Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 16: Hỏa diệt

02/05/201113:07(Xem: 6058)
Phẩm 16: Hỏa diệt

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

HAIPHÁP
16.PHẨMHỎA DIỆT

KINHSỐ 1[13]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Tôn giả Nan-đà ở trong vườn Tượng hoa,[14] tại thànhVương xá. Lúc ấy, Tôn giả Nan-đà ở nơi vắng vẻ, tựnghĩ: “Như Lai xuất hiện ở đời, thật là khó gặp; ứckiếp mới xuất hiện, thật không thể gặp. Một thời thậtlâu dài, Như Lai mới xuất hiện. Giống như hoa Ưu-đàm-bátthỉnh thoảng mới xuất hiện. Cũng vậy, Như Lai xuất hiệnở đời, thật là khó gặp; ức kiếp mới xuất hiện, nênthật là khó gặp. Trường hợp này cũng khó gặp: Tất cảcác hành đều tĩnh chỉ, ái diệt tận không còn, cũng khôngnhiễm ô, diệt tận, Niết-bàn.”

Bấygiớ có một thiên tử Ma Hành,[15] biết những ý nghĩ trongtâm Tôn giả Nan-đà, liền đến cô gái Thích Tôn-đà-lợi[16];bay trên hư không, dùng kệ tán thán rằng:

Naycô hãy vui mừng,

Trangđiểm, tấu ngũ nhạc.

Nan-đàbỏ pháp phục,

Sẽđến cùng hưởng vui.

Côgái họ Thích Tôn-đà-lợi, sau khi nghe những lời này củaông trời, vui mừng phấn khởi, không thể tự chế được,liền tự trang sức, sửa sang dọn dẹp nhà cửa, trải tọacụ tốt, trổi kỹ nhạc như lúc Nan-đà còn ở nhà khôngkhác.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc tập họp tại giảng đường Phổ hội,nghe đồn Tỳ-kheo Nan-đà trả lại pháp phục sống đời gianghiệp. Vì sao vậy? Vì có vị trời ở không trung mách bảocho [578b01] vợ ông biết. Vua Ba-tư-nặc sau khi nghe những lờinày xong, trong lòng ưu sầu, liền đóng xe bạch tượng, điđến khu vườn kia. Đến nơi rồi, vua đi vào trong ao Hoa tượng.Từ xa, vua thấy Tôn giả Nan-đà, liền đến trước chỗ Nan-đà,đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên.

Bấygiờ, Tôn giả Nan-đà hỏi vua Ba-tư-nặc:

“Đạivương, vì sao đến đây mà mặt mày đổi sắc? Lại có việcgì đến chỗ tôi vậy?”

VuaBa-tư-nặc đáp:

“Tôngiả nên biết, nơi giảng đường Phổ hội, tôi nghe Tôn giảxả bỏ pháp phục trở về làm bạch y. Nghe xong những lờinày, nên tôi đến đây. Không biết Tôn giả chỉ dạy thếnào?”

Lúcđó Tôn giả mỉm cười, rồi từ từ bảo vua:

“Khôngthấy, không nghe, cớ gì Đại vương nói những lời này? Đạivương, há không nghe từ Như Lai rằng tôi đã trừ các kết,sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làmđã làm xong, không còn tái sinh nữa, đã biết như thật, naythành A-la-hán, tâm được giải thoát sao?”

VuaBa-tư-nặc nói:

“Tôichưa nghe từ Như Lai nói Tỳ-kheo Nan-đà sinh tử đã dứt,đắc A-la-hán, tâm được giải thoát. Vì sao vậy? Vì có vịtrời đến báo cho cô gái họ Thích Tôn-đà-lợi như vậy.Phu nhân Tôn-đà-lợi sau khi nghe những lời này rồi, liềntrổi kỹ nhạc, sửa sang phục sức, trải các tọa cụ. Tôinghe những lời này rồi liền đến chỗ Tôn giả.”

Nan-đàbảo:

“Vuakhông biết, không nghe, sao Đại vương lại nói những lờinày? Các Sa-môn, Bà-la-môn, không ai là không vui thú với cáivui do tịch tĩnh, cái vui Thiện thệ, cái vui của Sa-môn, cáivui Niết-bàn, mà không tự quán sát cái dâm này như hầm lửa,lại phải đi đến đó! Việc này không đúng. Dâm dục nhưbộ xương, như miếng thịt, như đống đá, như mật bôi trêndao, chỉ mắc phải tham cái lợi nhỏ, không lo cái tai hoạnvề sau. Cũng như trái xum xuê làm cho cành gãy; cũng như đồvay mượn không bao lâu rồi sẽ phải bồi hoàn; cũng như rừngkiếm, cũng như thuốc độc hại, cũng như lá độc, như hoaquả độc. Đã quán sát dâm dục này cũng lại như vậy, màý còn nhiễm trước; việc này không xảy ra. Từ dục nhưhầm lửa cho đến quả độc, không quán sát những điềunày mà muốn vượt qua được dục lưu, hữu lưu, kiến lưu,vô minh lưu[17] mà muốn được nhập vào vô dư Niết-bàn giớimà Bát-niết-bàn, thì việc này không xảy ra. Đại vương,[578c01] nên biết, những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã quán sátđây là cái vui của tịch tĩnh, vui Thiện thệ, vui Sa-môn,vui Niết-bàn, thì điều ấy tất xảy ra. Những vị ấy doquán sát như vậy, hiểu rõ dâm dục như hầm lửa, giốngnhư bộ xương, đống thịt, mật bôi đao bén, trái xum xuêlàm cành gãy, vật mượn không lâu phải trả; cũng như rừngkiếm, như thuốc độc hại; đã quán sát, đã biết rõ, trườnghợp ấy có xảy ra; tức là, đã hiểu rõ, biết chỗ nổidậy của lửa dâm, thì liền có thể vượt qua được dụclưu, hữu lưu, kiến lưu, vô minh lưu, điều này tất xảyra. Các vị ấy đã vượt qua dục lưu, hữu lưu, kiến lưu,vô minh lưu, việc này tất như vậy.

“Vậythế nào Đại vương, lấy gì để thấy, gì để biết mànói như vậy? Này Đại vương, nay tôi đã thành A-la-hán, sinhtử đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đãlàm xong, không còn tái sinh đời sau nữa, tâm được giảithoát.”

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc lòng tràn đầy vui vẻ, tâm thiện phátsinh, bạch Tôn giả Nan-đà rằng:

“Naytôi không còn chút mảy may hồ nghi nào nữa, mới biết Tôngiả thành A-la-hán. Nay xin cáo từ, vì việc nước đa đoan.”

Nan-đàđáp:

“Nênbiết đúng thời.”

VuaBa-tư-nặc liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sátchân, rồi cáo lui ra về.

VuaBa-tư-nặc đi chưa bao lâu, Ma thiên kia đến chỗ Tôn giảNan-đà, đứng giữa hư không, lại dùng kệ này nói với Nan-đàrằng:

Phunhân, mặt như trăng;

Thânđeo vàng, chuổi ngọc;

Nhớdung nhan dáng kia,

Ngũnhạc hằng vui hưởng.

Gảyđàn, đánh trống ca,

Âmvang thật uyển chuyển,

Khiếntrừ các sầu lo.

Vuigì trong rừng này?

Bấygiờ, Tôn giả Nan-đà liền tự nghĩ: “Đây là trời Ma Hành.”Biết vậy rồi, lại dùng kệ đáp:

Xưata có tâm ấy,

Dâmdật không biết chán;

Bịdục trói vào trong,

Khôngbiết già, bệnh, chết.

Taqua vực ái dục,

Khôngô, không nhiễm trước;

Tươithắm kia rồi khổ;

Nayvui pháp chân như.

Tađã trừ các kết,

Dâm,nộ, si đều sạch;

Khôngsống pháp ấy nữa.

Ngườingu nên biết rõ.

[579a01]Saukhi trời Ma Hành nghe những lời này, trong lòng ưu sầu, liềnbiến mất.

Lúcấy, các Tỳ-kheo đem nhân duyên này bạch đầy đủ lên ThếTôn. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheođoan chánh đẹp đẽ không ai hơn Tỳ-kheo Nan-đà. Có các căntrầm lặng cũng chính là Tỳ-kheo Nan-đà. Không có dục tâmcũng là Tỳ-kheo Nan-đà. Không có sân nhuế cũng là Tỳ-kheoNan-đà. Không có ngu si cũng là Tỳ-kheo Nan-đà. Thành A-la-háncũng là Tỳ-kheo Nan-đà. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo Nan-đà đẹptrai, các căn tịch tĩnh.”

ThếTôn lại bảo các Tỳ-kheo:

“Tronghàng Thanh văn của Ta, đệ nhất[18] đoan chánh đẹp đẽ,đó chính là Tỳ-kheo Nan-đà; các căn tịch tĩnh cũng là Tỳ-kheoNan-đà.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai Niết-bàn giới này.[19] Những gì là hai? Hữu dư Niết-bàngiới, vô dư Niết-bàn giới. Kia sao gọi là hữu dư Niết-bàngiới? Ở đây, Tỳ-kheo đã diệt năm hạ phần kết, rồibát-niết-bàn ở kia,[20] không còn trở lại thế gian này nữa.Đó gọi là hữu dư Niết-bàn giới.[21] Kia, sao gọi là vôdư Niết-bàn giới? Cũng vậy, Tỳ-kheo đã diệt tận hữulậu, thành vô lậu, tâm giải thoát,[22] tuệ giải thoát,[23]tự thân tác chứng mà tự an trú, biết như thật rằng, ‘Sinhtử đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần là đãlàm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.’ Đó gọi là vôdư Niết-bàn giới.[24] Đây là hai Niết-bàn giới.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện để đếnvô dư Niết-bàn giới. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này."

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói thí dụ về quạ, cũng sẽ nói thí dụ về heo.Hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói cho các ngươi nghe.”

Bạch:

“Kínhvâng, Thế Tôn!”

Saukhi các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo:

“Kia,sao gọi là người ví như quạ? Ở đây có người sống nơivắng vẻ, thường tập hành dâm dục, có hành vi xấu ác;sau đó hổ thẹn, tự hối lỗi, [579b01] đem những việc đãlàm trình bày cho người. Vì sao vậy? Hoặc bị những vịđồng phạm hạnh thấy mà chê trách rằng, ‘Người này tậphành dâm dục, có hành vi xấu ác. Nó sau khi làm hành vi xấuác, tự biết hổ thẹn, hối lỗi với người.’

“Giốngnhư con quạ kia thường xuyên bị khổ vì đói, bèn ăn đồbất tịnh, sau đó quẹt mỏ, sợ có các loài chim khác thấynói rằng quạ này ăn đồ bất tịnh. Ở đây cũng như vậy,có một người ở nơi vắng vẻ, tập hành dâm dục, làm cáchành vi bất thiện. Sau đó hổ thẹn, tự hối lỗi, đem nhữngviệc đã làm trình bày cho người. Vì sao vậy? Hoặc bị nhữngvị đồng phạm hạnh thấy mà chê trách rằng, ‘Người nàytập hành dâm dục, có hành vi xấu ác.’ Đó gọi là ngườigiống như quạ.

“Kia,sao gọi là người như heo? Hoặc có một người sống nơivắng vẻ, lâu dài tập hành dâm dục, có hành vi xấu ác,cũng không hổ thẹn, lại không hối lỗi. Đối với ngườithì tự khen mình, cống cao, tự đắc, nói rằng ‘Tôi cóđược ngũ dục tự vui chơi, còn những người kia không cóđược ngũ dục.’ Nó tạo ác mà không biết hổ thẹn. Ngườinày dụ như heo, thường ăn đồ bất tịnh, nằm chỗ bấttịnh, chạy theo chân các con heo khác. Ở đây cũng vậy, cómột người lâu dài tập hành dâm dục, có hành vi xấu ác,cũng không hổ thẹn, lại không hối lỗi. Đối với ngườithì tự khen mình, cống cao, tự đắc, nói rằng ‘Tôi cóđược ngũ dục tự vui chơi, còn những người kia không cóđược ngũ dục.’ Đó gọi là người như heo.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy trừ bỏ, hãy tránh xa. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này."

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói về có người giống lừa, có người giống bò.Hãy lắng nghe, lắng nghe và suy nghĩ kỹ.”

CácTỳ-kheo thưa:

“Kínhvâng, Thế Tôn.”

Saukhi các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo:

“Kia,sao gọi là người giống lừa? Có người cạo bỏ râu tóc,mặc ba pháp y, vì lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo. Bấygiờ người ấy các căn không định, khi mắt thấy sắc thìtheo đó khởi lên sắc tưởng, dong ruổi vạn mối, lúc bấygiờ mắt không thanh tịnh, sinh ra các loạn tưởng, không thểngăn giữ các ác khắp nơi đến, và cũng không thể phònghộ được [579c01] nhãn căn. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi,lưỡi nếm vị, thân biết trơn nhuyễn, ý biết pháp, theođó khởi lên bệnh thức, dong ruổi vạn mối, lúc bấy giờý căn không thanh tịnh, sinh ra các loạn tưởng, không thểngăn giữ các ác khắp nơi đến, cũng lại không thể giữđược ý căn, không có oai nghi lễ tiết, bước lên, dừnglại, co duỗi, cúi ngước; khoác y, ôm bát, đều trái cấmgiới, bị đồng phạm hạnh bắt gặp chê trách rằng: ‘Ôi,người ngu này giống như Sa-môn!’ Nó liền bị hạch tội:‘Nếu là Sa-môn, đáng ra không nên như vậy.’ Nó lại nóinhư vầy: ‘Tôi cũng là Tỳ-kheo! Tôi cũng là Tỳ-kheo!’ Giốngnhư con lừa vào trong bầy bò mà tự xưng là: ‘Tôi cũng làbò! Tôi cũng là bò!’ Nhưng hai lỗ tai của nó xem ra lạikhông giống bò, sừng cũng không giống, đuôi cũng không giống,âm thanh đều khác.

“Bấygiờ, bầy bò hoặc dùng sừng húc, hoặc dùng chân đá, hoặcdùng miệng cắn. Nay Tỳ-kheo này cũng lại như vậy, các cănbất định; khi mắt thấy sắc, theo đó khởi lên sắc tưởng,đuổi theo vạn mối, bấy giờ nhãn căn không thanh tịnh, sinhra các loạn tưởng, không thể ngăn giữ các ác khắp nơiđến, lại cũng không thể giữ được nhãn căn. Tai nghe tiếng,mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân rõ trơn nhuyễn, ý biếtpháp, theo đó khởi lên bệnh thức, đuổi theo vạn mối, bấygiờ ý căn không thanh tịnh, sinh ra các loạn tưởng, khôngthể chế ngự các ác khắp nơi đến, lại cũng không thểgiữ được ý căn, không có oai nghi lễ tiết, bước lên,dừng lại, co duỗi, cúi ngước, khoác y, ôm bát, đều tráicấm giới,[25] liền bị đồng phạm hạnh bắt gặp quở tráchchỉ trích rằng: ‘Ôi, người ngu này giống như Sa-môn!’Nó bị chỉ trích, hạch tội: ‘Nếu là Sa-môn đáng ra khôngnên như vậy.!’ Nhưng nó tự nói: ‘Tôi là Sa-môn!’ Giốngnhư con lừa vào trong bầy trâu. Đó gọi là người giốnglừa.

“Kia,sao gọi là giống bò? Có một người cạo bỏ râu tóc, mặcba pháp y, vì lòng tin kiên cố xuất gia học đạo. Bấy giờngười kia các căn tịch định, ăn uống biết tiết chế,kinh hành cả ngày chưa từng lìa bỏ, ý nghĩ đến pháp bamươi bảy đạo phẩm. Khi mắt thấy sắc, người ấy khôngkhởi sắc tưởng, niệm cũng không dong ruổi. Bấy giờ nhãncăn thanh tịnh, sinh ra các tưởng thiện, cũng có thể chếngự không còn các thứ ác nữa, thường phòng hộ nhãn căn.Tai đối tiếng, mũi đối mùi, lưỡi đối vị, thân đốitrơn nhuyễn, ý đối [580a01] pháp, không khởi lên bệnh thức,bấy giờ ý căn thanh tịnh. Người kia liền đến chỗ cácvị đồng phạm hạnh. Các vị đồng phạm hạnh từ xa trôngthấy đến, ai cũng đều kêu lên: ‘Thiện lai, đồng học!’Tùy thời cúng dường không để thiếu. Giống như bò tốtvào trong đàn bò, mà tự xưng: ‘Hiện tại ta là bò.’ Vìlông, đuôi, tai, sừng, âm thanh của nó tất cả đều đúnglà bò. Những con bò khác thấy đều đến liếm mình nó. Ởđây, cũng như vậy, người ấy cạo bỏ râu tóc, mặc ba phápy, vì lòng tin kiên cố xuất gia học đạo. Bấy giờ, cáccăn người ấy tịch định, ăn uống biết tiết chế, kinhhành cả ngày chưa từng lìa bỏ, ý nghĩ đến pháp ba mươibảy đạo phẩm. Khi mắt thấy sắc, không khởi sắc tưởng,niệm cũng không dong ruổi. Bấy giờ nhãn căn được thanhtịnh, sinh ra các tưởng thiện, cũng có thể chế ngự khôngcòn các thứ ác nữa, thường ủng hộ nhãn căn. Tai đốitiếng, mũi đối mùi, lưỡi đối vị, thân đối trơn nhuyễn,ý đối pháp, không khởi lên bệnh thức, bấy giờ ý cănđược đầy đủ. Người này gọi là giống bò.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học như bò, chớ giống như lừa.Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này."

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói về thiện hành, bất thiện hành. Hãy lắng nghe,lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ.”

CácTỳ-kheo thưa:

“Xinvâng, Thế Tôn!”

ThếTôn bảo:

“Kia,sao gọi là bất thiện? Sao gọi là thiện? Sát sinh là bấtthiện, không sát sinh là thiện. Không cho mà lấy là bất thiện,cho mới lấy là thiện. Dâm dật là bất thiện, không dâmdật là thiện. Nói dối là bất thiện, không nói dối làthiện. Nói thêu dệt là bất thiện, không nói thêu dệt làthiện. Hai lưỡi là bất thiện, không hai lưỡi là thiện.Loạn đấu kia đây là bất thiện, không loạn đấu kia đâylà thiện. Tham của người là bất thiện, không tham của ngườilà thiện. Khởi sân nhuế là bất thiện, không khởi sân nhuếlà thiện. Tà kiến là bất thiện, chánh kiến là thiện. Nhưvậy, các Tỳ-kheo, hành những điều ác này sẽ đọa vàotrong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nếu người nào hànhthiện sẽ sinh về cõi người, cõi trời, cùng các đườngthiện trong A-tu-la.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy lìa xa ác hành, tu tập thiện hành.Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy [580b01] học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tasẽ nói pháp vi diệu cho các ngươi, đầu thiện, giữa thiện,cho đến cuối cũng thiện, có nghĩa, có vị, tu các pháp phạmhạnh đầy đủ. Đó là hai pháp. Hãy lắng nghe, lắng nghe,và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói đầy đủ cho các ngươi nghe.”

CácTỳ-kheo thưa:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn!”

Saukhi các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy xong, Thế Tôn bảo:

“Kia,sao gọi là hai pháp? Tà kiến, chánh kiến; tà tư duy*, chánhtư duy; tà ngữ, chánh ngữ; tà nghiệp, chánh nghiệp; tà mạng,chánh mạng; tà tinh tấn*, chánh tinh tấn; tà niệm, chánh niệm;tà tam-muội, chánh tam-muội. Này các Tỳ-kheo, đó gọi làhai pháp. Nay Ta đã nói hai pháp này cho các ngươi. Những điềucần làm, nay Như Lai đã chu toàn xong. Các ngưoi hãy khéo nhớnghĩ, quán sát, phúng tụng chớ có lười mỏi. Hiện tại,nếu người nào không hành, sau này hối không kịp.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nay,Ta sẽ nói về pháp đuốc sáng, cũng sẽ nói về nhân đưađến nghiệp đạo đuốc sáng. Hãy lắng nghe, lắng nghe, hãysuy nghĩ kỹ!”

CácTỳ-kheo thưa:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn!”

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Kia,sao gọi là đuốc sáng? Diệt tận tham dâm, sân nhuế, ngu si.Kia, sao gọi là nhân đưa đến nghiệp đạo đuốc sáng? Chánhkiến, chánh tư duy*, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,chánh tinh tấn*, chánh niệm, chánh tam-muội. Đó là nhân đưađến nghiệp đạo sáng. Ta cũng nhân đây, đã nói về đuốcsáng, cũng đã nói về nhân đưa đến nghiệp đạo đuốcsáng. Những việc cần làm, nay Như Lai đã chu toàn. Các ngươihãy khéo nhớ nghĩ, phúng tụng, chớ có lười biếng. Hiệntại nếu không hành, sau này hối không kịp.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai lực này. Thế nào là hai lực? Nhẫn lực, tư duy lực.[26]Nếu Ta không có hai lực này, đã không thành Vô thượng, Chánhchơn, Đẳng chánh giác.

“Lạinữa, nếu không có hai lực này, [580c01] Ta đã không hề cósáu năm khổ hạnh ở xứ Ưu-lưu-tỳ, lại cũng không thểhàng phục ma oán, thành đạo Vô thượng Chánh chơn ngồi nơiđạo tràng. Vì Ta có nhẫn lực, tư duy lực này, nên mớicó thể hàng phục chúng ma, thành đạo Vô thượng Chánh chơnngồi nơi đạo tràng.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện tu hai lựcnày: nhẫn lực, tư duy lực, để thành đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm,A-na-hàm, A-la-hán, ở vô dư Niết-bàn giới mà Bát-niết-bàn.Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này."

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Tôn giả A-na-luật trú tại Bản sinh địa,[27] nướcCâu-thi-na-yết.[28] Lúc ấy, Thích, Phạm, Tứ thiên vương cùngnăm trăm chư thiên và, hai mươi tám đại quỷ thần vươngđến chỗ Tôn giả A-na-luật. Đến nơi, họ đảnh lễ sátchân, rồi đứng qua một bên, lại dùng kệ này tán thán A-na-luật:

Quymạng bậc trên người,

Đấngmọi người tôn kính;

Naychúng tôi không biết,

Ngàiđang trú thiền nào?

Khiấy, có bà-la-môn* tên Xà-bạt-tra[29] là đệ tử của Phạm-ma-dụ[30],lại đi đến chỗ Tôn giả A-na-luật, đảnh lễ sát chân,ngồi qua một bên. Bà-la-môn kia hỏi A-na-luật rằng:

“Xưakia tôi sinh tại vương cung, chưa từng nghe mùi hương tự nhiênnày. Có người nào đến nơi này? Là trời rồng quỷ thần,Nhân, phi Nhân?”

A-na-luậtvowis ông bà-la-môn rằng:

“Mớiđây có Thích, Phạm, Tứ thiên vương cùng năm trăm chư thiên,hai mươi tám đại quỷ thần vương vừa đến chỗ tôi, đảnhlễ lễ sát chân, đứng qua một bên, lại dùng kệ này tánthán tôi:

Quymạng bậc trên người,

Đấngmọi người tôn kính;

Naychúng tôi không biết,

Ngàiđang trú thiền nào?

Bà-la-mônhỏi:

“Saonay tôi không thấy bóng dáng họ? Thích, Phạm, Tứ thiên vươngđang ở chỗ nào?”

A-na-luậtđáp:

“Vìông không có thiên nhãn cho nên không thấy Thích, Phạm, Tứthiên vương cùng năm [581a01] trăm chư thiên, hai mươi tám đạiquỷ thần vương.”

bà-la-mônhỏi:

“Nếutôi được thiên nhãn, có thể thấy Thích, Phạm, Tứ thiênvương cùng năm trăm chư thiên, hai mươi tám đại quỷ thầnvương không?”

A-na-luậtđáp:

“Nếuông được thiên nhãn, ông có thể thấy Thích, Phạm, Tứthiên vương cùng năm trăm chư thiên, hai mươi tám đại quỷthần vương. Nhưng, này bà-la-môn, thiên nhãn này nào đủđể cho là lạ. Có Phạm thiên tên là Thiên Nhãn. Ông ấythấy nghìn thế giới này. Như người có mắt tự xem mũ báucủa mình trong lòng bàn tay. Phạm thiên vương này cũng nhưvậy, thấy nghìn thế giới này không có chướng ngại. Nhưngvị Phạm thiên này không tự thấy y phục mặc trên ngườimình.”

Bà-la-mônhỏi:

“Vìsao Phạm thiên Thiên Nhãn không tự thấy đồ phục sức mangtrên người mình?”

A-na-luậtđáp:

“Vìvị Thiên kia không có con mắt trí tuệ vô thượng, nên khôngthể tự thấy đồ phục sức mang ở trên người mình.”

bà-la-mônhỏi:

“Nếutôi được con mắt trí tuệ vô thượng, có thấy đồ phụcsức mang trên thân này hay không?”

A-na-luậtđáp:

“Nếuông có thể được con mắt trí tuệ vô thượng, ông có thểthấy đồ phục sức mang trên thân mình.”

Bà-la-mônhỏi:

“XinTôn giả nói pháp cực diệu cho tôi nghe, để tôi đạt đượcmắt trí tuệ vô thượng.”

A-na-luậtbảo:

“Ôngcó giới không?”

Bà-la-mônhỏi:

“Thếnào là giới?”

A-na-luậtnói:

“Khôngtạo các tội, không phạm phi pháp.”

bà-la-mônthưa:

“Nếugiới như vậy, tôi kham vâng giữ giới này.”

A-na-luậtnói:

‘Nàybà-la-môn, nay ông hãy giữ giới cấm không một mảy may khuyếtthất, và cũng nên từ bỏ kết sử kiêu mạn, chớ chấp ngô,ngã, sinh tưởng đắm nhiễm.”

Lúcđó, bà-la-môn lại hỏi A-na-luật:

“Saolà ngô? Sao là ngã? Sao là kết sử kiêu mạn?”

A-na-luậtnói:

“Ngôlà thần thức. Ngã là đầy đủ hình thể.[31] Ở trong đókhởi thức sinh ngô ngã, đó là kết kiêu mạn.

“Chonên, này bà-la-môn, hãy tìm cầu phương tiện loại trừ cáckết này. Này bà-la-môn, hãy học điều này như vậy."

Bà-la-mônliền rời chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân A-na-luật,nhiễu quanh ba vòng rồi ra đi. Trên đường chưa đến nhà,ông tư duy về nghĩa này, tức thì các trần cấu sạch hết,được con mắt pháp thanh tịnh.

Bấygiờ, có vị trời xưa kia là bạn thân của bà-la-môn này,biết trong tâm của bà-la-môn mọi trần cấu đã được dứtsạch, được con mắt pháp [581b01] thanh tịnh. Vị trời kialại đến chỗ Tôn giả A-na-luật, đảnh lễ sát chân, đứngqua một bên, liền dùng kệ này tán thán A-na-luật:

Bà-la-mônchưa đến nhà,

Giữađường được dấu đạo;

Trầncấu, pháp nhãn tịnh,

Khôngnghi, không do dự.

Bấygiờ, Tôn giả A-na-luật dùng kệ báo vị trời kia:

Tatrước quán tâm kia,

Trunggian ứng dấu đạo;

Kia,thời Phật Ca-diếp,

Từngnghe dạy pháp này.

Bấygiờ Tôn giả A-na- luật rời khỏi nơi ấy, du hành trong Nhângian, lần hồi đến chỗ Thế Tôn. Đảnh lễ sát chân, rồingồi lui qua một bên. Thế Tôn dùng pháp ngữ dạy A-na-luậtđầy đủ. A-na-luật sau khi thọ trì lời Phật dạy, từ chỗngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân rồi thối lui.

Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Đệtử trong hàng Thanh văn của Ta, người được thiên nhãn đệnhất, đó chính là Tỳ-kheo A-na-luật.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Tôn giả La-hầu-la[32], phụng trì giới cấm, không điềuvi phạm, tội nhỏ còn tránh huống là lớn; nhưng tâm khônggiải thoát khỏi hữu lậu. Bấy giờ các Tỳ-kheo đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên. Các Tỳ-kheobạch Thế Tôn:

“Tỳ-kheoLa-hầu-la phụng trì giới cấm, không điều vi phạm; nhưngtâm không giải thoát khỏi hữu lậu.”

Bấygiờ Thế Tôn liến nói kệ này:

Phápgiới cấm đầy đủ;

Cáccăn cũng thành tựu;

Dầndần sẽ đạt được,

Sạchhết cả kết sử.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy luôn nhớ nghĩ tu tập chánh phápkhông có sơ sót. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày."

CácTỳ-kheo sau nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Nan-đà,Niết-bàn, quạ,

Lừa,bất thiện có hai,

Xúc,và nhẫn tư duy,

bà-la-mônvà La-hầu-la.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567