- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
Tịnh Xá Ngọc Phước toạ lạc trên mảnh đất do một Phật tử cúng dường với diện tích 2.000 m2 ở ngay trong Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Địa chỉ hiện tại thuộc Tổ dân phố 3.
Tịnh xá do Đức Thầy Thích Giác An khai sơn vào năm 1961.
Về truyền thừa, do trước năm 1975 theo luật định của Tổ sư Minh Đăng Quang, thì chư Tăng chỉ ở mỗi Tịnh Xá trong thời gian là 3 tháng, 6 tháng, hoặc lâu lắm là 1 năm, cho nên chư Tăng trụ trì về sau không thể biết và nhớ hết được chư vị tiền bối đã trụ xứ xưa kia.
Từ năm 1974, Tỳ kheo Thích Giác Trong trông nom và trụ trì chốn thanh tịnh này cho đến nay.
Tịnh Xá đã qua 2 lần trùng tu, vào năm 1985 và năm 2016.
Hiện nay, Tịnh Xá đang trong giai đoạn gần cuối của cuộc đại trùng tu kéo dài đã hơn 5 năm, vì công trình xây dựng tái thiết vô cùng hoành tráng, vĩ đại!
Trong thời gian trùng tu xây dựng kéo dài với sự kiên trì và nỗ lực không mệt mỏi, ngôi Tam Bảo với Chánh điện và các án thờ chư Phật, Bồ tát, Thánh chúng dù là tạm thời an vị vẫn không mất đi vẻ tôn nghiêm, không giảm thanh tịnh, trong ngoài đều tố linh tố hảo.
Tịnh Xá xưa truyền dến nay được xây dựng theo mô hình bát giác, có 8 cửa vào ra tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. Bên trong có 4 trụ cột bằng đá tượng trưng cho Tứ Chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di).
Gian Chánh điện tôn trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tĩnh toạ trong khung kính hình vuông có 4 cửa tượng trưng cho Tứ Diệu Đế, và bộ tượng Dược Sư Thất Châu. Phía sau là án thờ Tổ sư Minh Đăng Quang, vị khai sáng và kiến lập Hệ phái Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.
Tịnh xá còn có những hương án tôn trí thờ Tây Phương Tam Thánh (Phật A Di Đà, nhị vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí), Di Lặc Tôn Phật, Bồ tát Địa Tạng Vương, và Pháp Đàn Dược Sư thật trang nghiêm với hương đăng lung linh ngời sáng.
Bên ngoài Tịnh Xá, một pho tượng Đức Phật Thích Ca ngự đài liên hoa bằng gỗ bóng loáng tạm thời được an trí bên hiên phải ngôi Chánh điện. Bước ra vài bước ra sân là đến Điện Quán Thế Âm có cấu trúc hình lục giác (Lục độ ba-la-mật) với hai tầng mái, trên đỉnh có bảo tháp 7 tầng.
Vào bên trong ngôi Tịnh xá đang xây dựng dang dở, bá tánh thập phương sẽ choáng ngợp trước những bức vách, bức tường được đắp phù điêu, chạm trổ những tranh, hòa cùng những diềm hoa văn, ô thông gió với những hoạ tiết công phu tinh xảo, mỹ thuật tẩn mẩn tỉ mỉ, dù đang ở dạng "thô" hay đã được sơn phết nhũ vàng đều làm cho người phàm mắt tục... hoa cả mắt.
Công trình tái thiết ngôi già lam này có một tầng trệt, 2 tầng lầu, và một cổ lầu bên trên đỉnh, thật đồ sộ và kỳ công, có lẽ phải thêm 1 hay 2 năm nữa mới hoàn thành mỹ mãn.
Lên đến tầng thượng, nhìn ngắm được hướng Đông có biển xanh nước biếc, nhấp nhô tàu thuyền, và đặc biệt là thấy một hòn đảo có hình dạng bóng dáng y như một pho tượng Đức Phật Nhập Niết Bàn, dân gian gọi là Đảo Phật Nằm.
Tịnh Xá Ngọc Phước bao năm qua là nơi nương tựa, dẫn dắt tinh thần cho Phật tử tu niệm theo pháp môn Tịnh Độ, mỗi tháng có 2 ngày (ngày 16 và mồng 1 âm lịch) cộng tu niệm Phật và thọ Bát Quan Trai giới. Vào các ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan, Phật Thành Đạo, và các ngày Vía Phật, Bồ tát, Thánh chúng, Tổ Thầy… đều được tổ chức trọng thể, trang nghiêm với hương đăng hoa trái rạng rỡ sắc màu.
Tâm Không Vĩnh Hữu