HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)
KINHSỐ 1[33]
[581b15]Tôi nghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.
Bấygiờ, đã đến giờ, Thế Tôn đắp y ôm bát, dẫn La-hầu-la[34]vào thành Xá-vệ để khất thực[35]. Khi ấy Thế Tôn quayqua bên phải bảo La-hầu-la:
“Ngươinay hãy quán sắc là vô thường.”
La-hầu-lathưa:
“Kínhvâng, bạch Thế Tôn, sắc là vô thường.”
ThếTôn bảo:
“NàyLa-hầu-la, thọ*, tưởng, hành, thức đều là vô thường.”
La-hầu-lathưa:
“Kínhvâng, bạch Thế Tôn, thọ, tưởng, hành, thức đều là vôthường.”
Khiấy, Tôn giả La-hầu-la lại tự nghĩ: “Ở đây có nhân duyêngì, hôm nay mới đi vào thành để khất thực, đang trên đườngđi, cớ sao Thế Tôn trực tiếp dạy dỗ ta? Bây giờ ta hãytrờ về trú xứ, không nên vào thành khất thực.”
Khiấy, Tôn giả La-hầu-la, đang giữa đường liền trở vềtinh xá Kỳ-hoàn, cầm y bát đến dưới một bóng cây, chánhthân, chánh ý, ngồi kiết già, chuyên tinh nhất tâm suy niệmsắc vô thường; suy niệm thọ*, tưởng, hành, thức vô thường.
Bấygiờ, Thế Tôn khất thực ở thành Vương-xá xong. Sau khi ănrồi, một mình kinh hành tại tinh xá Kỳ-hoàn, lần hồi đếnchỗ La-hầu-la. Đến đó rồi, Phật bảo La-hầu-la rằng:
“Ngươihãy tu hành pháp an-ban[36]. Tu hành pháp này, có tâm tưởngsầu ưu đều sẽ trừ diệt hết. Nay ngươi lại nên tu hànhtưởng bất tịnh ghê tởm, nếu có tham dục, thì sẽ trừdiệt hết. Này La-hầu-la, nay ngươi phải tu hành từ tâm.Đã hành từ tâm rồi, nếu có sân nhuế, thì sẽ trừ diệthết. Này La-hầu-la, nay ngươi phải tu, hành bi tâm. Đã hànhbi tâm rồi, nếu có tâm hại, thì sẽ trừ diệt hết. NàyLa-hầu-la, nay ngươi phải tu hành hỷ tâm. Đã hành hỷ tâmrồi, nếu có tâm tật đố, thì sẽ trừ diệt hết. Này La-hầu-la,nay ngươi phải tu hành tâm xả.[37] Đã hành tâm xả* rồi,nếu có kiêu mạn, thì sẽ trừ diệt hết.”
Bấygiờ, Thế Tôn hướng về La-hầu-la, liền nói kệ này:
Chớluôn khởi tưởng đắm,
Thườngphải y thuận pháp.
Ngườihiền trí như vậy,
Danhđồn vang khắp nơi.
Cầmđuốc sáng cho người,
Phámàn vô minh lớn;
Trời,rồng thảy phụng kính,
Tônthờ bậc sư trưởng.
Lúcấy Tỳ-kheo La-hầu-la dùng kệ này thưa Thế Tôn rằng:
Conkhông khởi tưởng đắm,
Hằngtùy thuận theo pháp.
[582a01]Người hiền trí như vậy
Kínhthờ là sư trưởng.
Saukhi Thế Tôn dạy bảo xong, trở về tĩnh thất. Lúc ấy, Tôngiả La-hầu-la lại tự nghĩ: “Tu hành an-ban như thế nàođể trừ bỏ sầu ưu, không có các tưởng?” Rồi La-hầu-latừ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn. Đến nơirồi, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Ngay sau đó, ngồilui, bạch Thế Tôn rằng:
“Tuhành an-ban như thế nào để trừ bỏ sầu ưu, không có cáctưởng, được quả báo lớn, được vị cam lồ?”
ThếTôn bảo:
“Lànhthay, lành thay, La-hầu-la! Ngươi có thể ở trước Như Lairống tiếng rống sư tử hỏi mà hỏi nghĩa này: ‘Tu hànhan-ban như thế nào để trừ bỏ sầu ưu, không có các tưởng,được quả báo lớn, được vị cam lồ?’ Này La-hầu-la,nay ngươi hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, suy nghĩ kỹ, Ta sẽphân biệt nói đầy đủ cho ngươi.’
Thưa:
“Kínhvâng, Thế Tôn!”
Tôngiả La-hầu-la vâng lời dạy từ Thế Tôn. Thế Tôn bảo:
“NàyLa-hầu-la, ở đây Tỳ-kheo ưa thích ở nơi vắng vẻ khôngngười, chánh thân chánh ý, ngồi kiết già, không có niệmkhác, buộc ý trên chóp mũi. Thở ra dài, biết hơi thở dài.Thở vào dài, cũng biết hơi thở dài. Thở ra ngắn, cũng biếthơi thở ngắn. Thở vào ngắn, cũng biết hơi thở ngắn. Hơithở ra lạnh, cũng biết hơi thở lạnh. Hơi thở vào lạnh,cũng biết hơi thở lạnh. Hơi thở ra ấm, cũng biết hơi thởấm. Hơi thở vào ấm, cũng biết hơi thở ấm. Quán toàn thân,hơi thở vào, hơi thở ra; thảy đều biết rõ. Có lúc cóhơi thở, cũng lại biết là có. Có lúc không có hơi thở,cũng lại biết là không. Hoặc hơi thở từ tâm ra,[38] cũnglại biết từ tâm ra; hoặc hơi thở từ tâm vào*, cũng lạibiết từ tâm vào.
“Nhưvậy, La-hầu-la, ai tu hành an-ban, sẽ không có tưởng sầuưu, não loạn, được quả báo lớn, được vị cam lồ.”
Saukhi nghe Thế Tôn nói pháp vi diệu đầy đủ xong, La-hầu-latừ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật, nhiểuquanh ba vòng rồi, rồi đi. Đến dưới một bóng cây trongrừng An-đà[39], chánh thân, chánh ý ngồi kiết già, khôngcó một niệm nào khác, buộc tâm trên chóp mũi. Thở ra dài,biết hơi thở dài. Thở vào dài, cũng biết hơi thở dài.Thở ra ngắn, cũng biết hơi thở ngắn. Thở vào ngắn, cũngbiết hơi thở ngắn. Hơi thở ra lạnh, cũng biết hơi thởlạnh. Hơi thở vào lạnh, cũng biết hơi thở lạnh. [582b01]Hơi thở ra ấm, cũng biết hơi thở ấm. Hơi thở vào ấm,cũng biết hơi thở ấm. Quán toàn thân, hơi thở vào, hơithở ra; thảy đều biết rõ. Có lúc có hơi thở, cũng lạibiết là có. Có lúc không có hơi thở, cũng lại biết làkhông. Hoặc hơi thở từ tâm ra, cũng lại biết từ tâm ra;hoặc hơi thở từ tâm vào*, cũng lại biết từ tâm vào.
Bấygiờ, La-hầu-la tư duy như vậy, tâm được giải thoát khỏidục,[40] không còn các thứ ác, có tầm, có tứ,[41] có hỷlạc do viến ly sinh,[42] chứng và an trú[43] sơ thiền. Tầmtừ đã dứt,[44] nội tâm tịch tĩnh,[45] chuyên tinh nhất tâm[46];không tầm, không tứ, có hỷ lạc do định sinh,[47] chứngnhập và an trú* nhị thiền. Lìa hỷ, an trú xả,[48] giác trithân lạc, điều mà các Hiền thánh nói, xả, niệm, an trúlạc,[49] chứng nhập và an trú an trú* tam thiền. Khổ và lạckia đã diệt, ưu hỷ trước cũng đã diệt, không khổ khônglạc; xả, niệm thanh tịnh,[50] chứng nhập và an trú* tứthiền.
Vớitâm tam-muội[51] này, thanh tịnh không bụi nhơ, thân thể nhunhuyến,[52] La-hầu-la biết mình từ đâu đến, nhớ nhữngviệc đã làm trước kia, tự biết đời trước, những việctrong vô số kiếp trước; cũng biết một đời, hai đời,ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời,ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trămđời, nghìn đời, vạn đời, hàng nghìn vạn đời, kiếpthành, kiếp bại, vô số kiếp thành, vô số kiếp bại, ứcnăm không thể kể xiết: Ta đã từng sinh nơi kia, tên gì,họ gì, ăn thức ăn như vậy, hưởng khổ vui như vậy, thọmạng dài ngắn, chết kia sinh đây, chết đây sinh kia.
Vớitâm tam-muội này,* thanh tịnh không tì vết, La-hầu-la cũngkhông còn các kết, cũng biết chỗ khởi của tâm chúng sanh.Bằng thiên nhãn thanh tịnh không tì vết, La-hầu-la quán biếtnhư thật các loài chúng sinh, người sống, kẻ chết, sắcđẹp, sắc xấu, đường lành, đường dữ, hoặc tốt, hoặcxấu, điều đã làm, điều đã tạo. Hoặc có chúng sanh thânhành ác, miệng hành ác, ý hành ác, phỉ báng Hiền thánh,thường hành tà kiến, tạo hạnh tà kiến, thân hoại mạngchung. sinh vào địa ngục. Hoặc lại có chúng sanh thân hànhthiện, miệng hành thiện, ý hành thiện, không phỉ báng Hiềnthánh, thường hành chánh kiến, tạo hạnh chánh kiến, thânhoại mạng chung sinh lên trời cõi thiện. Đó gọi là thiênnhãn thanh tịnh không tì vết, quán biết như thật các loàichúng sanh, người sống, kẻ chết, sắc đẹp, sắc xấu, đườnglành, đường dữ, hoặc tốt, hoặc xấu, điều đã làm, điềuđã tạo.
Rồilai vận dụng ý, thành tâm vô lậu. La-hầu-la lại quán biếtnhư thật đây là khổ; lại quán biết như thật đây là tậpkhởi của khổ, cũng quán biết như thật đây là [582c01] sựdiệt tận khổ, cũng quán biết như thật đây là xuất yếucủa khổ. La-hầu-la quán biết như thật như vậy, tâm đượcgiải thoát khỏi dục lậu; được giải thoát khỏi hữu lậu,vô minh lậu. Đã được giải thoát, nên liền được trígiải thoát, biết rằng, sinh tử đã dứt, phạm hạnh đãlập, những việc cần làm đã làm xong, không còn tái sinhđời sau. Bấy giờ, Tôn giả La-hầu-la thành A-la-hán.
Saukhi Tôn giả La-hầu-la thành A-la-hán rồi, liền từ chỗ ngồiđứng dậy, sửa lại y phục đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễsát chân, ngồi lui qua một bên, bạch Thế Tôn rằng:
“Sởcầu của con đã đạt được, các lậu đã tận trừ.”
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Trongnhững vị đắc A-la-hán, không có ai bằng La-hầu-la. Luậnvề người mà các hữu lậu đã dứt cũng là Tỳ-kheo La-hầu-la.Luận về người trì giới cấm cũng là Tỳ-kheo La-hầu-la.Vì sao vậy? Vì chư Như Lai Đẳng Chánh giác đời quá khứcũng có Tỳ-kheo La-hầu-la này. Muốn nói con Phật cũng làTỳ-kheo La-hầu-la, đích thân từ Phật sinh, là người thừatự pháp.”
Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Tronghàng Thanh văn của Ta, đệ tử bậc nhất trì giới cấm chínhlà Tỳ-kheo La-hầu-la.”
Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:
Phápcấm giới đầy đủ,
Cáccăn cũng thành tựu;
Dầndần sẽ cũng được,
Sạchtất cả kết sử.
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành. [53]
KINHSỐ 2[54]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóhai con người xuất hiện ở đời, thật là khó có được.Hai người ấy là ai? Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuấthiện ở đời, thật là khó có được, và Chuyển luân Thánhvương xuất hiện ở [583a01] đời thật là khó có được.Hai người này xuất hiện ở đời thật là khó có được...”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 3[55]
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóhai con người xuất hiện ở đời, thật là khó có được.Hai người ấy là ai? Bích-chi-phật xuất hiện ở đời, thậtlà khó có được, và A-la-hán lậu tận đệ tử của NhưLai, xuất hiện ở đời, thật là khó có được. Này cácTỳ-kheo, đó gọi là hai người này xuất hiện ở đời thậtlà khó có được.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Cóhai pháp này ở thế gian thật là phiền não. Hai pháp gì? Tạocác gốc rễ ác, khởi lên các oán thù; và lại không tạohạnh lành, gốc của các đức. Này các Tỳ-kheo, đó gọilà hai pháp thật là phiền não.
“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy giác tri pháp phiền não này, vàcũng nên giác tri pháp không phiền não. Các pháp phiền nãothì hãy đoạn trừ, pháp không phiền não, thì nên tu hành.Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này."
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Tàkiến, mà chúng sanh suy niệm, hướng đến, cùng các hành khác,tất cả đều không có gì đáng quý, là những điều mà ngườithế gian không đáng ham thích. Vì sao vậy? Vì tà kiến nàylà bất thiện. Giống như những hạt quả đắng, nghĩa lànhững hạt quả đắng, hạt rau đắng, hạt rau đay, hạt tất-địabàn-trì,[56] cùng các loại hạt đắng khác, mà đem nhữngloại hạt này trồng nơi đất tốt, sau đó sẽ sinh ra mầmcũng đắng như xưa. Vì sao vậy? Vì những hạt này vốn đãđắng. Ở đây, tà kiến chúng sanh cũng lại như vậy. Nhữnggì được làm bởi thân hành, khẩu hành, ý hành, những gìhướng đến, những gì nghĩ đến, cùng các hành ác khác,tất cả đều không đáng quý, là những điều mà ngườithế gian không ham thích. Vì sao vậy? Vì tà kiến ác này làbất thiện.
“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy [583b01] trừ tà kiến, tập hànhchánh kiến. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Chánhkiến, mà chúng sanh nghĩ đến, hướng đến, cùng các hànhkhác, tất cả đều đáng quý kính, là những điều mà ngườithế gian đáng ham thích. Vì sao vậy? Vì tà kiến này là diệu.Giống như những quả ngọt, như mía, quả bồ-đào, cùng tấtcả những quả ngon ngọt khác, có người sửa sang đất tốtđem trồng chúng, sau đó sẽ sinh ra con, tất cả đều ngonngọt, khiến người ham thích. Vì sao vậy? Vì những hạt quảnày vốn đã ngon ngọt. Ở đây chánh kiến chúng sanh cũnglại như vậy. Những gì được nghĩ đến, hướng đến, cùngcác hành khác, tất cả đều đáng quý kính, là những điềumà người thế gian đáng ham thích. Vì sao vậy? Vì tà kiếnnày là diệu.
“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tập hành chánh kiến. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tôn giả A-nan ở nơi vắng vẻ, mộtmình tư duy, nảy sinh ý niệm này: “Có những chúng sanh khơidậy tưởng ái dục, liền sinh dục ái, rồi tập hành ngàyđêm không hề nhàm chán.” Bấy giờ vào buổi chiều, Tôngiả A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy, khoác y, sửa lại y phục,đi đến chỗ Thế Tôn. Đến nơi rồi, đảnh lễ sát chân,ngồi qua một bên, Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn rằng:
“Conở nơi vắng vẻ phát sinh ý nghĩ này: ‘Có những chúng sanhkhơi dậy tưởng ái dục, liền sinh dục ái, rồi tập hànhngày đêm không hề nhàm chán.’”
ThếTôn bảo:
“Thậtvậy, A-nan, như những gì ngươi đã nói: ‘Có những chúngsanh khơi dậy tưởng ái dục, liền sinh dục ái, rồi tậphành ngày đêm không hề nhàm chán.’ Vì sao vậy? Này A-nan,vào thời quá khứ xa xưa có Chuyển luân Thánh vương tên làĐảnh Sanh,[57] dùng pháp mà trị hóa, không có gian dối, thànhtựu bảy báu. Bảy báu là: bánh xe báu, voi báu, ngựa báu,ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu. Đó là bảybáu. Lại có nghìn người con dũng mãnh cường tráng, có thểhàng phục các kẻ ác; thống lãnh bốn thiên hạ mà khôngcần đao [583c01] trượng. A-nan, nên biết, bấy giờ Thánh vươngĐảnh Sanh phát sinh ý niệm này: ‘Nay ta có đất Diêm-phù-đềnày, dân chúng đông đúc, các loại trân báu nhiều. Ta cũngđã nghe các vị trưởng lão kỳ cựu nói, phía Tây có nướcCù-da-ni, nhân dân đông đúc, các loại trân bảo rất nhiều.Nay ta hãy đến thống lãnh quốc độ kia.
“NàyA-nan, bấy giờ Thánh vương Đảnh Sanh mới nảy sinh ý nghĩnày: ‘Ta đem bốn bộ binh rời khỏi Diêm-phù, đi qua nướcCù-da-ni.’ Lúc đó người dân nước kia thấy Thánh vươngđến, tất cả đều ra trước nghinh đón, quỳ lễ thỏi thăm:‘Thiện lai! Đại vương! Nay Nhân dân nước Cù-da-ni này đôngđúc, nguyện xin Thánh vương nên ở đây cai trị giáo hóaNhân dân, khiến theo giáo lệnh như pháp.’
“NàyA-nan, bấy giờ Thánh vương Đảnh Sanh liền thống lãnh Nhândân ở nước Cù-da-ni trải qua hàng trăm nghìn năm. Rồi thì,Thánh vương Đảnh sanh tự nghĩ như vầy: ‘Ta có Diêm-phù-đề,Nhân dân đông đúc, các loại trân bảo lại nhiều, cũng cómưa bảy báu ngập đến gối. Nay cũng lại có Cù-da-ni này,Nhân dân đông đúc, các loại trân bảo lại nhiều. Ta cũngtừng nghe các trưởng lão nói, còn có Phất-vu-đãi, Nhân dânđông đúc, các loại trân bảo lại nhiều. Nay ta hãy đếnthống lãnh quốc độ kia, dùng pháp mà trị hóa.’
“NàyA-nan, bấy giờ, Thánh vương Đảnh Sanh mới nảy sinh ý nghĩnày: ‘Ta đem bốn bộ binh rời khỏi Cù-da-ni, đi qua nướcPhất-vu-đãi.’ Lúc đó người dân nước kia thấy Thánh vươngđến, tất cả đều ra trước nghinh đón, quỳ lễ thỏi thăm,khác miệng nhưng đồng thinh nói như vầy: ‘Thiện lai! Đạivương! Nay Nhân dân nước Phất-vu-đãi này đông đúc, cácloại trân bảo lại nhiều, nguyện xin Đại vương nên ởđây cai trị giáo hóa Nhân dân, khiến theo giáo lệnh như pháp.
“NàyA-nan, bấy giờ Thánh vương Đảnh Sanh liền thống lãnh Nhândân ở nước Phất-vu-đãi trải qua hàng trăm nghìn vạn năm.Rồi thì, Thánh vương Đảnh sanh tự nghĩ như vầy: ‘Ta ởDiêm-phù-đề, Nhân dân đông đúc, các loại trân bảo lạinhiều, cũng có mưa bảy báu ngập đến gối. Nay cũng lạicó Cù-da-ni này, Nhân dân đông đúc, các loại trân bào lạinhiều. Nay cũng lại có Phất-vu-đãi này Nhân dân đông đúc,các loại trân bảo lại nhiều. Ta cũng từng nghe các trưởnglão nói còn có Uất-đơn-việt, Nhân dân đông đúc, các loạitrân bảo lại nhiều, việc làm tự do, không cần cất giữ,tuổi thọ không bị yểu, tuổi thọ chính là nghìn tuổi.Hết tuổi thọ ở đây [584a02] sẽ sinh lên trời, không đọavào đường khác, mặc áo kiếp-ba-dục,[58] ăn loại lúa gạotự nhiên. Nay ta hãy đến thống lãnh quốc độ kia, dùng phápmà trị hóa.
“NàyA-nan, bấy giờ, Thánh vương Đảnh sanh mới nảy sinh ý nghĩnày: ‘Ta đem bốn bộ binh rời khỏi Phất-vu-đãi, đi quanước Uất-đơn-việt.’ Từ xa nhìn thấy đất kia màu xanhrậm rạp. Thấy rồi, liền hỏi quần thần tả hữu rằng:Các ngươi có thấy khắp cả đất này một màu xanh rậm rạpchăng?”
“Đáprằng: Vâng, chúng tôi thấy.
“Vuabảo quần thần rằng: Cỏ ở đây mềm mại, mịn như thiêny không khác. Chư hiền ở đây thường ngồi nơi này.
“Đivề phía trước một tí nữa, từ xa nhìn thấy đất này màuvàng rực rỡ, vua liền hỏi quần thần rằng: Các ngươi cóthấy khắp cả đất này màu vàng rực rỡ không?
“Đáprằng: Chúng tôi đều thấy vậy.
“Đạivương nói: Đây gọi là lúa tự nhiên. Chư hiền ở đây thườngăn thức ăn này. Hiện tại các khanh cũng sẽ ăn lúa gạonày.
“Bấygiờ, Thánh vương tiến về phía trước một tí nữa, lạithấy khắp cả đất kia đều bằng phẳng, từ xa nhìn thấyđài cao nổi lên một cách đặc biệt. Lại bảo quần thần:Các ngươi có nhìn khắp đất này đất đai bằng phẳng không?
“Đáprằng: Thưa vâng, chúng tôi đều thấy vậy.
“Đạivương bảo rằng: Đó gọi áo cây kiếp-ba-dục*, các ngươicũng sẽ mặc áo cây này.
“NàyA-nan, bấy giờ Nhân dân nước kia thấy Đại vương đến,đều tiến lên phía trước nghinh đón, quỳ lễ thưa hỏi,nhiều tiếng cùng vang lên: ‘Thiện lai, Thánh vương! Dân chúngnước Uất-đơn-việt này đông đúc, các loại trân bảo lạinhiều, nguyện xin Đại vương nên ở đây cai trị giáo hóaNhân dân khiến theo giáo lệnh như pháp.’
“NàyA-nan, bấy giờ Thánh vương Đảnh Sanh liền thống lãnh Nhândân ở Uất-đơn-việt, trải qua trăm nghìn vạn năm. Rồithì, Thánh vương Đảnh Sanh lại sinh ý nghĩ này: ‘Nay ta cóđất Diêm-phù, Nhân dân đông đúc, các loại trân bảo lạinhiều, cũng có mưa bảy báu ngập đến gối. Nay cũng lạicó Cù-da-ni, Phất-vu-đãi cùng Uất-đơn-việt này, Nhân dânđông đúc, các loại trân bảo lại nhiều. Ta cũng từng nghecác trưởng lão nói, còn có trời Tam thập tam thiên khoáilạc không đâu bằng, tuổi thọ rất lâu, y thực tự nhiên,ngọc nữ vây quanh không thể kể xiết. Nay ta nên đến thốnglãnh thiên cung kia, dùng pháp mà trị hóa.’
“NàyA-nan! Bấy giờ, Thánh vương Đảnh sanh mới nảy sinh ý nghĩnày: ‘Ta đem bốn bộ binh rời khỏi Uất-đơn-việt, [584b02]đi lên Tam thập tam thiên. Lúc ấy, Thiên đế Thích từ xatrông thấy Thánh vương Đảnh Sanh đến, liền nói như vầy:‘Thiện lai, Đại vương! Xin đến ngồi đây.’
“NàyA-nan, bấy giờ Thánh vương Đảnh Sanh cùng Thích Đề-hoànNhân ngồi một chỗ. Cả hai cùng ngồi, không thể phân biệtđược, từ tướng mạo, cử động, cho đến âm vang lờinói, chỉ là một không khác.
“NàyA-nan, bấy giờ Thánh vương Đảnh Sanh ở đó trải qua hàngnghìn trăm năm, rồi nảy sinh ý niệm này: ‘Nay ta có đấtDiêm-phù này, Nhân dân đông đúc, các loại trân bảo lạinhiều, cũng có mưa bảy báu ngập đến gối, cũng có Cù-da-ni,cũng lại có Phất-vu-đãi, cũng lại có Uất-đơn-việt này,Nhân dân đông đúc, các loại trân bảo lại nhiều. Nay talại đến Tam thập tam thiên, bây giờ, ta phải hại Thiênđế Thích này, để ở đây một mình làm Vua chư thiên.’
“NàyA-nan, bấy giờ, Thánh vương Đảnh sanh vừa nảy sinh ý niệmnày, liền từ trên chỗ ngồi tự đọa xuống đến đấtDiêm-phù, cùng với bốn bộ binh, tất cả đều rơi xuống.Lúc này, bánh xe báu cũng mất, không biết ở đâu? Voi báu,ngựa báu chết cùng lúc, châu báu thì tự mất; ngọc nữbáu, cư sĩ báu, điển binh báu, chúng đều mạng chung. Bấygiờ, Thánh vương Đảnh Sanh thân mắc bệnh nặng, tông tộc,thân quyến, tất cả đều vân tập thăm hỏiỉ bệnh vua:Thế nào, Đại vương, giả sử sau khi đại vương mệnh chung,có người đến hỏi điều này: ‘Lúc đại vương ĐảnhSanh mệnh chung, có dạy lời nào không?’ Nếu có ai hỏi nhưvậy, thì nên trả lời thế nào?’
“Thánhvương Đảnh Sanh đáp: Nếu giả sử ta mệnh chung; sau khi tamệnh chung nếu có người hỏi thì nên đáp như vầy: ‘VuaĐảnh Sanh thống lãnh bốn châu thiên hạ không biết đủvà nhàm tởm, lại đến Tam thập tam thiên, ở tại đó trảiqua hàng trăm nghìn năm, mà ý còn sinh tham, muốn hại Thiênđế, nên tự đọa lạc, liền nhận lấy cái chết.’
“NàyA-nan, trong lòng ngươi chớ hồ nghi: Vua Đảnh Sanh bấy giờlà ai vậy? Chớ có quán sát như vậy! Vì sao vậy? Vì vua ĐảnhSanh lúc đó chính là thân Ta. Bấy giờ, Ta lãnh bốn châu thiênhạ, cùng đến Tam thập tam thiên ở trong ngũ dục mà khôngbiết đủ và nhờm tởm.
“NàyA-nan, hãy bằng phương tiện này chứng biết nơi mà tâm thamdục hưng khởi hướng đến, niệm tưởng càng tăng gấp bội,ở trong ái dục mà không biết đủ và nhờm tởm. Muốn cầubiết đủ và nhờm tởm, thì phải cầu từ trong trí tuệThánh hiền.”
Bấygiờ, [584c01] Thế Tôn ở giữa đại chúng, liền nói kệ này:
Tham,dâm như mưa mùa,
Vớidục không biết đủ;
Vuiít mà khổ nhiều,
Nhữngđiều người trí bỏ.
Giảsử hưởng dục trời,
Vuihưởng với ngũ nhạc;
Khôngbằng đoạn tâm ái,
Làđệ tử Chánh giác.
Thamdục dài ức kiếp,
Phướchết trở lại ngục;
Hưởnglạc há bao lâu,
Liềnchịu khổ địa ngục.
“Chonên, này A-nan, hãy bằng phương tiện này để biết dục màtừ bỏ dục, vĩnh viễn không khởi tưởng[59] này. Hãy họcđiều này.
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, có bà-la-môn Sanh Lậu[60] đến chỗThế Tôn, cùng nhau hỏi thăm, rồi ngồi qua một bên. Bà-la-mônSanh lậu bạch Thế Tôn:
“Nênxem người ác tri thức như thế nào?”[61]
ThếTôn bảo:
“Nênxem như xem trăng.”
Bà-la-mônhỏi:
“Nênxem thiện tri thức như thế nào?”
ThếTôn bảo:
“Nênxem như xem trăng.”
Bà-la-mônhỏi:
“Nhữnggì Sa-môn Cù-đàm nói hôm nay chỉ lược nói cốt yếu, chứchưa giải rộng nghĩa, nguyện xin Cù-đàm nói rộng hết nghĩakhiến cho người chưa hiểu được hiểu.”
ThếTôn bảo:
“NàyBà-la-môn, hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ, Ta sẽvì ông mà diễn rộng nghĩa này.”
Bà-la-mônthưa:
“Xinvâng, thưa Cù-đàm!”
Bà-la-mônSanh Lậu vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:
“NàyBà-la-môn, giống như trăng cuối tháng, ngày đêm xoay vần,nó chỉ có giảm chứ không có đầy. Vì nó tổn giảm, hoặccó khi trăng không hiện nên không có ai thấy. Này Bà-la-môn,ở đây cũng vậy, như ác tri thức, trải qua ngày đêm, dầndần không có tín, không có giới, không có văn, không có thí,không có trí tuệ. Lúc đó ác tri thức kia thân hoại mạngchung, sanh vào trong địa ngục. Cho nên, Bà-la-môn, nay Ta nóingười ác tri thức này giống như mặt trăng cuối tháng.
“NàyBà-la-môn, giống như mặt trăng đầu tháng, trải qua ngàyđêm, ánh sáng dần tăng lên, từ từ tròn đầy, [585a01] chođến ngày mười lăm là sung mãn đầy đủ, tất cả chúngsanh không ai là không thấy. Này Bà-la-môn, cũng vậy, như thiệntri thức, trải qua ngày đêm, tăng trưởng tín, giới, văn,thí, trí tuệ. Vì họ nhờ tăng trưởng tín, giới, văn, thí,trí tuệ, nên thiện tri thức lúc bấy giờ thân hoại mạngchung, sinh lên trời, cõi lành. Cho nên, Bà-la-môn, nay Ta nóichỗ hướng đến của người thiện tri thức này, giống nhưmặt trăng tròn đầy.”
Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:
Nhưngười có tham dục,
Sânnhuế, si không hết;
Vớithiện có giảm dần,
Nhưtrăng đang thời khuyết.
Nhưngười không tham dục,
Sânnhuế, si cũng hết;
Vớithiện có tăng dần,
Giốngnhư trăng tròn đầy.
“Chonên, Bà-la-môn, hãy học như trăng đầu tháng.”
Bấygiờ, Bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tôn:
“Lànhthay, Cù-đàm, giống như người gù được thẳng, người tốiđược sáng, người mê thấy đường, nơi tối tăm đượcthắp sáng. Ở đây cũng như vậy, Sa-môn Cù-đàm dùng vô sốphương tiện vì con mà nói pháp. Nay con tự quy y Thế Tôn,Pháp, cùng chúng Tăng. Từ nay cho phép con làm Ưu-bà-tắc, suốtđời không sát sanh.”
SanhLậu sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“NayTa sẽ nói về pháp thiện tri thức, cũng sẽ nói về phápác tri thức. Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ!”
CácTỳ-kheo thưa:
“Kínhvâng, thưa Thế Tôn.”
CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:
“Kia,sao gọi là pháp ác tri thức? Này Tỳ-kheo, ở đây ngườiác tri thức tự sinh tâm niệm này: ‘Ta thuộc dòng hào tộcxuất gia học đạo. Các Tỳ-kheo khác thuộc dòng ti tiện xuấtgia.’ Ỷ vào dòng họ mình mong chê bai người khác. Đó gọilà pháp ác tri thức.
“Lạinữa, người ác tri thức tự sinh tâm niệm này: ‘Ta rấtsiêng năng phụng hành chánh pháp. Các Tỳ-kheo khác thì khôngsiêng năng trì giới.’ Lại dùng nghĩa này chê bai ngườikhác mà tự cống cao. Đó gọi là pháp ác tri thức.
“Lạinữa, người ác tri thức lại tự nghĩ: ‘Ta thành tựu tam-muội,các Tỳ-kheo khác không có tam-muội, tâm [585b01] ý thác loạnkhông nhất định.’ Người ấy ỷ vào tam-muội này thườngtự cống cao chê bai người khác. Đó gọi là pháp ác tri thức.
“Lạinữa, người ác tri thức lại tự nghĩ: ‘Ta trí tuệ bậcnhất. Ở đây các Tỳ-kheo khác không có trí tuệ.’ Ngườiấy ỷ vào trí tuệ này mà tự cống cao hủy báng ngườikhác. Đó gọi là pháp ác tri thức.
“Lạinữa, người ác tri thức lại tự nghĩ: ‘Hiện tại ta thườngđược thức ăn, giường mềm, ngọa cụ, thuốc thang trịbệnh. Ở đây, các Tỳ-kheo khác không được các vật cúngdường này.’ Người này ỷ vào vật cúng dường này màtự cống cao, chê bai người khác. Đó gọi là pháp ác trithức.
“NàyTỳ-kheo, đó gọi là người ác tri thức, hành tà nghiệp này.
“Kia,sao gọi là pháp thiện tri thức? Này Tỳ-kheo, ở đây ngườithiện tri thức không tự nghĩ: ‘Ta sinh thuộc dòng hào tộc.Ở đây các Tỳ-kheo khác không phải là dòng hào tộc.’ Vìthân mình cùng người không có khác. Đó gọi là pháp thiệntri thức.
“Lạinữa, người thiện tri thức không tự nghĩ: ‘Nay ta trì giới.Ở đây các Tỳ-kheo khác không trì giới hạnh,’ Vì thânmình cùng họ không có thêm bớt. Tuy người ấy nương vàogiới này, nhưng không tự cống cao, không chê bai người khác.Đó gọi là pháp thiện tri thức.
“Lạinữa, người thiện tri thứ lại không tự nghĩ: ‘Ta thànhtựu tam-muội. Ở đây các Tỳ-kheo khác ý loạn không định.’Vì thân mình cùng người không thêm bớt. Người ấy tuy nươngvào tam-muội này, nhưng không tự cống cao, cũng không chêbai người khác. Đó gọi là pháp thiện tri thức.
“Lạinữa Tỳ-kheo, người thiện tri thức cũng không tự nghĩ: ‘Tathành tựu trí tuệ. Ở đây các Tỳ-kheo khác không có trítuệ. Vì thân mình cùng người cũng không thêm bớt. Ngườiấy tuy nương vào trí tuệ này, nhưng không tự cống cao, cũngkhông chê bai người khác. Này Tỳ-kheo đó gọi là pháp thiệntri thức.
“Lạinữa Tỳ-kheo, người thiện tri thức không tự nghĩ: ‘Ta cóthể được y phục, đồ ăn thức uống, giường mền, ngọacụ, thuốc thang trị bệnh. Ở đây các Tỳ-kheo khác khôngthể được được y phục, đồ ăn thức uống, giường mền,ngọa cụ, thuốc thang trị bệnh.’ Vì thân mình cùng ngườicũng không thêm bớt. Người ấy tuy nương vào những lợidưỡng này, nhưng không tự cống cao, cũng không chê bai người.Này Tỳ-kheo, đó gọi là pháp thiện tri thức.”
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“NayTa phân biệt cho các ngươi pháp ác tri thức, cũng nói cho cácngươi pháp thiện tri thức. Cho nên, [585c01] này các Tỳ-kheo,hãy tránh xa pháp ác tri thức, và nhớ hãy cùng tu hành phápthiện tri thức. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày."
CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.
KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật trú tại vườn Ni-câu-lưu,[62] của Thích-sí,[63]cùng với năm trăm đại Tỳ-kheo. Bấy giờ, có năm trăm ngườiquí tộc thuộc dòng họ Thích ở trong nước, có điều muốnbàn luận nên tập họp tại giảng đường Phổ nghĩa.[64]Lúc ấy, Bà-la-môn Thế Điển[65] đến chỗ những ngườihọ Thích kia, nói với họ rằng:
“Thếnào các vị, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn cùng người thếtục nào có thể cùng luận nghị với tôi không?”
Bấygiờ, số đông người họ Thích bảo Bà-la-môn Thế Điểnrằng:
“Hômnay, ở đây có hai người tài cao học rộng, ở tại nướcCa-tỳ-la-việt. Hai người này là ai? Một là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc,hai là Cù-đàm họ Thích, Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác.Người mà trong các đám đông ít được nghe đến, ngườikhông có trí tuệ, lời nói vụng về, không phân biệt đượcnên bỏ hay nên lấy; đại loại như Châu-lợi-bàn-đặc. Cònngười mà trong cả nước Ca-tỳ-la-việt này không ai biếtđến, không ai nghe, người không trí tuệ, người quê mùaxấu xí, đại loại như Cù-đàm. Bây giờ, ông có thể luậnnghị cùng họ. Nếu Bà-la-môn có khả năng luận nghị màthắng được hai người này, thì năm trăm người chúng tôiliền tùy thời cúng dường mọi thứ cần dùng, và cũng sẽđền ơn một nghìn thỏi vàng ròng.”
Bấygiờ, Bà-la-môn liền tự nghĩ: “Dòng họ Thích ở Ca-tỳ-la-việtnày, tất cả đều thông minh, có nhiều kỹ thuật, gian xảo,hư ngụy, không có chánh hạnh. Nếu ta cùng hai người kia luậnnghị mà thắng được, thì đâu có đủ là lạ! Còn nếungười kia thắng ta, thì ta liền bị người ngu chiết phục.Nghĩ về hai lẽ này, ta không kham cùng họ luận nghị.” Saukhi nghĩ vậy xong, liền rút lui ra về.
Bấygiờ, đã đến giờ, Châu-lợi-bàn-đặc cầm bát vào thànhCa-tỳ-la-việt khất thực. Lúc này, bà-la-môn Thế Điển từxa trông thấy Châu-lợi-bàn-đặc đi đến, liền tự nghĩ:“Bây giờ, ta nên đến hỏi nghĩa người kia.” Rồi bà-la-mônThế Điền đi đến chỗ Tỳ-kheo, nói với Châu-lợi-bàn-đặcrằng:
“Sa-môntên gì?”
Châu-lợi-bàn-đặcnói:
“Thôi,Bà-la-môn, cần gì hỏi tên? Sở dĩ ông đến đây là muốnhỏi nghĩa. Giờ thì nên hỏi [586a01] đi!”
Bà-la-mônnói:
“Sa-môncóthể luận nghị cùng tôi không?”
Châu-lợi-bàn-đặcnói:
“Nayta còn có khả năng luận nghị cùng Phạm thiên, huống chicùng với người mù không mắt như ông ư?”
Bà-la-mônnói:
“Ngườimù tức không phải là người không mắt? Không mắt tức khôngphải mù? Đây chỉ có một nghĩa há chẳng phải là lập lạiphiền phức sao?”
Châu-lợi-bàn-đặc,bấy giờ liền bay lên không trung hiện ra mười tám cách biếnhóa. Lúc này, bà-la-môn liền tự nghĩ: “Sa-môn này chỉ cóthần túc, chứ không biết luận nghị. Nếu ai giải nghĩanày cho ta, ta sẽ tự thân làm đệ tử người ấy.”
Lúcấy, Tôn giả Xá-lợi-phất, bằng thiên nhĩ thông, nghe đượcnhững lời này: ‘Châu-lợi-bàn-đặc đang luận nghĩa vớiBà-la-môn Thế Điển.” Tôn giả Xá-lợi-phất liền biếnthân thành hình Bàn-đặc, và làm ẩn hình Bàn-đặc khiếnkhông cho hiện ra, rồi nói với bà-la-môn rằng:
“Nàybà-la-môn nếu ông tự nghĩ rằng: ‘Sa-môn này chỉ có thầntúc, chứ không kham luận nghị.’ Bây giờ, ông nên lắngnghe, tôi sẽ nói, sẽ đáp lại nghĩa mà ông vừa hỏi vàsẽ dựa vào gốc luận cứ này dẫn thêm thí dụ.”
“Nàybà-la-môn, hiện tại ông tên gì?”
Bà-la-mônđáp:
“Tôitên Phạm Thiên.”
Châu-lợi-bàn-đặchỏi:
“Ônglà đàn ông phải không?”
Bà-la-mônnói:
“Tôilà đàn ông.”
Lạihỏi:
“Đólà người phải không?”
Bà-la-mônđáp:
“Làngười.”
Châu-lợi-bàn-đặchỏi:
“Thếnào, Bà-la-môn, đàn ông cũng là người, người cũng là đànông, đây cũng là một nghĩa, há chẳng phải là lập lạiphiền phức sao? Nhưng này Bà-la-môn, mù cùng với không mắt,nghĩa này không giống nhau.”
Bà-la-mônnói:
“Sa-môn,thế nào gọi là mù?”
Châu-lợi-bàn-đặcnói:
“Giốngnhư không thấy đời này, đời sau, người sinh, người diệt,sắc tốt, sắc xấu, hoặc đẹp, hoặc xấu, chúng sanh đãtạo các hành vi thiện, hành vi ác, mà không biết như thật,vĩnh viễn không thấy, nên gọi đó là mù.”
Bà-la-mônnói:
“Thếnào là người không mắt?”
Châu-lợi-bàn-đặcnói:
“Mắtlà mắt của trí tuệ vô thượng. Người kia không có mắtcủa trí tuệ vô thượng này, nên gọi là không mắt.”
Bà-la-mônnói:
“Thôi,thôi, Sa-môn, bỏ thứ tạp luận này đi. Nay tôi muốn hỏinghĩa sâu. Thế nào, này Sa-môn, có trường hợp không nươngvào pháp mà được Niết-bàn chăng?”
Châu-lợiđáp:
“Khôngcần nương vào năm thủ uẩn mà được Niết-bàn.”
Bà-la-mônnói:
“Thếnào, Sa-môn, năm thủ uẩn này là có duyên mà sinh hay là khôngduyên mà sinh?”
[586b01]Châu-lợi-bàn-đặc đáp:
“Nămthủ uẩn này là có duyên mà sinh chứ chẳng phải không duyênmà sinh.”
Bà-la-mônhỏi:
“Duyêncủa năm thủ uẩn là gì?”
Tỳ-kheođáp:
“Áilà duyên.”
Bà-la-mônhỏi:
“Gìlà ái?”
Tỳ-kheođáp:
“Chínhlà sinh.”
Bà-la-mônhỏi:
“Gìgọi là sinh?”
Tỳ-kheođáp:
“Chínhlà ái.”
Bà-la-mônhỏi:
“Áicó đạo nào?”[66]
Tỳ-kheođáp:
“Chínhlà tám phẩm đạo Hiền thánh; đó là chánh kiến, chánh nghiệp,chánh ngữ, chánh mạng, chánh tư duy,[67] chánh tinh tấn, chánhniệm, chánh định. đó gọi là tám phẩm đạo Hiền thánh.”
Saukhi Châu-lợi-bàn-đặc rộng nói pháp cho bà-la-môn rồi, vàbà-la-môn nghe giáo nghĩa mà Tỳ-kheo đã nói như vậy xong,các trần cấu sạch hết, được pháp nhãn tịnh, liền tạichỗ trong thân khởi lên ngọn gió đao mà qua đời.
Lúcbấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất hiện nguyên hình trở lại,bay trên hư không, trở về chỗ ở. Lúc đó Tôn giả Tỳ-kheoChâu-lợi-bàn-đặc đến giảng đường Phổ nghĩa, chỗ nhữngngười dòng họ Thích đang tụ tập, bảo những người họThích kia rằng:
“Mọingười hãy nhanh chóng sửa soạn tô dầu, củi đuốc, đemđến trà-tỳ bà-la-môn Thế Điển.”
Bấygiờ, dòng họ Thích sửa soạn tô dầu đến trà-tỳ[68] Bà-la-mônThế Điển, và khởi công xây tháp ở ngã tư đường. Mọingười cùng theo nhau đến chỗ Tôn giả Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc,đến rồi đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Rồi nhữngngười họ Thích hướng về Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc nóibằng bài kệ này, rằng:
Trà-tỳ*khởi dựng tháp,
Khôngtrái lời Tôn giả;
Chúngtôi được lợi lớn,
Gặpđược phước đức này.
Bấygiờ, Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc nói kệ này đáp lại dònghọ Thích:
Naychuyển Tôn pháp luân,[69]
Hàngphục các ngoaị đạo;
Trítuệ như biển cả,
Đếnđây hàng bà-la-môn.
Đãlàm hành thiện ác,
Khứ,lai và, hiện tại;
Ứckiếp không quên mất,
Chonên phải tạo phước.
Saukhi Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc rộng nói pháp cho những ngườidòng họ Thích kia xong. Những người dòng họ Thích bạch Châu-lợi-bàn-đặcrằng:
“NếuTôn giả cần, y phục, đồ ăn thức uống, chăn giường, ngọacụ, thuốc thang trị bệnh, chúng tôi sẽ cung cấp hết mọisự. Nguyện xin nhận lời thỉnh cầu, chớ từ chối mộtchút tình.”
Lúcấy, Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc im lặng nhận lời.
[586c01]Bấy giờ, những người dòng họ Thích sau khi nghe những gìTôn giả Châu-lợi-bàn-đặc dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINHSỐ 11
Tôinghe như vầy:
Mộtthời đức Phật ở tại Ca-lan-đà trong Trúc viên, thành La-duyệt, cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo. Bấy giờ, conngười ác Đề-bà-đạt-đâu đi đến chỗ Vương tử Bà-la-lưu-chi,[70]bảo Vương tử rằng:
“Xưakia, người dân thọ mạng rất dài, nhưng nay tuổi thọ conngười không quá một trăm. Vương tử nên biết, mạng ngườivô thường, nếu không lên ngôi, mà giữa chừng mạng chungthì không đau lắm sao? Vương tử nay có thể đoạn mạng Phụvương mà thống lãnh người trong nước. Còn tôi sẽ giếtSa-môn Cù-đàm để làm Vô thượng Chí chơn, Đẳng chánh giác.Làm Vua mới, Phật mới ở quốc độ Ma-kiệt, không khoáilắm sao? Như mặt trời xuyên qua mây, không chỗ nào là khôngchiếu. Như mặt trăng, mây tan, sáng rõ giữa muôn sao.”
Bấygiờ, Vương tử Bà-la-lưu-chi liền bắt phụ vương giam vàotrong lao sắt, lập thêm thần phụ tá, thống lãnh Nhân dân.Lúc bấy giờ, có các Tỳ-kheo vào thành La-duyệt khất thực,nghe Đề-bà-đạt-đâu xúi dục Vương tử bắt Phụ vươnggiam vào trong lao sắt, lập thêm thần phụ tá. Sau khi các Tỳ-kheokhất thực xong, trở về nơi ở, thu cất y bát, đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, bạch Thế Tôn:
“Sángnay chúng con vào thành khất thực, nghe người ngu Đề-ba-đạt-đâudạy bảo Vương tử, bắt phụ vương giam vào lao ngục, lậpthêm thần phụ tá. Rồi dạy vương tử rằng: ‘Ông giếtphụ vương, ta hại Như Lai. Làm Vua mới, Phật mới ở quốcđộ Ma-kiệt này, không khoái lắm sao?’”
Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Nếuvua cai trị giáo hóa mà không dùng chánh lý, thì bấy giờvương thái tử cũng thi hành phi pháp. Thái tử đã thi hànhphi pháp, bấy giờ quần thần, trưởng quan lại cũng thi hànhphi pháp. Quần thần, trưởng quan lại đã thi hành phi pháp,thì Nhân dân quốc độ cũng thi hành phi pháp. Nhân dân quốcđộ đã thi hành phi pháp, bấy giờ binh chúng Nhân mã cũngthi hành phi pháp. Binh chúng đã thi hành phi pháp, bấy giờtrời, trăng đảo lộn, chuyển vận không đúng giờ. Trời,trăng đã không đúng giờ, liền không có năm tháng. Đã khôngcó năm tháng, ngày sai tháng lộn, không còn tinh quang. Ngàytháng đã không có tinh quang, bấy giờ tinh tú hiện quái. Tinhtú đã hiện ra biến quái, liền có gió dữ nổi lên. Giódữ đã nổi lên, thần kỳ giận dữ. Thần kỳ đã giậndữ, bấy giờ mưa gió thất thường, [587a01] khi ấy hạt lúaở dưới đất liền không tăng trưởng. Nhân dân, và cácloài bò, bay, máy, cựa, nhan sắc biến đổi, tuổi thọ cựcngắn.
“Khinào có vị vua cai trị bằng pháp, bấy giờ quần thần cũngthi hành chính pháp. Quần thần đã thi hành chính pháp, vươngthái tử cũng thi hành chính pháp. Vương thái tử đã thi hànhchính pháp, bấy giờ trưởng quan lại cũng thi hành chính pháp.Trưởng quan lại đã thi hành chính pháp, quốc độ Nhân dâncũng thi hành chính pháp; trời trăng luôn thuận, gió mưa đúngthời, tai quái không hiện, thần kỳ hoan hỷ, ngũ cốc đầydẫy; vua tôi hòa mục, nhìn nhau như anh như em không bao giờthêm bớt; loài có hình nhan sắc tươi sáng; thức ăn tự tiêuhóa, không có tai hại; tuổi thọ rất dài, được ngườiyêu kính.”
Bấygiờ, Thế Tôn nói kệ này:
Giốngnhư trâu lội nước,
Dẫnđầu mà không ngay,
Tấtcả đều không ngay;
Làdo gốc dẫn đường.
Chúngsanh cũng như vậy;
Quầnchúng cần người dẫn.
Dẫnđường hành phi pháp,
Huốnglà người thấp bé.
Dânchúng đều chịu khổ,
Dophép vua không chính;
Vìvua hành phi pháp,
Tấtcả dân làm theo.
Giốngnhư trâu lội nước,
Dẫnđầu mà đi ngay,
Đàntheo cũng đều ngay;
Làdo gốc dẫn đường.
Chúngsanh cũng như vậy,
Quầnchúng cần người dẫn;
Dẫnđường đi đúng pháp,
Huốngchi người thấp bé.
Dânchúng đều hưởng vui,
Dophép vua dạy chánh;
Vìvua hành chánh pháp,
Tấtcả dân làm theo.
“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy bỏ phi pháp mà hành chánh pháp.Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”
CácTỳ-kheo sau khi Tỳ-kheo nghe những gì đức Phật dạy, hoanhỷ phụng hành. [71]