Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

13/06/201519:57(Xem: 14377)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(Tuần thứ 3, tháng 01.2013)

 

Diệu Âm lược dịch

 

 

 

CAM BỐT: Ta Prohm, một phế tích Phật giáo nổi tiếng

 

Siem Reap, Cam Bốt – Ta Prohm là tên thời nay đặt cho một trong những đền thờ của khu Angkor.

Được xây phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13 theo phong cách Bayon, Ta Prohm là một tu viện và trường đại học Phật giáo Đại thừa với tên gọi ban đầu là Rajavihara.  Bị rừng già nuốt chửng, ngôi đền này bị quên lãng cho đến khi nó được tái khám phá vào thế kỷ 19.

Không giống như hầu hết các ngôi đền của Angkor, đền Ta Prohm vẫn giữ gần như nguyên trạng như khi nó được phát hiện. Sự kết hợp của bầu không khí gồm cây mọc um tùm và vượt trội so với các phế tích và môi trường xung quanh rừng già làm cho nó trở thành một trong những ngồi đền ‘ăn ảnh’ nhất của khu Angkor.

Có nhiều điều để xem tại Ta Prohm – từ những cây cao chót vót và những phù điêu chạm khắc tinh tế trên các bức tường cho đến rêu phong và những cây leo.

Một địa điểm nổi tiếng khác là ‘cây Tom Raider’ tại khu bảo tồn trung tâm, nơi nữ diễn viên Angelina Jolie hái một hoa lài và bị hút xuống lòng đất.

(Buddhist Channel – January 15-1-2013)

 

 blank


ANH: Triển lãm về Lâm Tì Ni

 

Cuộc triển lãm về nơi khai sinh của Phật giáo và sự truyền bá của tôn giáo này tại Nam Á được tổ chức tại Thư viện Thanh Cung ở Durham từ ngày 10-1 đến 7-4-2013.

Triển lãm ‘Sự khai sinh của Phật giáo’ trưng bày những điểm nổi bật của công trình học thuật từ khoa Khảo cổ học của trường Đại học Durham, vốn đang nghiên cứu tại Lâm Tì Ni, Nepal – nơi Đức Phật Cồ Đàm đản sinh.

Các bảo vật từ Bảo tàng Victoria và Albert, Bảo tàng Anh và Bảo tàng Đông phương của Durham được trưng bày cùng với các ảnh chụp.

Tiến sĩ Craig Barclay, người phụ trách các Bảo tàng của trường Đại học Durham, nói, “Đây là một triển lãm mới rất thú vị, tạo một cơ hội để tìm hiểu thêm về một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới và để xem nhiều hình ảnh tuyệt vời cùng những đồ tạo tác quý hiếm”.

(tipitaka.net – January 16, 2013)

 

blank

Tượng Phật gỗ tại triển lãm Durham - Photo: Durham Times

 


TÂY TẠNG: Lễ mừng Năm Mới tại Tu viện Sakya

 

Vào ngày 10-1-2013, cư dân thành phố Xigaze ở Tây Tạng đã mừng Năm Mới của họ trong một nghi lễ tôn giáo được cử hành đặc biệt.

Các nhà sư với những mặt nạ và nhạc khí khác nhau đã tiến hành nghi lễ đặc biệt này, thu hút cư dân địa phương đến tham dự trong trang phục truyền thống.

“Chúng tôi đã đến đây rất sớm để hoàn thành cuộc hành hương của mình trước khi dự lễ”. Banba, người đến từ hạt Tingu cùng các bạn của mình, nói.

Với lịch sử hơn 500 năm, tu viện Sakya thể hiện những mong ước hoà bình và hạnh phúc của người dân địa phương.

Năm nay, theo dương lịch, Năm Mới Tây Tạng nhằm ngày 11-2, nhưng lại nhằm ngày 10-1-2013 tại thành phố Xigaze.

blank

(Big News Network – January 16, 2013)Tu viện  Sakya, Xigaze (Tây Tạng)
Photo: nattybabe

 

 

CỘNG HOÀ CZECH: Trung tâm Phật giáo Czech lớn nhất đang được xây dựng tại thủ đô Prague

 

Gompa Praha, trung tâm Phật giáo lớn nhất tại nước cộng hoà Czech, đang được xây dựng trong một nhà máy trước đây ở quận Holeovice.

Toà nhà được xây dựng lại sẽ có một thiền phòng cho 250 người và nơi triển lãm. Nơi đây sẽ diễn ra các khoá học và bài giảng về Phật giáo.

Gompa Praha sẽ mở cửa cho công chúng vào cuối năm nay.

Dự án xây dựng có chi phí 28 triệu curon.

Nhà tổ chức Jan Matuska nói, “Phật tử từ khắp đất nước cũng như từ nước ngoài đã đóng góp tiền trong 10 năm qua. Một phần của kinh phí này là khoản vay mà chúng  tôi sẽ trả dần”.
Hiện nay, trung tâm Phật giáo Czech lớn nhất toạ lạc tại Brno. Khắp nước cộng hoà Czech có khoảng 50 địa điểm thiền định.

(Mahabhodi IP – January 18, 2013)

 

 

ANH: Vật gia truyền Phật giáo trị giá 50.000 bảng Anh

 

Exeter, Anh - Hai vợ chồng Bronwen và Mike Hickmott sẽ bán bậc cấp ngưỡng cửa của họ, là vật hoá ra là một bậc cấp đền thờ Phật giáo 1.300 năm tuổi.

Đây là vật tạo tác bằng đá granite nặng 1 tấn và dài 2,4 mét, được cha mẹ của Bronwen mua từ một người Tích Lan làm nghề trồng trà vào thập niên 1950, khi người này từ Tích Lan trở về Sussex .

Kể từ khi thừa kế nó, Bronwen đã để nó đóng rêu ngoài nhà của hai vợ chồng cô ở Exeter.
Sau khi tình cờ cho người điều khiển bán đấu giá của công ty Bonham là Sam Tuke xem ảnh chụp vật gia truyền này, họ mới biết ra nó là bậc cấp thuộc thời Anuradhapura (400 BC- 1017 AD) của Tích Lan, được định giá khoảng 50.000 bảng Anh .

Cuộc đấu giá bậc cấp Phật giáo cổ đại này sẽ diễn ra tại Luân Đôn vào ngày 23-4-2013.
(Tipitaka Network – January 21, 2013)

 


 blank

blank
Vật tạo tác Phật giáo 1.300 năm tuổi bên ngoài ngôi nhà của vợ chồng Hickmott
Photos: Bonhams/BNPS

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17499)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6851)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 14004)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37631)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7260)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13991)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15255)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10204)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7239)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]