Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.

15/04/202419:01(Xem: 626)
42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.

TỪ TĂNG HỌC VIỆN
CHUYỂN THẢNH CHÙA PHƯỚC HUỆ

 

 

        Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.

        Vào năm Kỷ Hợi 1959, Hoà thượng Thích Bích Lâm, môn đồ của Hoà thượng Thích Phước Huệ từ chùa Hải Đức đã hạ sơn về vùng Đồng Đế phía Bắc thị xã Nha Trang để kiến lập nên Tăng Học Viện Trung Phần thuộc Giáo hội Phật giáo Cổ truyền, mục đích tạo chốn an trú tu hành và đào tạo Tăng tài, hoằng pháp lợi sanh.

        Gần 10 năm sau, vào năm 1968, Ngài đã cho xây dựng thêm phòng ốc trên vùng hoang vắng ấy để thành lập Trường Tiểu Học Nghĩa Thục Vạn Hạnh dang rộng cổng cửa và vòng tay đón nhận con em những nhà nghèo khó vào học con chữ mở mang trí tuệ., song song với việc phát triển cơ sở thêm Tăng Học Viện.

Đến năm 1970, vì lý do sức khoẻ, Hoà thượng Bích Lâm đã đưa Tăng chúng về tu học tại chùa Nghĩa Phương vì Tăng Học Viện thiếu nhân lực quản lý, điều hành. Chính trong thời gian này, Ngài đã chuyển đổi Tăng Học Viện thành ngôi già lam thánh chúng và dùng pháp hiệu của Bổn sư (Ôn Hải Đức) đặt tên cho chùa là Phước Huệ.

        Hoà thượng Phước Huệ, pháp danh Ngộ Tánh, pháp tự Hưng Long, là vị Tổ khai sơn lập tự chùa Hải Đức ở Huế. Ngài cũng vào đất Nha Trang lập nên chùa Hải Đức ở khu vực gần chùa Hội Phước (chùa Cát), nên hồi đó người Pháp mới đặt tên một con lộ chạy cắt ngang giữa 2 ngôi chùa là đường “Rue des deux Pagodes”, có nghĩa là "đường Hai Chùa" (sau năm 1975, đường đổi tên thành Tô Vĩnh Diện). Về sau, Ngài đã chọn Thượng tọa Bích Không-Giác Phong, là một người am tường nhiều sở học, hỗ trợ Ngài thực hiện các Phật sự quan trọng. Đầu tiên là dời chùa Hải Đức từ thành phố Nha Trang lên đồi Trại Thủy để tiện việc quy tụ Tăng Ni tu học và mở rộng khi cần. Công việc dời chùa ấy được tiến hành trong năm Quý Mùi (1943) và ngôi chùa đã trở thành một cơ sở đào tạo quan trọng rất lừng danh là Phật Học Viện Hải Đức-Nha Trang sau này.


chua phuoc hue (1)chua phuoc hue (2)chua phuoc hue (3)chua phuoc hue (4)chua phuoc hue (5)chua phuoc hue (6)chua phuoc hue (7)chua phuoc hue (8)chua phuoc hue (9)chua phuoc hue (10)chua phuoc hue (11)chua phuoc hue (12)chua phuoc hue (13)chua phuoc hue (14)chua phuoc hue (15)chua phuoc hue (16)chua phuoc hue (17)chua phuoc hue (18)chua phuoc hue (19)chua phuoc hue (20)chua phuoc hue (21)chua phuoc hue (22)chua phuoc hue (23)chua phuoc hue (24)chua phuoc hue (25)chua phuoc hue (26)chua phuoc hue (27)chua phuoc hue (28)chua phuoc hue (29)chua phuoc hue (30)chua phuoc hue (31)chua phuoc hue (32)chua phuoc hue (33)chua phuoc hue (34)chua phuoc hue (35)chua phuoc hue (36)chua phuoc hue (37)chua phuoc hue (38)chua phuoc hue (39)chua phuoc hue (40)chua phuoc hue (41)chua phuoc hue (42)chua phuoc hue (43)chua phuoc hue (44)




       
Quay lại với Chùa Phước Huệ, pháp mạch truyền thừa rõ rệt như sau:

- HT. Thích Trí Tâm trụ trì từ năm 1959 đến 1965

- Đại đức Thích Trí An trụ trì từ năm 1965 đến 1968

- Thượng toạ Thích Tâm Khai trụ trì từ năm 1968 đến 1970

- Đại đức Thích Trí Định trụ trì từ năm 1970 đến 1977

- Hoà thượng Thích Trí Hải trụ trì từ năm 1978 đến năm viên tịch 2014

- Thượng tọa Thích Thiện Huệ trụ trì từ năm 2015 đến nay.

       
Năm 1987, chùa di dời mộ địa nghĩa trang Tổ đinh Nghĩa Phương, đồng thời cải tạo lại dãy phòng học của trường Nghĩa Thục Vạn Hạnh thành "Vãng sanh đường" để thờ linh cốt ký gửi của bà con Phật tử trong khu vực đã vãng sanh.

        
Phía sau vườn chùa có khu Vườn Tháp chư Tổ Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, là nơi an trụ của bảo tháp Tổ Khai sơn Tổ đình Nghĩa Phương và chư tôn Trưởng lão thiền đức Tăng thuộc Tông phong đã viên tịch.

       
Từ năm 2004, chùa được tái thiết đại trùng tu qua nhiều năm tháng để trở thành một ngôi già lam khang trang tú lệ, với các công trình Chánh điện, Tổ đường, Cổng tam quan, điện Quán Thế Âm, điện Mẫu, điện Quan Thánh Đế Quân, miếu Tiêu Diện Đại Sỹ, miếu Bố Đại Hoà Thượng... là nơi lui tới vào ra để nương tựa tinh thần, tu tập của những người con Phặt ở khu vực phía Bắc thành phố biển.

                                       
  Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2012(Xem: 2436)
Bởi tự ngày xưa cho đến tận bây giờ, người dân đất Nội quê hương ta nơi đây, với tấm lòng thành kính luôn hướng về cửa phật. Đã tâm nguyện và mong muốn trong luỹ tre làng nơi mình sinh sống có một ngôi chùa hàng ngày vọng tiếng chuông ngân. Để được cùng nhau sớm lửa tối đèn hương đăng thờ cúng Đức Phật từ bi và tụng niệm kinh thư để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu được an sinh cho mình, cho gia đình cùng bàn dân thiên hạ. Đồng thời cũng luôn cầu được quốc thái dân an, nước cường dân thịnh! Ước vọng đó giờ đây đã trở thành hiện thực.
06/01/2012(Xem: 5304)
Những ngày cuối năm thật giá rét. Lá vàng như những cánh bướm chưa kịp đập cánh, đã phải tung bay rào rào theo những cơn gió bụi. Mưa lất phất đến rồi đi, để lại trên mặt đường những làn nước mỏng. Cây bạch đàn cao lớn phía sau nhà rung chuyển mạnh, tất cả nhánh lá cùng xuôi về một hướng, phần phật reo lên tựa hồ một cánh buồm trong gió. Hương bạch đàn phảng phất trong tiết lạnh mùa đông. Chợt nhớ những ngôi chùa ven rừng.
28/10/2011(Xem: 3808)
Điểm đặc biệt là người dân từ miền Bắc vào Thuận Hóa làm ăn, nhưng ngược lại tất cả các ngài truyền bá Phật pháp, dựng thảo am và lập chùa chiền thì đều Đàng Trong ra. Tất cả các ngài đến truyền bá Phật pháp đều dựng tháo am trong bóng cây rừng rậm rịt đầy cọp, beo, và rắn độc ấy cả. Tìm cho ra được mối liên hệ giữa tinh thần, trí tuệ của các ngài sơ Tổ với môi trường thiên nhiên “đẹp man dại” đó, chúng tôi nghĩ là chúng ta đã tìm được sắc thái đặc trưng của chùa chiền và Phật giáo vùng Huế vậy.
05/09/2011(Xem: 3644)
Dốc lên lưng chừng Thiền viện Từng dòng phồn tạp áo hoa Vô thanh hòa ngàn âm giọng Trực Tâm ngưỡng A Di Đà
21/07/2011(Xem: 3741)
Không có con sông nào chảy ngang chùa. Cũng không phải là ngôi chùa gỗ được thiết kế như một chiếc thuyền trên sông. Nhưng chính nơi tên chùa, và tên của thôn xã địa phương, đã diễn tả một cảnh sông nước thơ mộng, mênh mông trong trí người đọc: Chùa Huệ Hà, thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy (Hà là sông lớn. Thủy là nước, trong một số trường hợp, chữ này cũng được dùng để nói về sông sâu, biển rộng). Thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy này thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
24/06/2011(Xem: 2206)
Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
23/06/2011(Xem: 2131)
Cho đến bây giờ, hướng về Yên Tử ai cũng nghĩ đây là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, nơi Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, vị tổ khai sáng ra dòng thiền này đắc đạo thành Phật chính.
13/06/2011(Xem: 3580)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
14/05/2011(Xem: 8088)
Chùa Thiên Liên toạ lạc tại số 244 Võ Duy Linh thị xã Gò Công, do Hoà ThượngThích Hoằng Minh và các Mạnh Thường Quân, cùng Phãt tử sáng lập năm 1955. Khithành lập , chùa được xây dựng bán kiên cốvới chánh điện và nhà trù,(nhà ăn), nhà khách thô sơ cho đến nay.
08/05/2011(Xem: 9508)
In the long way history of Buddhism, an ancient and profound religion which has been constantly developing and modernising, Buddhist architecture has been changing increasingly both in form and content. From small buts for some monks in early times, they have gradually become large monasteries or Pagodas for a community of monks, together with dome-shaped or multi-faceted stupas enshrining holy Buddhist relics, subordinate structures, stele houses, statues, religious decorations and musical instruments….Today, one can see in a typical pagoda a harmonious and original combination of various characteristic of Buddhist architecture.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567