Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-Cúng dường Tam Bảo

28/01/201109:41(Xem: 8063)
06-Cúng dường Tam Bảo

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Cúngdường Tam Bảo

I.-MỞÐỀ

Thấyngườilàm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời,hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựucông việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đángquí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúngsanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớtchúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn,Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạctrong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổtô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đứcbiết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúngta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi thađầy đủ.

II.-ÐỊNH NGHĨA

Cúngdường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tấtcả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thườngcòn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng.Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồntừ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhàchùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chínhnhững vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn,phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính,song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữchùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dườngTam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng cònlà Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng.Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, vớimục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

III.-CÚNG DƯỜNG SAI LẠC

Thếmà có những người cúng dường một cách lệch lạc mấthết ý nghĩa cúng dường. Như có một Phật tử đi chùa đếnthầy Trụ trì xin cúng năm đồng, liền đó được nghe hỏi"cầu cái gì", Phật tử ngơ ngác. Thầy Trụ trì hỏi thêm"cầu an hay cầu siêu", Phật tử bóp đầu suy nghĩ đáp "cầusiêu", rồi biên một dọc tên vào sổ cầu siêu. Phật tửnày như thế, Phật tử khác cũng thế. Ðã thành thông lệ,cúng chùa là phải cầu siêu hay cầu an. Cầu an cầu siêu chobản thân mình, cho gia đình mình, cho thân thuộc mình, sựcúng ấy quả là vì mình. Vì mình mà đi chùa, vì mình màcúng chùa đích thực là tham lam ích kỷ. Nếu mang một tâmniệm tham lam ích kỷ đến với đạo, chưa xứng đáng mộtPhật tử. Cái hư dở này tại ai? Chính tại người hướngdẫn đã chỉ lối sai lạc.

Ðếnphần ông thầy, do Phật tử cầu siêu cầu an nên có tiền.Ðồng tiền này sau một thời kinh cầu nguyện xong, ông tựcoi như trọn quyền sử dụng không có tánh cách e dè sợ sệtgì cả. Nếu một buổi lễ cầu nguyện được Phật tử cúngnhiều tiền, thế là ông mặc tình phung phí, vì tự cho docông tụng cúng của mình mà được. Thế thì đời tu hànhcốt vì giác ngộ giải thoát, vô tình trở thành người tụngkinh mướn. Người tu cốt xả phú cầu bần, xả thân cầuđạo, biến thành kẻ thụ hưởng. Trái với mục đích xuấtgia, trở thành kẻ hư hèn, chính vì nhận đồng tiền phi pháp.Cầu nguyện là một điều phụ thuộc nhỏ nhít trong Phậtpháp, vì nó không phải là chân lý. Thế mà, người ta thổiphồng nó lên, để rồi cả đời người tu gần như hếttám mươi phần trăm (80%) Phật sự đều nằm trong những lễcầu nguyện. Truyền bá một điều không phải chân lý, ắthẳn chánh pháp phải chịu suy đồi. Người có trách nhiệmhướng dẫn Phật tử mà một bề cổ xúy cho sự cầu cúng,là đưa họ vào rừng sâu mê tín, gây thêm lòng tham lam íchkỷ cho họ. Quả là kẻ tạo thêm tội lỗi, chớ không phảingười tu hành.

IV.-CÚNG DƯỜNG ÐÚNG PHÁP

NgườiPhật tử chân chánh khi phát tâm cúng dường Tam Bảo, chỉvì mong cho Tam Bảo thường còn ở thế gian để đưa chúngsanh ra khỏi đau khổ mê lầm. Nếu đến chùa, Phật tử cúngnăm mười đồng, Tăng, Ni có hỏi cầu điều gì, Phật tửnên thưa: "Chúng tôi chỉ cầu mong chư Tăng, chư Ni nhận móntịnh tài này để có phương tiện an ổn tu hành, hầu truyềnbá chánh pháp lợi ích chúng sanh." Chỉ vì Tam Bảo vì chúngsanh mà cúng dường, đây là tâm hồn cao thượng quảng đạivị tha. Làm việc bố thí cúng dường cao đẹp như vậy côngđức làm sao giới hạn đuợc. Vì Tam Bảo thường còn ởthế gian để làm lợi ích cho chúng sanh, trong chúng sanh đãcó bản thân mình và thân quyến mình rồi. Quên mình chỉnghĩ đến toàn thể chúng sanh, không phải lòng lợi tha vôbờ bến là gì? Với một lòng vị tha rộng lớn như vậy,dù một số tiền nhỏ, một vật dụng mọn đem cúng dườngcũng là phước đức vô biên. Cho nên nói "Phật dụng tâm".

Tăng,Ni nhận sự cúng dường chân chánh của Phật tử, tự nhiênthấy mình có một trọng trách lớn lao vô cùng. Làm sao tuhành tinh tiến? Làm sao truyền bá chánh pháp lợi ích chúngsanh? Ðể xứng đáng thọ nhận những thứ cúng dường củaPhật tử, chỉ cần nỗ lực tu hành, cố gắng học tập đểhiện tại và vị lai làm lợi ích chúng sanh. Nếu hiện đời,Tăng, Ni, không làm tròn hai việc này, có thể mai kia phảimang lông đội sừng để trả nợ tín thí. Biết như thế,hiểu như thế, Tăng, Ni làm sao dám lơi lỏng lơ là trong việctu hành học tập. Thế là, nhờ sự cúng dường chân chánhcủa Phật tử thúc đẩy Tăng, Ni đã cốù gắng càng cốgắng hơn trong nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của chính mình.Thấy mình thiếu nợ, mới cố gắng lo đền trả bằng cáchnỗ lực tu hành và độ sanh, đây là mục tiêu đức Phậtbắt Tăng, Ni thọ nhận đồø cúng dường của Phật tử.Tăng, Ni là người có bổn phận hướng dẫn tín đồ cúngdường chân chánh đúng pháp thì, cả thầy trò đều cao thượngvà lợi ích lớn. Chúng ta phải gan dạ đập tan những tậptục sai lầm, đừng vì quyền lợi, đừng vì cảm tình, khiếncho chánh pháp đi lần vào chỗ mờ tối suy tàn. Chúng ta làngười lãnh đạo, không phải là kẻ theo đuôi tín đồ đểcầu được nhi?u lợi dưỡng. Ðã dám bỏ nhà đi tu, tứclà dám nhận chịu mọi sự đói rách nghèo nàn, mọi sự giantruân khó khổ, vô lý vì sự ăn mặc mà đi ngược lại sơtâm siêu thoát của mình.

Tuynhiên, nói thế không có nghĩa chúng tôi hoàn toàn phủ nhậnsự cầu nguyện. Chúng ta thấy rõ cầu nguyện chỉ là trợduyên nhỏ xíu, kẻ đối tượng cầu nguyện chỉ được lợiích một hai phần mười, như trong kinh nói. Chúng ta đã thừanhận "nhân quả nghiệp báo" là chân lý thì sự cầu nguyệnlà ngoại lệ, có kết quả cũng tí xíu thôi. Cổ vũ cho điềuphi chân lý, để cho người xao lãng chân lý, là việc làmtrái với chánh pháp. Vì lòng hiếu thảo của Phật tử, buộclòng chúng ta phải cầu nguyện, khi cầu nguyện chúng ta phảicảnh cáo rằng: "Việc làm này là phụ thuộc không đáng kể,kết quả ít lắm." Có thế mới khỏi lệch lạc trên con đườnghoằng hóa lợi ích chúng sanh. Ðã thấy cầu nguyện là việcphụ, chúng ta đừng vì nó làm mất thì giờ tu học của Tăng,Ni, làm mất thì giờ truyền bá chánh pháp.

V.-LỢI ÍCH CÚNG DƯỜNG

Cúngdường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phậttử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phướcđức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thườngcòn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượngrộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì,bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Ðừngkhi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy. Chư Phậtra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúngsanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh.Ðó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạoPhật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật ngườiPhật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hànhđộng đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánhpháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạyPhật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúngtinh thần này.

VI.-KẾT LUẬN

Chúngta tu theo đạo Phật là đi trên con đường sáng, ánh sánggiác ngộ đến đâu thì bóng đêm mê lầm tan đến đấy.Mê tín là một bóng đêm, giác ngộ là ngọn đèn sáng. Bóngđêm và ánh sáng hai cái không thể có đồng thời. Nếu sángthì không tối, hoặc tối thì không sáng. Có giác ngộ làkhông có mê tín, có mê tín thì không có giác ngộ. Nếu chứachấp mê tín là chúng ta đã phản bội với đạo giác ngộ.Trong đạo giác ngộ quả thật không có mê tín. Học đạovà truyền đạo giác ngộ, chúng ta cương quyết dẹp hếtbóng đêm mê tín. Có được như vậy mới gọi là ngườitrung thực với chánh pháp. Bằng ấp ủ nuôi dưỡng chứachấp mê tín, dù kẻ ấy mỗi ngày cúng Phật trăm lần vẫnlà kẻ phá hoại chánh pháp. Thà là chúng ta cam chịu chếtđói, quyết không vì lợi dưỡng mà làm những điều mê tín,dẫn dắt người đi trên đường mê tín. Ðã thừa nhận mìnhlà Phật tử, quyết định không vì lòng tham để bị mộtsố người lợi dụng dẫn đi con đường mê tín.









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2019(Xem: 5624)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
05/06/2019(Xem: 16507)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 13166)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/05/2019(Xem: 6553)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
16/02/2019(Xem: 6053)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
26/11/2018(Xem: 11366)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
03/06/2018(Xem: 21952)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 10642)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 10352)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 11478)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567