Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04-Ði lễ chùa

28/01/201109:41(Xem: 7678)
04-Ði lễ chùa

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Đi lễchùa

I.-MỞÐỀ

Ngườixưanói "làm việc có nghĩa do tâm tỉnh ngộ, làm việc vônghĩa do tâm mê mờ". Chúng ta thao thức ước mơ có thì giờrảnh đi chùa để được nghe những lời chỉ dạy đạo lýcủa Tăng, Ni. Quả là do tâm tỉnh ngộ làm động cơ thúcđẩy chúng ta. Nếu chúng ta mong có lúc rảnh để đến hítrường, lại tửu điếm, chính do tâm mê mờ làm động cơthúc đẩy chúng ta. Chọn lấy một hành động có nghĩa làđể làm theo, đích thực là người trí. Chạy theo những hànhđộng vô nghĩa hư hèn, quả là kẻ ngu. Ðã có mặt trên cõiđời, chúng ta phải chọn lấy một lối đi để đưa đờimình đến chỗ rạng ngời tươi đẹp. Vô lý, chúng ta mãiđua đòi theo sự ăn mặc vui đùa, đến một ngày kia thânnày sắp hoại, tự ta nghĩ sao về thân phận mình? Vì thế,sự đi chùa lễ Phật là một việc làm do động cơ tỉnhngộ thúc đẩy, với một tinh thần cố gắng vươn lên, gầydựng cho mình một ngày mai sáng đẹp.

II.-ÐI CHÙA

Mụcđích đi chùa không phải là để cúng lạy, mà vì học hỏichánh pháp, tập tu đức hạnh. Người Phật tử mới đếnvới đạo chưa thấm nhuần Phật pháp, nếu không được sựchỉ dạy của Tăng Ni thì làm sao hiểu đạo tu hành. Muốnhiểu đạo lý, Phật tử tới lui Tự viện để thưa hỏihọc tập là sự đương nhiên không thể thiếu. Vì sự sốngbận rộn ngoài xã hội, Phật tử đâu đủ thì giờ nghiêncứu giáo lý, chỉ gặp Tăng, Ni trong nửa giờ, một giờ,Phật tử có thể học được nhiều điều trước kia chưabiết. Vì thế, đến chùa để gặp Tăng, Ni là điều thiếtyếu không thể thiếu, đối với mỗi Phật tử tại gia. Ðichùa có hai trường hợp, đi chùa ngày thường và đi chùangày lễ vía.

Ðichùa ngày thường: Bất cứ ngày nào thấy rảnh việc nhà,người Phật tử có thể đi chùa. Khi đi chùa, Phật tử phảinhắm thẳng mục đích thưa hỏi đạo lý. Vì hỏi đạo lý,Phật tử phải ghi lại những điều gì mình chưa hiểu đểđem ra hỏi. Mỗi lần đến chùa, Phật tử phải có ít nhấtđôi ba vấn đề thưa hỏi Tăng, Ni. Những vấn đề ấy, hoặcdo thấy nếp sống sanh hoạt nhà chùa chưa hiểu đem ra hỏi,hoặc đọc trong kinh sách chỗ nào không biết đem ra hỏi.Biết thưa hỏi như vậy, người Phật tử học đạo rấtchóng tiến. Ði chùa hỏi đạo là đúng tinh thần học vấncủa người Phật tử.

Nhưngcũng có những khi không vì hỏi đạo mà vẫn đi chùa. Ðâylà trường hợp vì đua chen trong cuộc sống, người Phậttử thần kinh bị căng thẳng, vội vàng bỏ việc đến chùa.Ðến đây để ngồi yên trên tảng đá dưới bóng mát tàncây, nghe tiếng gió thì thào trên ngọn cây, giọng chim líulo trong cành râm, khung cảnh tịch mịch của nhà chùa, khiếntâm hồn lắng xuống thần kinh dịu lại. Không cần gặp ai,chẳng màng thưa hỏi, chỉ cần mắt ngắm mấy cội tùng xanh,mũi ngửi mùi hương nhẹ của hoa lan, hoa nguyệt quới, ngồiđặt lưng tựa bên vách chùa, chúng ta cảm nghe lòng nhẹ nhàngkhoan khoái, những giờ phút này gánh nợ đời oằn oại đôivai bỗng dưng như quẳng mất. Chính cảnh cô liêu tịch mịchcủa nhà chùa đã giải tỏa xoa dịu phần nào nỗi bực dọcnão phiền của Phật tử.

Ðếnchùa ngày lễ vía: Cùng Phật tử với nhau như con một cha,những ngày lễ vía là ngày huynh đệ sum họp. Ngày thườngmỗi Phật tử có hoàn cảnh riêng gia đình riêng, ít khi gặpđược nhau để thăm hỏi sự tu hành, nhắc nhở nhau về đứchạnh. Nhân ngày lễ vía ở chùa, toàn thể Phật tử tụ hộivề cùng thăm hỏi nhau trong tình đạo bạn, cùng giãi bàynhau về kinh nghiệm tu hành, thật là một cơ hội quí báu.Chúng ta đâu không nghe ông cha chúng ta đã nói "ăn cơm cócanh, tu hành có bạn". Ðoàn tụ dưới mái chùa, huynh đệngồi gần nhau đàm đạo mật thiết thân tình, đây là mộtniềm vui để dắt dìu nhau trên con đường đạo đức. Mếnthương nhau, đoàn kết nhau, khích lệ nhau, cùng nỗ lực leolên cho đến tận đỉnh ngọn giác ngộ.

Càngcao cả hơn, khi chúng ta nghe Tăng, Ni kể lại hành trang nhuộmmùi từ bi đượm màu giác ngộ của chư Phật, Bồ-tát, hoặcnghe giải thích giáo lý cao siêu thoát tục của Phật dạy,làm sáng tỏ thêm đường lối tu hành. Thật là những cơhội hiếm có để Phật tử thấm nhuần chánh pháp. Vắngmặt trong những ngày lễ vía, là một thiệt thòi đáng kểcủa người Phật tử. Có nghe giáo lý, có học công hạnhcủa Phật, Bồ-tát, Phật tử mới biết phương hướng tuhành, mới thấy những gương sáng ngời để noi theo. Dù đãqui y mấy mươi năm, không chịu học hỏi giáo lý, không siêngnghe giảng dạy, Phật tử này vẫn mờ mịt không hiểu gìvề đạo Phật. Là Phật tử phải tỏ ra xứng đáng vớidanh nghĩa của mình, nghĩa là học và hành đúng với đườnglối Phật dạy. Vì thế, đi chùa nghe giảng là điều tốicần thiết của người Phật tử.

III.-LỄ PHẬT

LạyPhật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉvì quí kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộviên mãn. Vì quí kính công đức trí tuệ của Phật nên chúngta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện,bỏ hết những thói ngạo mạn cống cao. Quí kính gương caocả của Phật để mình noi theo. Phước đức lạy Phật làtại chỗ đó.

LễPhật vì dẹp ngã mạn - Bản chất con người chúng ta lúcnào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang. Ðó là tánhxấu khiến mọi người chán ghét, tiêu mòn công đức. Phậttử biết được cái dở này, kính lạy Phật, Bồ-tát, cácbậc tôn túc, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình. Kínhlạy các ngài là tự mình thấy không bì kịp các ngài, biếtmình thấp thì tánh ngạo mạn từ từ biến mất. Khi lạycác ngài không mong một ân sủng nào, chỉ vì một lòng kínhtrọng đức hạnh của các ngài, tự thấy mình hèn hạ thấpthỏi, thế là mọi công đức từ đó phát sanh. Bởi đứaăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàng võ sĩ thì nểtay vô địch, kính trọng Phật, Bồ-tát, các bậc tôn túctự nhiên chúng ta có dự phần trong ấy rồi. Quả như câunói "kính thầy mới được làm thầy". Chúng ta muốn dẹpbỏ những tánh xấu, tập tành đức hạnh, kính lễ nhữngbậc đức hạnh là điều cần thiết vậy.

LễPhật vì noi gương - Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốnhọc đòi noi theo gương của Ngài. Tại sao chúng ta phải họcđòi theo gương đức Phật? Bởi vì, Phật đã đầy đủ mọicông đức, trí tuệ từ bi viên mãn, nên chúng ta phải họctheo. Ðây chúng tôi đơn cử một công hạnh nhỏ xíu củaNgài, thử xem chúng ta có theo kịp không?

Mộthôm, đức Phật một mình mang bình bát vào thôn xóm khấtthực, bỗng có một người ngoại đạo biết Ngài và biếtrõ Phật đi đến đâu ắt đệ tử của chúng đều bỏ đạoqui kính Phật. Nổi tức, ông đi theo sau lưng Phật mạ lỵđủ điều, Phật vẫn chậm rãi tiến bước đều đều khôngmột lời đối đáp. Ðến đầu đường, ông ta chạy đóntrước mặt Phật, chặn lại hỏi: Cù-đàm thua ta chưa? Phậtung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiết già đọc bàikệ:

Kẻhơn thì thêm oán
Ngườithuangủ chẳng yên
Hơnthuahai đều xả
Ấyđượcan ổn ngủ. -- (Kinh Trung A-hàm)
Ngoạiđạo hối lỗi ăn năn lễ tạ.

Thửhỏihành động này của đức Phật, chúng ta có ai dám tựhào cho mình làm được. Nếu đem danh vọng giá trị so sánh,đức Phật là một vị giáo chủ trong tôn giáo, một vị Tháitử ở thế gian, chúng ta hiện nay là một tín đồ trong tôngiáo, một kẻ tay trắng ở thế gian, đức Phật bị mạ lỵmà không tức giận, chúng ta bị mạ lỵ có tức giận chăng?Nếu chúng ta không tức giận cũng chưa dám bì với đức Phật,vì giá trị danh vọng của chúng ta có ra quái gì. Huống là,bị mạ lỵ chúng ta liền nổi giận ầm ầm. Nhìn lại đứcPhật thử xem chúng ta cách Ngài bao xa? Thế thì lạy Ngài baonhiêu mới xứng đáng trong việc noi gương theo Ngài? Ðếnnhư tâm từ bi, trí giác ngộ của Phật, sánh với chúng tathật là trời cao vực thẳm. Ðời đời kính lễ Ngài, cũnglà cái hãnh diện của chúng ta, biết kính người đáng kính.Thế mà, có một ít người thấy chúng ta lạy Phật, họ tỏvẻ ngạo nghễ. Hãy nghe câu chuyện đối đáp này:

Mộtem gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa,gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liềnhỏi: em đi đâu thế? Bé gái đáp: em đi chùa lễ Phật. Quânnhân hỏi: tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cáigì? Bé gái hỏi lại: Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờkhông? Quân nhân đáp: sáng nào cũng chào cờ. Bé gái hỏi:cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào? Quânnhân đáp: chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qualá cờ, chớ không phải chào vải màu. Bé gái nói: Cũng thế,em lạy tinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượngtrưng qua hình tượng chớ không phải lạy gỗ lạy xi măng.Quân nhân đành thôi.

VI.-KẾT LUẬN

Chọnmột hành động có ý nghĩa là con người tỉnh sáng. Khi đãnhận định kỹ việc làm của mình, dù có bị chê khen, chúngta vẫn an ổn thực hành. Chỉ có những kẻ xu thời, thấyai khen cái gì chạy theo cái nấy, mới bàng hoàng khi bị aiphê bình hành động của mình. Ði chùa lạy Phật đã mangsẵn những ý nghĩa của nó, dù có ai chê là mê tín..., tavẫn an nhiên. Ðạo đức có hay không, do lòng ta biết kínhtrọng người đạo đức hay không. Do lòng kính trọng mớithúc đẩy chúng ta học đòi và bắt chước theo người đứchạnh. Lạy Phật là động cơ đẩy mạnh chúng ta tiến mãitrên đường giác ngộ.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2022(Xem: 2149)
Đạo đức và Luân lý chẳng những là nền tảng của mọi tôn giáo, mà còn là nền tảng của mọi xã hội loài người. Một xã hội sẽ không hoạt động hoặc phát triển nếu không có Đạo đức và Luân lý; nó sẽ không chịu nổi sự hỗn loạn và bạo lực. Đạo đức và Luân lý cũng đóng vai trò là hệ thống giá trị mà từ đó luật pháp và công lý được hình thành, cùng với các định nghĩa của chúng ta về đúng và sai. Một hệ thống Đạo đức và Luân lý không chỉ tạo ra hòa bình và trật tự trên thế giới này, nó còn cung cấp một mục đích trong cuộc sống. Sống có Đạo đức và Luân lý cho chúng ta cảm giác thành một ơn gọi cao hơn có thể mang bản chất tâm linh, cho phép chúng ta trải nghiệm sự siêu việt vượt qua những cám dỗ vật chất trần tục.
02/11/2022(Xem: 18615)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 14200)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 12495)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 6673)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8799)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7821)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
17/11/2021(Xem: 20300)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 16710)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 11773)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567