Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 08: A-tu-la

02/05/201113:07(Xem: 7159)
Phẩm 08: A-tu-la

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

MỘTPHÁP

8.PHẨM A-TU-LA

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Thọthân hình to lớn không ai hơn vua A-tu-la. Tỳ-kheo, nên biết,thân hình A-tu-la lớn cao tám vạn bốn nghìn do tuần.Miệng rộng nghìn do tuần. Tỳ-kheo nên biết, có lúcvua A-tu-la muốn xúc phạm đến mặt trời, liền hóathân cao gấp bội đến mười sáu vạn tám nghìn do tuần,̣đến trước mặt trời, mặt trăng. Vua mặt trời,mặt trăng thấy vậy, trong lòng sợ hãi cho nơi ở củamình không an ninh. Vì sao vậy? Vì thân hình A-tu-la rấtđáng sợ. Vua mặt trời, mặt trăng kia vì trong lòngsợ hãi, nên ánh sáng không còn nữa. Nhưng A-tu-la khôngdám đến trước bắt mặt trời mặt trăng. Vì sao?Vì oai đức mặt trời, mặt trăng có thần lực lớn,thọ mạng rất dài, nhan sắc đoan chánh, hưởng lạc vôcùng. Muốn biết thọ mạng dài ngắn, đó là tuổi thọtrụ một kiếp. Lại nữa, do phước báo của chúng sinhcõi này, nên vua mặt trời, mặt trăng không bị xúc phạmbởi sự thấy của A-tu-la. Bấy giờ, A-tu-la trong lòng ưusầu liền biến mất.

“Cũngvậy, này các Tỳ-kheo, ác ma Ba-tuần luôn ở sau các ngươi,tìm cầu phương tiện làm bại hoại thiện căn. Ba-tuầnliền hóa ra sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp mịnmàng, láng mướt, cực kỳ vi diệu lạ lùng, muốn làmmê loạn ý các Tỳ-kheo. Ba-tuần tự nghĩ: ‘Ta sẽ rìnhcơ hội nơi mắt Tỳ-kheo, và cũng rình cơ hội nơi tai,mũi, lưỡi, thân, và ý.’

“Lúcấy, Tỳ-kheo tuy thấy pháp sáu tình cực kỳ vi diệu,nhưng tâm không nhiễm đắm. Bấy giờ, ác ma Ba-tuầntrong lòng ưu sầu liền rút lui. Vì sao vậy? Vì nhữngảnh hưởng oai lực của Như Lai, A-la-hán[279] mà như vậy.Vì sao? Vì các Tỳ-kheo không gần sắc, thanh, hương, vị,xúc, và pháp mịn màng, láng mướt.

“Bấygiờ, Tỳ-kheo thường xuyên [561a01] học như vầy: Thậtlà khó khăn khi nhận đồ hiến cúng của người. Nếukhông thể tiêu hóa được thì sẽ rơi vào năm đường;không thể đến được đạo chánh chơn vô thượng. Chonên cần phải chuyên tâm, để đạt được cái chưa đạtđược, vượt qua cái chưa được vượt qua, chưa chứng đắckhiến cho chứng. Cho nên, này các Tỳ-kheo, chưa được tínthí không khởi tưởng niệm, đã có tín thí thì hãylàm cho tiêu hóa, không khởi nhiễm đắm. Như vậy, nàycác Tỳ-kheo, hãy học như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2[280]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Cómột con người[281] xuất hiện ở thế gian, đem nhiềulợi ích cho người, an ổn chúng sanh, thương đời ngutối, muốn khiến Trời Người có được phước hựu.Một con người đó là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán,Chánh đẳng giác.[282] Đó gọi là có một con người xuấthiện ở thế gian đem nhiều lợi ích cho người, an ổnchúng sanh, thương đời ngu tối, muốn khiến Trời Ngườicó được phước hựu.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối vớiNhư Lai. Vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3[283]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Cómột con người* mà xuất hiện ở thế gian, liền cómột người nhập đạo ở tại thế gian, và cũng đồngthời xuất hiện hai chân đế, ba giải thoát môn, pháp chânthật bốn đế, năm căn; sáu tà kiến diệt;[284] bảygiác chi, tám đạo phẩm Hiền thánh, chín cõi cư trú củachúng sanh, mười lực của Như Lai, mười một từ tâm giảithoát.

“Mộtcon người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánhđẳng giác*. Đó gọi là có một con người xuất hiệnở thế gian, liền có một người nhập đạo ở tạithế gian, và cũng xuất hiện ở thế gian có hai chânđế, ba giải thoát môn, pháp chân thật bốn đế, nămcăn; sáu tà kiến diệt; bảy giác chi, tám đạo phẩmHiền thánh, chín cói cư trú của chúng sanh, mười lựccủa Như Lai, mười một từ tâm giải thoát.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối vớiNhư Lai. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4[285]
[561b01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Cómột con người mà xuất hiện ở thế gian, liền cóánh sáng trí tuệ xuất hiện ở thế gian. Một conngười ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳnggiác*. Đó gọi là một người xuất hiện ở thế gian,liền có ánh sáng trí tuệ xuất hiện ở thế gian.

“Chonên các Tỳ-kheo, hãy có tín tâm hướng đến Phật, chớcó nghiêng tà. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Cómột con người mà xuất hiện ở thế gian, thì vô minhtối tăm liền tự tiêu diệt. Bấy giờ, những kẻ phàmngu bị kết sử trói buộc bởi vô minh sở kiến này, nênkhông biết như thật về con đường sinh tử, luân hồiqua lại từ đời này qua đời sau, từ kiếp này quakiếp nọ, không cởi trói được. Nếu lúc đó có NhưLai, A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác xuất hiện ởthế gian, thì vô minh tối tăm liền tự tiêu diệt.

“Chonên các Tỳ-kheo, nên nhớ thừa sự chư Phật. Vì vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Cómột con người mà xuất hiện ở thế gian, liền cóba mươi bảy phẩm xuất hiện ở thế gian. Những gìlà ba mươi bảy phẩm đạo? Đó là bốn niệm xứ[286], bốnchánh đoạn,[287] bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảygiác chi, tám Thánh đạo,[288] liền xuất hiện ở thếgian.

Mộtcon người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánhđẳng giác*.

“Chonên các Tỳ-kheo, thường nên thừa sự Phật. Vì vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7[289]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Cómột con người mà mất hẳn ở thế gian, thì nhiềungười sẽ ôm lòng sầu lo; khắp Trời Người mất cảbóng che. Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai,A-la-hán, [561c01] Chánh đẳng giác*. Đó gọi là có mộtcon người mà mất hẳn ở thế gian, nhân loại phầnnhiều ôm lòng sầu lo; khắp Trời Người mất cả bóngche. Vì sao vậy? Vì nếu đức Như Lai diệt tận ởđời, thì ba mươi bảy phẩm cũng lại diệt tận.

“Chonên các Tỳ-kheo, thường nên cung kính đối với Phật.Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Cómột con người mà xuất hiện ở thế gian, thì bấygiờ Trời Người liền được thấm nhuần ánh sáng,liền có tín tâm nơi giới, văn, thí, tuệ. Giống nhưánh trăng tròn mùa thu vằng vặc chiếu khắp mọi nơi,thì ở đây cũng vậy. Nếu Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳngChánh giác, xuất hiện thế gian, thì Trời Người liềnđược thấm nhuần ánh sáng, liền có lòng tin đốivới giới, văn, thí, tuệ, như trăng tròn chiếu khắptất cả.

“Chonên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối với NhưLai. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Cómột con người mà xuất hiện ở thế gian, thì bấygiờ tất cả Trời Người đều đông đúc, chúng sanhba đường ác liền tự giảm thiểu. Giống như đấtnước lúc có Thánh vương cai trị giáo hóa, thì nhândân trong thành này đông mạnh, nước láng giềng sứcyếu hơn, Ở đây cũng vậy. Nếu lúc Như Lai, xuất hiệnthế gian, thì ba đường ác liền tự giảm thiểu.

“Chonên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng tin đối với Phật. Vìvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10[290]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừngcây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tônbảo các Tỳ-kheo:

“Cómột con người xuất hiện ở thế gian mà không có mộtai bắt kịp, không thể bắt chước, đi một mình, khôngbạn lữ, không ai sánh ngang; chư thiên cùng loài ngườikhông ai có thể sánh kịp; nơi tín, giới, văn, thí, tuệcũng không ai sánh kịp̣.

“Mộtcon người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánhđẳng giác*.

“Đógọi là một con người xuất hiện ở thế gian mà khôngcó một ai bắt kịp, không thể [562a01] bắt chước, đimột mình, không bạn lữ, không ai sánh ngang; chư thiên cùngloài người không ai có thể sánh kịp; người mà tín,giới, văn, thí, tuệ thảy đều đầy đủ.

“Chonên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng tin cung kính đối vớiPhật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Tu-luân,ích, một đường,

Ánhsáng cùng tối tăm;

Đạophẩm, mất hẳn, tin,

Đôngđúc, không ai bằng.[291]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com