Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24-Số mạng, nghiệp báo đồng hay khác?

28/01/201109:41(Xem: 8632)
24-Số mạng, nghiệp báo đồng hay khác?

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Số mạng, nghiệp báo đồng hay khác?

Sự có mặt con ngườitrong thế gian này, trọn một đời từng trải qua những cuộc thành bại, thạnh suy,nhục vinh, vui khổ... dường như có sự an bài đâu sẵn. Cái gì an bài đời sốngcon người? Nhà Nho gọi là số mạng hay thiên mạng. Họ cho rằng con người sanh ramỗi mỗi đều do số định sẵn, hoặc trời sắp đặt cho. Như câu "nhân nguyệnnhư thử thiên lý vị nhiên" (người mong như thế, lẽ trời chưa vậy). Hoặcnói: "Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu." (Lưới trời lồng lộng,thưa mà chẳng lọt.) Chỉ do số trời đã định không ai thoát ra ngoài được. NhàPhật nói là nghiệp báo. Tất cả chúng sanh có mặt trong vũ trụ đều do nghiệptrước tạo nên, phải chịu quả báo hiện nay. Hai bên đều thừa nhận có cái sẵn từđời trước quyết định cho cuộc sống hiện tại. Vậy hai thuyết này đồng hay khác?

ÐỒNG

Ðứng về mặt sẵn có, haibên đều thừa nhận như nhau. Con người sanh ra không phải bỗng dưng mà có, đềumang sẵn cái quá khứ còn lưu lại. Vì thế, có kẻ sanh ra đã sẵn sàng cho mộtcuộc sống sang cả sung túc, có người sanh ra gặp lầm than nghiệt ngã. Tại họchọn lựa chăng? Hẳn là không. Tại sao có sự bất công tàn nhẫn ngay từ buổi đầunhư thế? Nho nói: "số trước đã định", Phật nói: "Nghiệp trướcgây nên." Cả hai đều thừa nhận có cái sẵn từ trước. Song một bên nói số,một bên nói nghiệp, không đồng nhau.

KHÁC

1. Nguyên nhân

Nói số định hay trờiđịnh cũng tương tợ. Số do ai đặt ra, hẳn là trời hay đấng thiêng liêng tốithượng nào đó. Ðã do trời định sẵn sự có mặt của ta; ta là công cụ của Ngài,trọn một đời ta phải hành động theo cái khuôn định sẵn ấy. Quả thật đời sốngcủa ta không có giá trị gì hết. Nếu số định cho ta vui thì ta được vui, số địnhcho ta khổ thì ta phải khổ. Ta khó bề thoát khỏi số phận ấy. Số hay trời địnhcho thân phận ta, mà thật tình ta không biết gì về cái tột cùng ấy hết. Thật làgởi gấm thân phận mình cho một cái viển vông mơ hồ.

Nói do nghiệp báo nên cómặt trên thế gian này để đền trả. Nghiệp từ đâu có? Nghiệp do những tâm tư hànhđộng của mình từ đời trước gây ra. Nếu đời trước hành động thiện nhiều thì đờinay ta sanh ra gặp hoàn cảnh tốt, mọi việc như ý. Nếu đời trước hành động ácthì đời này ta sanh ra trong hoàn cảnh xấu xa bất như ý. Thế là, hiện nay tasanh ra trong hoàn cảnh tốt hay xấu đều do hành động tốt xấu của ta đời trướcchiêu cảm. Ta là chủ nhân sắp đặt lấy cuộc sống hiện tại cho mình. Quyền tốithượng định đoạt là ở chúng ta, không ai khác. Kinh nhân quả nói: "Muốnbiết nhân đời trước, chỉ xem quả hiện tại đang thọ; muốn biết quả đời sau, chỉxem nhân gây tạo trong đời này." (Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giảthị; yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị.)

2. Xuất phát

Mọi khổ vui của conngười do số định sẵn. Con người phải chấp nhận số phận của mình, gặp hoàn cảnhnào cam chịu trong hoàn cảnh ấy. Nếu người gặp cảnh khắc nghiệt quá, chịu khôngnổi, họ đâm ra oán trời trách đất. Họ cho rằng trời đất đã chơi xấu với họ, đàyải họ, xử nghiệt ngã với họ, họ sống trong oán trách hận phiền.

Khổ vui do nghiệp chúngta gây nên, dù gặp hoàn cảnh nào, chúng ta cũng can đảm nhận chịu, không thanthở oán trách ai. Mọi việc đều tại sự ngu khờ vụng dại của ta trước kia gây ra.Ta phải vui vẻ nhận chịu, chỉ cần khôn ngoan đừng tiếp tục sự ngu khờ như trướcnữa. Ta làm ta chịu, nhận lấy trọng trách của mình. Không ai để chúng ta vanxin, không ai để chúng ta oán trách. Can đảm nhận lấy trách nhiệm, vui vẻ đểtrả mối nợ tiền khiên.

3. Cảm thọ

Số đã định thì chúng tabất lực, làm sao đổi được số. Nhất là số trời còn ai dám can thiệp vào. Trời đãđịnh như vậy, chúng ta phải chịu như vậy. Người biết an phận, không dám tráilòng trời.

Nghiệp thì biến chuyển,bởi vì nghiệp do hành động mà có, khi xưa ta hành động theo ngu tối nên chiêucảm quả khổ, nay đổi lại ta hành động theo tâm hồn trong sáng thì quả khổ cũngsuy giảm. Như trước ta xử sự xấu với một người bạn, gây ra sự buồn phiền hờngiận, nay ta hối cải xử sự tốt với bạn, sự hờn giận trước dần dần suy giảm.Hành động luôn luôn thay đổi, nghiệp cũng theo đó mà đổi thay. Nói nghiệp khôngphải cái cố định cứng ngắc, mà chuyển biến linh động tùy thuộc tâm tư và hànhđộng con người. Vì thế, nếu trong hiện tại chúng ta cảm thọ cảnh vui hay khổ,biết do nghiệp lành hay dữ trước kia tạo nên. Nếu hiện nay chúng ta chuyển tâmniệm hành động thì sự cảm thọ cũng theo đó mà chuyển.

4. Hoán cải

Số mạng đã định thì làmsao đổi được. Cho nên nói số mạng đã định, con người đành bó tay cúi đầu nhậnlãnh, không ai có thể cưỡng được số. Con người hoàn toàn bất lực dưới mệnh lệnhcủa đấng tạo hóa đã định sẵn.

Nghiệp do mình tạo,chính mình có quyền thay đổi nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Trước kia mình họcnghề trộm cắp, sau này mình học nghề thợ mộc thợ nề. Nghề nghiệp do sở thíchcủa mình học tập mà thành. Trước mình dại khờ thích việc làm không hay, saumình nhận thức được đổi thành nghề tốt. Nghề nghiệp đổi thay tùy theo tâm tỉnhgiác của mình, đổi sang nghề nghiệp mới thì nghề nghiệp cũ từ từ phai nhạt. Vìthế, nói nghiệp là sửa đổi, cố gắng tích cực chớ không có nghĩa cam chịu đầuhàng. Tuy nhiên, có thiểu số người học Phật mà thiếu nghị lực, không có ý chí,họ không vượt qua được những trở ngại của nghiệp cũ, đành cam bó tay đầu hàngrồi đổ thừa tại nghiệp của tôi. Như đồng thời ghiền rượu, đồng biết rõ tai hạicủa rượu, cùng hứa bỏ rượu, song anh A thì bỏ rượu được, anh B lại bỏ khôngđược. Vì anh A đủ nghị lực giàu ý chí, khi quyết định bỏ là can đảm bỏ, nênthắng trận. Anh B thì không có ý chí, thiếu nghị lực, tuy cũng muốn bỏ rượu màkhi bị cơn ghiền hành hạ không kham chịu, đành thua trận.

Nghiệp chuyển được, songđòi hỏi giàu ý chí, đủ nghị lực.

5. Ðịnh chế

Nói số mạng là do mộtđấng quyền lực tối cao, qui định hết mọi sanh hoạt của chúng sanh trên thế giannày. Chấp nhận số mạng là con người thừa nhận và cam đặt mình lệ thuộc vàoquyền lực đấng thiêng liêng ấy. Vì thế, số mạng phù hợp với thể chế quân chủphong kiến, con người bị một đấng quân vương chi phối toàn bộ cuộc đời.

Nói nghiệp là quyền năngtrong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy. Muốnan vui do mình, muốn đau khổ cũng do mình. Ta là chủ của mọi cuộc sống, nếu tacòn muốn tiếp tục. Không ai thay ta sắp đặt cuộc khổ vui, chỉ có ta mới là ngườiban vui cứu khổ cho ta. Ta phải sáng suốt gan dạ chọn lựa một cuộc sống đẹp đẽvui tươi trong hiện tại và mai sau. Tự ta vạch sẵn một lối sống cho ta, tự tatô điểm đời ta cho tươi sáng. Nếu có khổ đau đến với ta, ta hãy cười, vì đây làhành vi vụng dại ngày trước của mình. Chúng ta trả và chuyển những cái gì khônghay của quá khứ, đồng thời xây dựng những điều an vui hạnh phúc cho vị lai. Mọiquyền lực trong tay chúng ta, thật thỏa thích thay! Cuộc sống của chúng ta làcuộc sống tự do tự chủ. Cho nên, lý nghiệp báo thích ứng thể chế dân chủ tự docủa nhân loại hiện nay. Ta là chủ ta có quyền chọn lựa người thay ta lo việcnước việc dân.

PHÊ BÌNH

Nói số mạng là mơ hồkhông xác thực. Nghiệp báo là thực tế rõ ràng. Thuyết số mạng đưa con người đếnchỗ vô trách nhiệm về hành động của mình. Nghiệp báo dạy người nhận lấy tráchnhiệm do mọi hậu quả tốt xấu đến với mình. Số mạng khiến con người thụ động,tiêu cực, phó thác, liều lĩnh. Nghiệp báo xây dựng con người chủ động, tíchcực, nỗ lực và sáng tạo. Số mạng tập con người yếu đuối, an phận, đầu hàng.Nghiệp báo chỉ cho ta phải cố gắng, can đảm và thăng tiến. Số mạng thích hợpvới thời quân chủ phong kiến. Nghiệp báo thích hợp với thời dân chủ tự do. Ứngdụng thuyết nghiệp báo trong cuộc sống, chúng ta thấy mình đồ sộ hiên ngang,đầy đủ quyền năng trong công cuộc kiến tạo con người và vũ trụ.

NGHIỆP BÁO KHÔNG THẬT

Tuy thuyết nghiệp báothực tế, chủ động, tích cực...Song cuối cùng nhà Phật nói nó không thật. Bởi vìnghiệp do hành động tạo tác của con người. Hành động là tướng sanh diệt, cái gìsanh diệt nhà Phật đều cho là hư dối. Trong bài Chứng Ðạo Ca của Thiền sư HuyềnGiác có hai câu "liễu tức nghiệp chướng bản lai không, vị liễu ưng tu hoàntúc trái" (liễu ngộ tức nghiệp chướng xưa nay không, chưa liễu ngộ cầnphải đền nợ trước). Có thiền khách hỏi Thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: Tổ Sư Tửliễu chưa mà bị vua nước Kế-tân chặt đầu? Tổ Huệ Khả liễu chưa mà bị chết trongkhám? Thiền sư Cảnh Sầm đáp: Ðại đức chưa hiểu nghĩa nghiệp chướng. Thiền kháchhỏi: Thế nào là nghiệp chướng? Thiền sư Cảnh Sầm đáp: Bản lai không. Qua câuchuyện này, đa số người không hiểu gì cả. Sự thật là vầy, sau khi liễu ngộ PhậtTổ thấy các pháp duyên hợp hư dối. Thân này là pháp duyên hợp nên hư dối. Hànhđộng tạo tác từ thân phát xuất lại càng hư dối hơn. Hành động đã hư dối thìnghiệp do hành động tạo thành làm sao thật được. Bởi thấy nghiệp hư dối nên xemthường không quan trọng, có đến cũng như trò chơi, có gì phải kinh hoảng sợhãi. Cho nên khi vua nước Kế-tân muốn hại Tổ Sư Tử, cầm dao đến trước Tổ hỏi:Ngài thấy thân năm uẩn đều không, phải chăng? Tổ đáp: Phải. Vua nói: Ngài chotôi cái đầu được không? Tổ đáp: Năm uẩn đã không, sá gì cái đầu. Vua chặt đầuNgài.

Qua mắt chúng ta, thấyđó là trả nghiệp, đáng sợ, song với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũngnhư ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng, ôngliền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thùmắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói không thật, không có gìquan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A cótrả nợ trước hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả, chỉ khácở chỗ mê thì thấy thật, ngộ thì thấy không thật. Ðã không thật thì trả cũng nhưkhông trả. Vì thế, nói "liễu tức nghiệp chướng bản lai không". Cứukính thấy nghiệp báo không thật, quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuykhông thật mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.











Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2019(Xem: 5625)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
05/06/2019(Xem: 16508)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 13168)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/05/2019(Xem: 6553)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
16/02/2019(Xem: 6053)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
26/11/2018(Xem: 11367)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
03/06/2018(Xem: 21952)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 10642)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 10352)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 11478)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567