VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU
Nārada Mahā Thera
Phạm Kim Khánh dịch
Chương II: TÂM SỞ
Sobhana Cetasika
Tâm sở đẹp
8. (a) Sobhanesu pana sobhanasādhāraṇā tāva ek'ūna vīsati cetasikā sabbesu pi ek'ūnasaṭṭhisobhana- cittesu saṁvijjanti. (b) Viratiyo pana tisso'pi Lokuttaracittesu sabbathā'pi niyatā ekato'va labbhanti. Lokiyesu pana Kāmāvacarakusalesv'eva kadāci sandissanti visuṁ visuṁ. (c) Appamaññāyo pana dvādasasu pañcamajjhāna vajjitamahaggatacittesu c'eva Kāmāvacara- kusalesu ca sahetukakāmāvacarakiriyācittesu c'āti aṭṭhavisaticittesv'eva kadāci nānā hutvā jāyanti. Upekkhāsahagatesu pan'ettha Karunā Muditā na santī'ti keci vadanti. (d) Paññāpana dvādasasu ñāṇasampayuttakāmā- vacaracittesu c'eva sabbesu pañcatiṁsamahag- gatalokuttaracittesu c'āti sattacattāḷīsa cittesu sampayogaṁ gacchatī'ti. 9. Ek'kūnavīsati dhammā jāyant'ekūnasaṭṭhisu |
§8 (a) Trong những tâm sở "Đẹp" (Tịnh Quang tâm sở) trước tiên có mười chín tâm sở Đẹp cùng chung hiện hữu trong tất cả năm mươi chín loại tâm Đẹp. (b) Ba tâm sở Tiết Chế, nhất định luôn luôn đồng phát sanh cùng một lúc trong tất cả những loại tâm Siêu Thế. Nhưng, trong những loại tâm Thiện thuộc Dục Giới, các tâm sở nầy, từng lúc, phát sanh riêng biệt. (8 + 8 = 16). (c) Các tâm "Vô Lượng" phát sanh từng lúc và riêng biệt nhau trong hai mươi tám loại tâm sau đây: Mười hai loại tâm Cao Thượng, ngoại trừ tâm Ngũ Thiền, tám loại tâm Thiện và tám loại tâm Hành Hữn Nhân thuộc Dục Giới. Tuy nhiên vài người chủ trương rằng hai tâm sở Bi và Hỷ không hiện hữu trong những loại tâm liên hợp với thọ Xả. (12 + 8 + 8 = 28). (d) Trí Tuệ phối hợp với bốn mươi bảy loại tâm sau đây: Mười hai loại tâm thuộc Dục Giới có liên hợp với tri kiến, tất cả ba mươi lăm loại tâm Cao Thượng [11] và Siêu Thế. (12 + 35 = 47). §9 Mười chín tâm sở phát sanh trong năm mươi chín loại tâm vương, ba trong mười sáu, hai trong hai mươi tám loại. Trí Tuệ được xác nhận là nằm trong bốn mươi bảy loại. Tâm sở Đẹp chỉ hiện diện trong các tâm vương Đẹp. Do đó, các tâm sở nầy phối hợp bằng bốn cách. |
Ghi chú:
[11] Tâm Cao Thượng - Những loại tâm Thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới được gọi chung là Mahaggata. Đúng theo nghĩa của từng chữ là "lớn đi đến", tức là tâm đã được phát triển. Có nơi gọi là Đại Hành Tâm, nơi khác gọi là Cao Nhã Tâm.