Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-Cúng dường Tam Bảo

28/01/201109:41(Xem: 9050)
06-Cúng dường Tam Bảo

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Cúngdường Tam Bảo

I.-MỞÐỀ

Thấyngườilàm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời,hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựucông việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đángquí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúngsanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớtchúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn,Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạctrong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổtô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đứcbiết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúngta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi thađầy đủ.

II.-ÐỊNH NGHĨA

Cúngdường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tấtcả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thườngcòn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng.Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồntừ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhàchùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chínhnhững vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn,phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính,song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữchùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dườngTam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng cònlà Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng.Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, vớimục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

III.-CÚNG DƯỜNG SAI LẠC

Thếmà có những người cúng dường một cách lệch lạc mấthết ý nghĩa cúng dường. Như có một Phật tử đi chùa đếnthầy Trụ trì xin cúng năm đồng, liền đó được nghe hỏi"cầu cái gì", Phật tử ngơ ngác. Thầy Trụ trì hỏi thêm"cầu an hay cầu siêu", Phật tử bóp đầu suy nghĩ đáp "cầusiêu", rồi biên một dọc tên vào sổ cầu siêu. Phật tửnày như thế, Phật tử khác cũng thế. Ðã thành thông lệ,cúng chùa là phải cầu siêu hay cầu an. Cầu an cầu siêu chobản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sựcúng ấy quả là vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình màcúng chùa đích thực là tham lam ích kỷ. Nếu mang một tâmniệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng mộtPhật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướngdẫn đã chỉ lối sai lạc.

Ðếnphần ông thầy, do Phật tử cầu siêu cầu an nên có tiền.Ðồng tiền này sau một thời kinh cầu nguyện xong, ông tựcoi như trọn quyền sử dụng không có tánh cách e dè sợ sệtgì cả. Nếu một buổi lễ cầu nguyện được Phật tử cúngnhiều tiền, thế là ông mặc tình phung phí, vì tự cho docông tụng cúng của mình mà được. Thế thì đời tu hànhcốt vì giác ngộ giải thoát, vô tình trở thành người tụngkinh mướn. Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầuđạo, biến thành kẻ thụ hưởng. Trái với mục đích xuấtgia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp.Cầu nguyện là một điều phụ thuộc nhỏ nhít trong Phậtpháp, vì nó không phải là chân lý. Thế mà, người ta thổiphồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hếttám mươi phần trăm (80%) Phật sự đều nằm trong những lễcầu nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắthẳn chánh pháp phải chịu suy đồi. Người có trách nhiệmhướng dẫn Phật tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng,là đưa họ vào rừng sâu mê tín, gây thêm lòng tham lam íchkỷ cho họ. Quả là kẻ tạo thêm tội lỗi, chớ không phảingười tu hành.

IV.-CÚNG DƯỜNG ÐÚNG PHÁP

NgườiPhật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉvì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúngsanh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúngnăm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tửnên thưa: "Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận móntịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyềnbá chánh pháp lợi ích chúng sanh." Chỉ vì Tam Bảo vì chúngsanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đạivị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy côngđức làm sao giới hạn đuợc. Vì Tam Bảo thường còn ởthế gian để làm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đãcó bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉnghĩ đến toàn thể chúng sanh, không phải lòng lợi tha vôbờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy,dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dườngcũng là phước đức vô biên. Cho nên nói "Phật dụng tâm".

Tăng,Ni nhận sự cúng dường chân chánh của Phật tử, tự nhiênthấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tuhành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúngsanh? Ðể xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường củaPhật tử, chỉ cần nỗ lực tu hành, cố gắng học tập đểhiện tại và vị lai làm lợi ích chúng sanh. Nếu hiện đời,Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể mai kia phảimang lông đội sừng để trả nợ tín thí. Biết như thế,hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ là trong việctu hành học tập. Thế là, nhờ sự cúng dường chân chánhcủa Phật tử thúc đẩy Tăng, Ni đã cốù gắng càng cốgắng hơn trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của chính mình.Thấy mình thiếu nợ, mới cố gắng lo đền trả bằng cáchnỗ lực tu hành và độ sanh, đây là mục tiêu đức Phậtbắt Tăng, Ni thọ nhận đồø cúng dường của Phật tử.Tăng, Ni là người có bổn phận hướng dẫn tín đồ cúngdường chân chánh đúng pháp thì, cả thầy trò đều cao thượngvà lợi ích lớn. Chúng ta phải gan dạ đập tan những tậptục sai lầm, đừng vì quyền lợi, đừng vì cảm tình, khiếncho chánh pháp đi lần vào chỗ mờ tối suy tàn. Chúng ta làngười lãnh đạo, không phải là kẻ theo đuôi tín đồ đểcầu được nhi?u lợi dưỡng. Ðã dám bỏ nhà đi tu, tứclà dám nhận chịu mọi sự đói rách nghèo nàn, mọi sự giantruân khó khổ, vô lý vì sự ăn mặc mà đi ngược lại sơtâm siêu thoát của mình.

Tuynhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhậnsự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợduyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợiích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừanhận "nhân quả nghiệp báo" là chân lý thì sự cầu nguyệnlà ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điềuphi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làmtrái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộclòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phảicảnh cáo rằng: "Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể,kết quả ít lắm." Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đườnghoằng hóa lợi ích chúng sanh. Ðã thấy cầu nguyện là việcphụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng,Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.

V.-LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG

Cúngdường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phậttử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phướcđức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thườngcòn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượngrộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì,bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Ðừngkhi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phậtra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúngsanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh.Ðó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạoPhật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật ngườiPhật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hànhđộng đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánhpháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạyPhật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúngtinh thần này.

VI.-KẾT LUẬN

Chúngta tu theo đạo Phật là đi trên con đường sáng, ánh sánggiác ngộ đến đâu thì bóng đêm mê lầm tan đến đấy.Mê tín là một bóng đêm, giác ngộ là ngọn đèn sáng. Bóngđêm và ánh sáng hai cái không thể có đồng thời. Nếu sángthì không tối, hoặc tối thì không sáng. Có giác ngộ làkhông có mê tín, có mê tín thì không có giác ngộ. Nếu chứachấp mê tín là chúng ta đã phản bội với đạo giác ngộ.Trong đạo giác ngộ quả thật không có mê tín. Học đạovà truyền đạo giác ngộ, chúng ta cương quyết dẹp hếtbóng đêm mê tín. Có được như vậy mới gọi là ngườitrung thực với chánh pháp. Bằng ấp ủ nuôi dưỡng chứachấp mê tín, dù kẻ ấy mỗi ngày cúng Phật trăm lần vẫnlà kẻ phá hoại chánh pháp. Thà là chúng ta cam chịu chếtđói, quyết không vì lợi dưỡng mà làm những điều mê tín,dẫn dắt người đi trên đường mê tín. Ðã thừa nhận mìnhlà Phật tử, quyết định không vì lòng tham để bị mộtsố người lợi dụng dẫn đi con đường mê tín.









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2023(Xem: 7920)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 20966)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
14/12/2022(Xem: 2928)
Đạo đức và Luân lý chẳng những là nền tảng của mọi tôn giáo, mà còn là nền tảng của mọi xã hội loài người. Một xã hội sẽ không hoạt động hoặc phát triển nếu không có Đạo đức và Luân lý; nó sẽ không chịu nổi sự hỗn loạn và bạo lực. Đạo đức và Luân lý cũng đóng vai trò là hệ thống giá trị mà từ đó luật pháp và công lý được hình thành, cùng với các định nghĩa của chúng ta về đúng và sai. Một hệ thống Đạo đức và Luân lý không chỉ tạo ra hòa bình và trật tự trên thế giới này, nó còn cung cấp một mục đích trong cuộc sống. Sống có Đạo đức và Luân lý cho chúng ta cảm giác thành một ơn gọi cao hơn có thể mang bản chất tâm linh, cho phép chúng ta trải nghiệm sự siêu việt vượt qua những cám dỗ vật chất trần tục.
02/11/2022(Xem: 22398)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19138)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15520)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 9645)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11177)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10054)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
17/11/2021(Xem: 25302)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]