Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

29/07/201816:29(Xem: 11079)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 7, 2018)
 
  Diệu Âm lược dịch 

 

 

CANADA: Số lượng bò rừng gia tăng sau khi Phật tử quản lý Công viên Buffaloland

Mùa xuân này Công viên Buffaloland ở Milltown Cross, Đảo Hoàng tử Edward (PEI), đã chào đón sự ra đời của 5 con bê cho đàn bò rừng tại đây, nâng tổng số lượng của đàn lên 56 con.

Buffaloland được sở hữu và điều hành bởi Tổ chức Quốc tế Ánh Trăng, một tổ chức Phật giáo. Tổ chức này nắm quyền quản lý công viên cách đây 4 năm, khi đó chỉ có 38 con bò rừng lang thang trên đồng cỏ rộng 40 héc-ta.

Trước đó, công viên do chính quyền tỉnh bang PEI trông nom và đàn bò rừng đã bị thải loại hàng năm để kiểm soát số lượng. Nhưng do Tổ chức Ánh Trăng không có đức tin tôn giáo về việc sát sanh, nên số lượng của đàn thú này hiện nay được quản lý bằng cách thiến những con bò đực trẻ.

Công viên Buffaloland miễn phí cho công chúng, vì vậy thực phẩm, tiền lương và các hóa đơn thú y được trả tiền thông qua các khoản đóng góp chủ yếu đến từ Phật tử trên khắp thế giới.

 2018-07-04-0000

(Lion’s Roar – July 23, 2018)
Bò rừng tại Công viên Buffaloland ở PEI, Canada
Photo: Murray Foubister  

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma ca ngợi Phật tử và tín đồ Hồi giáo tại Zanksar cam kết hòa hợp tôn giáo

Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 23-7-2018, mối liên kết giữa tín đồ Hồi giáo và Phật giáo tại khu vực Phật tử chiếm đa số Zanksar có thể đang trên đường hồi phục, khi các vị đại diện từ 2 tín ngưỡng này cam kết hòa hợp liên tôn giáo với sự hiện diện của vị lãnh đạo Tây Tạng Đức Đạt lai Lạt ma.

Phật tử và tín đồ Hồi giáo khu vực Zanksar đã trình một lá thư lên Đức Đạt lai Lạt ma, cam kết sẽ tiến lên từ 6 năm căng thẳng đối lập tôn giáo đã qua, và thúc đẩy tình hữu nghị liên tôn giáo giữa 2 cộng đồng vốn đã từng chứng kiến những xung đột trong quá khứ. Đức Đạt lai Lạt ma, vị lãnh đạo Tây Tạng 83 tuổi, người luôn bảo vệ sự hòa hợp tôn giáo như một trong những cam kết của ngài, đã đánh giá cao nỗ lực của cả hai nhóm tín ngưỡng này.

(Phayul – July 24, 2018) 

2018-07-04-0001

Đức Đạt lai Lạt ma hội kiến đại diện Phật tử và tín đồ Hồi giáo khu vực Zanksar
Photo: TibetNet

 

HOA KỲ: Triển lãm thư pháp Phật giáo ‘Thần chú Chuyển động’

New York, Hoa Kỳ - Từ ngày 13-9 đến 08-11-2018, triển lãm ‘Thần chú Chuyển động’ sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa của Đức Đạt lai Lạt ma ở thành phố New York.

Cuộc triển lãm này trình bày một loạt các tác phẩm tinh tế được sáng tác gần đây bởi nhà thư pháp bậc thầy Jamyang Dorjee Chakrishar.

Chủ đề chính của bộ sưu tập này là Phật Dược sư, và Jamyang khám phá nhiều con đường khác nhau dựng lên bản chất chữa bệnh phi thường và quý giá của Đức Phật Dược sư Tịnh Độ Đông phương.

Jamyang Dorjee Chakrishar làm việc với tổ chức Bảo tồn Văn hóa và Nghệ thuật Tây Tạng, một tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên bảo tồn di sản văn hóa sống của Tây Tạng, và giữ kỷ lục thế giới về việc tạo ra cuộn thư pháp dài nhất. 

Các tác phẩm nghệ thuật thư pháp của Jamyang thường được dùng làm công cụ thiền định, đã được trưng bày trên toàn thế giới và được nằm trong các bộ sưu tập riêng của Đức Đạt lai Lạt ma, đại sư Lodi Gyari Rinpoche, diễn viên Richard Gere, Lạt ma Zopa Rinpoche và những người khác.

(tibethouse.us – July 25, 2018) 

2018-07-04-0002

Poster của triển lãm ‘Thần chú Chuyển động’ Photo: tibethouse.us  

 

ẤN ĐỘ: Tòa án Tối cao Patna ra lệnh công bố Bồ đề Đạo tràng là một khu vực không-có-nhựa

Ngày 23-7-2018, Tòa án Tối cao Patna của bang Bihar đã chỉ thị chính quyền Quận Gaya công bố Bồ đề Đạo tràng là một khu vực không có nhựa. Tòa yêu cầu chính quyền Bihar hành động chống lại ô nhiễm do túi polythene gây ra, sau khi các báo cáo tin tức dại phương cho thấy mức độ ô nhiễm nhựa tại Hồ Muchalinda.

Hồ Muchalinda được đặt theo tên xà vương tên là Mucalinda, là con rắn đã bảo vệ Đức Phật khỏi cơn bão. Hồ này nằm bên phải của Chùa Đại Giác và giữa hồ có bức tượng mô tả câu chuyện nói trên.

Gần đây, các báo cáo tin tức địa phương đang thu hút sự chú ý đối với việc ô nhiễm nhựa tại Hồ Muchalinda. Hầu hết các sản phẩm nhựa được du khách đưa vào bên trong khu Chùa Đại Giác cuối cùng đều bị ném xuống nước, dẫn đến sự ô nhiễm vốn đang đe dọa hồ này.  

(Buddhistdoor Global – July 27, 2018) 2

 2018-07-04-0003

Hồ Mucalinda và tượng Đức Phật 
Photo: somewhereindhamma.blogspot.com

 

 

THÁI LAN: Sinh nhật thứ 66 của Vua Thái Lan được tổ chức với nghi lễ Phật giáo

Ngày 28-7-2018, Quốc vương Thái Lan đã bước sang tuổi 66 và nhiều địa phương đã vinh danh ông bằng cách thực hiện những nghi lễ Phật giáo.

 Vào sáng sớm, tại một sân trống gần Hoàng cung, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã dẫn đầu 3,500 quan chức chính phủ và các thành viên của công chúng trong việc cúng dường phẩm vật cho 670 tu sĩ Phật giáo đến từ khắp thủ đô Bangkok.

Trên khắp đất nước Thái Lan, mọi người lũ lượt đến các chùa để cầu nguyện và cúng dường vật phẩm cho các nhà sư mặc áo vàng, màu sắc biểu thị lòng trung thành với chế độ quân chủ.

Cúng dường phẩm vật là một thực hành điển hình ở Thái Lan, nơi phần lớn dân số là Phật tử. Nó biểu thị một sự khởi đầu tốt đẹp của năm tuổi mới cho những người ăn mừng sinh nhật của mình.(sbs.com.au – July 28, 2018)

2018-07-04-0004

Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn
Photo: Google

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17499)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6851)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 14004)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37631)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7260)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13991)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15255)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10204)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7239)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]