Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/06/202118:53(Xem: 7903)
Tuần 1
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 6, 2021)
 
 Diệu Âm lược dịch
 

NHẬT BẢN: Chùa Mimuroto ở Kyoto trưng bày Rồng làm bằng hoa cẩm tú cầu

Với mong ước kết thúc nhanh chóng đại dịch coronavirus đang diễn ra, 600 chậu hoa cẩm tú cầu xếp thành hình một con rồng đang bay lên đã được trưng bày vào ngày 31-5 tại chùa Mimuroto ở Uji, tỉnh Kyoto, miền tây Nhật Bản.

Những chậu hoa tú cầu đỏ, trắng và xanh đang nở rộ được đặt trên 60 bậc đá dẫn đến chánh điện của chùa để tạo dáng con rồng đang leo lên tìm một viên đá quý. Du khách có thể ngắm rồng hoa này cho đến khoảng ngày 10-6.

Thiết kế nói trên được lấy cảm hứng từ một mạn đà la tại bản tự, bao gồm một con rồng và một viên ngọc như ý.

“Chúng tôi muốn du khách đến để xem con rồng, cầu nguyện cho sự kết thúc của đại dịch này và sự phục hồi kinh tế”, sư trưởng Kokyo Itami, 78 tuổi, nói.

Khoảng 20,000 cây hoa cẩm tú cầu với hơn 50 giống được trồng trong khu vườn của ngôi chùa Mimuroto, nơi cũng nổi tiếng với hoa sen và hoa đỗ quyên.

(Tipitaka Network – June 2, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-06-1-000
Bức ảnh này được chụp vào ngày 31 tháng 5 năm 2021, cho thấy khoảng 600 chậu hoa tú cầu màu xanh, trắng và đỏ tượng trưng cho một con rồng đang bay lên được trưng bày tại chùa Mimuroto ở Uji, tỉnh Kyoto
Photo: Mainichi
 

ĐÀI LOAN: Ni sư Shih Chao-hwei nhận Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38

 

Ngày 2-6-2021, Tổ chức Hòa bình Niwano của Nhật Bản đã trao Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38 cho Ni sư Phật giáo Đài Loan  Shih Chao-hwei, người nổi tiếng toàn cầu với tư cách là một Phật tử dấn thân, nhà hoạt động, học giả và tác giả.

Ni sư Chao-hwei đã viết hơn 20 cuốn sách và hơn 70 bài báo nghiên cứu.

Là người sáng lập Hiệp hội Bảo tồn Sự sống, Ni sư Chao-hwe là một người ủng hộ thẳng thắn cho luật bảo vệ quyền động vật và là tác giả của nhiều bài báo về bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã. Bà cũng là người lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng giới và là nhân vật chủ chốt trong phong trào ủng hộ việc xuất gia cho phụ nữ trong tất cả các truyền thống Phật giáo.

Giải thưởng Hòa bình Niwano dưới dạng huy chương, giấy chứng nhận và khoản tài trợ trị giá 20 triệu yên (183,000 USD). Lễ trao giải được tiến hành tại Nhật Bản vào ngày 2-6 trong một buổi lễ ảo do các hạn chế liên quan đến đại dịch.

(Buddhistdoor Global – June 2, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-06-1-001

Ni sư Shih Chao-hwei
Photo: Buddhistdoor

 

INDONESIA: (Tin ảnh) Lễ Vesak được tổ chức quần thể đền thờ Borobudur ở Trung Java

Yogyakarta, Java - Các đền thờ Borobudur và Sewu ở Trung Java đã tổ chức đại lễ Vesak vào thứ Tư ngày 26-5.

Hàng chục nhà sư Phật giáo và hàng trăm tín đồ đã tham gia lễ pradakshina, đi vòng quanh theo một nghi lễ ‘vòng tròn’ như một hình thức cúng bái. Họ đánh dấu lễ kỷ niệm bằng việc đánh chuông và rảy nước phép xung quanh các ngôi đền.

Vào cuối nghi lễ, một vị đại sư kêu gọi mọi tín đồ tiến lên giai đoạn giác ngộ của họ bằng cách bảo tồn những việc thiện và lời dạy của Đức Phật Cồ Đàm.
TinTuc_PGTG_2021-06-1-002

Chư tăng và Phật tử tham gia nghi lễ pradakshina trong đại lễ Vesak tại quần thể đền thờ Borobudur Temple ở Trung Java vào ngày 26-5-2021
TinTuc_PGTG_2021-06-1-003

Cảnh sát Indonesia hộ tống các nhà sư và tín đồ Phật giáo trong nghi lễ pradakshina
TinTuc_PGTG_2021-06-1-005
TinTuc_PGTG_2021-06-1-004
TinTuc_PGTG_2021-06-1-006
Phật tử và chư tăng cầu nguyện trong đại lễ Vesak tại đền Borobudur
TinTuc_PGTG_2021-06-1-007
Một nhà sư rảy nước phép trong nghi lễ pradakshina
TinTuc_PGTG_2021-06-1-008 
Phía trước đền Borobudur
JG Photos: Yudha Baskoro
(Tipitaka Network – June 2, 2021)

 

ẤN Độ: Phát hiện 3 hang động mới trong quần thể hang động Phật giáo Trirashi

Vào tháng 5, Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã tìm thấy thêm 3 hang động trong quần thể hang động Phật giáo Trirashmi (còn được gọi là Pandav Leni) ở gần Nashik, bang Maharashtra.

Phát hiện nói trên đã khiến các nhà khảo cổ học tin rằng có thể có nhiều hang động ẩn khuất và chưa được nhìn thấy trong cùng một khu vực này. Xem xét khả năng này, ASI đang lên kế hoạch khảo sát kỹ lưỡng ngọn đồi.

Các hang động Trirashmi là một nhóm gồm 24 hang động có niên đại từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 6-7 sau Công nguyên.

Quần thể hang động Phật giáo Trirashmi lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1823 bởi thuyền trưởng James Delamaine và hiện là một địa điểm được bảo vệ bởi ASI.

Kiểm tra sơ bộ, các nhà khảo cổ học tin rằng những hang động này có thể lâu đời hơn hang động Trirashmi. Atul Bhosekar, giám đốc Viện nghiên cứu Phật giáo Trirashmi cho biết một nghiên cứu sâu rộng về các hang động này có thể xác định lại niên đại của các hang động Phật giáo ở bang Maharashtra.

(Hidustan Times – June 3, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-06-1-009
Một hang động ẩn khuất sau những bụi cây ở Pandav Leni - quần thể hang động Phật giáo Trirashmi - ở Nashik (Ấn Độ)
TinTuc_PGTG_2021-06-1-010
 
Tất cả các hang động đều có hàng hiên và một bệ đá vuông dành cho các nhà sư
Photos: Hidustan Times & IE

 

HÀN QUỐC: Cao Ly đại tạng kinh lần đầu tiên mở cửa cho công chúng

Cao Ly đại tạng kinh - hay “Palmandaejanggyeong” trong tiếng Hàn -   một bộ sưu tập các mộc bản kinh Phật giáo, sẽ mở cửa cho công chúng vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ cuối tháng này.

Được xem là bộ kinh Phật toàn diện nhất được tìm thấy cho đến nay, Cao Ly đại tạng kinh bao gồm các kinh Phật thế kỷ 13 được khắc trên hơn 80,000 mộc bản.

Chúng được cất giữ tại Điện Tàng kinh bản (Janggyeong Panjeon) trong chùa Hải Ấn (Haein) ở Hapcheon - cách thủ đô Seoul 354 km về phía nam.

Theo chùa Hải Ấn, một chương trình tham quan sẽ bắt đầu vào ngày 19-6, cho phép mọi người nhìn xung quanh bên trong Điện Tàng kinh bản hai lần một ngày - lúc 10 giờ sáng và 2 giờ chiều vào các ngày thứ bảy và Chủ nhật.

Chùa này cho biết đây là lần đầu tiên Cao Ly đại tạng kinh, một Bảo vật Quốc gia được UNESCO công nhận là Bảo vật Thế giới, được mở cửa cho công chúng kể từ khi được tạo tác vào thế kỷ 13.

(Yonhap – June 6, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-06-1-011

Chư tăng và mộc bản tại Điện Tàng kinh bản trong chùa Hải Ấn ở Hapcheon
Photo: Yonhap

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi


***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 4702)
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho nên dễ hiểu vì sao Tam giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc không phải chỉ trong tầng lớp trí thức giỏi chữ Hán.
03/03/2013(Xem: 5403)
Không thể nhân danh cứu cánh để biện minh phương tiện. Phương tiện, là việc ra chiếu không như pháp, thì cứu cánh, là những dịch phẩm kinh điển, sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro, bất cập về nội dung.
21/02/2013(Xem: 4448)
Một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, trong nước cũng như ngoài nước, là các thiền sư ưa dẫn chứng những điển tích Phật Giáo Trung Quốc khi giảng pháp
20/01/2013(Xem: 4305)
Chủ trương Bảo Vệ Đạo Pháp và Dân Tộc ngày nay, nếu thiếu giải thích, có thể bị hiểu lầm vì thế giới khắp mọi nơi đều ngán chiến tranh, mặc dầu cục bộ, giữa các tôn giáo độc tôn và sắc tộc quá khích (ví dụ Aí Nhĩ Lan, Phi Châu, Kosovo, Kashmir, ĐôngTimor và ngay Tích Lan với dân tộc Tamil). Riêng đối với người Việt, một số cho rằng chủ trương này rất dễ lâm vào mê hồn trận của người cộng sản. Họ có sở trường đem chủ nghĩa dân tộc lạc hậu (chống người da trắng) và tuyên vận hô hào nào là: tình tự dân tộc, văn hoá dân tộc, Phật giáo dân tộc v.v. để cò mồi khống chế các hoạt động hộ pháp cứu dân tộc của Giáo Hội PGVNTN. Danh từ dân tộc được họ kiếm cách thay thế dần dần cho danh từ nhân dân ngày càng khó nghe (ví dụ ủy ban nhân dân, toà án nhân dân, công an nhân dân, kiểm sát nhân dân v.v..).
15/01/2013(Xem: 7639)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
02/01/2013(Xem: 8204)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
14/11/2012(Xem: 7089)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
10/11/2012(Xem: 13214)
Chia sẻ về Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn Ngưỡng bái bạch chư tôn đức Tăng & Ni, Kính thưa chư vị thức giả, Kính thưa tiên sinh Lam Trần, Tình cờ Trần Quang Diệu nhận và đọc được nội dung sau đây của tiên sinh Lam Trần, qua địa chỉ của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng chuyển đi trên diễn đàn "[email protected]":
25/10/2012(Xem: 9703)
Ông Cao Huy Thuần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie. Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Gần đây nhất, ông đã về dự và thuyết trình tại Tuần văn hóa Phật giáo Việt Nam lần thứ IV tổ chức tại Tp Vinh, tham gia hội thảo "Văn hóa Phật giáo Nghệ An: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai". Nhân dịp này, phóng viên VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư Cao Huy Thuần một số vấn đề về văn hóa và giáo dục.
17/10/2012(Xem: 6634)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]