Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 13: Lợi dưỡng

02/05/201113:07(Xem: 6309)
Phẩm 13: Lợi dưỡng

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MỘTPHÁP

13.PHẨM LỢI DƯỠNG
KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Nhậnlợi dưỡng người thật là không dễ. Nó làm con ngườikhông đến được nơi vô vi. Vì sao vậy? Nếu [571b01]Tỳ-kheo Tu-la-đà[402] không tham lợi dưỡng, thì không baogiờ ở trong pháp của Ta mà bỏ ba pháp y làm ngườicư gia. Tỳ-kheo Tu-la-đà vốn tu hạnh a-lan-nhã, đến giờthì khất thực,[403] tại một nơi ngồi một lần,[404]hoặc ăn đúng ngọ, ngồi dưới bóng cây, ngoài trời,thích nơi trống vắng, khoác y năm mảnh, hoặc trì ba y,hoặc thích nơi gò mả, cần thân khổ hạnh, hành hạnhđầu đà này. Rồi khi ấy, Tỳ-kheo Tu-la-đà thường nhậnsự cúng dường thức ăn trăm vị cung cấp hằng ngàycủa Quốc vương Bồ-hô[405].”

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia nhiễm ý nơi thức ăn này, dần dầnbỏ hạnh a-lan-nhã, như đến giờ thì khất thực, tạimột nơi ngồi một lần, hoặc ăn đúng ngọ, ngồi dướigốc cây, ngoài trời, thích nơi trống vắng, khoác y nămmảnh, hoặc trì ba y, hoặc thích nơi gò mả, cần thânkhổ hạnh. Đã bỏ hết hạnh này rồi, bỏ ba y, trởvề làm bạch y, ông giết bò, sát sinh không thể kểhết; khi thân hoại mạng chung, sinh vào địa ngục.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, nhờ phương tiện này mà biếtlợi dưỡng thật là nặng, làm cho con người không đếnđược đạo Vô thượng Chánh chơn. Nếu lợi dưỡngchưa sinh, hãy chế ngự chớ để nó sinh; đã sinh rồi tìmcách khiến diệt. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy họcđiều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Hãydiệt một pháp. Ta xác chứng các ngươi thành quả thầnthông, các lậu diệt tận. Một pháp gì? Nếm vị dục.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy diệt vị ngọt của dục này.Ta xác chứng các ngươi thành quả thần thông, các lậudiệt tận.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Chúngsanh đắm vị này,

Chếtđọa vào đường ác.

Naynên bỏ dục này,

Liềnthành A-la-hán.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, thường nên bỏ tưởng đắm vịnày. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.

Bấygiờ, trong thành Xá-vệ có một gia chủ vừa mất mộtngười con trai [571c01] mà ông rất yêu mến, thương nhớ,chưa từng lìa xa. Ông thấy con chết, liền phát cuồngđiên; đi lang thang qua lại khắp nơi. Gặp ai, ông cũng hỏi:“Có gặp con tôi không?”[406]

Rồithì, người kia đi lần đến tinh xá Kỳ-hoàn. Đi đếnchỗ Thế Tôn, đứng qua một bên, người kia bạch ThếTôn rằng:

“Sa-mônCù-đàm, thấy con tôi không?”

ThếTôn hỏi gia chủ:

“Tạisao mặt mũi ông không vui, các căn thác loạn vậy?”

Giachủ thưa rằng:

“Cù-đàm,không vậy sao được? Vì sao vậy? Hiện tại tôi chỉcó một đứa con trai, vì vô thường mà nó đã bỏ tôi.Tôi rất yêu mến, thương nhớ nó, chưa từng rời khỏimắt. Vì thương mến đứa con kia nên khiến tôi phátcuồng. Nay tôi hỏi Sa-môn, thấy con tôi không?”

ThếTôn bảo:

“Thậtvậy, gia chủ, như những gì ông đã hỏi. Sinh, già, bệnh,chết là pháp thường của thế gian. Ân ái biệt ly làkhổ, oán ghét gặp nhau là khổ. Người con vì vô thườngmà bỏ ông, há không nhớ nghĩ được sao?”[407]

Lúcđó, người kia nghe những gì Thế Tôn nói mà không đểvào lòng, liền bỏ đi. Trên đường gặp người, ônglại nói như vầy: “Sa-môn Cù-đàm nói rằng: ‘Ân áimà phân ly là khổ. Thảy đều do ái lạc.’ [408] Những gìmà Sa-môn đã nói, xét thật ra có đúng không?”

Ngườitrên đường đáp:

“Ânái biệt ly, có gì là khoái lạc?”

Lúcđó, cách thành Xá-vệ không xa, có nhiều người đangcùng nhau chơi bạc. Người kia tự nghĩ: “Những ngườiđàn ông này, thông minh trí tuệ, không việc gì khôngbiết. Bây giờ ta đem nghĩa này hỏi những người kia.”Nghĩ xong ông liền đến chỗ chơi cờ bạc, hỏi mọingười rằng:

“Sa-mônCù-đàm nói với tôi rằng: ‘Ân ái biệt ly khổ, oánghét gặp nhau khổ. Thảy đèu do ái lạc.* Nay theo ý mọingười thì thế nào?”

Lúcđó những người chơi bạc đáp người này rằng:

“Ânái biệt ly khổ sao lại do ái lạc? Nói do ái lạc, nghĩanày không đúng.”[409]

Lúcđó, người kia liền tự nghĩ: “Xét lời Như Lai thìkhông bao giờ hư vọng. Ân ái mà biệt ly sẽ có khoáilạc chăng? Nghĩa này không đúng.”

Rồingười kia vào thành Xá-vệ; đến bên ngoài cửa cungnói lên:

“Sa-mônCù-đàm dạy như vầy: ‘Ân ái biệt ly khổ*, oán ghétgặp nhau khổ. Thảy đều do ái lạc.”*

Bấygiờ, cả thành Xá-vệ và trong cung đều rao truyền lờinày; khắp mọi nơi không đâu là không truyền tới. Ngaylúc đó, Đại vương Ba-tư-nặc cùng Ma-lợi Phu nhân ởtrên lầu cao đang vui đùa với nhau. Khi ấy, Vua Ba-tư-nặc[572a01] nói với Ma-lợi Phu nhân rằng:

“Chắclà Sa-môn Cù-đàm có nói những lời này chăng: ‘Ânái biệt ly, oán ghét gặp nhau, thảy đều do ái lạc.’?”

Phunhân đáp:

“Tôikhông được nghe những lời dạy này từ nơi Như Lai.Nhưng nếu Như Lai có dạy những lời này, thì điềunày cũng không phải là hư dối.”

VuaBa-tư-nặc bảo rằng:

“Giốngnhư thầy dạy đệ tử: ‘Nên làm điều này, nên bỏđiều này.’ Thì đệ tử thưa rằng: ‘Xin vâng, Đạisư.’ Nay Ma-lợi, bà cũng lại như vậy. Sa-môn Cù-đàmkia tuy có như vậy, nhưng bà ưng theo nên bảo rằng: Thậtvậy không khác, không có hư vọng. Bà hãy đi nhanh đi,không cần đứng trước mặt ta nữa.”[410]

Bấygiờ, Ma-lợi Phu nhân bảo Bà-la-môn Trúc Bác[411] rằng:

“Bâygiờ, ông đến tinh xá Kỳ-hoàn, đến chỗ Như Lai, nhândanh ta, qùy gối sát chân Như Lai, lại đem nghĩa này bạchđầy đủ lên Thế Tôn rằng: ‘Người trong thành Xá-vệ,và trong cung đang bàn luận về những lời mà Sa-mônCù-đàm đã nói: Ân ái biệt ly, oán ghét gặp nhau,đây thảy là do ái lạc. Không rõ Thế Tôn có dạy điềunày không?’ Nếu Thế Tôn có dạy điều gì, thì ônghãy khéo ghi nhận trở về nói lại cho ta.”

Bà-la-mônTrúc Bác vâng theo lời dạy của phu nhân, tìm đến tinhxá Kỳ-hoàn, đến chỗ Thế Tôn, chào hỏi nhau. Sau khichào hỏi nhau xong, ngồi lui qua một bên, bà-la-môn[412] kiabạch Thề́ tôn:

“Ma-lợiphu nhân xin lễ sát chân Thế Tôn, thăm hỏi Như Lai đi đứngcó nhẹ nhàng, thoải mái, khí lực có mạnh khoẻ không?Giáo hóa kẻ mê mờ ngu muội có mệt lắm không? Lạithưa như vầy: ‘Khắp nơi trong thành Xá-vệ này rao truyềnvề những lời dạy của Sa-môn Cù-đàm như vầy: Ânái biệt ly, oán ghét gặp nhau, đó thảy là do ái lạc.’Không rõ Thế Tôn có dạy những lời này không?”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Bà-la-môn Trúc-bác rằng:

“Ởtrong thành Xá-vệ này, có một gia chủ mất một ngườicon trai. Ông ta nhớ người con này đến độ cuồng điênmất tánh, chạy lang thang khắp nơi, gặp người liềnhỏi: ‘Ai thấy con tôi?’ Như vậy, thì này Bà-la-môn,ân ái biệt ly khổ, oán ghét gặp nhau khổ. Đó thảyđều không có gì là hoan lạc.

“Ngàyxưa trong thành Xá-vệ này, lại có một người vì vôthường mất mà mẹ già, cũng lại cuồng điên không biếtđông tây là gì. Lại có một người vì vô thường màmất cha già, cũng lại vì vô thường anh em, chị em đềumất cả. Người ấy nhận thấy sự biến đổi củavô thường này nên phát cuồng điên, mất tánh, khôngcòn biết đông tây là gì.

“NàyBà-la-môn, ngày xưa trong thành Xá-vệ này có một ngườimới rước về một người vợ xinh đẹp vô song. [572b01]Sau đó một thời gian không lâu, người kia tự nhiên nghèotúng. Lúc ấy cha mẹ của người vợ thấy người nàynghèo, liền nảy sinh ý nghĩ này: ‘Ta hãy đoạt con gáilại gả cho người khác.’

“Ngườikia, sau đó rình nghe được chuyện cha mẹ nhà vợ muốnđoạt lại vợ mình để gả cho người khác. Một hôm,nó dắt dao bén trong áo, đến nhà vợ. Trong lúc đó,vợ ông ta đang dệt ở ngoài vách. Nó bước đến chỗcha mẹ vợ và hỏi: Hiện tại vợ con đang ở đâu?

“Mẹvợ đáp: Vợ con đang dệt dưới bóng mát ngoài vách.

“Ngườikia liền đến chỗ vợ, hỏi vợ rằng: Rằng cha mẹnàng muốn đoạt nàng để gả cho người khác phải không?

“Vợđáp: Không sai, có lời này. Nhưng tôi không thích nghelời này vậy.

“Bấygiờ, người kia liền rút dao bén đâm chết vợ, rồilấy dao bén tự đâm vào bụng mình và nói lời này:‘Cả hai ta cùng chọn lấy cái chết.’

“NàyBà-la-môn, hãy bằng phương tiện này để biết, ân áibiệt ly, oán ghét gặp nhau khổ. Đó là điều sầuưu, thật không thể nào nói được.”

Bấygiờ, Bà-la-môn Trúc Bác bạch Thế Tôn:

“Thậtvậy, bạch Thế Tôn. Có những điều bức não này thậtkhổ, không vui. Vì sao vậy? Xưa con có một đứa con cũngvì vô thường mà nó bỏ con, ngày đêm thương nhớ canhcánh bên lòng. Vì nhớ con nên tâm ý cuồng điên, rongruổi khắp nơi, gặp người liền hỏi: ‘Ai thấy contôi?’ Nay những gì Sa-môn Cù-đàm đã nói thật đúngnhư vậy. Vì việc nước bận rộn đa đoan, con muốntrở về chỗ mình.”

ThếTôn bảo:

“Naythật đúng lúc.”

Bà-la-mônTrúc Bác từ chỗ ngồi ̣đứng dậy, nhiễu quanh Phậtba vòng, rồi ra đi. Về chỗ Ma-lợi phu nhân, ông ̣đemnhân duyên này tâu lại đầy đủ cho phu phân. Lúc ấy,Ma-lợi phu nhân lại đến chỗ vua Ba-tư-nặc, tâu đạivương rằng:

“Hômnay tôi có điều muốn hỏi, nguyện xin Đại vương nghequa rồi trả lời cho từng việc:

“Thếnào Đại vương, có tưởng đến Vương tử Lưu-ly[413] không?”

Vuatrả lời:

“Rấtnhớ, thương yêu canh cánh bên lòng.”

Phunhân hỏi:

“NếuVương tử có biến đổi gì, Đại Vương có lo không?”

Vualại trả lời:

“Thậtvậy, Phu nhân. Như những gì Bà nói.”

Phunhân hỏi:

“Đạivương nên biết, ân ái biệt ly đều dẫn đến sầu khổ.Thế nào, tâu Đại vương, có tưởng đến Vương tử Y-la[414]không?”

Vuatrả lời:

“Tarất yêu quí.”

Phunhân hỏi:

“Đạivương. Nếu Vương tử có biến đổi gì, Đại vương cósầu ưu không?”

[572c01]Vuatrả lời:

“Rấtlà sầu ưu.”

Phunhân bảo:

“Nênbằng phương tiện này để biết ân ái biệt ly khôngmang lại hoan lạc. Thế nào, Đại vương có tưởng đếnBà Tát-la-đà Sát-lợi[415] không?”

Vuatrả lời:

“Thậtlà yêu quí thương nhớ.”

Phunhân nói:

“Thếnào, tâu Đại vương, giả sử nếu Tát-la phu phân cóbiến đổi gì, Đại vương có sầu lo không?”

Vuatrả lời:

“Tacó sầu lo.”

Phunhân nói:

“Đạivương nên biết, ân ái biệt ly, điều này là khổ.”

Phunhân nói:

“Vuanhớ thiếp không?”

Vuanói:

“Yêunhớ khanh.”

Phunhân nói:

“Giảsử thân thiếp có biến đổi gì, Đại vương có sầuưu không?”

Vuanói:

“Giảsử thân khanh có mất đi, thì ta rất sầu ưu.”

“Đạivương, nên bằng phương tiện này để biết ân ái biệtly, oán ghét gặp nhau, không có gì hoan lạc.”

Phunhân nói:

“Thếnào, Đại vương có tưởng đến dân chúng Ca-thi và Câu-tát-lakhông?”

Vuanói:

“Tarất yêu nhớ Nhân dân Ca-thi và Câu-tát-la.”

Phunhân nói:

“Giảsử Nhân dân Ca-thi và Câu-tát-la có biến đổi gì, Đạivương có sầu ưu không?”

Vuanói:

“NếuNhân dân Ca-thi và Câu-tát-la có biến đổi gì, thì mạngta cũng không còn; huống chi nói đến sầu ưu. Vì saovậy? Vì ta nhờ vào sức Nhân dân nước Ca-thi và Câu-tát-lanên được tồn tại. Bằng phương tiện này mà biếtmạng cũng không còn, huống chi là không sinh sầu ưu.”

Phunhân nói:

“Dođây để biết, ân ái biệt ly đều có khổ này, màkhông có hoan lạc.”

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc, quỳ gối phải sát đất, chắp tayhướng về Thế Tôn, nói như vầy:

“Thậtlà kỳ lạ. Thật là kỳ lạ. Thế Tôn kia đã nói phápnày. Mong sao Sa-môn Cù-đàm kia đến đây, tôi sẽ cùngbàn luận.”

Vualại bảo phu phân:

“Từnay về sau ta sẽ xem trọng khanh hơn thường ngày, cho phépphục sức không khác ta.”

Bấygiờ, Thế Tôn nghe Ma-lợi phu phân lập ra luận cứ nàycho Đại vương, liền bảo các Tỳ-kheo:

“Ma-lợiPhu nhân thật rất là thông minh. Giả sử nếu Vua Ba-tư-nặchỏi Ta những lời này, thì Ta cũng dùng nghĩa này đểnói cho Vua kia, như những gì Phu nhân đã nói cho Vua, khôngcó khác.”

Phậtlại bảo các Tỳ-kheo:

“Tronghàng Thanh văn của Ta, Ưu-bà-di chứng chí tín kiên cốbậc nhất, chính là Ma-lợi Phu nhân.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4[416]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Nai trong rừng Quỷ,[417]núi Thi-mục-ma-la,[418] nước Bạt-kỳ.[419]

Bấygiờ, gia chủ, ông của Na-ưu-la,[420] đi đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên. Giây látông rời khỏi chỗ ngồi, bạch Thế Tôn rằng:

“Tuổicon ngày đã suy yếu, lại mang tật bệnh, có nhiều điềuưu não. Nguyện xin Thế Tôn tùy thời dạy dỗ khiếncho chúng sanh được lâu dài an ổn.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Gia chủ rằng:

“Nhưnhững gì ông đã nói, thân có nhiều lo sợ, đau đớn,nào đáng để cậy nương. Nó chỉ có lớp da mỏng baophủ lên. Trưởng giả nên biết, ai ỷ tựa vào thân này,để có thể thấy được cái vui trong chốc lát, đó là tâmniệm của kẻ ngu, chứ không phải là điều quí của ngườitrí. Cho nên, này Trưởng giả, dù thân[421] có bệnh, nhưngkhông để tâm bệnh. Như vậy, này Trưởng giả, hãy họcđiều này.”

Trưởnggiả sau khi nghe Phật nói những điều này, từ chỗ ngồiđứng dậy, làm lễ sát chân Thế Tôn, rồi ra về.

Bấygiờ, Trưởng giả lại tự nghĩ: “Nay ta có thể đến chỗTôn giả Xá-lợi-phất để hỏi nghĩa này.”

Lúcđó, Xá-lợi-phất đang ngồi dưới gốc cây cách đó khôngxa. Ông của Na-ưu-la đến chỗ Xá-lợi-phất, đảnh lễ sátchân, rồi ngồi sang một bên.

Bấygiờ, Xá-lợi-phất hỏi trưởng giả:

“Hômnay, Trưởng giả nhan sắc tươi vui, các căn tịch tĩnh, ắtcó lý do. Này Trưởng giả, chắc ông đã nghe pháp từ Phậtphải không?”

Lúcđó, trưởng giả bạch Xá-lợi-phất rằng:

“Thếnào, Tôn giả Xá-lợi-phất, làm sao mặt mày không tươi vuiđược? Vì sao vậy? Vì con đã được Thế Tôn đem pháp camlồ tưới rót vào lòng.”

Trưởnggiả thưa tiếp:

“BạchTôn giả Xá-lợi-phất, con đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễsát chân, rồi ngồi sang một bên. Lúc ấy con bạch Thế Tônrằng: ‘Tuổi con đã lớn, suy yếu, thường mang tật bệnh,khổ đau nhiều điều không thể kể xiết. Nguyện xin ThếTôn phân biệt thân này khiến tất cả chúng sanh đều đượcsự an ổn này.’ Lúc ấy, Thế Tôn liền bảo con rằng: ‘Thậtvậy, Trưởng giả! Thân này nhiều sợ hãi, khổ đau, chỉcó lớp da mỏng bao phủ. Trưởng giả nên biết, ai ỷ tựavào thân này để có thể thấy được cái vui trong chốc lát,không biết lâu dài phải chịu vô lượng khổ. Cho nên, nàyTrưởng giả, ở đây dù thân có hoạn, nhưng không để tâmtai hoạn. Như vậy, này Trưởng giả, hãy học điều này.’Thế Tôn đem pháp cam lồ này [573b01] tưới rót vào lòng con.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Thếnào, Trưởng giả, sao không hỏi thêm Như Lai nghĩa này? Thếnào là thân có hoạn, tâm không hoạn? Thế nào là thân cóbệnh, tâm không bệnh? “

Trưởnggiả bạch Xá-lợi-phất rằng:

“Đúnglà con đã không đem việc này hỏi thêm Thế Tôn, thân cóhoạn, tâm có hoạn; thân có hoạn, tâm không hoạn. Tôn giảXá-lợi-phất, chắc ngài biết việc này, mong phân biệt đầyđủ.”

Xá-lợi-phấtnói:

“Hãylắng nghe, lắng nghe và suy nghĩ kỹ! Tôi sẽ vì ông mà diễnrộng nghĩa này.”

Đáp:

“Xinvâng.”

Xá-lợi-phấtbảo Trưởng giả:

“NàyGia chủ, người phàm phu không gặp Thánh Nhân, không lãnh thọThánh giáo, không theo lời giáo huấn, cũng không gặp thiệntri thức, không theo hầu thiện tri thức; nên chúng chấp sắclà ngã, sắc là của ngã, ngã là của sắc; trong sắc có ngã,trong ngã có sắc; sắc kia, sắc ta cùng hòa họp một chỗ.Sắc kia sắc ta vì đã tập họp một chỗ, bấy giờ sắcbị bại hoại, di chuyển không dừng, ở đó lại sinh khởisầu lo, khổ não. Đối với thọ*, tưởng, hành, thức đềunhận thấy ngã có ... thức, trong thức có ngã, trong ngã cóthức; thức kia, thức ta hòa họp một chỗ. Thức kia, thứcta vì đã hòa họp một chỗ, nên khi thức bị bại hoại,di chuyển không dừng, ở đó lại sinh khởi sầu lo, khổ não.Như vậy, này Trưởng giả, thân cũng có hoạn, tâm cũng cóhoạn.”

Trưởnggiả hỏi Xá-lợi-phất:

“Thếnào là thân có hoạn, tâm không hoạn?”

Xá-lợi-phấtnói:

“Trưởnggiả, ở đây đệ tử Hiền thánh thừa sự Thánh hiền, tuhành cấm pháp, cùng theo hầu thiện tri thức, gần gũi thiệntri thức. Vị ấy không quán thấy ngã có sắc, không thấytrong sắc có ngã, trong ngã có sắc, không thấy sắc là củangã, ngã là của sắc; mà sắc kia di chuyển không dừng. Khisắc kia chuyển dịch, vị ấy không sinh ra sầu lo khổ nãođối với tai hoạn của sắc. Cũng lại không thấy thọ*,tưởng, hành, thức; không thấy trong thức có ngã, trong ngãcó thức; cũng không thấy thức là của ngã, cũng không thấyngã là của thức. Thức kia, thức ta hội họp một chỗ; màkhi thức bị bại hoại, ở đây không sinh khởi sầu lo, khổnão. Như vậy, này Trưởng giả, thân có hoạn mà tâm khônghoạn.

“Nhưvậy, này Trưởng giả, nên tu tập điều này, quên thân, trừtâm, cũng không nhiễm đắm. Này Trưởng giả, hãy học điềuđó.”

Ôngcủa Na-Ưu-la sau khi nghe những gì Xá-lợi-phất nói, hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 5[422]
[573c01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn thuyết pháp cho hàng vạnngười đang vây quanh trước sau. Lúc ấy, có Bà-la-môn bênsông[423] vai gánh một gánh nặng đi đến chỗ Thế Tôn. Đếnnơi, ông đặt gánh, đứng im lặng một bên Thế Tôn. Khi ấy,bà-la-môn này suy nghĩ như vầy: “Hôm nay Sa-môn Cù-đàm thuyếtpháp cho hàng vạn nghìn người vây quanh trước sau. Hiện tạita thanh tịnh không khác gì Sa-môn Cù-đàm. Vì sao vậy? VìSa-môn Cù-đàm ăn lúa gạo cùng các loại thức ăn tốt, hiệntại ta chỉ ăn trái cây để tự nuôi mạng sống.”

Bấygiờ, Thế Tôn đã biết những ý nghĩ trong tâm bà-la-môn,nên bảo các Tỳ-kheo:

“Nếucó chúng sanh nào mà tâm bị nhuộm dính với hai mươi mốtkết, thì nên quán sát rằng người đó chắc chắn sẽ đọađường dữ, không sinh về cõi lành. Những gì là hai mươimốt kết? Sân tâm kết, nhuế hại tâm kết, thùy miên tâmkết, trạo cử[424] tâm kết, nghi tâm kết, nộ tâm kết, kỵtâm kết, não tâm kết, tật tâm kết, tắng tâm kết, vô tàmtâm kết, vô quý tâm kết, huyễn tâm kết, gian tâm kết, ngụytâm kết, tránh tâm kết, kiêu tâm kết, mạn tâm kết, đốtâm kết, tăng thượng mạn tâm kết, tham tâm kết.[425] Nàycác Tỳ-kheo, nếu người nào mà tâm bị nhuộm dính với haimươi mốt kết, thì nên quán sát rằng người đó chắc chắnsẽ đọa đường dữ, không sinh về cõi lành.

“Giốngnhư tấm giạ trắng mới, để lâu ngày nên mục nát, có nhiềubụi bặm. Dù có muốn nhuộm thành màu xanh, vàng, đỏ, đen,rốt cuộc cũng không thành được. Vì sao? Vì có bụi bặm.Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu người mà tâm bị nhuộmdính với hai mươi mốt kết, thì nên quán sát rằng ngườiđó chắc chắn sẽ đọa đường dữ, không sinh về cõi lành.

“Giảsử lại có người mà tâm không bị nhuộm bởi hai mươi mốtkết này, thì nên biết, người này chắc sẽ sinh lên cõitrời, không đọa vào trong địa ngục. Giống như tấm giạmới, trắng sạch, tùy theo ý muốn thành gì, màu xanh, vàng,đỏ, đen, thì chắc sẽ thành những màu này, không hề hưhại. Vì sao vậy? Vì sự tinh sạch của nó. Ở đây, cũngnhư vậy, người nào mà tâm không bị nhuộm bởi hai mươimốt kết này, thì nên biết, người đó chắc chắn sinh lêncõi trời, không đọa vào đường ác.

“Nếuđệ tử Hiền Thánh kia khởi sân tâm kết; quán sát biếtrồi, liên dứt trừ chúng. Hoặc khởi nhuế hại tâm kết,[574a01] khởi thùy miên tâm kết, khởi trạo cử tâm kết,khởi nghi tâm kết, khởi nộ tâm kết, khởi kỵ tâm kết,khởi não tâm kết, khởi tật tâm kết, khởi tắng tâm kết,khởi vô tàm tâm kết, khởi vô quý tâm kết, khởi huyễntâm kết, khởi gian tâm kết, khởi ngụy tâm kết, khởi tránhtâm kết, khởi kiêu tâm kết, khởi mạn tâm kết, khởi đốtâm kết, khởi tăng thượng mạn tâm kiết, khởi tham tâmkiết; quán biết rồi liền có thể dứt trừ chúng.

“Nếuđệ tử Hiền Thánh kia không sân, không nhuế, không có ngusi, tâm ý hòa vui, đem tâm từ trải khắp một phương mà tựan trú*; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốngóc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian,với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thểtính biết, mà tự an trú, đem tâm từ này rải khắp trànđầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lạiđem tâm bi trải khắp một phương mà tự an trú*; hai phương,ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới,ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm khôngoán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết,mà tự an trú, đem tâm bi này trang trải đầy khắp, ở trongđó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.

“Lạiđem tâm hỷ trải khắp một phương mà tự an trú*; hai phương,ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới,ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm khôngoán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết,mà tự an trú, đem tâm hỷ này rải khắp tràn đầy, ở trongđó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lạiđem tâm xả*trải khắp một phương mà tự an trú*; hai phương,ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới,ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm khôngoán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết,mà tự an trú, đem tâm xar* này trang trải đầy khắp, ở trongđó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.

“Bấygiờ, người ấy thành tựu tín căn nơi Như Lai, gốc rễ khôngdi dời,[426] dựng ngọn cờ cao hiển mà Chư thiên, Long thần,A-tu-la, Sa-môn, Bà-la-môn, hay người đời, đều không thểlàm cho lay động; ở trong đó mà sinh tâm hoan hỷ, chân chánhtin tưởng rằng đây là bậc Chí chơn, Đẳng chánh giác, Minhhạnh túc*, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điềungự trượng phu*, Thiên Nhân sư, Phật Thế Tôn*. Người ấyở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Ngườiấy [574c01] cũng lại thành tựu tín tâm không thể di độngđối với Pháp của Như Lai;[427] pháp ấy thật là thanh tịnh,được mọi người người yêu kính, được bậc trí như thậtquán sát. Người ấy liền ở trong đó mà sinh tâm hoan hỷ.

“Ngườiấy lại thành tựu tín tâm đối với Thanh Chúng. Thánh chúngcủa Như Lai rất là thanh tịnh, tánh hạnh thuần hòa, thànhtựu pháp tùy pháp[428], thành tựu mọi giới, thành tựu tam-muội,thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giảithoát kiến tuệ. Thánh chúng ấy gồm có bốn đôi tám bậc.Đó là Thánh chúng của Như Lai, đáng yêu đáng quí, thậtđáng thừa sự. Người ấy ở trong đó mà được hoan hỷ,tâm ý liền chính.

“Vịấy lại bằng tâm tam-muội này,[429] thanh tịnh không ô uế,các kết dứt sạch, cũng không còn cáu bẩn, tánh hạnh nhunhuyến, chứng đắc thần thông, liền tự biết mọi việctrong vô lượng đời trước. Từ nơi nào đến, không đâulà không biết; hoặc là một đời, hai đời, ba đời, bốnđời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời,bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một nghìnđời, trăm nghìn đời; kiếp thành, kiếp bại, kiếp khôngthành bại, kiếp thành bại, không thành bại; vô số kiếpthành bại, vô số kiếp không thành bại; ta đã từng ở nơikia hiệu gì, tên gì, họ gì, sống như vậy, ăn như vậy,chịu khổ vui như vậy, thọ mạng có ngắn dài; chết từchỗ kia sinh chỗ nọ, chết từ chỗ kia sinh chỗ này. Tựbiết mọi việc trong vô lượng đời trước.

“Vịấy lại bằng tâm tam-muội này, thanh tịnh không vết nhơ,biết mọi suy nghĩ trong tâm của chúng sanh. Vị ấy lại dùngthiên nhãn quán sát các loài chúng sanh, kẻ này sinh, kẻ kiachết, sắc đẹp, sắc xấu, đường lành, đường dữ; hoặctốt, hoặc xấu tùy hành vi chúng sanh đã tạo đưa đến quảbáo; thảy đều biết tất cả. Hoặc có chúng sanh thân hànhác, khẩu hành ác, tâm hành ác, phỉ báng Thánh hiền, tạora hành tà kiến, thân hoại mạng chung sinh trong địa ngục,ba đường dữ. Hoặc lại có chúng sanh thân hành thiện, khẩuhành thiện, tâm hành thiện, không phỉ báng Thánh hiền, chánhkiến, không có tà kiến, thân hoại mạng chung sinh về cõilành trên trời. Đó gọi là thiên nhãn thanh tịnh quán sátcác loài chúng sanh, kẻ này sinh, kẻ kia chết, sắc đẹp,sắc xấu, đường lành, đường dữ; hoặc tốt, hoặc xấutùy hành vi chúng sanh đã tạo đưa đến quả báo; thảy đềubiết tất cả.

“Vịấy lại bằng tâm tam-muội này, thanh tịnh không vết nhơ,không có kết sử, tâm tánh nhu nhuyến, chứng đắc thần thông.Lại với lậu tận thông mà tự an trú*. Vị ấy quán biếtnhư thật đây là khổ. Lại quán tập khởi khổ. [574c01] Lạiquán diệt tận khổ. Lại quán xuất yếu của khổ. Vị ấyquán biết như thật rồi, tâm giải thoát dục lậu; tâm giảithoát hữu lậu, vô minh lậu. Đã được giải thoát rồi,liền được trí giải thoát, biết rằng ‘Sinh* đã hết,phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, khôngcòn tái sinh đời sau nữa.”

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, đệ tử Hiền thánh tâm được giải thoát,dù có ăn lúa gạo tốt nhất, các loại thức ăn ngon lànhnhiều như Tu-di, thì rốt cuộc cũng không có tội. Vì sao vậy?Vì không dục, ái diệt tận, không sân, hết nhuế, không ngusi, ngu si đã diệt tận. Đó gọi là Tỳ-kheo trong Tỳ-kheo,bên trong đã tắm rửa sạch sẽ rồi.”

Bấygiờ, Bà-la-môn bên sông bạch Thế Tôn:

“ThưaSa-môn Cù-đàm, Ngài nên đến bên sông Tôn-đà-la[430] tắmrửa.”

ThếTôn bảo:

“Bà-la-môn,thế nào gọi là nước sông Tôn-đà-la?”

Bà-la-mônthưa:

“Nướcsông Tôn-đà-la, đó là vực sâu của phước, là ánh sángcủa đời. Nếu có Nhân vật nào tắm nước sông này, thìtất cả các ác đều được trừ hết.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Thânnày vô số kiếp,

Đãtừng tắm sông này;

Cùngcác vũng hồ nhỏ,

Khôngđâu không trải qua.

Ngườingu thường thích chúng,

Hạnhtối không thanh tịnh.

Trongthân đầy tội cũ,

Sôngkia sao rửa được.

Ngườitịnh luôn vui sướng.

Vuisướng vì giới tịnh.

Ngườisạch tạo hạnh sạch,

Nguyệnkia chắc quả thành.

Cẩnthận, chớ lấy cắp;

Hànhtừ, không sát sinh;

Thànhthật, không nói dối,

Tâmbình không tăng giảm.

Nayngươi tắm ở đây,

Chắcđược nơi an ổn;

Sôngkia đưa đến đâu?

Nhưmù đi vào tối.

Bấygiờ, Bà-la-môn bạch Thế Tôn:

“BạchCù-đàm, thôi, thật quá đủ! Giống như người lưng còngđược thẳng, người tối thấy được sáng, người lạclối được chỉ đường, nhà tối được thắp đèn, ngườikhông mắt được cho mắt. Cũng vậy, Sa-môn Cù-đàm đã dùngvô số phương tiện nói diệu pháp này. Xin cho phép con hànhđạo.”

Lúcấy, Bà-la-môn bên sông liền được hành đạo, lãnh thọgiới cụ túc, vì mục đích mà thiện gia nam tử xuất gia[575a01] học đạo, tu phạm hạnh vô thượng, cho đến nhưthật biết rằng, ‘Sanh* đã dứt, phạm hạnh đã lập, nhữngviệc cần làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.’Tôn giả Tôn-đà-la-đế-lợi[431] đắc A-la-hán.”

Saukhi tôn giả Tôn-đà-la Đế-lợi nghe những gì Phật dạy,hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6[432]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệtcùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ, ngày đã tàn, đêm đang đến, Thích Đề-hoàn Nhân điđến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua mộtbên. Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân liền dùng kệ tụng hỏinghĩa Như Lai:

Thườngthuyết thường tuyên bố,

Quadòng, thành vô lậu;

Quavực sâu sinh tử.

Nayhỏi nghĩa Cù-đàm.

Conquán chúng sanh này,

Nghiệpphước đức đã tạo;[433]

Tạohành bao nhiêu thứ,

Thíai, phước tối tôn?

ThếTôn, trên Linh-thứu,

Nguyệnxin diễn nghĩa này.

Biếtý hướng Đế Thích,

Cũngnói cho người thí.

Bấygiờ Thế Tôn dùng kệ đáp:

Bốnđường[434] không tạo phước,

Bốnquả thành đầy đủ;

Hữuhọc, hàng kiến đạo,

Chânthật tin pháp này.

Khôngdục cũng không sân,

Ngudiệt, thành vô lậu;

Quahết tất cả vực:

Thíkia thành quả lớn.

Nhữngloại chúng sanh này,

Nghiệpphước đức đã tạo,

Tạohành bao nhiêu thứ,

ThíTăng phước được nhiều.

Chúngnày độ vô lượng,

Nhưbiển cho trân bảo;

Thánhchúng cũng như vậy,

Nóipháp tuệ quang minh.

Cù-đàmchỗ thiện kia,

Ngườithường thí chúng Tăng;

Đượcphước không thể kể,

Làđiều Tối thắng nói.

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân sau khi nghe những gì Phật dạy rồi,làm lễ sát chân Phật, liền lui đi.

ThíchĐề-hoàn Nhân sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt[575b01] cùng với năm trăm vị đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ Tôn giả Tu-bồ-đề cũng ở sườn núi Kỳ-xà-quật,thành Vương-xá, làm riêng một chòi tranh để tự thiền tư.

Bấygiờ Tôn giả Tu-bồ-đề thân bị bệnh khổ rất là trầmtrọng, liền tự nghĩ: “Khổ đau này của ta từ đâu sinh,từ đâu mất, và sẽ đi về đâu?” Rồi Tôn giả Tu-bồ-đềliền trải tọa cụ nơi đất trống, chánh thân chánh ý, chuyêntinh nhất tâm, ngồi kiết già, tư duy về các xứ[435], đểtrấn áp cơn đau.

Khiấy, Thích Đề-hoàn Nhân biết ý nghĩ của Tôn giả Tu-bồ-đề,liền ra lệnh Ba-giá-tuần[436] bằng bài kệ rằng:

ThiệnNghiêp[437], thoát trói buộc,

Ởnơi núi Linh Thứu;

Naybị bệnh rất nặng,

QuánKhông, các căn định.

Hãynhanh đi thăm bệnh,

Chămsóc bậc Thượng tôn

Sẽthu hoạch phước lớn.

Trồngphước không đâu hơn.

Ba-giá-tuầnthưa rằng:

“Xinvâng, Tôn giả!”

RồiThích Đề-hoàn Nhân dẫn năm trăm chư thiên cùng Ba-giá-tuần,trong khoảnh khắc như lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mấttừ trời Tam thập tam, hiện đến núi Linh thứu, cách Tôngiả Tu-bồ-đề không xa, lại dùng kệ này bảo Ba-giá-tuầnrằng:

Nayngươi biết Thiện Nghiệp,

Đangvui thiền, tam-muội.

Hãydùng âm du dương,

Khiếnngài xuất thiền tọa.

Ba-giá-tuầnthưa rằng:

“Xinvâng!”

Ba-giá-tuầnvâng theo lời Thích Đề-hoàn Nhân, chỉnh dây đàn lưu ly,đến trước Tu-bồ-đề, dùng kệ này tán thán Tu-bồ-đềrằng:

Kếtsử đã diệt tận;

Cácniệm không thác loạn;

Mọitrần cấu đều sạch:

Nguyệnmau tỉnh giấc thiền!

Tâmtịch, vượt sông Hữu;

Hàngma, vượt kết sử;

Côngđức như biển cả”

Nguyệnmau rời khỏi định!

Mắttịnh như hoa sen;

Uếtrược không còn dính;

Chỗtựa cho bơ vơ:

Xinrời Không tam-muội!

Vượtbốn dòng[438], vô vi;

Khéotỏ không già, bệnh;

[575c01]Vì thoát nạn hữu vi:

NguyệnTôn rời giấc định.

Nămtrăm trời ở trên,

ThíchChủ, tự thân đến;

Muốnhầu Tôn nhan Thánh,

Bậcgiải Không, xin dậy!

Bấygiờ, Tôn giả Tu-bồ-đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy,rồi khen Ba-giá-tuần rằng:

“Lànhthay, Ba-giá-tuần! Nay tiếng ông cùng tiếng đàn giao hòa vớinhau không khác. Nhưng vì tiếng đàn không rời tiếng ca, tiếngca không lìa tiếng đàn, cả hai cùng hòa hiệp nên mới thànhtiếng hay.”

Khiấy, Thích Đề-hoàn Nhân mới đi đến chỗ Tôn giả Tu-bồ-đề,đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Thích đề-hoànNhân bạch Tu-bồ-đề rằng:

“Thếnào, bạch Thiện Nghiệp, bệnh mà ngài đang mang có thêm bớtgì chăng? Nay thân bệnh này từ đâu sinh? Từ thân sinh chăng?Từ ý sinh chăng?”

Bấygiờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bảo Thích Đề-hoàn Nhân rằng:

“Lànhthay, Câu-dực! Pháp pháp tự sinh, pháp pháp tự diệt, pháppháp động nhau, pháp pháp tự dừng. Này Câu-dực, giống nhưcó thuốc độc, lại có thuốc giải độc. Thiên đế Thích,ở đây cũng vậy, pháp pháp loạn nhau, pháp pháp tự dừng.Pháp có thể sinh pháp, pháp đen dùng pháp trắng để trị,pháp trắng dùng pháp đen để trị. Này Thiên đế Thích, bệnhtham dục dùng bất tịnh để trị. Bệnh sân nhuế dùng tâmtừ để trị. Bệnh ngu si dùng trí tuệ để trị. Như vậy,Thích Đề-hoàn Nhân, tất cả mọi sở hữu đều qui về không,không ngã, không Nhân, không thọ, không mạng, không sĩ, khôngphu, không hình, không tượng, không nam, không nữ. Này ThíchĐề-hoàn Nhân, giống như gió thì hại đến cây cối, cành,lá, gãy đổ. Mưa đá thì hại đến mầm non, hoa quả. Hoaquả vừa ra tốt, mà không nước, sẽ bị héo. Nhờ lúc trờimưa xuống, sinh mầm non sống trở lại. Cũng vậy, Thiên đếThích, pháp pháp loạn nhau, pháp pháp tự định. Những bệnhhoạn, đau nhức, khổ não của tôi trước đây, nay đã trừhết, không còn bệnh khổ nữa.”

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân bạch Tu-bồ-đề:

“Tôicũng có sầu lo, khổ não. Nay nghe pháp này, không còn sầulo nữa. Nay tôi muốn trở về trời lại, vì bận việc đađoan, việc mình cũng có và cả các việc trời, tất cả đềunhiều.”

Tôngiả Tu-bồ-đề nói:

“Bâygiờ là lúc thích hợp.”

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân liền từ chỗ ngồi đứng dậy,đảnh lễ sát chân Tu-bồ-đề, nhiễu quanh ba vòng rồi đi.

Bấygiờ, Tôn giả Tu-bồ-đề liền nói kệ này:

[575c]NăngNhân nói lời này,

Cănbổn đều đầy đủ;

Ngườitrí được an ổn,

Nghepháp dứt các bệnh.

ThíchĐề-hoàn Nhân sau khi nghe những gì Tôn giả Tu-bồ-đề nói,hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

ĐiềuĐạt, và hai kinh,

Da,và Lợi-sư-la;

TrúcBác, Tôn-đà-lợi,

ThiệnNghiệp, Thích Đề-hoàn.[439]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]