, đem Nan-đà lên Hươngsơn.[96] Bấy giờ trên núi có một hang đá, lại có một conkhỉ cái mù loà đang ở nơi đó. Thế Tôn, tay phải nắm Nan-đà,bảo rằng:

“Nan-đà,ngươi có thấy con khỉ cái mù lòa này không?”

Thưa:

“Cóthấy, Thế Tôn!”

ThếTôn bảo:

“Đằngnào xinh đẹp? Tôn-đà-lợi cô gái họ Thích xinh đẹp haycon khỉ cái mù lòa này xinh đẹp?”

Nan-đàthưa:

“Giốngnhư có người đả thương lỗ mũi con chó dữ, lại bôi thêmđộc vào, con chó kia càng thêm dữ hơn. Ở đây cũng như vậy,Thích nữ Tôn-đà-lợi, nếu đen con khỉ cái mù lòa để cùngso sánh, thì không thể làm thí dụ được. Giống như đốnglửa lớn thiêu đốt sơn dã, còn dùng củi khô bỏ thêm vàothì lửa càng trở nên hừng hực. Ở đây cũng vậy, con nhớcô gái họ Thích kia, không rời khỏi tâm được.”

Bấygiờ Thế Tôn trong khoảnh khắc như co duỗi cánh tay biếnkhỏi núi này, hiện đến Tam thập tam thiên. Khi ấy chư thiêntrên Tam thập tam thiên đều tụ họp tại giảng đường Thiệnpháp. Cách giảng đường Thiện pháp không xa, lại có cungđiện, năm trăm ngọc nữ đang vui đùa với nhau, toàn là ngườinữ không có người nam. Nan-đà từ xa trông thấy năm trămthiên nữ, đang ca hát kỹ nhạc vui đùa với nhau; bèn hỏiThế Tôn:

“Đâylà những đâu, mà có năm trăm thiên nữ ca hát kỹ nhạc vuiđùa với nhau?”

ThếTôn bảo:

“Nan-đà,ngươi tự đến đó mà hỏi!”

Tôngiả Nan-đà liền đi đến chỗ năm trăm thiên nữ; thấy cungđiện nhà cửa kia, trải hàng trăm thứ tọa cụ tốt; toànlà người nữ không có người nam. Tôn giả Nan-đà hỏi thiênnữ kia:

“Cáccô, có đúng là thiên nữ đang cùng nhau vui đùa khoái lạcphải không?”

Thiênnữ đáp:

“Chúngtôi có năm trăm người, tất cả đều thanh tịnh, không cóphu chủ. Chúng tôi nghe Thế Tôn có đệ tử tên là Nan-đà,là con di mẫu của Phật. Ngài đang ở chỗ Như Lai tu phạmhạnh thanh tịnh, sau khi mạng chung [591c27] sẽ sinh về cõinày làm phu chủ chúng tôi, cùng vui đùa với nhau.”

Lúcấy Tôn giả Nan-đà lòng rất vui mừng không thể tự chế,liền tự nghĩ: “Hiện tại ta là đệ tử Thế Tôn, lạilà con di mẫu. Những thiên nữ này đều sẽ làm vợ cho ta.”

Bấygiờ, Nan-đà thối lui, đi đến chỗ Thế Tôn. Thế Tôn hỏi:

“Thếnào Nan-đà, Các ngọc nữ kia nói gì?”

Nan-đàthưa:

“Cácngọc nữ kia đều nói, Chúng tôi đều không có phu chủ. Nghecó đệ tử Thế Tôn khéo tu phạm hạnh, sau khi mạng chungsẽ sinh về nơi này.”

ThếTôn bảo:

“Nan-đà,ý ngươi thế nào? Nan-đà, ý ngươi thế nào?”

Nan-đàthưa:

“Khiấy, con tự nghĩ, ‘Ta là đệ tử Thế Tôn, là con di mẫucủa Phật. Những thiên nữ này tất cả đều sẽ làm vợcho ta.’”

ThếTôn bảo:

“Khoáithay, Nan-đà! Khéo tu phạm hạnh, Ta sẽ xác chứng cho ngươi,khiến cho năm trăm người nữ này đều sẽ thành những ngườihầu hạ ngươi.”

ThếTôn lại bảo:

“Thếnào Nan-đà? Thích nữ Tôn-đà-lợi xinh đẹp, hay là năm trămthiên nữ xinh đẹp?”

Nan-đàthưa:

“Giốngnhư con khỉ cái mù lòa trên đỉnh núi ở trước Tôn-đà-lợi,không tươi sáng cũng không nhan sắc. Ở đây cũng như vậy,Tôn-đà-lợi ở trước những thiên nữ kia cũng lại như vậy,không có tươi sáng.”

ThếTôn bảo:

“Ngươikhéo tu phạm hạnh, Ta sẽ tác chứng cho ngươi được nămtrăm thiên nữ này.”

Bấygiờ Thế Tôn lại nghĩ: “Nay Ta sẽ dùng lửa đề diệt lửaNan-đà.” Trong khoảnh khắc giống như lực sĩ co duỗi cánhtay, Thế Tôn tay phải nắm cánh tay Nan-đà, dẫn đến trongđịa ngục. Lúc này chúng sanh địa ngục đang chịu ngầnấy khổ não. Khi ấy trong địa ngục kia có một cái vạclớn, trống không có người. Thấy vậy, Nân-đà sinh lòngsợ hãi, lông áo đều dựng đứng, đến trước Thế Tônthưa:

“Ởđây mọi chúng sanh đều chịu khổ đau, chỉ có độc nhấtcái vạc này trống không có người!”

ThếTôn bảo:

“Đâygọi là địa ngục A-tỳ.”

Bấygiờ, Nan-đà lại càng sợ hãi hơn, lông áo đều dựng đứnglên, bạch Thế Tôn:

“Đâylà địa ngục A-tỳ, mà sao có một chỗ trống không có tộiNhân?”

ThếTôn bảo:

“Nan-đà,ngươi tự đến đó hỏi.”

Tôngiả Nan-đà liền đi đến đó và hỏi:

“Thếnào ngục tốt, đây là ngục gì mà trống, không có người?”

Ngụctốt đáp:

“Tỳ-kheonên [592b01] biết, đệ tử của Phật Thích-ca Văn tên là Nan-đà,ở chỗ Như Lai tu phạm hạnh thanh tịnh, sau khi thân hoạimạng chung sinh về chỗ lành trên trời. Ở đó, ông ta sốnglâu nghìn tuổi, tự vui đùa khoái lạc, mạng chung ở đólại sinh vào trong địa ngục A-tỳ này. Cái vạc trống nàychính là nhà của ông ta.”

Tôngiả Nan-đà nghe xong những lời này, sinh lòng sợ hãi, lôngáo đều dựng đứng, liền tự nghĩ, “Cái vạc trống nàychính là dành cho ta chăng?” Rồi trở lại chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân bạch Thế Tôn:

“Xinnhận sự sám hối tội của chính con, vì không lo tu phạmhạnh, lại còn xúc nhiễu Như Lai!”

Bấygiờ Tôn giả Nan-đà, liền nói kệ này:

Đờingười không đủ quý,

Tuổitrời rồi cũng tàn.

Địangục chua, thống khổ.

Chỉcó vui Niết-bàn.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Tôn giả Nan-đà:

“Lànhthay! Lành thay! Như những gì ngươi đã nói. Niết-bàn rấtlà khoái lạc. Nan-đà, cho phép ngươi sám hối. Ngươi kẻngu si đã tự biết là mình có lỗi đối với Như Lai. NayTa nhận sự hối lỗi của ngươi, sau này chớ tái phạm.”

Bấygiờ, Thế Tôn trong khoảnh khắc như co duỗi cánh tay, tay nắmNan-đà biến khỏi địa ngục, trở về đến vườn Cấp CôĐộc, rừng cây Kỳ-đà, thành Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo Nan-đà:

“NàyNan-đà, nay ngươi hãy tu hành hai pháp. Hai pháp gì? Chỉ vàquán. Lại phải tu thêm hai pháp. Hai pháp gì? Sinh tử khôngđáng vui, biết Niết-bàn là an lạc. Đó là hai pháp. Lạitu thêm hai pháp. Hai pháp gì? Trí và biện.”

Bấygiờ, Thế Tôn thuyết giảng cho Nan-đà bằng nhiều pháp khácnhau. Tôn giả Nan-đà sau khi thọ lãnh những lời dạy củaThế Tôn rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chânThế Tôn, rồi thối lui ra về; đi đến rừng An-đà. Ở đó,Tôn giả ngồi kiết già dưới một gốc cây, chánh thân, chánhý, buộc niệm trước mặt, tư duy những lời dạy này củaNhư Lai. Bấy giờ Tôn giả Nan-đà ở nơi vắng vẻ, lúc nàocũng tư duy về những lời dạy của Như Lai không bỏ quêngiây phút nào, vì mục đích gì mà thiện gia nam tử này, dolòng tin kiên cố, xuất gia học đạo, tu phạm hạnh vô thượng,cho đến biết như thật rằng, sinh tử đã dứt, phạm hạnhđã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còn táisinh đời sau nữa. Lúc bấy giờ Tôn giả Nan-đà thành A-la-hán.Sau khi thành A-la-hán, Tôn giả rời chỗ ngồi đứng dậy,sửa lại y phục, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân,[592c01] ngồi qua một bên. Tôn giả Nan-đà bạch Thế Tôn:

“Trướcđây, Thế Tôn đã hứa chứng nhận năm trăm thiên nữ chođệ tử. Nay con xả hết.”

ThếTôn bảo:

“Nayngươi đã dứt sinh tử, phạm hạnh đã lập. Ta cũng liềnbỏ nó luôn.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ:

NayTa thấy Nan-đà,

Tuhành pháp Sa-môn;

Cácác đều đã diệt,

Khôngmất hạnh đầu-đà.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườiđắc A-la-hán, hiện nay chính là Tỳ-kheo Nan-đà, không còndâm, nộ, si cũng là Tỳ-kheo Nan-đà.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Ni-câu-lưu, tại Ca-tỳ-la-việt,Thích-sí-sấu,[97] cùng với năm trăm vị Đại Tỳ-kheo. Bấygiờ Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di[98] đi đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân, bạch Thế Tôn:

“Ướcnguyện Thế Tôn sinh mạng hằng được thủ hộ để giáohóa lâu dài những kẻ ngu tối.”

ThếTôn bảo:

“Cù-đàm-di,không nên nói với Như Lai những lời như vậy. Tuổi thọcủa Như Lai lâu vô cùng, mạng hằng được thủ hộ.”

Bấygiờ, Đại Ái Đạo Cù-đàm-di liền nói kệ này:

Làmsao lễ Tối thắng,

Đấngthế gian Tối tôn,

Đểđoạn tất cả nghi?

Dovậy nói lời này.

Bấygiờ, Thế Tôn đáp lại Cù-đàm-di bằng bài kệ này:

Tinhtấn ý khó khuyết;

Thườngcó tâm dũng mãnh;

XemThanh văn bình đẳng:

Đólà lễ Như Lai.

RồiĐại Ái Đạo bạch Thế Tôn:

“Từđây về sau con sẽ lễ Thế Tôn. Nay Như Lai dạy xem[99] tấtcả chúng sanh với ý không tăng tổn. Trên trời, trong cõingười, cùng A-tu-la, Như Lai là tối thượng.”

Khiấy Như Lai chấp nhận những gì Đại Ái Đạo đã nói. Bàliền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân, rồithối lui ra về.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tronghàng Thanh văn của Ta, đệ tử hiều biết rộng rãi đệ nhất,chính là Đại Ái Đạo.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

[593a01]Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai hạng người này ở trong chúng sẽ phát sinh hủy báng NhưLai.[100] Hai hạng người nào? Hạng phi pháp nói là pháp; phápnói là phi pháp. Đó là hai hạng người phỉ báng Như Lai.

“Lạicó hai hạng người không phỉ báng Như Lai. Thế nào là hai?Hạng phi pháp nói là phi pháp; thật pháp nói là thật pháp.Đó là hai hạng người không phỉ báng Như Lai.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, phi pháp nên nói là phi pháp; thật phápnên nói là thật pháp. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.”

CácTỳ-kheo sau khi Tỳ-kheo nghe những gì đức Phật dạy, hoanhỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai hạng người được phước vô lượng. Thế nào là hai?Người khen ngợi điều đáng khen ngợi; người không khen ngợiđiều không đáng khen ngợi. Đó là hai hạng người đượcphước vô lượng.

“Lạicó hai hạng người chịu tội vô lượng. Thế nào là hai?Người mà điều đáng khen ngợi, trở lại phỉ báng; ngườimà điều không đáng khen ngợi, lại khen ngợi. Các Tỳ-kheochớ học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.[101]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com