Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

13/03/202309:45(Xem: 4035)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 3, 2023)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

 

BHUTAN: Thánh Đức Je Khenpo trao bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Phật học cho 30 nhà sư

Ngày 4-3-2023, tại tu viện Tashichhodzong ở Thimphu, Thánh Đức Je Khenpo đã trao chứng chỉ cho 30 nhà sư của Viện Nghiên cứu Kim Cương thừa Cao cấp Tango.

Thái hậu Dorji Wangmo Wangchuck, Công chúa Hoàng gia Sonam Dechan Wangchuck, Gyalsey Trulku Jigme Tenzin Wangpo và Hoàng tôn Ngawang Jigme Jigten Wangchuck đã tham dự buổi lễ.

Các nhà sư này đã học tại Viện Nghiên cứu Kim Cương thừa Cao cấp Tango trong 2 năm; đây là khóa học được thành lập lần đầu tiên ở Bhutan vào năm 2020. Điều này là để tăng cường sự phát triển của thực hành Kim Cương thừa trong nước.

Gyalsey Trulku Jigme Tenzin Wangpo, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kim Cương thừa Cao cấp Tango, phát biểu: “‘Trong Phật giáo Kim Cương thừa, chúng ta có sự lựa chọn để đạt được giác ngộ. Nếu chúng ta không thể giác ngộ từ một phương pháp, chúng ta có những phương pháp khác để đạt giác ngộ. Do đó, cách tu hành này có khả năng khiến hành giả đạt giác ngộ trong một đời. Thứ hai, điều quan trọng là học truyền thống Kim Cương thừa để biết cách tiến hành các nghi lễ tôn giáo.’’

(India Blooms- March 4, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-03-1-000

Thánh Đức Je Khenpo (đứng giữa), cùng Thái Hậu, Công Chúa và Hoàng tôn và các nhà sư tốt nghiệp đã trao chứng chỉ cho 30 nhà sư của Viện Nghiên cứu Kim Cương thừa Cao cấp Tango
Photo: bbs.bt
TinTuc_PGTG_2023-03-1-001 
Tu viện Tashichhodzong ở Thimphu , Bhutan
 
Photo by Craig Lewis

 

 

ẤN ĐỘ: Ban Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ khám phá tu viện Phật giáo 1300 tuổi ở Odisha

 

Ban Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) của vùng Puri (thuộc bang Odisha) đã tình cờ phát hiện ra một Bảo tháp (tu viện) Phật giáo 1300 năm tuổi, có niên đại từ triều đại Bhaumakara tại một địa điểm khai thác mỏ ở quận Jajpur.

Bảo tháp khổng lồ cao 4,5 mét này đã được tìm thấy tại địa điểm khai thác mỏ Khandolite ở Parabhadi thuộc thôn Sukhuapada, quận Jajpur.

Dibishada Brajasundar Garnayak, Giám đốc Khảo cổ học của vùng Puri của ASI cho biết ASI đã khởi xướng các bước để bảo tồn tu viện nói trên cho hậu thế. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi thấy rằng một Bảo tháp khác có kích thước nhỏ hơn đã bị tàn phá hoàn toàn trong quá trình khai thác mỏ trái phép.

Đá Khondalite từ địa điểm này đã được Tập đoàn Khai thác mỏ Odisha (OMC) khai thác để làm đẹp môi trường xung quanh Đền Shree Jagannath thế kỷ 12 ở Puri theo kế hoạch Tăng cường các Tiện nghi Cơ bản và Phát triển Di sản và Kiến trúc (ABADHA).

Sau một cuộc khảo sát sơ bộ, Bảo tháp này đã được tìm thấy. ASI đã bày tỏ lo ngại về hoạt động khai thác tại địa điểm mà không có sự đánh giá di sản bắt buộc. Sau đó, Chính phủ đã dừng hoạt động khai thác mỏ.

Ông Garnayak cho biết OMC cũng đã được hướng dẫn không tiến hành khai thác trong khu vực này - do có khu phức hợp tu viện Phật giáo Lalitgiri nổi tiếng, một địa điểm được ASI bảo vệ, nằm gần đó.

(NewsNows - March 1, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-03-1-002
Tu viện Phật giáo có niên đại từ triều đại Bhaumakara được tìm thấy tại một khu khai thác mỏ ở quận Jajpur
Photo: Statesman   

 

HÀN QUỐC: Đạo Pháp trực tuyến: Hội Jungto thông báo tuyển sinh mới cho Trường Đạo pháp Jungto

Dựa trên sự thành công liên tục của chương trình học trực tuyến Trường Đạo Pháp Jungto (ra mắt vào đầu năm 2022), Hiệp hội Phật giáo Jungto đã thông báo rằng Trường Đạo Pháp Junto sẽ trở lại vào tháng 4-2023, với đăng ký trực tuyến hiện đang mở cho học viên mới.

Cách đây 32 năm, như một cách để chia sẻ những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với các học viên tại gia, Thượng tọa Pomnyun Sunim - Đạo sư hướng dẫn của Hội Jungto - đã mở Trường Đạo Pháp Jungto ở Hàn Quốc. Để đối phó với những hạn chế xã hội từ đại dịch COVID-19, Hiệp hội Jungto đã xây dựng một giáo trình tiếng Anh trực tuyến - Trường Đạo Pháp Jungto: Giới thiệu về Phật giáo I , là giáo trình hiện đang mở cho sinh viên Phật giáo trên toàn thế giới.

Chương trình 20-tuần của Trường Đạo Pháp Jungto đi kèm với tất cả các tài liệu khóa học và công cụ trực tuyến, và bao gồm các cuộc họp trực tuyến hàng tuần với các thành viên trong nhóm và người hướng dẫn, cùng  các buổi pháp thoại với Thượng tọa Pomnyun Sunim được phát trực tiếp. Nội dung khóa học bao gồm các module nền tảng để hiểu những lời dạy cốt lõi của Đức Phật, từ Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo hiện đại, cũng như các bước thực hành để đưa việc tu tập Phật pháp vào cuộc sống hàng ngày của chính mình.

(NewsNow – March 1, 2023)

 TinTuc_PGTG_2023-03-1-003

 
Poster khóa học trực tuyến Trường Đạo Pháp Jungto của Hiệp hội Phật giáo Jungto sẽ mở lại vào tháng 4-2023
Photo: Jungto Society

 

 

INDONESIA: Bộ Tôn giáo kêu gọi Hiệp hội Phật giáo giáo hóa cộng đồng Phật tử Indonesia

Jakarta, Indonesia - Bộ Tôn giáo kêu gọi Hiệp hội Phật giáo Indonesia (Permabudhi) thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo và giáo hóa cộng đồng Phật giáo gần gũi hơn với các giá trị Phật giáo.

Khi tham dự lễ ra mắt ban điều hành Hiệp hội Phật giáo Indonesia nhiệm kỳ 2022-2026 tại Jakarta vào ngày 27-2-2023, ông Supriyadi - Tổng giám đốc Hướng dẫn Cộng đồng Phật tử của Bộ Tôn giáo - chỉ ra rằng Hiệp hội Phật giáo đã đạt được nhiều thành tựu khác nhau trong nhiệm kỳ lãnh đạo trước đó.

Tổng giám đốc Supriyadi bày tỏ hy vọng rằng Hiệp hội Phật giáo Indonesia sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn trong tương lai.

Ông Supriyadi nhấn mạnh rằng việc kiên trì trong cam kết ưu tiên lợi ích của Hiệp hội Phật giáo hơn là lợi ích cá nhân sẽ thúc đẩy nỗ lực của ban điều hành và các thành viên nhằm hiện thực hóa nguyện vọng của hiệp hội.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Indonesia, ông  Philip K. Widjaja, nhấn mạnh rằng việc duy trì và tăng cường sự khoan dung giữa các thành viên của các giáo phái tôn giáo là một phần của việc thực hiện các giá trị Phật giáo.

Ông Philip K. Widjaja cũng bày tỏ sự lạc quan rằng Hiệp hội Phật giáo sẽ là ngôi nhà chung trong việc xây dựng một cộng đồng Phật giáo tiến bộ hơn ở Indonesia.

(NewsNow – March 1, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-03-1-004

Supriyadi, Tổng Giám đốc Ban Hướng dẫn Cộng đồng Phật tử của Bộ Tôn giáo
Photo: NewsNow

 

 

 

ẤN ĐỘ: Khoa Nghiên cứu Phật học tổ chức chuyến tham quan di sản đến Thánh địa Phật giáo Ambran

Ngày 05-03-2023, Đại học Jammu đã tổ chức một chuyến tham quan di sản đến Di tích Phật giáo cổ đại tại Ambran gần Akhnoor với sự cộng tác của Ủy ban Quốc gia  về Di sản và Văn hóa Nghệ thuật Ấn Độ ( Ấn Độ INTACH) Chi nhánh Jammu.

Nhà sử học nghệ thuật nổi tiếng, Tiến sĩ Lalit Gupta, là vị khách chính, đã giải thích chi tiết cho các sinh viên và học giả về tầm quan trọng lịch sử và văn hóa của quần thể tu viện cổ xưa ở Ambran. Ông giải thích làm thế nào nó vẫn hoạt động từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên như một trung tâm truyền bá Phật giáo trong khu vực và cũng là một trạm trung chuyển quan trọng cho các nhà sư đi đến Kashmir và xa hơn nữa đến Trung Á. Giáo sư Shohab Inayat Malik HoD và Tiến sĩ Rajesh Sharma, Khoa Nghiên cứu Phật học, cũng cùng với các sinh viên và học giả đến thăm di sản này cùng với các giảng viên.

Giáo sư Inayatb Malik đã khuyến khích các sinh viên và học giả đến thăm nhiều địa điểm Phật giáo hơn - hiện vẫn tồn tại ở Jammu và Kashmir - để hiểu sự phát triển của Phật giáo và sự liên quan về mặt lịch sử và triết học của tôn giáo này. (Jammu Links News – March 5, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-03-1-005

Đoàn tham quan di sản Thánh địa Phật giáo Ambran, Ấn Độ
Photo: Jammu Links

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 4702)
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho nên dễ hiểu vì sao Tam giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc không phải chỉ trong tầng lớp trí thức giỏi chữ Hán.
03/03/2013(Xem: 5403)
Không thể nhân danh cứu cánh để biện minh phương tiện. Phương tiện, là việc ra chiếu không như pháp, thì cứu cánh, là những dịch phẩm kinh điển, sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro, bất cập về nội dung.
21/02/2013(Xem: 4448)
Một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, trong nước cũng như ngoài nước, là các thiền sư ưa dẫn chứng những điển tích Phật Giáo Trung Quốc khi giảng pháp
20/01/2013(Xem: 4305)
Chủ trương Bảo Vệ Đạo Pháp và Dân Tộc ngày nay, nếu thiếu giải thích, có thể bị hiểu lầm vì thế giới khắp mọi nơi đều ngán chiến tranh, mặc dầu cục bộ, giữa các tôn giáo độc tôn và sắc tộc quá khích (ví dụ Aí Nhĩ Lan, Phi Châu, Kosovo, Kashmir, ĐôngTimor và ngay Tích Lan với dân tộc Tamil). Riêng đối với người Việt, một số cho rằng chủ trương này rất dễ lâm vào mê hồn trận của người cộng sản. Họ có sở trường đem chủ nghĩa dân tộc lạc hậu (chống người da trắng) và tuyên vận hô hào nào là: tình tự dân tộc, văn hoá dân tộc, Phật giáo dân tộc v.v. để cò mồi khống chế các hoạt động hộ pháp cứu dân tộc của Giáo Hội PGVNTN. Danh từ dân tộc được họ kiếm cách thay thế dần dần cho danh từ nhân dân ngày càng khó nghe (ví dụ ủy ban nhân dân, toà án nhân dân, công an nhân dân, kiểm sát nhân dân v.v..).
15/01/2013(Xem: 7641)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
02/01/2013(Xem: 8204)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
14/11/2012(Xem: 7089)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
10/11/2012(Xem: 13214)
Chia sẻ về Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn Ngưỡng bái bạch chư tôn đức Tăng & Ni, Kính thưa chư vị thức giả, Kính thưa tiên sinh Lam Trần, Tình cờ Trần Quang Diệu nhận và đọc được nội dung sau đây của tiên sinh Lam Trần, qua địa chỉ của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng chuyển đi trên diễn đàn "[email protected]":
25/10/2012(Xem: 9703)
Ông Cao Huy Thuần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie. Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Gần đây nhất, ông đã về dự và thuyết trình tại Tuần văn hóa Phật giáo Việt Nam lần thứ IV tổ chức tại Tp Vinh, tham gia hội thảo "Văn hóa Phật giáo Nghệ An: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai". Nhân dịp này, phóng viên VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư Cao Huy Thuần một số vấn đề về văn hóa và giáo dục.
17/10/2012(Xem: 6634)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]