Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20-Chấp là gốc của đấu tranh

28/01/201109:41(Xem: 9772)
20-Chấp là gốc của đấu tranh

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Chấplà gốc của đấu tranh

Mọingười chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., ngườinghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cáikhổ của người khá giả. Biết là mình khổ mà không biếtcái khổ ấy xuất phát từ nguyên nhân gì. Khi khổ đến,người ta chỉ biết kêu Phật kêu trời than vắn thở dài,cam chịu bất lực. Người học Phật không chấp nhận nhưvậy, mà phải phăng tìm tận cội rễ thử xem nó phát xuấttừ đâu. Không một kết quả nào xảy ra mà không có nguyênnhân. Vậy khổ từ nguyên nhân nào tạo ra? Chính "cố chấp"là nguyên nhân đấu tranh và đau khổ. Hết cố chấp là hếtđấu tranh, hết đau khổ. Chúng ta đọc đoạn kinh Phú-lâu-nasau này thì thấy rõ.

ÐẠIÝKINH PHÚ-LÂU-NA

ThếTôn ở nước Xá-vệ (Savathi) vườn Thái tử Kỳ-đà (Jetavana)tịnh xá ông Cấp Cô Ðộc (Anathapindika), tôn giả Phú-lâu-na(Punna) đến xin Phật dạy pháp tu tóm gọn để vào rừng tinhtấn tu hành. Phật dạy: Nếu mắt thấy sắc đuổi theo chấpchặt là đau khổ. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếmvị, thân xúc chạm, ý duyên pháp đuổi theo chấp chặt làđau khổ (xa Niết-bàn). Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng cho đếný duyên pháp không đuổi theo không chấp chặt là hết đaukhổ (gần Niết-bàn). Phật hỏi Phú-lâu-na: Sau khi hiểu rồi,ông đến chỗ nào tu? Phú-lâu-na bạch: Con đến nước Du-naở phương Tây tu. Phật bảo: Dân xứ ấy hung hăng bạo ngược,họ sẽ mắng nhiếc nhục mạ ông, ông nghĩ sao? Phú-lâu-nabạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa dùng tay đánh đậpcon. Phật bảo: Chúng dùng tay đánh đập ông, ông sẽ nghĩsao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện khônglấy đất đá ném con. Phật bảo: Chúng lấy đất đá némông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: con nghĩ, chúng cònhiền thiện chưa dùng cây, gậy đánh đập con. Phật bảo:Chúng dùng cây, gậy đánh đập ông, ông sẽ nghĩ sao? Phú-lâu-nabạch: Con nghĩ, chúng còn hiền thiện chưa lấy dao bén đâmchém con. Phật bảo: Chúng lấy dao bén đâm chém ông, ông sẽnghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng thật hiền thiệnchưa giết con chết. Phật bảo: Chúng giết ông chết, ôngsẽ nghĩ sao? Phú-lâu-na bạch: Con nghĩ, chúng thật hiền thiệnđã giúp con giải thoát thân ô uế khổ đau này. Phật bảo:Ông nên đến đó độ những người chưa được độ.

Phú-lâu-nađến xứ ấy an cư ba tháng chứng được Tam minh và độ đượcnăm trăm cư sĩ nam, năm trăm cư sĩ nữ.

GIẢIRỘNG PHÁP TU

Mắtthấy sắc đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Vìcon mắt chúng ta nhìn sự vật không có cái thấy đồng nhất,do còn thói quen huân tập lâu đời của mỗi người cộngthêm vào trong đó, nên thấy có sai biệt. Thấy sai biệt màmỗi người đều cho mình thấy đúng sự thật thì sự cãivã không thể tránh khỏi. Có cãi vã là có buồn khổ, nênchấp chặt là đau khổ. Ví như năm cô đi chợ cùng vào hàngvải. Có một loại vải mà nhuộm đủ năm màu, năm cô nhìnqua mỗi cô thích mỗi màu khác nhau. Cô thích màu xanh cho màuxanh là đẹp, cô thích màu hồng cho màu hồng là đẹp... Nếumỗi cô đều khẳng định màu mình thích là đẹp tuyệt,các màu khác không thể sánh được, sẽ có trận cãi vã nổilên chăng? Hẳn không tránh khỏi. Cãi vã là nhân giận hờnthù địch, đưa đến kết quả đau khổ. Ai có thể đứngra phân giải màu nào đẹp hơn màu nào. Chân lý sẽ đi vềđâu? Chúng ta khéo biết mỗi người có cái thấy khác nhau,chỉ có cái đẹp riêng của mỗi người, không có cái đẹpchung cho tất cả, thông cảm nhau, đừng cãi vã vô ích, đâylà biết sống không gây đau khổ. Nếu thấy sắc liền đuổitheo là nhiễm ái, có nhiễm ái là có bảo thủ. Ái, thủ lànhân sanh tử đau khổ ở đời vị lai. Chính ái thủ cũnglà nhân đấu tranh ngay trong hiện tại. Ta thấy sắc đẹpấy ta thích, người khác thấy đẹp cũng thích. Nếu ta đượcthì người mất, ai cũng muốn được thì phải đấu tranh,có đấu tranh là có đau khổ. Bởi đấu tranh nên phiền não,đây là nhân xa Niết-bàn.

Tainghe tiếng đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Taichúng ta nghe tiếng cũng không đồng nhau. Bởi mỗi ngườido huân tập sai biệt cao thấp, nên có nhận định khác nhau.Ví như cùng nghe một bài pháp, mà có kẻ khen hay có ngườichê dở, hoặc người khen đoạn này, kẻ khen đoạn khác.Như cùng nghe một bản nhạc, người tài tử chuyên nghiệpchê nhạc không hay, người mới bập bẹ vài nốt nhạc khenbản nhạc rất hay. Cái nghe của chúng ta còn tùy thuộc chỗhuân tập mà đánh giá khác nhau. Nếu bảo cái nghe của talà chân lý, cái nghe của người khác cũng nhận là chân lý.Hai chân lý mà sai biệt nhất định phải tranh cãi. Ðã tranhcãi thì đi đến khổ đau. Nên nói chấp chặt là đau khổ.Thế mà người đời nói: "Cái gì tai nghe mắt thấy mới làsự thật." Tai nghe tiếng mà chạy theo tiếng cũng là đau khổ.Vì tiếng có hay dở, có tốt có xấu, có khen có chê. Nếunghe khen ta mừng, nghe chê ta giận, nghe hay ta thích, nghe dởta bực, đây là gốc phiền não, là nhân đau khổ, cũng làxa Niết-bàn.

Mũingửi mùi đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Mũichúng ta cùng ngửi một thứ mùi, mà kẻ khen thơm người chêhôi, tùy thuộc sự huân tập khác nhau. Ví như một trái sầuriêng, người quen ăn nói là thơm, người chưa từng ăn nóilà hôi. Hai người đồng ngửi được mùi sầu riêng, mà haingười nhận định trái nhau. Như vậy, thơm là chân lý, hôilà chân lý? Nếu ai cũng cho mình là chân lý thì khó tránhkhỏi một trận cãi vã. Lại nữa, như mùi nước mắm biển,người quen ăn khen thơm, người không quen ăn chê hôi. Làmsao đánh giá đúng sự thật của nó. Chúng ta quen thói, mìnhnói thơm bị người khác chê hôi là nổi giận. Nhân đấutranh từ đây phát khởi, quả đau khổ nhân đó mà thành.Nếu chúng ta phóng tâm chạy theo mùi thơm, dễ bị chúng phỉnhgạt, đi đến chỗ sa đọa. Ðây cũng là tâm ái nhiễm, sanhra bảo thủ, tạo thành nhân sanh tử đau khổ ở đời sau.

Lưỡinếm vị đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Lưỡichúng ta nếm vị cũng không nhất định giống nhau, tùy thuộcchỗ huân tập riêng của mỗi người. Chính chúng ta cũng thừanhận mỗi người có khẩu vị khác nhau. Nếu mỗi ngườichấp chặt khẩu vị của mình là đúng thì sự tranh cãi khôngcó ngày dừng. Ví như người quen ăn mặn khi nấu canh nếmthử rất vừa ăn, múc bưng lên bàn gặp người quen ăn lạtnếm thử liền chê mặn. Cả hai đều nếm đến vị canh,một bên bảo vừa ăn, một bên chê mặn. Chân lý về bênnào? Nếu mời người thứ ba nếm thử, người này quen ănmặn thì đồng ý với người ăn mặn, quen ăn lạt thì đồngý với người ăn lạt. Nếu chấp theo cái lưỡi của mìnhthì sự cãi vã không tránh khỏi. Có những thức ăn ngườichồng thích người vợ không thích, người cha ưa, con khôngưa. Chúng ta khẳng định theo khẩu vị mình bắt mọi ngườiphải theo thì họ bực bội. Bực bội thì mầm đấu tranhdễ bùng nổ. Chính đây là gốc đau khổ. Người chạy theovị ngon đòi thỏa mãn cái lưỡi, họ phải nhọc nhằn khôngcó ngày cùng. Anh thợ mộc làm mỗi ngày được năm ngàn đồng(5.000đ tiền VN), hai bữa ăn đòi phải ngon, chắc anh khôngcòn dư đồng nào để giải quyết những nhu cầu khác, vàanh sẽ không có ngày nào được nghỉ. Thích thức ăn ngonlà ái nhiễm vị, có ái nhiễm thì có bảo thủ, ái thủ lànhân sanh tử đau khổ ở đời sau, là xa Niết-bàn.

Thânxúc chạm đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao? Thânxúc chạm cảm giác không giống nhau, tùy cơ thể mỗi người.Một người mập (béo), một người ốm (gầy) ở chung nhaumột căn phòng. Khí hậu khoảng mười tám độ C, người mập(béo) cảm thấy mát, người ốm (gầy) phát run. Người ốmlại đóng kín cửa sổ, người mập bực bội mở toác ra.Thế là, sự ẩu đả phải đến. Bởi chấp chặt vào cảmgiác riêng mình, nên dễ nổ ra sự chống đối. Ở chung màchống đối nhau là phiền não, là khổ đau. Hơn nữa, đuổitheo xúc dục là nhân tan nát gia đình, là mầm trầm luân khổhải.

Ýduyên pháp trần đuổi theo chấp chặt là đau khổ, tại sao?Pháp trần là bóng dáng ngoại cảnh do huân tập in sâu vàoý căn (não bộ) mà thành. Ý y cứ những bóng dáng sẵn cóấy, nhận định mọi sự việc xảy ra, giống như ngườimang một thứ kiếng màu nhìn cảnh vật. Bởi sự huân tậptừ mỗi gia đình, hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên sự nhậnđịnh của mỗi người cũng khác nhau, như mỗi người mangmột thứ kiếng màu. Chấp chặt nhận định riêng tư củamình, bắt mọi người phải giống như vậy, là không thểđược. Cho nên sự đấu tranh cãi vã xảy ra thường nhật,vì chỗ không đồng ý nhau. Vợ chồng cãi vã đến ly dịcũng vì không đồng ý. Anh em chống đối nhau đến tình cốtnhục phải phân ly, cũng vì không đồng ý. Cha có thể từcon, cũng vì con không giống ý mình... Vợ chồng làm sao đồngý nhau được? Vì vợ quen nếp nội trợ, giao thiệp với pháinữ, còn chồng hoạt động bên ngoài, phần lớn tiếp xúcphái nam, sự huân tập hai bên khác nhau quá nhiều, làm gìcó nhận định giống nhau như một được. Thế mà đòi mọiviệc phải đồng ý nhau, có chỗ bất đồng liền sanh sự,quả là điều không hợp lý. Cha và con lại khó đồng ý nhau.Vì cha được học hỏi huân tập hoàn cảnh khác, con đượchọc hỏi huân tập một hoàn cảnh khác. Nếu con giống hệtcha là con đã lạc hậu, vì sống lùi lại hai ba thập kỷ.Hiểu như vậy, chúng ta muốn được cuộc sống vui hòa, cầnphải thông cảm nhau và xả cái chấp riêng biệt của mình,mới đem lại đời sống an lành hạnh phúc.

Nếuý đuổi theo pháp trần là loạn động điên đảo, là phiềnlụy khổ đau. Muốn tâm an định, ý dừng lại không chạytheo pháp trần, lúc ấy là hết khổ, gần Niết-bàn.

Trênđây là nói rộng pháp tu ngài Phú-lâu-na nhận được mộtcách đơn giản nơi đức Phật. Ứng dụng pháp tu này chỉtrong vòng ba tháng Ngài chứng được Tam minh và độ đượchàng ngàn cư sĩ.

LÝDO NÀO NGÀI TU CHỨNG NHANH CHÓNG

a)Khéo ứng dụng pháp tu. - Do Ngài khéo ứng dụng pháp tu đúngnhư thật nên kết quả nhanh. Sáu căn là cội nguồn tội lỗi,cũng chính sáu căn là gốc giải thoát. Cho nên mê lầm sáucăn là "lục tặc" (sáu đứa giặc), tỉnh giác sáu căn là"lục thông" (sáu pháp thần thông). Chúng ta tu mà không nắmđược cội rễ này, cứ xoay quanh hình thức bên ngoài, nêntu cả đời mà ít thấy tiến bộ. Vì tu mà vẫn thấy thịphi, vẫn tranh hơn thiệt... làm sao hết phiền não, nên càngtu càng xa Niết-bàn.

b)Tâm can đảm không sợ hiểm nguy. -Sau khi Phật hỏi ông địnhđến đâu yên tu, Ngài thưa đến phương Tây nước Du-na. Phậtliền cảnh cáo dân xứ ấy hung hăng bạo ngược..., Ngài vẫnkhông chút nao núng và bạch một cách thoải mái với Phật.Phật thấy ý chí vững chãi và tâm hiền hòa bao dung củaNgài, nên đồng ý cho đi. Chính Phật cũng thấy trước làNgài sẽ thành công, nên bảo "ông nên đến đó độ nhữngngười chưa được độ". Nếu chỉ riêng ý chí kiên cườngxem thường họa hoạn cũng chưa đủ cho Ngài sớm đắc đạo,còn nhờ tâm đại hỉ xả dù gặp cảnh nào vẫn thấy ngườita còn tốt. Mặc người đối xử cách nào, Ngài vẫn khôngôm một chút oán hờn thù giận. Ngược lại, chúng ta thìsao? Gan dạ xông pha vào chốn hiểm nguy đã không có, ai chạmđến bản ngã thì hận thù không thể tha. Vậy chừng nàochúng ta mới đắc đạo?

KINHPHẠM VÕNG CŨNG ÐỒNG Ý TRÊN

Trongkinh Phạm Võng mỗi khi kết thúc kiến chấp của ngoại đạo,đức Phật đều nói: "Chỉ Như Lai biết rõ chỗ lầm chấpđó và biết nhiều hơn nữa họ đã tin như thế nào, chấpnhư thế nào, có báo ứng như thế nào, nhưng Như Lai khônghề để ý chấp trước nên được giải thoát tịch diệt.Như Lai biết rõ sự sanh khởi và tận diệt của thọ, biếtsự ái nhiễm và tội lỗi của thọ, biết sự thoát ly cácthọ và đem trí tuệ quán sát bình đẳng mà được giảithoát hoàn toàn." (Kinh Phạm Võng. trường A-hàm tr. 261 H.T.Trí Ðức dịch.)

Quađoạn kinh trên, chúng ta thấy Phật biết tất cả chỗ chấpcủa ngoại đạo và biết nhiều hơn, song Phật không chấptrước nên được giải thoát tịch diệt. Ðây là Phật đánhgiá đầy đủ biết chấp là triền phược trầm luân, biếttất cả mà không chấp là giải thoát tịch diệt. Ðến đoạnsau, Phật biết rõ sự sanh khởi và diệt tận của thọ chođến biết sự thoát ly các thọ... Chữ thọ ở đây là sáucăn tiếp xúc sáu trần là xúc có cảm thọ là thọ, ái nhiễmlà ái, tội lỗi là thủ, tạo thành đau khổ đời này vànhân sanh tử đời sau. Do Phật dùng trí tuệ quán sát bìnhđẳng các thọ, dù thọ lạc, thọ khổ... bản chất nó làduyên hợp hư dối, vô thường không lâu bền nên không áinhiễm mà giải thoát.

Lạimột đoạn khác, Phật nói: "Các đạo sĩ và Bà-la-môn sởdĩ chủ trương thế gian thường trú cho đến chủ trươngchúng sanh hiện tại Niết-bàn, cũng bởi họ dựa vào sựxúc đối phân biệt của sáu giác quan, nếu không xúc đốithời cũng không thể có các chủ trương...

Nếuvị Tỳ-kheo nào đối với sáu xúc đối của sáu giác quanbiết được một cách đúng đắn như thật về sự phát khởi,sự diệt tận, sự nhiễm ái, sự tội lỗi, và sự thoátly nó, thì sẽ vượt ra ngoài vòng các kiến chấp sai lầmtrên." (Trường A-hàm tr 269 H.T Trí Ðức dịch). Ngoại đạodo sáu căn tiếp xúc sáu trần cảm thọ thế nào chấp cứngthế ấy, cho cái ta nhận được là chân lý, khác với cáinhận của ta đều sai lầm. Bởi chấp như vậy nên kẻ nàycãi vã kẻ kia, nhóm này chống đối nhóm khác. Sự cãi vãchống đối ấy rốt cuộc không đi đến đâu, chỉ ôm ấpphiền não thù hận. Vì cái cảm nhận của họ là cục bộ,là phiến diện, làm sao giải quyết thỏa mãn được cái toàndiện. Chỉ có những người qua sự xúc đối, có cảm nhận,biết rõ bản thân nó do duyên hợp sanh khởi, rồi vô thườnghoại diệt, ái nhiễm nó sẽ tạo nghiệp đau khổ, gỡ bỏnó sẽ thoát ly ngoài vòng kiến chấp, được giải thoát Niết-bàn.

Cũngkinh Trường A-hàm, Phật có thí dụ Mù rờ voi. Câu chuyệnthế này: Một hôm nhà vua ngự tại triều muốn thử nghiệmnhững người mù. Vua sai các quan tìm một số người mù dẫnđến trước sân triều và dẫn một con voi đến. Công việcổn định xong, nhà vua và quần thần ra trước sân triềudự cuộc thử nghiệm. Vua bảo một vị quan sắp đặt nhữngngười mù đứng hai hàng, khoảng giữa là chỗ con voi đứng.Xong xuôi, vị quan bảo những người mù rằng: Trước cácngười là một con voi, hãy tiến đến rờ xem, rờ rồi diễntả hình dáng con voi cho nhà vua và bá quan nghe, ai diễn tảđúng được hậu thưởng. Sau khi ào vào mò rờ, người chụpđược cái chân nói con voi giống cây cột, người rờ nhằmcái bụng nói con voi giống cái trống, người chụp đượccái đuôi nói con voi giống chổi chà..., mỗi người trìnhbày con voi mỗi cách. Chính vì mình sờ tới nắm được nênkhẳng định con voi như thế, người khác cũng sờ tới nắmđược cũng khẳng định chỗ biết của mình. Vì mỗi ngườiđều chấp chặt vào chỗ xúc chạm riêng mình nên không aichịu nghe ai, nổ ra một cuộc cãi vã ồn náo. Những ngườimù yêu cầu nhà vua và bá quan phân giải xem ai đúng. Trườnghợp này, vua và quan là người mắt sáng thấy rõ con voi, sẽđáp thế nào? Chỉ có cách nói rằng "các anh đều đúng cũngđều không đúng". Những người mù có thỏa mãn chăng? Hẳnhọ lên án những vị này "ba phải". Bởi vì sự việc hoặcđúng, hoặc sai, không thể có vừa phải vừa sai được. Songnhà vua và bá quan thấy rõ toàn bộ con voi, làm sao chấp nhậnmột bộ phận con voi là toàn thể được, cũng không thểphủ nhận một bộ phận con voi không dính dáng gì đến convoi. Những người mù ví dụ chúng ta chỉ xúc chạm một phầnchân lý rồi chấp chặt vào đó tranh cãi nhau. Nhà vua và báquan thí dụ đức Phật và các vị Bồ-tát đã giác ngộ thấychân lý viên mãn nên không chấp, cũng không về hùa với mộtphe nhóm nào. Bởi vậy nên đức Phật gọi là Nhất thiếttrí và Nhất thiết chủng trí, tức là Trí biết tất cảvà Trí biết tất cả loại. Cho nên đức Phật nói "Như Laibiết tất cả mà không chấp trước được giải thoát tịchdiệt." Ngược lại, chúng ta sống trong mù tối quen rồi, chụpđược điều gì hay liền cho là cứu kính, tuyên bố cho mọingười biết, nếu có ai thấy khác chúng ta, liền bảo họnói bậy là sai lầm. Do đó mà sự tranh cãi càng ngày càngtăng, khổ đau càng ngày càng nhiều. Nếu chúng ta biết, cáithấy của mình chỉ là một góc một cạnh chân lý, nếu cóai thấy khác cũng là một góc một cạnh chân lý khác, chúngta và họ "đều một phần đúng", bổ túc cho nhau là hay, chốngđối nhau là dở. Thế gian này, mọi người đều có cái nhìnnhư vậy thì sống an lạc vô biên.

Trongkinh Phật nói về tôn trọng chân lý và bảo vệ chân lý rằng:"Nếu ai nói vấn đề này tôi thấy như thế là đúng, đâylà cái thấy của tôi." Người này biết tôn trọng chân lý.Ngược lại, "nếu ai nói vấn đề này tôi thấy như thếlà đúng, người nào thấy như tôi là phải, thấy khác tôilà sai là bậy." Người này không biết tôn trọng chân lývà bảo vệ chân lý. Hầu hết chúng ta đều đứng về hàngngũ với người sau, người không biết tôn trọng chân lý.Vì thế chúng ta bao giờ cũng thấy mình phải, mọi ngườiđều sai, đây là cái bệnh muôn đời của chúng ta.

KINHKIM CANG BÁT-NHÃ TINH THẦN CŨNG TƯƠNG TỢ

Haicâu hỏi chủ yếu của toàn quyển kinh Kim Cang do tôn giảTu-bồ-đề hỏi Phật là: "Nếu có người thiện nam thiệnnữ phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm saoan trụ tâm? Làm sao hàng phục tâm?" Phật trả lời câu antrụ tâm rằng: "Nếu có người thiện nam thiện nữ phát tâmcầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng nên dấy tâmtrụ nơi sắc, chẳng nên dấy tâm trụ nơi thanh, hương, vị,xúc, pháp; nên không có chỗ trụ mà sanh tâm Vô thượng Chánhđẳng Chánh giác." Quả là Phật dạy chúng ta tu cầu thànhPhật, khi sáu căn tiếp xúc sáu trần đừng khởi tâm chấptrước sáu trần, chính cái không chấp trước đó là Phật.Ở kinh A-hàm, Phật nói "Như Lai biết tất cả mà không chấptrước". Ở kinh này, Phật nói "cái không chấp trước đólà Phật". Bởi vì có giác ngộ viên mãn mới không chấp trước,chính chỗ không chấp trước là tâm an trụ. Vì thế LụcTổ nghe Ngũ Tổ giảng tới câu này liền phát ngộ kêu lên"Ðâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tánh mìnhđầy đủ tất cả! Ðâu ngờ tánh mình không sanh không diệt!..."Lục Tổ không chỉ thấy sáu căn không dính mắc sáu trầnthành giải thoát tịch diệt, mà còn thấy khi sáu căn khôngdính mắc sáu trần, tánh thanh tịnh sẵn có của mình hiệnrõ ràng, tánh này đầy đủ tất cả, tánh này không sanh khôngdiệt... Thế là, Ngài nhảy vọt vào pháp thân, không còn giảithoát như Nhị thừa. Ðến đây chúng ta thấy rõ cả hệ A-hàmđến hệ Bát-nhã đều chỉ chỗ chủ yếu tu hành đượcgiải thoát, được thành Phật gốc từ không cho sáu căn chấptrước với sáu trần. Thành giải thoát hay thành trầm luâncũng chỉ là sáu căn không dính mắc sáu trần hay sáu cănkẹt chặt sáu trần. Người học đạo giải thoát phải hiểurõ điều này.

KINHLĂNG NGHIÊM CŨNG ÐỒNG TINH THẦN NÀY

Trongkinh Lăng nghiêm, A-nan sau khi nghe Phật dạy nghĩa quyết địnhthứ hai, khởi nghi vấn: "... Xin nguyện đức Đại Từ thươngxót kẻ chìm đắm, chính nơi thân tâm hiện nay, chỉ cho chúngtôi thế nào gút, do đâu mà cởi, cũng khiến cho chúng sanhkhổ não vị lai được khỏi luân hồi, không sa vào ba cõi..."

Khibấy giờ, ông A-nan và cả đại chúng đều nghe các đứcNhư Lai mười phương, số như vi trần, tuy khác miệng nhưngđồng một lời, bảo A-nan rằng: "Hay thay cho A-nan! Ông muốnbiết cái câu sinh vô minh là cái đầu gút, khiến ông phảiluân hồi sanh tử, thì nó chính là sáu căn của ông, chớkhông phải vật gì khác; ông lại muốn biết tính vô thượngBồ-đề, khiến ông chóng chứng đạo quả an vui, giải thoát,vắng lặng, diệu thường, thì cũng chính là sáu căn củaông, chớ không phải vật gì khác." (Kinh Lăng Nghiêm tr. 51,Tâm Minh dịch.)

Ởđây không chỉ đức Phật Thích-ca mà cả mười phương chưPhật đồng nói sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng làgốc giải thoát. Vô minh là cái mê chấp của sáu căn, nólôi chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử. Vô thượng Bồ-đềlà cái tỉnh giác của sáu căn, nó đưa chúng ta đến chỗan lạc giải thoát... Thấy được chỗ căn bản này, sự tuhành của chúng ta, có nơi y cứ vững chắc, chúng ta khôngcòn ngờ vực gì trên bước đường tầm đạo giải thoát.

NgàiA-nan tuy nghe như vậy vẫn còn ngờ, cúi đầu bạch Phật:"Làm sao cái khiến cho tôi bị luân hồi, sống chết hay đượcan vui, diệu thường, cũng đều là sáu căn, chớ không phảivật gì khác?"

Phậtbảo A-nan: "Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở khôngphải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốmgiữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết củacăn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướngphần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tựtánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ôngchính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốcvô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thìđó là vô lậu chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lạicòn có vật gì khác." (Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457, Tâm Minh dịch)

Ðoạnnày Phật nói rõ căn trần thức đều hư dối không thậtnhư hoa đốm trong hư không, như bó lau dựng nương vào nhaumà không có chủ. Cái không thật, không chủ ấy, mà chấpthấy biết của sáu căn là thật, là gốc vô minh. Ðã làvô minh thì đi trong luân hồi sanh tử. Nếu thấy biết màkhông chấp tướng thấy biết là vô lậu chân tịnh Niết-bàn.Bởi vì từ cái gốc không thật có sanh ra ngọn ngành hoa quảcũng đều không thật. Không thật chấp là thật tức vô minh.Không thật biết không thật là giác ngộ. Vô minh thì luânhồi, giác ngộ thì giải thoát. Chỉ y cứ sáu căn, mê thìluân hồi, giác thì giải thoát, không còn pháp gì khác nữa.

CHẤPLÀ SI MÊ

Cuộcđời là một dòng trôi chảy linh động, không dừng ở mộtphút giây nào, không đứng mãi ở một vị trí nào. Thế mà,chúng ta cố giữ nó còn mãi và nguyên vẹn với chúng ta. Quanniệm cố giữ là gốc từ si mê, bởi vì không thấy đượclẽ thật. Như thân này là vô thường sanh già bệnh chết,mà chúng ta có chịu già, chịu bệnh, chịu chết đâu? Chúngta muốn trẻ mãi, muốn khỏe luôn, muốn sống hoài. Song muốnmà không được trở thành đau khổ. Cho nên nói già khổ,bệnh khổ, chết khổ. Nếu chúng ta thấy rõ luật vô thườngnhư thế, không mong muốn cố giữ, thì khi già, bệnh, chếtđến có khổ chăng? Họa chăng có khổ là khổ vì thân bạihoại thôi, chớ không có khổ do tâm cố giữ mà không được.Vì thế, người thấy rõ lẽ này không chấp trước là bớtkhổ năm mươi phần trăm (50 %).

Ðếncái bệnh muôn đời của chúng ta là chấp cái thấy, cái nghe,cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm, cái suy nghĩ của mình lúcnào cũng đúng. Ta một bề chấp cứng cái thấy cho đến cáisuy nghĩ của mình là đúng, khác đi là sai, người cũng mộtbề chấp cứng như vậy, mà hai cái thấy và suy nghĩ đềukhác nhau, chắc chắn sẽ nổ ra trận đấu khẩu, đấu khẩumà không giải quyết được, trận đấu võ ắt phải đến.Nhỏ thì chuyện rắc rối giữa cá nhân với cá nhân, lớnhơn giữa gia đình với gia đình, lớn nữa giữa quốc giavới quốc gia. Ngòi đấu tranh đã châm lên, thì lửa đau khổsẽ lan khắp. Chính vì không suốt thấu lẽ thật, nên sẽsanh ra chấp chặt. Cái chấp chặt ấy vốn từ si mê mà ra.Do đó, đạo Phật chủ trương lấy ánh sáng giác ngộ, phátan đêm tối si mê, là cứu khổ chúng sanh. Cái cứu khổ nàykhông có hình tướng, nên không thấy cụ thể, song cái lợiích sâu xa bền bỉ của nó không thể đánh giá đến được.Người đời chỉ thấy cái gì cụ thể, cho là thiết thực,không thấy cụ thể cho là huyền hoặc. Như một gia đìnhnghèo khổ khốn đốn, người chồng là cột trụ trong nhàđi đạp xích lô, mỗi ngày được năm ba ngàn, anh mắc phảicái bệnh ghiền rượu. Chiều nào anh cũng phải ngồi quán,số tiền kiếm được của anh đã mất hết hai phần trongquán. Vợ con anh chỉ còn một số quá nhỏ, nên phải khốnđốn. Chúng ta thấy thương, mỗi ngày đến giúp vài lít gạo,thử hỏi chúng ta giúp đến bao giờ gia đình này hết khốnđốn? Chỉ cách duy nhất, chúng ta phải khéo khuyên ông chồngnhà ấy bỏ rượu. Một khi ông thức tỉnh chịu bỏ rượu,gia đình ấy sẽ bớt khốn đốn lâu dài. Lời khuyên đểông chịu bỏ rượu không có gì cụ thể, mà kết quả khôngthể lường được. Chính vì cứu khổ chúng sanh, đức Phậtvạch trần cho chúng ta thấy cái mê chấp là đau khổ, làtrầm luân. Một khi chúng ta thức tỉnh bỏ được mê chấplà an lạc vĩnh viễn.

Tómlại, trên đây đã trình bày đầy đủ cội gốc của đaukhổ trầm luân và cội gốc của giải thoát Niết-bàn. Chủđộng của hai lối đi xuống và lên là sáu căn. Mê muộiy cứ vào sự thấy biết của sáu căn mà chấp chặt, là đaukhổ trầm luân. Sáng suốt thấy rõ sự thấy biết của sáucăn là giới hạn là góc cạnh, không chấp trước là an lạcgiải thoát. Con đường tu của chúng ta thật là đơn giản,chỉ ở sáu căn giác và mê mà được vui hay chịu khổ. Khôngtìm cái vui ở phương trời nào, cũng không chạy trốn cáikhổ ở núi non gì. Chuyển hướng sáu căn không chạy theokhông dính mắc sáu trần là thật sự giải thoát. Có vịtăng hỏi thiền sư: "Thế nào là giải thoát?" Thiền sư trảlời: "Căn trần không dính nhau là giải thoát." Câu này vừalà đơn giản vừa là thực tế. Dính mắc là bị trói buộc,là mất tự do. Không dính mắc là tự do là giải thoát, thậtkhông có gì lạ cả. Hơn nữa căn trần là tướng duyên hợpkhông thật. Nếu thấy căn trần duyên hợp như huyễn hóa,là phá được chấp ngã (căn), chấp pháp (trần), mới làhoàn toàn giải thoát.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2021(Xem: 21208)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 14916)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15067)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 17737)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
23/07/2021(Xem: 16734)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
07/05/2021(Xem: 21069)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14585)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 9105)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24298)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13410)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]