Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22-Chữ TỨC trong đạo Phật

28/01/201109:41(Xem: 8755)
22-Chữ TỨC trong đạo Phật

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

ChữTỨC trong đạo Phật

Ngườiđời và những người mới học đạo đều nhìn sự vậtvới tính cách cố định. Nói ác hẳn là ác, nói thiện hẳnlà thiện, phải hẳn là phải, quấy hẳn là quấy, có hẳnlà có, không hẳn là không... họ không hiểu nổi lối nói"cái này tức là cái kia", trong kinh điển Ðạithừa. Họ cho lối nói này ỡm ờ mờ ám không chấp nhậnđược. Song với tinh thần Ðại thừa Phật giáo, nhìn sựvật thấy rõ không có bản chất cố định, không ngoài nhau.Vì thế, trong kinh nói "Sắc tức là Không, Không tức là Sắc",hay "Phiền não tức Bồ-đề", hoặc "Sanh tử tức Niết-bàn".Chỉ một chữ "Tức" làm sáng tỏ nghĩa không cố định, khôngngoài nhau của các Pháp.

SẮCTỨCLÀ KHÔNG, KHÔNG TỨC LÀ SẮC

Câunày xuất phát từ kinh Bát-nhã. Chữ Sắc ở đây là chỉcho Sắc uẩn. Dưới con mắt đức Phật, thân này do năm uẩnkết hợp thành. Sắc uẩn là phần vật chất; thọ uẩn, tưởnguẩn, hành uẩn, thức uẩn là phần tinh thần. Chẳng riênggì sắc uẩn tức là không, mà thọ, tưởng, hành, thức cũngnhư thế. Bởi vì bản chất mọi uẩn không tự có, do duyênhòa hợp thành. Ðã do nhân duyên hòa hợp thì làm sao cố địnhđược. Trước khi nhân duyên hòa hợp nó không có, sau khinhân duyên ly tán, nó cũng không, chính khi duyên đang hợp phântích ra cũng không có thực thể của nó. Ví như nắm tay, trướckhi co năm ngón lại, không có nắm tay, sau khi buông năm ngónra không có nắm tay, đang khi co năm ngón lại nếu phân tíchtừng ngón cũng không có nắm tay. Thế thì, nắm tay chỉ làcái tên tạm gọi khi co năm ngón lại, chớ không có thựcthể cố định của nắm tay. Sắc uẩn không cố định nênnói "sắc tức là không"; không, khi đủ duyên hợp thành sắcnên nói "không tức là sắc", sắc chẳng ngoài tính chất khôngcố định, không cố định chẳng ngoài sắc, nên nói "sắctức là không, không tức là sắc"! Thấu triệt lý các pháptùy duyên biến chuyển, không đứng yên, không tự thành, làthông suốt câu "sắc tức là không, không tức là sắc".

PHIỀNNÃO TỨC BỒ-ÐỀ

Câunày bàng bạc trong các kinh Ðại thừa. Phiền não là si mêbực bội đau khổ. Bồ-đề là giác ngộ yên tĩnh an vui. Haithứ bản chất trái ngược nhau, tại sao lại nói cái nàytức cái kia? Bởi phiền não bản chất không cố định, khibiết chuyển hoặc biết xả liền thành Bồ-đề. Cái độngkhông ngoài cái tịnh, dừng động tức là tịnh. Cái sángkhông ngoài cái tối, hết tối tức là sáng. Chúng ta cứ quenchạy tìm cái giác ở ngoài cái mê, tìm an vui ngoài đau khổ.Sự thật không phải thế, hết mê tức là giác, dứt khổtức là vui. Thiền sư Tư Nghiệp người Trung Hoa, khi chưa xuấtgia làm nghề hàng thịt. Một hôm mổ heo, bỗng dưng ông thứctỉnh, bỏ nghề đi xuất gia. Khi xuất gia, ông làm bài kệ:

Tạcnhật dạ-xoa tâm
KimtriêuBồ-tát diện
Bồ-tátdữDạ-xoa
Bấtcáchnhất điều tuyến.
Dịch:
Hômqua tâm dạ-xoa,
Ngàynaymặt Bồ-tát
Bồ-tátcùngDạ-xoa
Khôngcáchmột sợi chỉ.
Biếtdừng phiền não tức Bồ-đề, không phải nhọc nhằn tìmkiếm đâu xa. Bồ-đề đã sẵn có nơi mình, do phiền nãodấy khởi phủ che nên Bồ-đề bị ẩn khuất. Một khi phiềnnão lắng xuống thì Bồ-đề hiện tiền. Chúng ta ôm đầymột bụng phiền não chạy tìm Bồ-đề, dù chạy cùng ngànsông muôn núi tìm vẫn không thấy Bồ-đề. Chỉ khéo ngồiyên lại cho phiền não lắng xuống thì Bồ-đề hiện tiền.

Nhưkhitrời đổ mưa to, nước mưa từ hư không mưa xuống làtrong sạch, song rơi đến mặt đất lôi cuốn bụi bặm bùnđất chảy xuống ao hồ, thấy toàn nước đục. Có ngườic?n nước trong xài, ra ao hồ nhìn thấy toàn nước đục khôngbiết làm sao. Gặp người thông minh bảo: nước đục tứclà nước trong, anh ta ngẩn ngơ không hiểu, ông này bảo: Anhcứ gánh về đổ vào lu, lấy ít phèn quậy nhiều vòng chonước cuồn lộn lên, rồi để yên vài tiếng đồng hồ,cặn bụi lắng xuống nước sẽ trong. Anh chàng kia làm đúngnhư người thông minh dạy, kết quả anh được nước trong.

Bởivì nước mưa nguyên là trong, do bụi đất cuốn theo và hòatan trong nước nên trở thành đục. Kẻ khờ thấy nước đụckhác với nước trong, tưởng chừng như nước trong ngoài nướcđục mà có, nên khi cần nước trong thấy nước đục làthất vọng, không biết phải tìm nước trong ở đâu. Ngườitrí biết nước mưa vẫn trong, do bụi đất hòa lẫn nên đục,chỉ cần lóng bụi đất trở thành nước trong. Vì thế, khithấy nước đục, họ vẫn quả quyết nói "nước đục tứclà nước trong". Chữ tức ở đây để chỉ nước trong khôngcố định trong, do duyên hợp thành đục; nước đục khôngcố định đục, do duyên lóng thành trong. Nước đục khôngngoài nước trong mà có; nước trong không thể bỏ nước đụcmà tìm. Bồ-đề và phiền não cũng thế, phiền não khôngcố định phiền não, do duyên hợp thành phiền não, Bồ-đềkhông cố định Bồ-đề, do duyên lóng sạch thành Bồ-đề.Bồ-đề không ngoài phiền não mà có, phiền não không ngoàiBồ-đề mà sanh. Bỏ phiền não chạy tìm Bồ-đề như ngườilưới cá trên không, bẫy chim đáy biển, rốt cuộc chỉ phícông vô ích.

Nướcđục lóng thành nước trong, trẻ con thấy mới được nướctrong, người lớn biết nước trước nguyên trong, nay lóngtrở lại trạng thái cũ, có gì là "được". Nếu trước nướcvốn đục, nay lóng mấy cũng không trở thành trong. Cũng vậy,nếu tất cả chúng sanh không có sẵn tánh giác, dù có tu hànhđến đâu cũng không thể giác được. Chư Phật, Bồ-táttrước cũng là chúng sanh, các Ngài tu hành đã giác ngộ được,tất cả chúng ta nếu biết tu hành chắc chắn sẽ giác ngộnhư các Ngài. Vì thế, chư Phật thấy rõ tất cả chúng sanhđều có tánh giác, vì vô minh phiền não che đậy trở thànhmê, một khi khéo tu lóng sạch vô minh phiền não liền trởlại giác. Từ mê sang giác, chúng sanh tưởng là mới được,nên thấy có chứng có đắc. Chư Phật biết rõ chỉ trởlại tánh giác sẵn có, nên nói vô chứng vô đắc. Vô chứngvô đắc không có nghĩa là không ngơ, mà không còn mê, hằngsống lại tánh giác của mình. Cái đã sẵn có, trở lạivới nó có gì thêm bớt mà nói chứng đắc. Tuy không chứngđắc mà hằng giác chẳng mê, làm sao nói không ngơ được?

Biếttrong nước đục vốn là nước trong, nước đục khéo lóngsẽ thành nước trong, đó là cái thấy của người thông minh.Ðức Phật cũng thế, Ngài thấy tất cả chúng sanh đều sẵncó tánh giác, dù đang mê tánh giác cũng không mất, nên nói"ta thấy tất cả chúng sanh đã thành Phật". Lại có khi Ngàinói "Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành". Bởichúng ta đã sẵn tánh giác, một khi thức tỉnh huân tu tánhgiác sẽ hiển hiện, việc này không có gì là lạ. Câu Phậtnói trước có vẻ khó hiểu, đã thành Phật tại sao chúngsanh vẫn mê muội loạn cuồng. Bởi vì Phật cũng là mộtchúng sanh như chúng ta, Ngài khéo lóng vô minh phiền não chìmlặng trở thành giác ngộ. Nếu không có tánh giác sẵn, dùNgài tu đến muôn a-tăng-kỳ cũng không ngộ, nói gì ba a-tăng-kỳ.Thấy chúng sanh sẵn có tánh giác, nói "đã thành Phật" thìcó lỗi gì? Có sẵn tánh giác mà cứ quên, mải tạo nghiệpđi trong sanh tử luân hồi, càng luân hồi càng tạo nghiệp,nghiệp mê chồng chất nên thành mê muội loạn cuồng. Mộtphen thức tỉnh, dừng bước luân hồi, nghiệp mê băng hoại,mới tin "ta là Phật sẽ thành".

SANHTỬ TỨC NIẾT-BÀN

Chúngsanh mải trôi lăn, lặn hụp trong biển luân hồi sanh tử,dừng sanh tử được an lành là Niết-bàn. Sanh tử là khổđau. Niết-bàn là an lạc. Sự khổ đau an lạc dường nhưhai mà không phải hai. Như người đi trên vai gánh một gánhnặng đi xa, họ cảm nghe nhọc nhằn vô kể, để gánh nặngxuống nghỉ, họ cảm thấy nhẹ bổng an vui. Cái nhọc nhằnvà an vui người này cảm giác được, dường như hai mà khôngphải hai. Chẳng qua, khi gánh nặng còn đè trĩu trên vai làđau khổ, để gánh nặng xuống thì an vui. Do hết khổ gọilà vui, chớ không có cái vui từ đâu đem đến. Niết-bànvà sanh tử cũng thế, do hết sanh tử gọi là Niết-bàn, khôngcó Niết-bàn ngoài sanh tử.

Chúngsanh tạo nghiệp, lại do nghiệp dẫn chúng sanh loanh quanh lẩnquẩn, không có ngày cùng. Chúng ta vì sự sống tạo nghiệp,nghiệp lại dẫn chúng ta qua lại trong tam giới, lên xuốngtrong sáu đường, không biết bao giờ ra khỏi. Nếu khéo tudừng nghiệp thì bánh xe luân hồi sẽ theo đó mà dừng. Theonghiệp trôi lăn là sanh tử, dừng nghiệp lặng yên là Niết-bàn.Vì thế, cần được Niết-bàn, chúng ta phải dừng nghiệp.Có nhiều người tưởng Niết-bàn là một cảnh giới xa xôiđẹp đẽ như cảnh Cực Lạc chẳng hạn. Họ cố cầu xinPhật, Bồ-tát cho họ được Niết-bàn hoặc tìm minh sư đạtđạo nhờ truyền pháp hay điểm đạo cho họ được Niết-bàn.Họ không ngờ sạch nghiệp tức là Niết-bàn. Nghiệp lạido mình tạo, chỉ cần tìm ra động cơ chủ yếu tạo nghiệp,bắt nó dừng lại thì Niết-bàn hiện tiền. Tâm thức lăngxăng của chúng ta là chủ động tạo nghiệp, khéo tu dừnglặng nó thì Niết-bàn xuất hiện. Dừng ngắn thì đượcNiết-bàn ngắn, dừng lâu thì được Niết-bàn lâu, dừnghẳn thì được Niết-bàn viên mãn.

Sởdĩ có Niết-bàn là do đối với sanh tử mà lập, một khisanh tử dứt sạch thì Niết-bàn cũng không còn chỗ đứng.Kinh có câu "Niết-bàn sanh tử đồng như hoa đốm trong không".Ðã là hai danh từ đối đãi mà lập thì đều không thật.Không có sanh tử thì không có Niết-bàn; không có Niết-bànthì nói gì là sanh tử. Như không có khổ thì không có vui,không có vui thì làm sao biết khổ. Niết-bàn và sanh tử khôngriêng lập và không ngoài nhau, nên nói "Sanh tử tức Niết-bàn".

Sẽcó người bảo, sanh tử là do nghiệp dẫn là pháp sanh diệt,hư dối là phải, Niết-bàn là dứt sạch nghiệp là chân thật,tại sao lại nói hư dối? Quả thật Niết-bàn không hư dối,song danh từ Niết-bàn là hư dối. Thực thể Niết-bàn khôngcó hình dáng để diễn tả, không có ngôn ngữ để nói bàn,nó vượt ngoài pháp đối đãi thế gian. Ngôn ngữ chúng tasử dụng để diễn đạt tâm tư đều nằm trong đối đãikhông thật. Dù là ngôn ngữ Niết-bàn, cũng chỉ là lớp mâyphủ núi, chớ không phải là núi, đứng về núi mà nhìn thìnó là cái hư dối bên ngoài không đáng kể. Thế nên nói"như hoa đốm trong hư không" mà thực thể chẳng phải không.

THIỆNTỨC ÁC, ÁC TỨC THIỆN, PHẢI TỨC QUẤY, QUẤY TỨC PHẢI

Tacó thể nói rộng ra "thiện tức ác, ác tức thiện" hay "phảitức quấy, quấy tức phải"... chẳng hạn. Bởi vì, dù làviệc thiện mà chúng ta cố chấp liền trở thành ác. Ví nhưngười theo tôn giáo A tự thấy là hay là lợi ích, liền khuyênbà con thân quyến cùng theo với mình. Nếu những người thânkhông bằng lòng theo, tức thì sanh tâm giận ghét. Thế khôngphải chấp thiện thành ác là gì? Tuy là việc ác, chúng taý thức được liền bỏ là trở thành thiện. Như anh A nghetheo bạn bè làm việc trộm cắp, gặp người tốt nhắc nhởgiải thích cho A biết việc làm ấy là xấu xa, tội lỗi,A liền bỏ nghề trộm cắp. Quả thật ác biết bỏ liềntrở thành thiện.

Phảiquấy cũng không có tiêu chuẩn cố định, nếu ta chấp vàocái phải của mình liền trở thành quấy. Bao nhiêu việc cãivã chửi lộn đánh lộn đâu không phải do chấp phải màra. Có người nào sau khi đánh lộn, bị người hỏi, dám nhậnlà tôi quấy đâu. Mọi người đều thấy mình phải nên cóẩu đả. Ngược lại, người ý thức việc làm của mìnhlà quấy tự bỏ, liền trở thành phải. Những người lầmđường lạc lối, khi họ thức tỉnh xoay trở lại đườnglành liền trở thành người tốt. Mọi sự việc trong đốiđãi đều như thế cả, không có một sự việc gì là cốđịnh. Cái phải của A không phải là cái phải của B. Cáiphải của nhóm C không phải là cái phải của nhóm D. Cáiphải của xứ này không phải là cái phải của xứ khác.Cái phải của thời gian trước không phải là cái phải củathời gian sau. Thế thì, lấy đâu làm tiêu chuẩn mà chấpphải quấy! Chấp chặt phải quấy là ngu xuẩn là khổ đau.Biết buông xả linh động tùy thời là người khôn ngoan anổn.

CHỮTỨC ÐỐI TRONG VẠN VẬT

Tađi xa hơn ra ngoại giới, với mọi sự vật dùng chữ TỨCvẫn đúng lẽ thật. Như nói "thể lỏng tức là thể hơi"hoặc nói "thể hơi tức là thể lỏng". Nước là thể lỏngđun nóng bốc lên thành hơi, hơi nước lên cao gặp khí lạnhđọng lại rơi xuống thành nước thể lỏng. Cũng có thểnói "thể lỏng tức là thể cứng, thể cứng tức là thểlỏng". Nước là thể lỏng khi để vào tủ lạnh cô đọngthành nước đá thể cứng; nước đá đem để ngoài nắngtan thành nước thể lỏng. Ngoài nước ra, các loại chì, đồng,sắt..., từ thể cứng để vào lò nấu sức nóng lên đến1.000 độ C trở lên sẽ chảy thành thể lỏng, thể lỏngđó đem ra để nguội trở thành cứng... Vì thế, thấu hiểuchữ TỨC là thấy đúng lẽ thật, cũng là thấy tột cùnglý tùy duyên chuyển biến của các pháp. Môn hóa học hiệntại chứng minh sự vật không tự tồn tại, không có cá thểđộc lập, không giữ nguyên một vị trí. Một vật thể nàybị thay đổi chất liệu liền biến thành vật thể khác.Thế nên, con người có thể dùng các thứ nguyên liệu khoahọc đã tìm được, biến chế thành những sản phẩm hữuích cung ứng cho nhân loại cần dùng. Mọi vật thể kết hợpkhông phải đơn thuần, mà sự cấu tạo rất phức tạp. Biếtđược sự cấu tạo của vật thể, người ta sẽ tạo điềukiện biến nó thành những vật theo nhu cầu của mình. Sựbiến hóa đổi thay trong mỗi vật thể đã là bằng chứnghùng hồn về lý không cố định của sự vật. Thấy đượclý không cố định là thấy tột bản tánh của sự vật.Những nguyên tố hợp thành sự vật tuy nhiều song chẳng lắm,do sự kết hợp tăng giảm biến thành muôn vàn sự vật cóđủ thiên hình vạn trạng trên thế gian này. Quả là trongvật này có những nguyên tố của vật khác, trong vật kháccó những nguyên tố của vật này. Thế nên, nói "A tức B,B tức A" là đúng lẽ thật đâu có sai ngoa.

HIỆUDỤNG CHỮ "TỨC" TRONG SỰ TU HÀNH

Hiểurõ chữ TỨC có công hiệu rất lớn trong việc tu hành. A tứclà B, thì A không thật A, B tức là A thì B không thật B. Muônvật tùy duyên thay hình đổi dạng, có cái gì cố định màchấp. Bệnh lớn của con người là cố chấp, chấp càng nặngthì khổ càng nhiều. Mỗi người chấp theo cái thấy, cáinghe, cái sở học, cái suy nghĩ, cái tưởng tượng của mìnhhoặc của nhóm người thân mình, nếu người khác thấy đồngcái thấy của mình, nhóm mình thì thân; thấy khác cái thấycái chấp của mình, nhóm mình thì thù. Ðây là gốc đấutranh gây ra đau khổ cho nhân loại. Sự vật là một dòng biếnthiên, mà mình nhìn theo cái chấp cố định thì làm sao thấyđược lẽ thật, làm sao đem lại sự an bình. Con người khủngkhiếp hãi hùng khi nghe tin mình sắp chết. Sợ chết vì chấpthân là chắc thật lâu dài, bỗng dưng nó sắp tan hoại nênhoảng sợ. Sự nghiệp tài sản cũng chấp cố định bềnlâu, xảy ra tai nạn hỏa hoạn, binh đao, trộm cướp... khiếnphải tan hoại, người ta sẽ đau khổ vô hạn. Tình cảm bạnbè, thân hữu..., chấp mãi mãi không đổi thay; một khi gặpcảnh đổi thay, người ta sẽ thảm sầu vô kể.

Ngườinắm vững nguyên tắc "các pháp không cố định", mọi cốchấp trên từ từ tan rã, khổ đau, sầu thảm, hoảng sợ,hãi hùng dần dần tan biến theo mây khói. Thân sắp chết,sự nghiệp tan vỡ, bạn bè chia lìa... cũng là lẽ đươngnhiên trong dòng biến thiên của vạn vật. Chúng ta chưa canđảm cười trước cảnh ấy, song cũng can đảm nhìn chúngtrôi qua với tâm niệm an bình. Bởi người tu hành là huântập phát minh những lẽ thật ấy. Sở dĩ hiện nay có lắmngười tu khi gặp hoàn cảnh tang thương biến cố liền hoảngsợ bất an, do họ không phát minh những lẽ thật này. Họnghĩ rằng tụng kinh nhiều, niệm Phật lắm, cúng kính hậulà đầy đủ công phu tu hành. Tu bằng cách nhắm ra ngoài,chạy theo hình thức làm sao đạt được lẽ thật, mà làmsuy giảm khổ đau. Họ càng tu thì chấp càng nặng, chấp nặngthì đau khổ càng nhiều. Thế là, tu chỉ tăng khổ, chớ khônghết khổ.

A tứclà B, thì A không thật là A, B tức là A, thì B không thậtlà B, hai bên đều không cố định. Ðã không cố định thìlàm sao dám bảo là thật. Hai bên đều không thật thì khôngthể thành hai. Bởi không thể thành hai là tiến thẳng vào"Pháp môn bất nhị". Thấy vạn vật đối đãi không thật,còn gì để lý giải luận bàn. Vừa phát ra ngôn ngữ là nằmtrong đối đãi, đối đãi thuộc hai bên. Muốn chỉ chỗ cứukính của "Pháp môn bất nhị", ngài Duy-ma-cật chỉ còn cáchlên tòa ngồi lặng thinh. Chính thế mà Bồ-tát Văn-thù tánthán không tiếc lời.









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2021(Xem: 12213)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 15100)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
23/07/2021(Xem: 11967)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
07/05/2021(Xem: 16804)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12613)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 7864)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 20252)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 11720)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 9184)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 10394)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567