Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Kinh Thừa Tự Pháp

18/05/202019:49(Xem: 9778)
03. Kinh Thừa Tự Pháp

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com



3.Kinh THỪA TỰ PHÁP

( Dhammadàyàda sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

Một thời, Đức Thế Tôn an trú

Kỳ-Viên-Tự, Chê-Tá-Va-Na  (3)

Tại Sa-Vát-Thí (2) an hòa

A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (3) tâm lành

Cấp-Cô-Độc (3) đại danh thí chủ

Thành Xá-Vệ (2) thường trú tại đây

Đã dâng Phật Tinh Xá này

Tên “Bố-Kim-Tự”(3) cũng hay dùng thường

Là trung tâm hoằng dương Chánh Pháp

Chư Tỷ Kheo an lạc sáu thì

Hòa hợp, thanh tịnh, uy nghi

Giải thoát giới bổn nghiêm trì kỷ cương.

          Lúc ấy Đấng Pháp Vương cho gọi

          Chúng Tỷ Kheo câu hội đủđều

              Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”

       Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài .

    – “ Các Tỷ Kheo ! Điều này vâng giữ : 

‘Hãy là người thừa tự Pháp ta

Đừng là những người xấu xa

       Thừa tự tài vật’, thiết tha mong cầu.

          Dùởđâu, Ta luôn thương tưởng

          Chúng đệ tử qui ngưỡng, tu trì.

    _______________________________

 

(2)&(3) : Xem chú thích ở trang đầu Kinh “Tất cả các Lậu-hoặc”.

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  *MLH  – 032

 

              Như Lai vẫn có nghĩ suy :

 ‘Làm sao đệ tử Ta đi đúng đường,

          Là người thường muốn thừa tự Pháp

          Không thừa tự uế tạp vật tài’.

              Do đó, các Tỷ Kheo này !

       Nếu các con thừa tự ngay vật tài

          Không phải là Pháp hay thừa tự

          Thì không những trách cứ các con

              Mà những người khác lại còn

       Trách cứ Ta nữa, ví von thế này :

 ‘Cả Thầy trò vật tài thừa tự

          Không phải là thừa tự Pháp siêu’. 

              Các Tỷ Kheo ! Đó làđiều

       Nhiều người sẽ trách theo chiều hướng trên.

 

          Ngược lại, nếu vững bền vâng giữ

          Chỉ một lòng thừa tự Pháp Ta

              Không là những người xấu xa

       Thừa tự tài vật, thiết tha mong cầu,

          Thì không những khen vào đệ tử

          Mà mọi người căn cứđiều này

              Phê phán luôn cả Như Lai :

 ‘Thầy trò thừa tự Pháp đầy cao minh,

          Không thừa tự linh tinh tài vật’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Phải thật tịnh thanh

              Một lòng thừa tự Pháp lành  

       Không thừa tựđến ô danh vật tài.

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy ví dụ :

          Khi Ta ăn đầy đủ vừa xong

              Thức ăn thượng vị hài lòng

Đồăn tàn thực còn trong trai bàn

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  *MLH  – 033

 

Đáng quăng bỏở ngang giòng nước ,

 (Nước không được có những chúng sanh)

              Nơi đất không có cỏ xanh

       Như vậy không phạm giới thanh tịnh này.

 

          Nhưng bấy giờ có hai Phích-Khú(1)

Đến gặp Ta, ủ rũ thân hình

Đói lã, kiệt sức thực tình    

       Ta có thể nói phân minh như vầy :

    – “ Hai Tỷ Kheo ! Trông đây hình dáng

          Có thểđoán hai con đói lòng

              Như Lai thọ thực vừa xong

       Thức ăn tàn thực còn trong trai bàn

          Nếu muốn ăn, hãy ngồi thọ thực

          Nếu không ăn, hãy vứt bỏđi ”.

 

              Rồi một Tỷ Kheo nghĩ suy :

‘Thế Tôn vừa mới thọ thì ngọ trai

          Món thượng vị khiến Ngài thỏa mãn,

Đồ tàn thực nếu chẳng ai ăn

              Thì nó sẽ bị vất quăng

       Nhưng Phật thường dạy phải hằng thực thi :

 ‘Nên thừa tự Pháp , tùy thuận giữ

Đừng là người thừa tự vật tài’.

Đồăn là tài vật đây

       Không nên ăn nó trải ngày đêm nay,

          Dù ta đây lả người, kiệt sức

          Cũng không ăn vật thực tàn dư ”.

              Thế rồi vịấy chối từ

       Không ăn, dù sẽ phải như thế nào.

    _______________________________

 

(1) :  Bhikkhu – âm là Tỳ Khưu hay Tỷ Kheo , nghĩa Khất-sĩ .

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  *MLH  – 034

 

          Còn vị sau lại suy nghĩ khác :

 ‘Đấng Đại Giác thọ thực xong rồi

Đồăn dư của ngọ thời

       Nếu không ăn cũng đổ nơi rạch, ngòi

          Hoặc quăng nơi đất không có cỏ,

          Ta đang có cơn đói hoành hành

              Quáđói, bệnh dễ phát sanh

       Sẽ bị kiệt sức. Phải đành ăn thôi !’

          Rồi vịấy đã ngồi thọ thực

          Những đồăn tàn thực của Ta

Đáng lẽđổ bỏ, quăng xa

Đêm ngày hôm ấy trải qua no lòng.

 

          Các Tỷ Kheo ! Nhưng trong hai vị,

          Vị Tỷ Kheo ý chí kiên trì

              Thừa tự Pháp Bảo thực thi

       Chối tài vật, dù bỏđi thân mình,

          Thì vị này thực tình xứng đáng

Được tán thán, kính trọng, nể vì

              Vì sao vậy ? Vì hành trì

       Sự thừa tự Pháp, luôn y cứ vào.

          Không thừa tự, nương vào tài vật,

          Không bao lâu dẫn dắt quả lành

              Vịấy phạm hạnh tịnh thanh

Ít muốn, biết đủ, luôn sanh tinh cần

          Rất tinh tấn, dễ phần nuôi dưỡng

          Nhất tâm hướng Vô thượng Giác tân.

              Các Tỷ Kheo ! Phải chánh chân

 ‘Làm người thừa tự Pháp phần Như Lai

Đừng là người vật tài thừa tự’. 

 

Đức Điều Ngự thuyết giảng như vầy

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  *MLH  – 035

 

              Rồi Ngài đứng dậy, khoan thai

Đi vào tịnh thất, nghiêm oai dáng Từ.

 

          Lúc bấy giờ, Đại Sư trí cả

          Là Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta

(Ngài Xá-Lợi-Phất cũng là)

       Khi Phật đi khuất, từ hòa nói lên :

 

    – “ Chư Hiền-giả ! Hãy nên tác ý

          Ta giảng thêm, nghe kỹđiều này ”.

 

       – “ Thưa Tôn-giả ! Xin vâng ngài ”.          

       Chư Tăng vâng đáp, hòa hài lắng nghe.

 

    – “ Các Hiền-giả ! Nói vềý nghĩ :

          Như thế nào một vịĐạo Sư

              Là vị thường sống viễn ly

       Các đệ tử không viễn ly thuận tùy ?

          Như thế nào viễn ly Sư phụ

          Các đệ tử tùy học viễn ly ? ”.

 

        – “ Thưa Tôn-giả ! Xin từ bi

       Thuyết giảng nghĩa lý, giải nghi rõ ràng, 

          Từ phương xa mới sang , thành ý

          Mong được ngài Sa-Rí-Pút-Ta

              Bậc Đại Trí Tuệ từ hòa

       Giảng chúng con hiểu, trải qua thọ trì ”.

 

    – “ Chư Hiền-giả ! Vậy thì hãy ráng

          Nghe ta giảng để hiểu điều này ”.

 

       – “ Thưa Tôn-giả ! Xin vâng ngài ”.

 

 – “ Này chư Hiền-giả ! Như vầy Đạo Sư

          Sống an như viễn ly, tự tại

          Các đệ tử sống trái với Thầy

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  *MLH  – 036

 

              Không tùy học viễn ly này,

       Thầy dạy từ bỏ, họ rày khư khư

          Không từ bỏ ; lừđừ lười biếng

          Sống phan luyến trong sựđủđầy

              Dẫn đầu vềđọa lạc đây,

       Bỏ rơi gánh nặng sống rày viễn ly.

Chư Hiền-giả ! Vậy thì phải biết 

      *  Có cá biệt Thượng Tọa Tỷ Kheo

Đáng bị quở trách ba điều :

    -  Đạo Sư cao thượng, sống nhiều viễn ly

Đệ tử không viễn ly tùy hỷ

          Thứ nhất, vị Thượng Tọa đáng chê.

           -  Những pháp Đạo Sư dạy về

       Phải nên từ bỏ mọi bề cho thông

          Những đệ tử lại không từ bỏ,

          Thượng Tọa đó lại đáng quở rầy.

          -  Những đệ tử sống đủđầy

       Dẫn đầu đọa lạc, lười trây vô nghì,

          Gánh nặng sống viễn ly bỏ mất

Đáng quở trách Thượng Tọa, thứ ba.  

 

         *  Các vị Tỷ Kheo Trung Tòa

       Cũng ba trường hợp xảy ra như vầy.

 

Chư Hiền-giả ! Ởđây lại có

          Các Tỷ Kheo mới thọ giới rồi

Đáng bị quở trách mọi thời

    -  VìĐạo Sư họ sống đời viễn ly 

          Mà chính họ không tùy học đó.

       -  Dạy từ bỏ, nhưng họ không từ

           -  Sống lười, đọa lạc khư khư,  

       Là ba trường hợp Tỷ Khưu đáng rầy.

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  * MLH  – 037

 

          Chư Hiền-giả ! Như vầy một mặt

Đạo Sư sống chân thật, viễn ly

              Nhưng các đệ tử ngu si

       Không tùy học với viễn ly như Thầy.

 

          Về mặt khác, trình bày chi tiết

       -  Đạo Sư sống cao khiết, viễn ly  

Đệ tử tùy học viễn ly.

    -  Thầy dạy từ bỏ, họ thì bỏ ngay.

      -  Họ không sống đủđầy, lười biếng

          Bỏ rơi chuyện gánh nặng đọa trì.

           -  Dẫn đầu về sống viễn ly.  

       Này chư Hiền-giả ! Vậy thì có ba :

      *  Một, Tỷ Kheo Thượng Tòa các vị

Đáng hoan hỷ tán thán, là chi ?

          -  VịĐạo Sư sống viễn ly  

Đệ tử tùy học viễn ly như Thầy.

       -  Đạo Sư dạy pháp rày từ bỏ

          Trò từ bỏ những pháp ấy ngay.

           -  Đệ tử không sống đủđầy

       Gánh nặng đọa lạc hằng ngày bỏđi       

          Dẫn đầu về viễn ly, tinh tấn

Đáng tán thán, Thượng Tọa Tỷ Kheo.

.          *  Các vị Trung Tọa Tỷ Kheo

       Cũng giống như vậy, ba điều đáng khen.

 

Chư Hiền-giả ! Nay bèn nói tới

          Các Tỷ Kheo thọ giới mới đây

              Ba điều đáng tán thán ngay :

    -  Đạo Sư thời sống đủđầy viễn ly,

          Các đệ tử viễn ly tùy học.

          Trường hợp một, đáng được tán dương.

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  *MLH  – 038

 

           -  Pháp từ bỏ, Thầy dạy thường,

       Tròđều từ bỏ, chẳng vương vấn gì.

          Trường hợp hai, đáng vì tán thán.

       -  Theo lời giảng, không sống đủđầy  

              Luôn tinh tấn, không lười trây

       Gánh nặng đọa lạc vị này trút đi,

          Dẫn đầu về viễn ly, thanh đạm

          Trường hợp ba, tán thán đúng thôi.

 

Chư Hiền-giả ! Như vậy thời

       Là những trường hợp sống đời viễn ly

Đạo Sư sống viễn ly, tuân thủ

          Các đệ tử tùy học viễn ly.

 

Chư Hiền-giả ! Hãy nghĩ suy

 Tham & sân – ác pháp đọa trì tang thương

Đã có một con đường chân thiệt

          Diệt trừ tham và diệt trừ sân

              Con đường Trung Đạo tám phần

Đã khiến ‘tịnh’ nhãn sanh, dần thăng hoa

          Khiến ‘chân’ trí sanh, và hướng đến

          Sự tịch tịnh, thắng trí hoàn toàn

              Cùng sự giác ngộ, Niết-bàn

       Là Bát Chánh Đạo, con đường thực thi :

          Chánh tri-kiến, Tư-duy chân chánh ,   

          Rồi Chánh-ngữ và Chánh-nghiệp này,

              Chánh-mạng, Chánh tinh-tấn đây,

       Chánh-niệm, Chánh-định – đủđầy tịnh thanh.

          Khiến ‘tịnh’ nhãn được sanh hoàn mỹ,

          Khiến ‘chân’ trí sanh, thật minh quang,

              Hướng đến tịch tịnh hoàn toàn,

       Thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn phiêu diêu.

 

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  * MLH  – 039

 

          Các Hiền-giả ! Các điều ác pháp :

          Là phẫn nộ, hiềm hận, dối gian,

Não hại, tật đố, xan tham,

Bồng bột nông nổi man trá bùng

Phản bội với mạn cùng ngang ngạnh,

Tăng thượng mạn, phóng dật kiêu.

Đều làác-pháp sớm chiều

       Con đường siêu việt sẽđều diệt tiêu

          Diệt trừ kiêu, diệt trừ phóng dật,

          Khiến ‘tịnh’ nhãn sanh, thật tốt lành

              Lại khiến ‘chân’ trí phát sanh

       Hướng đến thắng trí, tịnh thanh hoàn toàn

Đến giác ngộ, Niết-bàn giác tánh.

Đó là con đường Thánh tám ngành

              Con đường Trung Đạo trọn lành

Đưa đến Thánh quả sẵn dành, là chi ?

          Chánh tri-kiến, Tư-duy chân chánh,   

          Rồi Chánh-ngữ và Chánh-nghiệp này,

              Chánh-mạng, Chánh tinh-tấn đây,

       Chánh-niệm, Chánh-định – đủđầy tịnh thanh.

          Khiến ‘tịnh’ nhãn được sanh hoàn mỹ,

          Khiến ‘chân’ trí sanh, thật minh quang,

              Hướng đến tịch tịnh Niết-bàn,

       Thắng trí, giác ngộ, rỡ ràng uy nghi ”.

 

          Nghe Tôn Giả Sa-Ri-Pút-Tá

          Thuyết giảng cho tất cảđạo tràng

              Các Tỷ Kheo rất hân hoan

      Tín thọ lời giảng của hàng Đại Sư .

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

Trung Bộ  (Tập 1)Kinh 03 : THỪA TỰ PHÁP  * MLH  – 040

 

 

 

*

*     *

 

 

(  Chấm dứt Kinh số 3 : THỪA TỰ PHÁP   –

DHAMMADÀYÀDA  Sutta  )

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/02/2024(Xem: 563)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 491)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 479)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
31/01/2024(Xem: 1255)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 518)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 518)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 974)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 1893)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 713)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 1699)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567