- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
7. Âm thanh tiêu sạch, tánh nghe trở vào, thoát khỏi trần vọng:
Âm thanh tiêu sạch nghĩa là khi nghe xong liền quán sát lời nói chỉ là giả có không thật, rồi xa lià dứt bỏ, thì lời nói đó không còn lưu lại trong tâm. Tánh nghe trở vào nghĩa là nếu xoay cái nghe nghe bên trong, là lắng nghe tiếng nói của vọng tưởng, tức là quán sát vọng tưởng khởi lên và nhận ra vọng tưởng chỉ là giả không thật, rồi lià bỏ dứt trừ nó, như vậy không những vọng tưởng bị tiêu diệt mà thinh trần cũng tiêu tan, nên nói “thoát khỏi trần vọng” là vậy.
Khiến chúng sanh gặp những thứ gông cùm, xiềng xích đều chẳng thể trói buộc: Gông cùm xiềng xích biểu trưng sự ràng buộc mê mờ tối tăm vì những thứ như “được mất, đúng sai, vinh nhục, vui buồn” làm con người mất tự do tự tại, nó kìm sức phát triển về thể xác lẫn tinh thần, nó đưa đến buồn rầu khổ đau v.v…. Nếu tu Pháp Môn Quán Thế Âm, nghĩa là quán sát những thứ đó làm cho dính mắc ràng buộc, nó chỉ là ảo huyển không thật là không, rồi xa lià dứt bỏ, thì dù người có tội hay không, sẽ hết bị si mê u tối ngự trị mà được sáng suốt tự tại, cũng ví như bị xiềng xích gông cùm mà đều đứt rã.
8. Âm thanh tiêu diệt, tánh Văn viên mãn, Từ Lực khắp nơi: Nghĩa là khi âm thanh tức tiếng nói không còn bị lôi kéo dính mắc mà được sạch hết, thì tính nghe được trong sáng đầy đủ, đó là giải thoát, lúc đó sẽ có tâm Từ thương yêu chúng sinh khắp mười phương.
Khiến chúng sanh đi qua chỗ nguy hiểm, chẳng bị giặc cướp: Giặc cướp, ám chỉ những lời nói dối, nói châm chọc, nói thêu dệt, nói ác là những lời đưa đến nguy hiểm tai hại; do đó ví như bị giặc cướp của cải tài sản. Nếu tu Pháp Môn Quan Thế Âm nghĩa là quán sát các lời nói ấy là giả không thật, thấy nó là không, do đó xa lià dứt bỏ những lời nói này trong tâm, không có hành động cử chỉ nói năng trả đũa, thành lớn chuyện thêm lên, sẽ gây khổ đau cho cả hai. Như vậy ví như ở chỗ nguy hiểm mà được yên ổn, chẳng bị giặc cướp của giết hại mà được thoát khỏi vậy.
9. Huân tu tánh Văn, xa lìa cảnh trần, sắc dục chẳng thể lôi kéo: Là khi tu tính nghe được thuần nhiễn rồi thì chẳng còn bị hình ảnh đẹp đẽ, lời nói ngon ngọt (trần cảnh) mê hoặc, như vậy chẳng bị dung mạo lừa dối, chẳng bị âm thanh quyến rũ (sắc dục) lôi kéo vào đam mê.
Khiến tất cả chúng sanh đa dâm xa lìa tham dục: Nghĩa là nếu tu Pháp Môn Quán Thế Âm, tức là quán sát thì sẽ thấy sự đam mê sắc thinh, đam mê ái ân dâm dục chỉ là giả có không thật, là không; quán thấy như vậy rồi, thì xa lià dứt bỏ nó, khiến người đa dâm được giải thoát khỏi mọi ràng buộc của tham dục.
10. Thuần âm vô trần, căn trần viên dung, chẳng năng sở đối đãi: Là khi căn không còn dính mắc trần cảnh (vô trần), chỉ còn là âm vang như trong xa mạc, như gió thổi vào lưỡi kiếm sắc chẳng ảnh hưởng gì, thì lúc đó căn và trần tan nhiễn trong sạch đầy đủ (viên dung), chẳng còn sự đối đãi phân biệt chỗ và nơi (năng sở) của tiếng và nghe nữa.
Khiến tất cả chúng sanh hay giận dữ lìa bỏ sân hận: Nghĩa là nếu tu Pháp Môn Quán Thế Âm, tức là quán sát những tiếng chê bai chỉ trích, những lời nói ác là giả, ảo huyển, không thật, rồi xa lià dứt bỏ chúng, như bỏ ngoài tai những lời nói ấy, thì chẳng còn buồn phiền sân hận giận thù, tức được giải thoát khỏi khổ.
11. Xoay minh tiêu trần, trở về bản tánh, cả pháp giới, thân tâm đều như lưu ly, thấu triệt vô ngại: Là khi không dính mắc trần cảnh, thì cũng như chuyển cái nghe về gốc của tự tính (bản tánh), khi trần cảnh được tiêu diệt sạch sẽ rồi thì ánh sáng của tự tính hiển hiện chiếu khắp vũ trụ (cả pháp giới). Lúc ấy thân tâm không còn dính một chút bụi trần, nên yên lặng trong suốt (như lưu ly), chỉ còn có tự tính hiển lộ, nên không có gì là chẳng biết rõ cùng tột (thấu triệt vô ngại).
Khiến những kẻ ngu muội chẳng tin Phật pháp, xa lìa hẳn sự si mê ám muội: Nghĩa là những người không tin Phật pháp thấy sự nhiệm mầu của sự biết rõ cùng tột của người tu được như thế, thì khiến họ thức tỉnh rồi học hỏi hành trì để được xa lià sự mê muội.
12. Tiêu dung hình thể, trở về bản Văn, ngồi bất động đạo tràng: Là khi xoay cái nghe trở về gốc nghe (bản văn), quán sát sắc thinh thấy đều là giả có không thật, nên không còn chấp chặt vào hình dạng nữa (tiêu dung hình thể), khi hành trì tới nhu nhuyễn thì đạt được tịch tĩnh bất động (ngồi bất động đạo tràng).
Vào thế gian mà chẳng hoại pháp thế gian, đi khắp mười phương, cúng dường vô số Như Lai, nơi mỗi Như Lai làm Pháp Vương Tử: Lúc đó sẽ có thể đến khắp mười phương thế gian mà không hủy hoại luật pháp thế gian, để cúng dàng Chư Phật và làm con Phật về giáo lý (Pháp Vương Tử).
Pháp giới chúng sanh cầu sanh con trai, được con trai có phước đức trí huệ: Con trai, biểu trưng trí tuệ và giác ngộ, nghĩa là chúng sinh trong mười phương thế giới (Pháp giới) nếu tu Pháp Môn Quán Thế Âm sẽ đạt được trí tuệ giải thoát (Sanh con trai).
13. Lục căn viên thông, sáng và soi không hai, khắp mười phương thế giới: Là khi tu Nhĩ Căn được viên thông rồi thì tất cả Sáu Căn đều cùng viên thông, lúc đó ánh sáng của Diệu tâm chiếu khắp đại vũ trụ.
Lập Đại Viên Cảnh, Không Như Lai Tạng, thừa nhận pháp môn bí mật của vô số Như Lai, chẳng có thiếu sót: Là khi tu hành đến sạch hết ô nhiễm, đạt trống không trong A Lại Đa (Không Như Lai Tạng) thức chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, nghĩa là thành cái trí huệ sáng suốt như gương khổng lồ tròn đầy trong sạch soi chiếu cùng khắp, tương ưng cho sự kỳ bí của Chân Như, Phật Tính.
Khiến pháp giới chúng sanh cầu sanh con gái, được con gái có tướng tốt, đoan chính, phước đức, dịu dàng, được mọi người yêu mến: Con gái biểu trưng phúc đức và giác ngộ; nghĩa là nếu tu Pháp Môn Quán Thế Âm sẽ đạt được phúc đức và giải thoát (sanh con gái), có 32 tướng tốt chân chính, được nhiều người kính mến ưa chuộng.
14. Trăm ức nhựt nguyệt chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới này, trong đó có 62 hằng sa pháp vương tử đang trụ trì nơi thế gian, tu chánh pháp, làm mô phạm, mỗi mỗi dùng phương tiện và trí huệ chẳng đồng, tùy thuận căn tánh mọi người để giáo hóa chúng sanh.
- Do con được Nhĩ Căn viên thông, phát ra diệu dụng, nên thân tâm vi diệu, cùng khắp pháp giới, khiến chúng sanh người trì danh hiệu con so với người trì danh hiệu của 62 hằng sa Pháp Vương Tử, hai người được phước đức bằng nhau.
Công đức thứ 14 này đại ý nói trong cõi Phật này, tức giải Ngân Hà Milkyway (Tam thiên đại thiên thế giới) công đức người trì danh hiệu của 62 hằng sa Pháp Vương Tử và người trì danh hiệu Quán Thế Âm được phước đức bằng nhau. Ý đoạn Kinh này nói rằng người cung kính lễ lạy và cúng dàng 62 hằng sa Pháp Vương Tử đang trụ trì nơi thế gian trong cõi Phật này, nghĩa là vô số Bồ Tát có vô lượng công đức, và người chỉ thọ trì một danh hiệu Quán Thế Âm, thì phúc của hai người đó bằng nhau không khác, tại sao lại bằng nhau được? Vô lượng các vị Bồ Tát kia cũng là các bậc Thánh, cũng có vô số vị là Đẳng giác Bồ Tát, sao vô lượng Bồ Tát như thế mà chỉ ngang bằng một Bồ Tát Quán Thế Âm?
Bởi vì: dù là vô số Bồ Tát, nhưng người ấy chỉ có niệm danh hiệu thôi, tức là lễ bái cúng dàng nên có tâm vui vẻ, có tâm vui vẻ nên đạt được định tâm. Còn người thọ trì danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-Tát nghĩa là người tu quán sát những ý nghĩ những vọng tưởng để thấy chúng là giả, là lường gạt, là không thật, cần phải loại bỏ, chấm dứt, đoạn lià, như vậy, người ấy sẽ có cơ hội đạt được tâm định tĩnh. Như thế thì 2 cách khác nhau cùng đưa tới công đức của tâm định tĩnh như nhau; do đó nói “phước của hai người bằng nhau không khác”, là vậy.
Nói: “Do 14 đức "vô úy" Quán Thế Âm khiến cho chúng sinh xa lìa các khổ nạn…”, nhưng xét thâm nghĩa bên trong chúng ta thấy không phải do Quán Thế Âm có 14 đức vô úy, rồi đem bố thí để cứu khổ cứu nạn chúng sanh; mà thật ra tất cả chúng sanh trong mười phương nếu tu hành pháp nghe âm thanh Kim Cang tam muội của Quán Thế Âm tới nơi tới chốn thì sẽ xa lìa tất cả khổ nạn và được giải thoát vậy.
4). ĐƯỢC BỐN ĐỨC NHIỆM
MẦU KHÓ THỂ NGHĨ BÀN:
- Thế Tôn! Do con tu chứng Vô Thượng Đạo, được căn viên thông này, nên khéo được bốn thứ diệu đức vô tác bất khả tư nghì:
l. Do con được Bản Văn huyền diệu, tâm diệu lìa văn: Kiến, Văn, Giác, Tri thành một bửu giác viên dung trong sạch, chẳng thể chia cách, nên hay hiện nhiều dung mạo vi diệu, thuyết vô biên bí mật thần chú, trong đó từ một đến tám vạn bốn ngàn con mắt và cánh tay, tùy nghi thị hiện, hoặc từ hoặc oai, hoặc định hoặc huệ, cứu giúp chúng sanh được tự tại.
2. Do sự Văn Tư của con thoát khỏi lục trần, như âm thanh vượt qua bức tường, chẳng bị ngăn ngại, nên con khéo hiện mỗi mỗi hình, mỗi mỗi chú, những hình những chú, đều hay thí cho chúng sanh được sức vô úy. Vì thế, mười phương vô số quốc độ đều gọi con là người Thí Vô Úy.
3. Do con tu tập Nhĩ Căn trong sạch, được diệu tâm viên thông, nên đi khắp thế giới, đều có thể khiến chúng sanh xả bỏ thân mạng và châu báu cầu con thương xót.
4. Con được ngộ tâm Phật, chứng nơi cứu cánh, hay dùng các thứ châu báu cúng dường mười phương Như Lai, cho đến chúng sanh lục đạo trong pháp giới, cầu vợ được vợ, cầu con được con, cầu sống lâu được sống lâu, cầu chánh định được chánh định, như thế cho đến cầu Đại Niết Bàn được Đại Niết Bàn.
- Phật hỏi về viên thông, con từ Nhĩ Căn vào Viên Chiếu Tam Muội, Tùy Tâm tự Tại, Từ Sự Nghe Nhập Lưu, cho đến Đắc Tam Ma Địa, Thành Tựu Bồ Đề là hơn cả.
- Thế Tôn! Như Lai khen con khéo được pháp môn viên thông, ở trong hội thọ ký cho con hiệu là Quán Thế Âm, do con quán âm sáng tỏ mười phương, nên danh hiệu QUÁN ÂM khắp mười phương thế giới.
GIẢI NGHĨA:
Do tu hành đạt căn viên thông, chứng đạo vô thượng, được bốn thứ đức sáng tỏ (diệu đức), không cần cố sức mà hiệu nghiệm không thể nghĩ bàn (vô tác bất khả tư nghì) như sau:
l. Do con được Bản Văn huyền diệu, tâm diệu lìa văn: Kiến, Văn, Giác, Tri thành một bửu giác viên dung trong sạch, chẳng thể chia cách, nên hay hiện nhiều dung mạo vi diệu, thuyết vô biên bí mật thần chú: Nghĩa là khi gốc nghe (Bản văn) trở thành thanh tịnh chiếu soi kỳ bí (huyền diệu) rồi, thì tâm sáng suốt lìa nghe, sự “Thấy, Nghe, Tỉnh, Biết” (Kiến, Văn, Giác, Tri), trở thành cái biết qúy giá (bửu giác), hiện diện đầy đủ (viên dung) sáng suốt trong sạch chẳng thể phân ly, nên hay hiện dung mạo vi diệu, nói vô số thần chú bí mật.
Trong đó từ một đến tám vạn bốn ngàn con mắt và cánh tay, tùy nghi thị hiện, hoặc từ hoặc oai, hoặc định hoặc huệ, cứu giúp chúng sanh được tự tại: Nghĩa là tùy nghi thị hiện từ một đến vô số hóa thân (bốn vạn tám nghìn con mắt), và làm vô lượng công đức (vô số cánh tay) cho vui cứu khổ (từ bi), hoặc dạy tu tập thiền định đạt trí tuệ (định huệ), để cứu giúp chúng sinh được giải thoát (tự tại).
2. Do sự Văn Tư của con thoát khỏi lục trần, như âm thanh vượt qua bức tường, chẳng bị ngăn ngại, nên con khéo hiện mỗi mỗi hình, mỗi mỗi chú, những hình những chú, đều hay thí cho chúng sanh được sức vô úy. Vì thế, mười phương vô số quốc độ đều gọi con là người Thí Vô Úy: Nghĩa là do sự nghe (Văn), suy tư (Tư) và tu hành mà thoát khỏi Sáu Trần (lục trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), Tại sao? Vì quán sát để thấy Sáu Trần là giả không thật, là không, rồi dứt bỏ dính mắc trần, dứt bỏ vọng tưởng, khiến tâm được trong sạch (chẳng ngăn ngại), thì dù Sáu Trần có hiện diện cũng không có một chút tác động ảnh hưởng nào. Tức là dù tai có nghe, mắt có thấy, có âm thanh, có hình sắc, nhưng không có so đo phân biệt đẹp xấu, hay dở, khen chê, yêu ghét, thì tâm được giải thoát khỏi trần, nên ví như “âm thanh vượt qua bức tường” chắn không gì ngăn cản được. Lúc đó, tự tính chân tâm mới có thể hiển hiện, tức là chứng ngộ, khi đạt đạo thì có thể biến hóa hiện hình, hiện chú, những hình những chú đều thí độ cho chúng sinh được sức không sợ hãi (vô úy); vì vậy mười phương vô số quốc độ đều gọi là người Thí Vô Úy.
3. Do con tu tập Nhĩ Căn trong sạch, được diệu tâm viên thông, nên đi khắp thế giới: Nghĩa là khi tu quán sát cái nghe, biết rõ các lời nói âm thanh chẳng phải là cái của ta, mà đều là giả, không thật, là huyển ảo, là không; do đó không dính mắc các lời nói, dứt bỏ tất cả so đo phân biệt hay dở, đúng sai, khen chê, yêu ghét, thì căn tai (Nhĩ căn) được trong sạch, tính nghe hiển hiện, tâm định tĩnh soi sáng trong lặng điều hòa thông suốt đầy đủ (viên thông) sẽ đạt chính định, chứng đạt tự tại, được Ý sinh thân, ý đi đâu thì thân theo đó, nên có thể đi khắp mười phương thế giới.
Đều có thể khiến chúng sinh có thể xả bỏ thân mạng và châu báu cầu con thương sót, tại sao? Vì khiến chúng sinh tu quán sát thân tâm, cái ta (thân mạng) và cái của ta (châu báu) đều là giả không thật, là ảo huyển, là không, nên dễ dàng xả bỏ cái ta và cái của ta để cầu cái bản thể trong sạch sáng suốt an nhiên tự tại thường hằng không sinh chẳng diệt; vì vậy cho nên chúng sinh sẽ không còn tiếc thân mạng và tài sản là vậy.
4. Con được ngộ tâm Phật, chứng nơi cứu cánh, hay dùng các thứ châu báu cúng dường mười phương Như Lai: Nghĩa là thường xa lià dứt bỏ (cúng dường) các thứ dính mắc so đo phân biệt (vì dứt bỏ được các thứ này nên coi như châu báu qúy giá) để đạt được bản thể trong sạch sáng suốt an nhiên tự tại thường hằng không sinh chẳng diệt (Như Lai). Do đó chứng chỗ tột cùng (nơi cứu cánh), hiểu rõ (ngộ) tâm biết (tâm Phật) tịch tĩnh trong sáng.
Cho đến chúng sanh lục đạo trong pháp giới, cầu vợ được vợ, cầu con được con, cầu sống lâu được sống lâu, cầu chánh định được chánh định, như thế cho đến cầu Đại Niết Bàn được Đại Niết Bàn: Nghĩa là đối với chúng sinh sáu đường (lục đạo) trong vũ trụ (pháp giới), cầu giáo pháp được giáo pháp (cầu vợ được vợ), cầu giải thoát được giải thoát (cầu con được con), cầu giáo lý dài lâu được dài lâu (cầu sống lâu được sống lâu), cầu chánh định được chánh định, cho đến cầu nhập Niết Bàn theo ý muốn được nhập Niết Bàn.
- Phật hỏi về viên thông, con từ Nhĩ Căn vào Viên Chiếu Tam Muội, Tùy Tâm tự Tại, Từ Sự Nghe Nhập Lưu, cho đến Đắc Tam Ma Địa, Thành Tựu Bồ Đề là hơn cả: Nghĩa là tu Nhĩ căn bằng lắng nghe tiếng tâm vọng tưởng của mình, quán sát tư duy biết rõ nó không thật mà là giả, là ảo huyển, để rồi xa lià rời bỏ nó; khi thực hành bền bỉ lâu dài tới thanh tịnh định tĩnh thì đạt tâm tự tại (Đắc Tam Ma Địa), được nhập vào dòng Thánh và thành tựu giải thoát (Bồ Đề).
(Còn tiếp)