- 01-Ðạo Phật
- 02-Tam qui
- 03-Ngũ giới
- 04-Ði lễ chùa
- 05-Sám hối
- 06-Cúng dường Tam Bảo
- 07-Phật giáo độ sanh
- 08-Luân hồi
- 09-Tam độc
- 10-Từ bi
- 11-Mê tín, chánh tín
- 12-Tội phước
- 13-Nghiệp báo
- 14-Giác ngộ pháp gì ứng dụng tu Ngũ thừa Phật giáo?
- 15-Tinh thần giác ngộ của đạo Phật qua ngày lễ Vu-lan
- 16-Pháp tu căn bản của Phật tử
- 17-Tu trong mọi hoàn cảnh
- 18-Hoa sen trong bùn
- 19-Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả
- 20-Chấp là gốc của đấu tranh
- 21-Cốt lõi của đạo Phật
- 22-Chữ TỨC trong đạo Phật
- 23-Thấy thân giả dối có phải quan niệm chán đời không?
- 24-Số mạng, nghiệp báo đồng hay khác?
- 25-Phật là gì?
- 26-Thế nào là Phật pháp?
- 27-Học Phật bằng cách nào?
- 28-Làm sao tu theo Phật?
BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998
Số mạng, nghiệp báo đồng hay khác?
Sự có mặt con ngườitrong thế gian này, trọn một đời từng trải qua những cuộc thành bại, thạnh suy,nhục vinh, vui khổ... dường như có sự an bài đâu sẵn. Cái gì an bài đời sốngcon người? Nhà Nho gọi là số mạng hay thiên mạng. Họ cho rằng con người sanh ramỗi mỗi đều do số định sẵn, hoặc trời sắp đặt cho. Như câu "nhân nguyệnnhư thử thiên lý vị nhiên" (người mong như thế, lẽ trời chưa vậy). Hoặcnói: "Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu." (Lưới trời lồng lộng,thưa mà chẳng lọt.) Chỉ do số trời đã định không ai thoát ra ngoài được. NhàPhật nói là nghiệp báo. Tất cả chúng sanh có mặt trong vũ trụ đều do nghiệptrước tạo nên, phải chịu quả báo hiện nay. Hai bên đều thừa nhận có cái sẵn từđời trước quyết định cho cuộc sống hiện tại. Vậy hai thuyết này đồng hay khác?
ÐỒNG
Ðứng về mặt sẵn có, haibên đều thừa nhận như nhau. Con người sanh ra không phải bỗng dưng mà có, đềumang sẵn cái quá khứ còn lưu lại. Vì thế, có kẻ sanh ra đã sẵn sàng cho mộtcuộc sống sang cả sung túc, có người sanh ra gặp lầm than nghiệt ngã. Tại họchọn lựa chăng? Hẳn là không. Tại sao có sự bất công tàn nhẫn ngay từ buổi đầunhư thế? Nho nói: "số trước đã định", Phật nói: "Nghiệp trướcgây nên." Cả hai đều thừa nhận có cái sẵn từ trước. Song một bên nói số,một bên nói nghiệp, không đồng nhau.
KHÁC
1. Nguyên nhân
Nói số định hay trờiđịnh cũng tương tợ. Số do ai đặt ra, hẳn là trời hay đấng thiêng liêng tốithượng nào đó. Ðã do trời định sẵn sự có mặt của ta; ta là công cụ của Ngài,trọn một đời ta phải hành động theo cái khuôn định sẵn ấy. Quả thật đời sốngcủa ta không có giá trị gì hết. Nếu số định cho ta vui thì ta được vui, số địnhcho ta khổ thì ta phải khổ. Ta khó bề thoát khỏi số phận ấy. Số hay trời địnhcho thân phận ta, mà thật tình ta không biết gì về cái tột cùng ấy hết. Thật làgởi gấm thân phận mình cho một cái viển vông mơ hồ.
Nói do nghiệp báo nên cómặt trên thế gian này để đền trả. Nghiệp từ đâu có? Nghiệp do những tâm tư hànhđộng của mình từ đời trước gây ra. Nếu đời trước hành động thiện nhiều thì đờinay ta sanh ra gặp hoàn cảnh tốt, mọi việc như ý. Nếu đời trước hành động ácthì đời này ta sanh ra trong hoàn cảnh xấu xa bất như ý. Thế là, hiện nay tasanh ra trong hoàn cảnh tốt hay xấu đều do hành động tốt xấu của ta đời trướcchiêu cảm. Ta là chủ nhân sắp đặt lấy cuộc sống hiện tại cho mình. Quyền tốithượng định đoạt là ở chúng ta, không ai khác. Kinh nhân quả nói: "Muốnbiết nhân đời trước, chỉ xem quả hiện tại đang thọ; muốn biết quả đời sau, chỉxem nhân gây tạo trong đời này." (Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giảthị; yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị.)
2. Xuất phát
Mọi khổ vui của conngười do số định sẵn. Con người phải chấp nhận số phận của mình, gặp hoàn cảnhnào cam chịu trong hoàn cảnh ấy. Nếu người gặp cảnh khắc nghiệt quá, chịu khôngnổi, họ đâm ra oán trời trách đất. Họ cho rằng trời đất đã chơi xấu với họ, đàyải họ, xử nghiệt ngã với họ, họ sống trong oán trách hận phiền.
Khổ vui do nghiệp chúngta gây nên, dù gặp hoàn cảnh nào, chúng ta cũng can đảm nhận chịu, không thanthở oán trách ai. Mọi việc đều tại sự ngu khờ vụng dại của ta trước kia gây ra.Ta phải vui vẻ nhận chịu, chỉ cần khôn ngoan đừng tiếp tục sự ngu khờ như trướcnữa. Ta làm ta chịu, nhận lấy trọng trách của mình. Không ai để chúng ta vanxin, không ai để chúng ta oán trách. Can đảm nhận lấy trách nhiệm, vui vẻ đểtrả mối nợ tiền khiên.
3. Cảm thọ
Số đã định thì chúng tabất lực, làm sao đổi được số. Nhất là số trời còn ai dám can thiệp vào. Trời đãđịnh như vậy, chúng ta phải chịu như vậy. Người biết an phận, không dám tráilòng trời.
Nghiệp thì biến chuyển,bởi vì nghiệp do hành động mà có, khi xưa ta hành động theo ngu tối nên chiêucảm quả khổ, nay đổi lại ta hành động theo tâm hồn trong sáng thì quả khổ cũngsuy giảm. Như trước ta xử sự xấu với một người bạn, gây ra sự buồn phiền hờngiận, nay ta hối cải xử sự tốt với bạn, sự hờn giận trước dần dần suy giảm.Hành động luôn luôn thay đổi, nghiệp cũng theo đó mà đổi thay. Nói nghiệp khôngphải cái cố định cứng ngắc, mà chuyển biến linh động tùy thuộc tâm tư và hànhđộng con người. Vì thế, nếu trong hiện tại chúng ta cảm thọ cảnh vui hay khổ,biết do nghiệp lành hay dữ trước kia tạo nên. Nếu hiện nay chúng ta chuyển tâmniệm hành động thì sự cảm thọ cũng theo đó mà chuyển.
4. Hoán cải
Số mạng đã định thì làmsao đổi được. Cho nên nói số mạng đã định, con người đành bó tay cúi đầu nhậnlãnh, không ai có thể cưỡng được số. Con người hoàn toàn bất lực dưới mệnh lệnhcủa đấng tạo hóa đã định sẵn.
Nghiệp do mình tạo,chính mình có quyền thay đổi nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Trước kia mình họcnghề trộm cắp, sau này mình học nghề thợ mộc thợ nề. Nghề nghiệp do sở thíchcủa mình học tập mà thành. Trước mình dại khờ thích việc làm không hay, saumình nhận thức được đổi thành nghề tốt. Nghề nghiệp đổi thay tùy theo tâm tỉnhgiác của mình, đổi sang nghề nghiệp mới thì nghề nghiệp cũ từ từ phai nhạt. Vìthế, nói nghiệp là sửa đổi, cố gắng tích cực chớ không có nghĩa cam chịu đầuhàng. Tuy nhiên, có thiểu số người học Phật mà thiếu nghị lực, không có ý chí,họ không vượt qua được những trở ngại của nghiệp cũ, đành cam bó tay đầu hàngrồi đổ thừa tại nghiệp của tôi. Như đồng thời ghiền rượu, đồng biết rõ tai hạicủa rượu, cùng hứa bỏ rượu, song anh A thì bỏ rượu được, anh B lại bỏ khôngđược. Vì anh A đủ nghị lực giàu ý chí, khi quyết định bỏ là can đảm bỏ, nênthắng trận. Anh B thì không có ý chí, thiếu nghị lực, tuy cũng muốn bỏ rượu màkhi bị cơn ghiền hành hạ không kham chịu, đành thua trận.
Nghiệp chuyển được, songđòi hỏi giàu ý chí, đủ nghị lực.
5. Ðịnh chế
Nói số mạng là do mộtđấng quyền lực tối cao, qui định hết mọi sanh hoạt của chúng sanh trên thế giannày. Chấp nhận số mạng là con người thừa nhận và cam đặt mình lệ thuộc vàoquyền lực đấng thiêng liêng ấy. Vì thế, số mạng phù hợp với thể chế quân chủphong kiến, con người bị một đấng quân vương chi phối toàn bộ cuộc đời.
Nói nghiệp là quyền năngtrong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy. Muốnan vui do mình, muốn đau khổ cũng do mình. Ta là chủ của mọi cuộc sống, nếu tacòn muốn tiếp tục. Không ai thay ta sắp đặt cuộc khổ vui, chỉ có ta mới là ngườiban vui cứu khổ cho ta. Ta phải sáng suốt gan dạ chọn lựa một cuộc sống đẹp đẽvui tươi trong hiện tại và mai sau. Tự ta vạch sẵn một lối sống cho ta, tự tatô điểm đời ta cho tươi sáng. Nếu có khổ đau đến với ta, ta hãy cười, vì đây làhành vi vụng dại ngày trước của mình. Chúng ta trả và chuyển những cái gì khônghay của quá khứ, đồng thời xây dựng những điều an vui hạnh phúc cho vị lai. Mọiquyền lực trong tay chúng ta, thật thỏa thích thay! Cuộc sống của chúng ta làcuộc sống tự do tự chủ. Cho nên, lý nghiệp báo thích ứng thể chế dân chủ tự docủa nhân loại hiện nay. Ta là chủ ta có quyền chọn lựa người thay ta lo việcnước việc dân.
PHÊ BÌNH
Nói số mạng là mơ hồkhông xác thực. Nghiệp báo là thực tế rõ ràng. Thuyết số mạng đưa con người đếnchỗ vô trách nhiệm về hành động của mình. Nghiệp báo dạy người nhận lấy tráchnhiệm do mọi hậu quả tốt xấu đến với mình. Số mạng khiến con người thụ động,tiêu cực, phó thác, liều lĩnh. Nghiệp báo xây dựng con người chủ động, tíchcực, nỗ lực và sáng tạo. Số mạng tập con người yếu đuối, an phận, đầu hàng.Nghiệp báo chỉ cho ta phải cố gắng, can đảm và thăng tiến. Số mạng thích hợpvới thời quân chủ phong kiến. Nghiệp báo thích hợp với thời dân chủ tự do. Ứngdụng thuyết nghiệp báo trong cuộc sống, chúng ta thấy mình đồ sộ hiên ngang,đầy đủ quyền năng trong công cuộc kiến tạo con người và vũ trụ.
NGHIỆP BÁO KHÔNG THẬT
Tuy thuyết nghiệp báothực tế, chủ động, tích cực...Song cuối cùng nhà Phật nói nó không thật. Bởi vìnghiệp do hành động tạo tác của con người. Hành động là tướng sanh diệt, cái gìsanh diệt nhà Phật đều cho là hư dối. Trong bài Chứng Ðạo Ca của Thiền sư HuyềnGiác có hai câu "liễu tức nghiệp chướng bản lai không, vị liễu ưng tu hoàntúc trái" (liễu ngộ tức nghiệp chướng xưa nay không, chưa liễu ngộ cầnphải đền nợ trước). Có thiền khách hỏi Thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: Tổ Sư Tửliễu chưa mà bị vua nước Kế-tân chặt đầu? Tổ Huệ Khả liễu chưa mà bị chết trongkhám? Thiền sư Cảnh Sầm đáp: Ðại đức chưa hiểu nghĩa nghiệp chướng. Thiền kháchhỏi: Thế nào là nghiệp chướng? Thiền sư Cảnh Sầm đáp: Bản lai không. Qua câuchuyện này, đa số người không hiểu gì cả. Sự thật là vầy, sau khi liễu ngộ PhậtTổ thấy các pháp duyên hợp hư dối. Thân này là pháp duyên hợp nên hư dối. Hànhđộng tạo tác từ thân phát xuất lại càng hư dối hơn. Hành động đã hư dối thìnghiệp do hành động tạo thành làm sao thật được. Bởi thấy nghiệp hư dối nên xemthường không quan trọng, có đến cũng như trò chơi, có gì phải kinh hoảng sợhãi. Cho nên khi vua nước Kế-tân muốn hại Tổ Sư Tử, cầm dao đến trước Tổ hỏi:Ngài thấy thân năm uẩn đều không, phải chăng? Tổ đáp: Phải. Vua nói: Ngài chotôi cái đầu được không? Tổ đáp: Năm uẩn đã không, sá gì cái đầu. Vua chặt đầuNgài.
Qua mắt chúng ta, thấyđó là trả nghiệp, đáng sợ, song với Tổ đã không thấy thật, nói gì là trả. Cũngnhư ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng, ôngliền mắng chửi ông B. Thời gian sau, ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thùmắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời nói không thật, không có gìquan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A cótrả nợ trước hay không trả nợ trước? Thật sự, nợ đã vay thì phải trả, chỉ khácở chỗ mê thì thấy thật, ngộ thì thấy không thật. Ðã không thật thì trả cũng nhưkhông trả. Vì thế, nói "liễu tức nghiệp chướng bản lai không". Cứukính thấy nghiệp báo không thật, quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuykhông thật mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.