- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
LỜI DẪN
Cho đến ngày nay, mặc dù có nhiều sách của các bậc Thạc Đức trong nền Phật Giáo Việt Nam đã dịch, chú giải, lược giải Kinh Thủ Lăng Nghiêm, nhưng một số lớn Phật tử vẫn chưa hiểu rõ ý Kinh một cách trọn vẹn. Cũng vì khó hiểu, nên một số người cho Kinh này là giả, sự thực thì không phải vậy, vì Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về Chân Tâm vô cùng trừu tượng cao siêu, nên không dễ gì hiểu một cách trọn vẹn.
Chúng tôi dù tài nông sức cạn, trí đức hẹp hòi, nhưng vì sự mong mỏi giúp cho những người có duyên, được giải tỏa những thắc mắc khi đọc Kinh Thủ Lăng Nghiêm; do đó chúng tôi cố gắng diễn giải ý Kinh vào từng chi tiết để cống hiến đến qúy độc giả hiểu Kinh được nhiều hơn.
Chúng tôi dùng bản dịch của Hòa Thượng Thích Duy Lực, một vị Hòa Thượng là người Trung Hoa sinh tại Trung Hoa, nhưng lại ở Việt Nam nhiều năm từ hồi còn trẻ cho tới khi về già, nên Ngài thông thạo cả 2 ngôn ngữ Hán Việt; đây là ưu điểm cho sự dịch thuật mà ít người có được.
Mặt khác, mặc dù Kinh chia ra 10 quyển, nhưng mỗi ý nghĩa Phật nói có khi trong một quyển đề cập tới hai ý, có khi một ý nói trong hai quyển mới đủ; do đó để cho được dễ hiểu và mạch lạc, chúng tôi mạn phép sắp xếp chia Kinh thành 18 Kinh Văn, và trong mỗi Kinh Văn lại chia ra mục, đoạn và tiểu đoạn có tên gọi tương xứng với nội dung. Chúng tôi thấy sự phân chia này sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi và nắm vững ý nghĩa của từng phần của Kinh.
Một điểm lưu ý người đọc nên suy nghĩ và ghi nhớ cho kỹ khi đọc sách này thì sẽ nhận được ý nghĩa của Kinh mà Đức Phật dạy. Sau chót, mặc dù với sự cố gắng giải thích ý nghĩa của Kinh, nhưng còn có những khiếm khuyết; xin qúy Thiện tri thức hỉ xả và bổ túc cho, chúng tôi chân thành đa tạ.
NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Cali. USA, Phật Lịch năm 2560, ngày 9-9-2016
Toàn Không Đỗ Đăng Tiến