VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU
Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch
CHƯƠNG V
VĪTHIMUTTA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Phần không có tiến trình
-ooOoo
I. Bhūmi-catukka
Tóm Lược Về Diễn Tiến Tái Sanh
1. Vīthicittavasen' evaṁ pavattiyam udīrito Pavattisaṅgaho nāma sandhiyaṁ' dāni vuccati. 2. Catasso bhūmiyo, Catubbidhā paṭisandhi, Cattāri kammāni, Catuddhā maraṇuppatti c'āti vīthimutta- saṅgahe cattāri catukkāni veditabbāni. Tattha apāyabhūmi, kāmasugatibhūmi, rūpāvacara- bhūmi, arūpāvacarabhūmi c'āti catasso bhūmiyo nāma. Tāsu Nirayo, Tiracchānayoni, Pettivisayo, Asurakāyo c'āti apāyabhūmi catubbidhā hoti. Manussā, Cātummahārājikā, Tāvatimsā, Yāmā, Tusitā, Nimmāṇarati, Paranimmitavasavattī c'āti Kāmasugati bhūmi sattavidhā hoti. Sā pan'āyam ekādasavidhā' pi kāmāvacara-bhūmicc' eva saṅkhaṁ gacchati. Brahmapārisajjā, Brahmapurohitā, Mahābrahmā c'āti paṭhamajjhānabhūmi. Parittābhā, Appamāṇābhā, Ābhassarā c'āti dutiyajjhānabhūmi. Parittasubhā, Appamāṇasubhā, Subhakiṇṇā c'āti tatiyajjhānabhūmi. Vehapphalā, Asaññasattā, Suddhāvāsā c'āti catutthajjhānabhūmī'ti Rūpāvacarabhūmi soḷasa- vidhā hoti. Avihā, Atappā, Suddassī, Suddassā Akanitthā c'āti Suddhāvāsabhūmi pañcavidhā hoti. Ākāsānañcāyatanabhūmi, Viññāṇañcāyatanabhūmi, Ākiñcaññāyatanabhūmi, N'evasaññāNāsaññā- yatanabhūmi c'āti Arūpabhūmi catubbidhā hoti. 3. Puthujjanā na labbhanti suddhāvāsesu sabbathā |
§1. Như vậy, theo những tiến trình tâm, diễn tiến của đời sống (từ sanh đến tử) đã được giải thích. Giờ đây tóm tắt đề cập đến diễn tiến lúc tái sanh. §2. Trong tóm lược của tâm ngoài tiến trình có bốn nhóm, phải được hiểu như sau: i. Bốn cảnh giới sinh tồn (1); Bốn cảnh giới sinh tồn là: 1. Cảnh bất hạnh (2); Trong bốn cảnh giới sinh tồn nầy, Cảnh bất hạnh có bốn là: cảnh khổ (địa ngục) (6), cảnh thú (7), cảnh ngạ quỷ (8), và cảnh a-tu-la (9). Cảnh hữu phúc của Dục Giới có bảy là: cảnh người (10), cảnh Tứ Đại Thiên (11), cảnh Tam Thập Tam Thiên (12), cảnh Dạ Ma Thiên (13), cảnh Đấu Xuất Đà Thiên (14), cảnh Hoá Lạc Thiên (15), cảnh Tha Hóa Tự Tại Thiên (16). Mười một cảnh sinh tồn nầy hợp thành Dục Giới. Cảnh Sắc Giới có mười sáu là: i. Cảnh Sơ Thiền, tức Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, và Đại Phạm Thiên (17); Cảnh Phước Sanh Thiên chia làm năm phần là: Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Hiện Thiên, Thiện Kiến Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên. Cảnh Vô Sắc Giới (20) có bốn là: i. Không Vô Biên Xứ Thiên; §3. Trong mọi trường hợp, các bậc Nhất Lai [1], Dự Lưu và hạng phàm nhân không tái sanh vào cảnh Phước Sanh Thiên (Suddhāsā), cũng gọi là Ngũ Tịnh Cư. Trên đây là bốn cảnh giới sinh tồn. |
Ghi chú:
[1] Xem chương I.
Chú Giải
1. Bhūmi, Cảnh Giới.
Xuất nguyên từ căn "bhū", theo nghĩa đen là một nơi có chúng sanh sinh sống.
Theo Phật Giáo, quả địa cầu chỉ là một điểm nhỏ không đáng kể trong vũ trụ bao la, không phải là thế gian duy nhất có sanh linh. Con người cũng không phải là chúng sanh duy nhất. Hệ thống tinh tú vô cùng tận, mà số chúng sanh cũng vô cùng tận. "Thai bào cũng không phải là con đường tái sanh duy nhất". "Bằng cách đi xuyên qua, chúng ta không thể vượt đến mức tận cùng của thế gian", Đức Phật dạy như vậy.
2. Apāya, Cảnh Bất Hạnh.
"apa" + "aya", cái gì không có hạnh phúc là apāya. Danh từ nầy hàm xúc một trạng thái tinh thần, mà cũng là một cảnh giới, một nơi sinh sống.
3. Kāmasugatibhūmi, Cảnh Giới Có Nhiều Dục Lạc
Xem chương I, chú giải 5.
4, 5.
Xem chương I, chú giải 5.
6. Niraya, Khổ Cảnh, hay Địa Ngục.
Theo Phật Giáo, có nhiều cảnh đau khổ gọi là địa ngục, nơi đó chúng sanh phải trả những nghiệp bất thiện đã tạo trong quá khứ. Những khổ cảnh nầy không phải là địa ngục trường cửu mà ở trong đó chúng sanh phải chịu khổ đau vô cùng tận. Đến lúc trả xong nghiệp xấu, chúng sanh bất hạnh cũng có thể tái sanh vào một cảnh giới khác, an vui hạnh phúc, nhờ các nghiệp thiện đã tạo.
7. Tiracchāna, Cảnh Thú.
"Tiro" là xuyên qua; "acchāna" là đi.
Loài thú được gọi như vậy vì thông thường những con thú bốn chân, khi đi thì thân mình nằm ngang mặt đất. Người Phật tử tin rằng chúng sanh bị sanh vào cảnh thú vì tạo nghiệp bất thiện. Tuy nhiên, nếu đã có tích trữ thiện nghiệp thích nghi, từ cảnh thú chết đi, cũng có thể tái sanh trở lại vào cảnh người.
Một cách chính xác, phải nói rằng cái nghiệp đã biểu hiện dưới hình thức thú có thể biểu hiện trở lại dưới hình thức người, hay ngược lại. Cũng như luồng điện có thể biểu hiện kế tiếp dưới nhiều hình thức như ánh sáng, hơi nóng, động lực v.v... Như vậy, không phải động lực phát sanh do hơi nóng, cũng không phải do ánh sáng. Cùng thế ấy, không phải người trở thành thú, hay thú trở thành người. Một con thú có thể sanh trưởng trong trạng thái nhàn nhã nhờ nghiệp lành đã tích trữ từ quá khứ. Lắm khi có những con thú, nhất là chó hay mèo, tuy vẫn mang hình thức thú, nhưng có một kiếp sống đầy đủ tiện nghi hơn nhiều người. Đó cũng là do nghiệp đã tạo.
Chính nghiệp tạo nên tính chất của sắc tướng. Hình thể như thế nào là do hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ. Và một lần nữa, điều nầy hoàn toàn tùy thuộc nơi sự hiểu biết của ta về thực tại phát triển đến mức độ nào.
8. Peta, Ngạ Quỷ.
"Pa" + "ita", theo ngữ nguyên, là những chúng sanh đã quá vãng, hay (những chúng sanh) tuyệt đối không có hạnh phúc. Peta, ngạ quỷ không phải ma quỷ vô hình tướng. Mặc dầu mắt thường của con người không thể thấy những chúng sanh nầy nhưng họ cũng có hình thể vật chất (sắc). Ngạ quỷ không có một cảnh giới riêng biệt cho mình mà sống trong rừng bụi, ở những nơi nhơ bẩn v.v...
9. Asura, A-Tu-La
Đúng theo nghĩa đen của danh từ, là hạng chúng sanh không vui tươi và không có những cuộc tiêu khiển giải trí.
Hạng chúng sanh nầy phải được phân biệt với một hạng asura khác, sống trên cung Trời Tāvatiṁsa (Tam Thập Tam Thiên) và đối đầu với chư Thiên. (Xem chú giải 12)
10. Manussa, Người
Đúng theo nghĩa đen, là hạng chúng sanh đã có nâng cao, hay phát triển, tâm trí (mano ussannaṁ etesaṁ). Danh từ Bắc Phạn (Saṁskrt) là Manushya, có nghĩa là con của Manu. Được gọi như vậy vì con người đã trở thành văn minh tiến bộ nhờ Manu, bậc thấy xa hiểu rộng.
Cảnh người là một cảnh giới trong đó hạnh phúc và đau khổ lẫn lộn. Chư vị Bồ Tát thường chọn tái sanh vào cảnh nầy vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để hành những pháp cần thiết nhằm thành tựu Đạo Quả Phật. Kiếp sống cuối cùng của Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người.
11. Cātummahārājika, Tứ Đại Thiên Vương.
Đây là cảnh Trời thấp nhất, cảnh giới của bốn vị Trời gọi là Tứ Đại Thiên Vương cùng với tùy tùng.
12. Tāvatiṁsa, Đạo Lợi, hay Tam Thập Tam Thiên.
Theo nghĩa trắng là ba mươi ba. Sakka, vua Trời Đế Thích, ngự tại cảnh giới nầy. Được gọi như vậy vì theo một tích chuyện, có ba mươi ba người kia do Magha lãnh đạo, tình nguyện thực hiện nhiều công tác từ thiện. Cả ba mươi ba vị đều tái sanh vào cảnh nầy.
13. Yāma, Dạ Ma.
Do căn "yam" có nghĩa là tiêu diệt. Yāma là cái gì tiêu diệt đau khổ.
14. Tusita, Đấu Xuất Đà,
là dân cư có hạnh phúc. Những vị Bồ Tát đã thực hành tròn đủ các pháp cần thiết để chứng đắc Đạo Quả Phật đều cư ngụ ở cảnh giới nầy, chờ cơ hội thích nghi để tái sanh vào cảnh người lần cuối cùng.
15. Nimmāṇarati, Hoá Lạc Thiên.
Cảnh giới của những vị Trời ở trong cung điện to lớn đẹp đẽ.
16. Paranimmitavasavatti, Tha Hóa Tự Tại.
Danh từ có nghĩa là những vị đem những vật mà người khác tạo nên đặt dưới quyền điều khiển của mình.
Trên đây là sáu cảnh Trời thuộc Dục Giới -- tất cả đều là những cảnh giới hữu phúc nhất thời. Chúng sanh trong cảnh nầy được mô tả là có cuộc sống hạnh phúc và hưởng nhiều lạc thú tạm bợ. Trên những cảnh Trời Dục Giới nầy có cảnh giới chư Phạm Thiên, những vị Trời đã từ bỏ tham dục và đang thọ hưởng hạnh phúc của Thiền.
17.
Đó là ba cảnh Phạm Thiên, nơi mà những vị đã đắc Sơ Thiền tái sanh vào. Tầng thấp nhất trong ba cảnh nầy là Phạm Chúng Thiên, Brahma Pārisajja, có nghĩa là "những người sanh ra giữa nhóm hầu cận của chư Đại Phạm Thiên, Mahā Brahmas". Tầng kế đó là Phạm Phụ Thiên, Brahma Purohita, có nghĩa là tay chân thân cận của chư Đại Phạm Thiên. Và cùng tột, là cảnh Đại Phạm Thiên, Mahā Brahma, cảnh giới của những vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ, và tuổi thọ nhiều hơn các vị Phạm Thiên khác, nhờ phước báu đã tạo do pháp hành thiền.
Những người đã phát triển Sơ Thiền ở mức độ vừa đủ, sau khi chết tái sanh vào cảnh Phạm Thiên đầu tiên. Những vị đã phát triển Sơ Thiền đến mức độ trung bình sẽ tái sanh vào cảnh thứ nhì, và những vị đã hoàn toàn vững vàng trong Sơ Thiền sẽ được tái sanh vào cảnh giới Đại Phạm Thiên, tầng thứ ba.
Những cảnh giới tương ứng với Nhị Thiền và Tam Thiền cũng phải được hiểu cùng một thế ấy.
18. Asaññasatta, Vô Tưởng Thiên.
Cảnh giới của những chúng sanh sanh ra không có tâm. Nơi đây chỉ có sự biến chuyển liên tục của sắc. Thông thường thì danh và sắc luôn luôn dính liền nhau, không thể tách rời. Nhưng đôi khi, như trường hợp nầy, do năng lực của Thiền, cũng có thể tách rời danh và sắc. Khi một vị A-La-Hán nhập Diệt Thọ Tưởng Định (Nirodha Samāpatti) cũng vậy, tâm của Ngài chấm dứt. Đối với chúng ta, khó quan niệm được một trạng thái tương tợ. Tuy nhiên, có rất nhiều việc không thể quan niệm mà thật sự có.
19. Suddhāvāsa, Phước Sanh Thiên.
Cũng được gọi Tịnh Cư Thiên,là cảnh giới riêng biệt của các vị A-Na-Hàm (Anāgami). Chúng sanh ở cảnh khác mà đắc Quả Bất Lai thì tái sanh vào cảnh nầy. Về sau các vị nầy đắc Quả A-La-Hán, sống trong "cảnh hoàn toàn tinh khiết" ấy cho đến khi hết tuổi thọ và nhập Đại-Niết-Bàn.
20. Arūpabhūmi, Cảnh Vô Sắc Giới.
Xem chương I, chú giải số 6.
Tất cả bốn cảnh nầy đều vô sắc, không có cơ thể vật chất.
Nên ghi nhận rằng Đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lý thuyết về vũ trụ. Dầu những cảnh trên có hiện hữu hay không, điều ấy không ảnh hưởng gì đến giáo lý của Ngài. Không ai bị bắt buộc phải tin một điều nào, nếu điều ấy không thích hợp với sự suy luận của mình. Nhưng nếu bác bỏ tất cả những gì mà lý trí hữu hạn của chúng ta không thể quan niệm được thì điều ấy cũng không phải hoàn toàn chánh đáng.