Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (24)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Bồ tát Long Thọ
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bát Nhã Đăng Luận Thích
06/11/2018
16:44
Trung luận, còn gọi là Trung quán luận, bốn quyển, Bồ-tát Long Thọ trước tác kệ tụng, ngài Thanh Mục làm Thích luận, được dịch ra chữ Hán bởi ngài Cưu-ma-la-thập. Đây là bộ luận trọng yếu của Phật giáo Đại thừa, là luận thư căn bản của Trung quán tông của Ấn Độ và Tam luận tông của Trung Quốc. Kệ bản: Bồ tát Long Thọ Thích luận: Bồ tát Phân Biệt Minh (Thanh Biện) Hán dịch: Thời Đại Đường, Ấn Độ Tam tạng Pháp sư Ba-la-phả-mật-đa-la Việt dịch: Quảng Minh
Thất Thập Không Tánh Luận
05/04/2017
19:03
Thất thập không tánh luận (七十空性論, Sunyata-saptati), còn gọi là Thất thập luận (七十論), là luận thư của Phật giáo Đại thừa. Tác giả luận này là Bồ-tát Long Thọ. Nội dung luận này giảng nói đạo lý tự tánh Không của các pháp. Phạn bản của luận này đã thất truyền, chỉ còn Tạng bản (sTonpa nid bdun cu pahi tshig lehur byas pa). Thời Dân Quốc, pháp sư Pháp Tôn (1902-1980) chuyển dịch luận này từ Tạng bản ra Hoa văn.
Kệ Ca Ngợi Pháp Giới
27/09/2016
04:36
Quy mạng mười phương Phật Pháp, Báo và Hóa Thân Nguyện cùng các chúng sinh Chóng thành Pháp giới tính.
Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh
26/07/2016
07:40
Các Bồ-tát thánh chúng Hay dùng mắt trí sáng Chiếu khắp các quần sinh. Đế-Thích đủ nghìn mắt, Đại Tự Tại ba mắt, Và ánh sáng nhật, nguyệt Đều không thể chiếu khắp. Na-La-Diên hai mắt Biến hiện các sắc tướng Hàng phục A-tu-la, Cậy kiêu mạn, sân khuể. Chỉ Phật đủ trí quang
Bồ Đề Tư Lương Luận
11/06/2016
05:41
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật. Phật là giác trong tất cả những gì nên biết -đây là nghĩa Phật- vì như cái nên biết mà biết vậy; lại vì trong vô trí, thùy miên mà giác vậy. Giác là nghĩa giác ngộ, vì lìa vô trí, thụy miên. Lại, vì các Thích, Phạm không giác ngộ được cái giác này, chỉ đấng danh vang khắp cả ba cõi có thể giác ngộ. Tất cả chư Phật chính là giác ngộ cái giác này, vì tất cả loại trí biết khắp chỉ Phật biết - không phải là Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát - vì đầy đủ Bất cộng pháp. “Chư” là vì không khuyết- nghĩa là quá khứ, vị lại, hiện tại. “ Đỉnh” vì là phần ở trên. “ Hợp chưởng” là chắp tay. “ Kính” là vì hướng lễ. “ Ngã thuyết” là vì tự phân biệt.
Bồ Tát Long Thọ vì Vua Thiên-Đà-Ca nói Kệ Trọng Yếu
28/10/2015
05:14
Kinh văn số 1672 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32, Luận tập bộ toàn Đời Tống, Tam Tạng Pháp Sư Cầu-Na-Bạt-Ma dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán Sa-môn Thích Như Điển phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc Dịch từ chữ Hán sang chữ Việt nhân khai mạc khoá tu học Phật Pháp Âu châu lần thứ 19 Tại Göterborg Thụy Điển, ngày 27.07.2007 Hiệu đính lần thứ nhất ngày 27 tháng 10 năm 2015 Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm Trọn bị vô minh che, ngăn ngại Ta nay vì họ hưng lợi ích. Ví như khắc hoạ, tạo tượng Phật, Người trí thấy được
Luận về Phương Tiện của Tâm
21/10/2015
20:09
Hỏi rằng: Không nên tạo Luận, tại sao thế ? Thường thì người tạo Luận, phần nhiều hay khởi tâm sân hận, kiêu dật, cống cao. Tự làm tâm mình ưu loạn, ít có nhu hòa. Bày ra cái xấu của người, tự thích cái hay của mình. Như xét lỗi người là điều mà người trí trách mắng. Cho nên tất cả chư hiền thánh dùng vô lượng phương tiện dứt bỏ tranh luận, thường vui viễn ly như vứt bỏ độc hại. Lại, người tạo Luận , trong thì điều hòa mềm mại, ngoài thì quán sát các lỗi lầm, cho nên, nếu muốn lợi mình lợi người thì nên phải bỏ pháp tranh luận này.
Đại Trí Độ Luận
20/07/2014
16:52
Đại Trí Độ Luận Tác giả: Bồ Tát Long Thọ Hán dịch: Tam Tạng Cưu Ma La Thập Việt dịch: Ni Trưởng TN Diệu Không Nhuận văn: HT Thích Thiện Trí, Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm, Bộ luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba la Mật. Bộ luận Đại Trí Độ này được ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị vị thiện hữu trí thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chưong, khảo chánh và lược dịch từ 1.000 quyển, cô đọng lại thành 100 quyển.
Bức Thư Của Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamiputra
03/07/2013
13:52
Bồ tát Long Thọ mở đầu thông điệp của mình cho Vua Gautamiputra bằng cách thúc dục ông, cũng như những người khác, thận trọng chú ý vào giáo pháp chứa đựng trong bức thư này vì nó liên quan đến Pháp thiêng liêng.
Thập Nhị Môn Luận
07/05/2011
08:40
Chủ đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa. Cốt lõi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo lý tánh Không...
Quay lại