Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

23/08/202012:22(Xem: 8636)
Tuần 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 2 THÁNG 8, 2020)

Diệu Âm lược dịch

NHẬT BẢN: Các bức ảnh hồng ngoại cho thấy hình ảnh chư Phật thánh được vẽ trên 2 cột chùa

Kora, tỉnh Shiga - Thông qua chụp ảnh hồng ngoại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hình ảnh của 8 vị thánh Phật giáo được vẽ trên hai cột tại chính điện Hondo của chùa Saimyoji, có thể có niên đại hơn 1,300 năm. Những bức tranh nói trên hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì các cột đã bị đen do muội.

Vào ngày 9-8-2020, các nhà nghiên cứu cho biết rằng có những dấu vết cho thấy một số công việc đã được thực hiện đối với các bức tranh này vào khoảng thời kỳ Edo (1603-1867), nhưng các bức tranh gốc có thể đã được vẽ sớm hơn.

Tám vị thánh Phật giáo mô tả trong tranh, mỗi vị có chiều cao khoảng 70 cm, được cho là để cứu độ mọi người. Các tranh này được tìm thấy trên 2 cột ở bên phải và bên trái của áng thờ "shumidan" ở trung tâm của chánh điện – mỗi cột có 4 tranh.

Saimyoji là một trong ba ngôi chùa cổ lớn ở tỉnh Shiga hiện nay. Chánh điện của ngôi chùa này được cho là xây dựng vào đầu thế kỷ 13 và đã được cải tạo lại như hiện tại vào giữa thế kỷ 14

(THE ASAHI SHIMBUN -August 11,2020)

.TinTuc_PGTG_2020-08-2-000
Chùa Saimyoji
TinTuc_PGTG_2020-08-2-001TinTuc_PGTG_2020-08-2-002TinTuc_PGTG_2020-08-2-003

Ảnh hồng ngoại chụp được hình ảnh của 8 vị thánh Phật giáo được vẽ trên hai cột tại chính điện Hondo của chùa Saimyoji

Photos: THE ASAHI SHIMBUN

THÁI LAN: Ngân hàng trung ương nhận 10kg vàng từ Phật tử để tăng dự trữ quốc gia

Ngày 11-8-2020, ngân hàng trung ương Thái Lan đã tiếp nhận 10 kg vàng do công chúng quyên góp để giúp tăng dự trữ của đất nước. Sự kiện này diễn ra trong một buổi lễ công đức được tổ chức để vinh danh cố hòa thượng Ajahn Maha Bua - một trong những vị thầy nổi tiếng nhất của Truyền thống Lâm Tăng Thái Lan thuộc Phật giáo Nguyên thủy.

Trước khi viên tịch vào ngày 30-1-2011, nhà sư đã kêu gọi các tín đồ của mình gây quỹ ủng hộ đất nước.

Kể từ đó, 25 buổi lễ công đức như vậy đã được tổ chức và đất nước đã được trao hơn 13 tấn vàng và 10.5 triệu đô la Mỹ (326 triệu Bath) tiền mặt.

Veerathai Santiprabhob, thống đốc Ngân hàng Thái Lan, đã tiếp nhận khoản quyên góp mới nhất này từ ​​sư trụ trì chùa Wat Pa Sattha Thawai ở tỉnh Udon Thani.

(nationthailand.com - August 11, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-08-2-004TinTuc_PGTG_2020-08-2-005

Ngân hàng trung ương nhận 10kg vàng từ Phật tử tại chùa Wat Pa Sattha Thawai (tỉnh Udon Thani) để tăng dự trữ quốc gia

Photo: nationthailand.com

TÂY TẠNG: Lễ trao bằng Geshe Lharampa cho 12 nhà sư của Phật phái Gelugpa

Mười hai nhà sư đã được trao bằng Geshe Lharampa vào ngày 10-8-2020 tại Khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam Trung Quốc.

Lễ trao giải được tổ chức tại chùa Jokhang ở trung tâm thành phố Lhasa, thủ phủ của vùng này.

Có lịch sử từ 400 năm trước, Geshe Lharampa - nghĩa là "trí thức" trong tiếng Tây Tạng - là học vị cao nhất đối với Cách Lỗ Phái (Trường phái Gelugpa: Phái Mũ Vàng) của Phật giáo Tây Tạng.

Đề thi theo hình thức tranh luận, hỏi và đáp. Trong hoạt động tranh luận được tổ chức vào ngày 10-8, Chokyi Nambar từ Tu viện Champa Ling đã giành vị trí đầu bảng; Losang Jonang từ Tu viện Tashilhunpo và Ngawang Gonchen từ Tu viện Drepung lần lượt về thứ hai và thứ ba.

Cho đến nay, khoảng 140 nhà sư đã nhận bằng Geshe Lharampa kể từ khi kỳ thi này được khôi phục vào năm 2004.

(Big News Network – August 11, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-08-2-006

Chùa Jokhang ở trung tâm thành phố Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng

TinTuc_PGTG_2020-08-2-007

Các nhà sư Gelug đang tranh luận về kinh điển trong một cuộc thi Geshe Lharampa (tháng 4-2017)

Photos: Google



HOA KỲ: Dịch giả Phật giáo Tây Tạng Steven D. Goodman từ trần ở tuổi 75

Steven D. Goodman, một tác giả, giáo sư và dịch giả nổi tiếng của các tác phẩm Phật giáo Tây Tạng, đã qua đời tại nhà riêng ở Oakland, California vào ngày 3-8-2020, hưởng thọ 75 tuổi.

Ông thường xuyên làm thông dịch viên cho các vị thầy hàng đầu của Phật giáo Tây Tạng bao gồm Dzongsar Jamyang Khyentse, Tenzin Wangyal, Bhaka Tulku, Thinley Norbu và Lama Tharchin.

Trong hai thập kỷ qua, Steven D. Goodman đã giảng dạy tại Viện Nghiên cứu Tích hợp California ở San Francisco, nơi ông là Giám đốc Nghiên cứu và Chương trình về Nghiên cứu Châu Á và So sánh. Cuốn sách gần đây nhất của ông, ‘Tâm lý học Phật giáo về Giác ngộ’, được xuất bản vào ngày 21-7-2020.

Steven D. Goodman cũng là chủ tịch Hội Phim Phật giáo có trụ sở tại Oakland, California.

(Tipitaka Network – August 12, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-08-2-008

Dịch giả Phật giáo Tây Tạng Steven D. Goodman

Photo: Sharon Roe

ÚC ĐẠI LỢI: Hội Phật giáo Từ Tế cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) tại Melbourne

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe về coronavirus ở tuyến đầu tại Melbourne đã dựa vào tổ chức từ thiện Phật giáo Từ Tế để có các nguồn cung cấp PPE quan trọng.

Kể từ ngày 1 tháng 4, tổ chức từ thiện của Phật giáo Từ Tế đã giao hơn 41,000 khẩu trang, 1,300 áo choàng và gần 400 tấm che mặt cho 7 bệnh viện và 8 cơ sở chăm sóc người già xung quanh Melbourne.

Wayne Cockerall, một tình nguyện viên Từ Tế cho biết nhiều nhân viên y tế đã bị quá tải vì các nguồn cung cấp thiếu thốn.

Các bác sĩ đã liên hệ với tổ chức từ thiện Từ Tế trong suốt đại dịch để yêu cầu giúp đỡ và hiện vẫn tiếp tục lời yêu cầu này.

Các khoản đóng góp đến từ các thành viên của tổ chức từ thiện Từ Tế, nhiều người trong số họ ở nước ngoài, cũng như từ công chúng.

(NewsNow – August 12, 2020)
TinTuc_PGTG_2020-08-2-015

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe tại Melbourne đón nhận sự cung cấp vật tư thiết yếu

Photo: NewsNow



Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 4702)
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho nên dễ hiểu vì sao Tam giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc không phải chỉ trong tầng lớp trí thức giỏi chữ Hán.
03/03/2013(Xem: 5403)
Không thể nhân danh cứu cánh để biện minh phương tiện. Phương tiện, là việc ra chiếu không như pháp, thì cứu cánh, là những dịch phẩm kinh điển, sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro, bất cập về nội dung.
21/02/2013(Xem: 4448)
Một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, trong nước cũng như ngoài nước, là các thiền sư ưa dẫn chứng những điển tích Phật Giáo Trung Quốc khi giảng pháp
20/01/2013(Xem: 4305)
Chủ trương Bảo Vệ Đạo Pháp và Dân Tộc ngày nay, nếu thiếu giải thích, có thể bị hiểu lầm vì thế giới khắp mọi nơi đều ngán chiến tranh, mặc dầu cục bộ, giữa các tôn giáo độc tôn và sắc tộc quá khích (ví dụ Aí Nhĩ Lan, Phi Châu, Kosovo, Kashmir, ĐôngTimor và ngay Tích Lan với dân tộc Tamil). Riêng đối với người Việt, một số cho rằng chủ trương này rất dễ lâm vào mê hồn trận của người cộng sản. Họ có sở trường đem chủ nghĩa dân tộc lạc hậu (chống người da trắng) và tuyên vận hô hào nào là: tình tự dân tộc, văn hoá dân tộc, Phật giáo dân tộc v.v. để cò mồi khống chế các hoạt động hộ pháp cứu dân tộc của Giáo Hội PGVNTN. Danh từ dân tộc được họ kiếm cách thay thế dần dần cho danh từ nhân dân ngày càng khó nghe (ví dụ ủy ban nhân dân, toà án nhân dân, công an nhân dân, kiểm sát nhân dân v.v..).
15/01/2013(Xem: 7639)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
02/01/2013(Xem: 8203)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
14/11/2012(Xem: 7089)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
10/11/2012(Xem: 13214)
Chia sẻ về Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn Ngưỡng bái bạch chư tôn đức Tăng & Ni, Kính thưa chư vị thức giả, Kính thưa tiên sinh Lam Trần, Tình cờ Trần Quang Diệu nhận và đọc được nội dung sau đây của tiên sinh Lam Trần, qua địa chỉ của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng chuyển đi trên diễn đàn "[email protected]":
25/10/2012(Xem: 9703)
Ông Cao Huy Thuần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie. Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Gần đây nhất, ông đã về dự và thuyết trình tại Tuần văn hóa Phật giáo Việt Nam lần thứ IV tổ chức tại Tp Vinh, tham gia hội thảo "Văn hóa Phật giáo Nghệ An: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai". Nhân dịp này, phóng viên VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư Cao Huy Thuần một số vấn đề về văn hóa và giáo dục.
17/10/2012(Xem: 6634)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]