Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

22/05/201722:17(Xem: 11111)
Tuần 3
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 5, 2017)
                                       
Diệu Âm lược dịch

 

HOA KỲ: Trung tâm Tu học Phật giáo “Đạo pháp Sinh thái” Rocky Moutain mới sẽ mở cửa tại Colorado vào tháng Sáu

 Trung tâm Tu học Đạo pháp Sinh thái Rocky Mountain (RMERC) sẽ chính thức được mua vào đầu tháng Sáu tới, và các khóa tu sẽ bắt đầu vào cuối tháng Sáu.

Trung tâm tĩnh tâm này nằm dọc theo Rừng Quốc gia Arapaho ở tây bắc Denver, Colorado. Nó có diện tích 180 mẫu đất (73 hectares) được quy hoạch như một khu bảo tồn thiên nhiên, với 3 tòa nhà có thể chứa hơn 30 người tu tập. Theo trang web của trung tâm, mục đích của nơi này là “đưa Phật giáo và Đạo Pháp trở lại với thiên nhiên, nơi Phật Pháp khởi nguồn, và nuôi dưỡng sự tinh khiết và lòng từ bi cần thiết để giải quyết tốt hơn cuộc khủng hoảng sinh thái và các vấn đề công bằng xã hội có liên quan”.

Điều hành trung tâm là giám đốc kiêm phó chủ tịch David Loy, một nhà văn và là nhà hoạt động nổi tiếng trong Phật giáo dấn thân. Một số giám đốc khác của trung tâm từng trải qua nhiều thập kỷ thực hành Phật giáo và có chuyên môn về khoa học và học thuật.

(Buddhistdoor Global – May 15, 2017)

   2017-05-03-0000

Cảnh quan vùng Rocky Mountain, Colorado (Hoa Kỳ)
Photo: rockymountainecodharmaretreatcenter.org

 

 

MYANMAR: Lễ cúng dường Tam Bảo từ quân đội và gia đình quân đội tại Kengtung

Một lễ cúng dường tiền mặt để thành lập một vườn Phật và tượng Phật Abaya Mudra gần làng Pan Kwe đã được tổ chức ở Kengtung vào ngày 13-5-2017.

Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng Min Aung Hlaing và phu nhân đã tặng các khoản đóng góp hơn 8 triệu Kyat này thông qua vị chỉ huy quân đội khu vực.

Sau đó, Thượng tướng đã xem mô hình tượng Phật Abaya Mudra và ảnh các công trình xây dựng thuộc dự án này.

Vào buổi trưa, Thượng tướng và phu nhân tham dự buổi lễ cúng dường gạo, dầu ăn và tiền đến chư tăng ni tại Sasana Beikman ở Kengtung. Tổng số các khoản cúng dường cho 74 tu viện này là 316 bao gạo, 504 viss dầu ăn (viss=1.6 lít) và 162,000 Kyat, được đóng góp từ các gia đình Tatmadaw ( gồm Hải, Lục và Không quân).

(Global New Light of Myanmar – May 15, 2017)

2017-05-03-0001

Thượng tướng Min Aung Hlaing và phu nhân đang cúng dường các thành viên Tăng đoàn Miến Điện
Photo: Global New Light of Myanmar

 

 

TÍCH LAN: Hội Phật giáo Maha Karuna của Singapore tặng vật dụng y tế cho Bệnh viện Quân đội Colombo

Colombo, Tích Lan – Tại Bệnh viện Quân đội Colombo vào buổi tối ngày 13-5-2017, Hội Phật giáo Maha Karuna của Singapore và một số nhà hoạt động nhân đạo Singapore đã tặng các giường điện và xe lăn, bàn nước muối, máy đi bộ và các phụ kiện khác cho bệnh nhân sử dụng.

Buổi lễ trao tặng tượng trưng lô hàng này tại Bệnh viện Quân đội Colombo nhân mùa Vesak diễn ra dưới sự bảo trợ của Hòa thượng Tiến sĩ Karawetayana Gunarathana, Giám đốc dự án, và 20 nhà tài trợ Singapore, với sự hiện diện của nhiều quan chức cao cấp của quân đội Tích Lan.

Lô hàng y tế được tặng gồm có 20 giường điện, 20 xe lăn, 15 bàn nước muối, 5 máy đi bộ và 5 máy hút cầm tay cùng các phụ kiện khác.

(dailynews.lk – May 16, 2017)

2017-05-03-0002

Hội Phật giáo Maha Karuna của Singapore tặng lô hàng y tế cho Bệnh viện Quân đội Colombo, Tích Lan
Photo: dailynews.lk

 

 

NHẬT BẢN: Các bức bích họa lớn tại phòng ăn mới xây lại của Chùa Yakushiji

Nara, Nhật Bản – Phòng ăn “Jikido” mới được xây dựng lại của

Chùa Yakushiji được tô điểm bằng các bức bích họa khổng lồ. Các tranh này giải thích sự truyền bá của Phật giáo đến Nhật Bản, gồm bức tranh Phật A Di Đà có kích thước 36 m2 – là tranh chính của phòng – và trên các bức tường cạnh đó là tranh “Con đường du nhập của Phật giáo và Chùa Yakushiji” dài 50 m.

Tòa nhà Jikido nguyên thủy của ngôi chùa Yakushiji nổi tiếng đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào năm 973 và được xây lại vào năm 1005, nhưng sau đó lại bị phá hủy lần nữa.

Là một trong những đặc điểm chính của chùa chiền cổ xưa, Jikido từng là nơi các nhà sư dùng bữa và hành lễ.

Sau khi khánh thành vào năm nay, phòng Jikido mới xây lại sẽ là nơi giảng pháp.

(tipitaka.net – May 18, 2017)

2017-05-03-00042017-05-03-0003

Các bức bích họa tại phòng Jikido của chùa Yakushiji

2017-05-03-0005

Phòng Jikido mới được xây dựng lại
Photos: Asahi Shimbun

 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Đức Karmapa 17 Ogyen Trinley Dorjee lần đầu tiên viếng Vương quốc Anh

Ngày 18-5-2017, Đức Karmapa 17 Ogyen Trinley Dorjee bắt đầu chuyến thăm Vương quốc Anh đầu tiên tại thủ đô Luân Đôn, Anh quốc , nơi ngài sẽ giảng pháp và thực hiện các hoạt động tôn giáo trong vài ngày tới.

“Tôi rất vui khi có cơ hội này để viếng Vương quốc Anh. Chúng ta đã có một mối liên kết vững mạnh với Anh quốc từ thời Karmapa 16. Từ nhiều năm nay, tôi đã mong được viếng nước Anh, và tôi thực sự vui mừng được đến thăm vào năm nay”, vị Lạt ma Tây Tạng trẻ tuổi nói trong một bài đăng video.

Lịch trình hoạt động tại Anh quốc của ngài kéo dài đến ngày 27-5.

Vào năm 2010, Đức Karmapa đã thành lập “Hội Karmapa Âu châu” có trụ sở tại Brussels, Bỉ, để hoạt động như cơ quan đại diện của ngài ở Âu châu.

(Phayul – May 19, 2017)

 

2017-05-03-0006

 

Đức Karmapa 17 Ogyen Trinley Dorjee (ngồi giữa) tại Luân Đôn vào ngày 18-6-2017
Photo: Phayul

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 4702)
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho nên dễ hiểu vì sao Tam giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc không phải chỉ trong tầng lớp trí thức giỏi chữ Hán.
03/03/2013(Xem: 5403)
Không thể nhân danh cứu cánh để biện minh phương tiện. Phương tiện, là việc ra chiếu không như pháp, thì cứu cánh, là những dịch phẩm kinh điển, sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro, bất cập về nội dung.
21/02/2013(Xem: 4448)
Một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, trong nước cũng như ngoài nước, là các thiền sư ưa dẫn chứng những điển tích Phật Giáo Trung Quốc khi giảng pháp
20/01/2013(Xem: 4305)
Chủ trương Bảo Vệ Đạo Pháp và Dân Tộc ngày nay, nếu thiếu giải thích, có thể bị hiểu lầm vì thế giới khắp mọi nơi đều ngán chiến tranh, mặc dầu cục bộ, giữa các tôn giáo độc tôn và sắc tộc quá khích (ví dụ Aí Nhĩ Lan, Phi Châu, Kosovo, Kashmir, ĐôngTimor và ngay Tích Lan với dân tộc Tamil). Riêng đối với người Việt, một số cho rằng chủ trương này rất dễ lâm vào mê hồn trận của người cộng sản. Họ có sở trường đem chủ nghĩa dân tộc lạc hậu (chống người da trắng) và tuyên vận hô hào nào là: tình tự dân tộc, văn hoá dân tộc, Phật giáo dân tộc v.v. để cò mồi khống chế các hoạt động hộ pháp cứu dân tộc của Giáo Hội PGVNTN. Danh từ dân tộc được họ kiếm cách thay thế dần dần cho danh từ nhân dân ngày càng khó nghe (ví dụ ủy ban nhân dân, toà án nhân dân, công an nhân dân, kiểm sát nhân dân v.v..).
15/01/2013(Xem: 7639)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
02/01/2013(Xem: 8203)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
14/11/2012(Xem: 7089)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
10/11/2012(Xem: 13214)
Chia sẻ về Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn Ngưỡng bái bạch chư tôn đức Tăng & Ni, Kính thưa chư vị thức giả, Kính thưa tiên sinh Lam Trần, Tình cờ Trần Quang Diệu nhận và đọc được nội dung sau đây của tiên sinh Lam Trần, qua địa chỉ của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng chuyển đi trên diễn đàn "[email protected]":
25/10/2012(Xem: 9703)
Ông Cao Huy Thuần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie. Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Gần đây nhất, ông đã về dự và thuyết trình tại Tuần văn hóa Phật giáo Việt Nam lần thứ IV tổ chức tại Tp Vinh, tham gia hội thảo "Văn hóa Phật giáo Nghệ An: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai". Nhân dịp này, phóng viên VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư Cao Huy Thuần một số vấn đề về văn hóa và giáo dục.
17/10/2012(Xem: 6634)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]