- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
6. PHÁ HÒA HỢP VÀ KHÔNG HÒA HỢP
1 - PHÁ HÒA HỢP
- A Nan! Ông dù đã ngộ bản giác diệu minh, thể tánh phi nhân duyên phi tự nhiên, nhưng còn chưa rõ bản giác này chẳng phải do hòa hợp sanh, cũng chẳng phải không hòa hợp. A Nan, ta dùng sự tiền trần hỏi ông, nay ông còn bị những tánh nhân duyên vọng tưởng hòa hợp của thế gian mà tự nghi hoặc, lại cho sự chứng tâm Bồ Đề là do hòa hợp sanh khởi. Vậy thì cái kiến tinh vi diệu trong sạch này là hòa với sáng hay hòa với tối? Hòa với thông hay hoà với nghẽn?
- Nếu hòa với sáng, thì khi ông thấy sáng hiện tiền, kiến tinh xen lộn ở đâu? Tướng thấy còn có thể phân biệt, cái hình tướng xen lộn là như thế nào?
- Nếu chẳng phải kiến tinh thì làm sao thấy sáng? Nếu là kiến tinh thì làm sao kiến tinh lại thấy kiến tinh?
- Nếu kiến tinh đầy khắp thì còn chỗ nào hòa với sáng? Nếu sáng đầy khắp thì còn chỗ nào để hòa với kiến tinh. Kiến tinh phải khác với sáng, khi xen lộn thì làm mất tánh sáng, nếu mất tánh sáng, nói hòa với sáng là chẳng đúng. Hòa tối, hòa thông, hòa nghẽn nghĩa cũng như vậy.
- Lại nữa, A Nan! Kiến tinh của ông là hợp với sáng hay hợp với tối? Hợp với thông hay hợp với nghẽn?
- Nếu hợp với sáng, thì khi tối, tướng sáng đã diệt, thì kiến tinh này chẳng thể hợp với tối, làm sao thấy tối? Nếu lúc thấy tối chẳng hợp với tối, thì khi hợp với sáng cũng chẳng phải thấy sáng. Đã chẳng thấy sáng, sao nói hợp với sáng, và biết cái sáng chẳng phải tối? Hợp tối, hợp thông, hợp nghẽn nghĩa cũng như vậy.
GIẢI NGHĨA
Đức Phật bảo Tôn giả A Nan Đà rằng: “- A Nan! Ông dù đã ngộ bản giác diệu minh, thể tánh phi nhân duyên phi tự nhiên, nhưng còn chưa rõ bản giác này chẳng phải do hòa hợp sanh, cũng chẳng phải không hòa hợp. A Nan, ta dùng sự tiền trần hỏi ông, nay ông còn bị những tánh nhân duyên vọng tưởng hòa hợp của thế gian mà tự nghi hoặc, lại cho sự chứng tâm Bồ Đề là do hòa hợp sanh khởi. Vậy thì cái kiến tinh vi diệu trong sạch này là hòa với sáng hay hòa với tối? Hòa với thông hay hoà với nghẽn?”
Nghĩa là dù đã hiểu rõ gốc biết sáng tỏ (ngộ bản giác diệu minh), bản nguyên hàm ở trong (thể tánh) là chẳng phải nhân duyên và tự nhiên (phi nhân duyên phi tự nhiên), nhưng ông còn chưa rõ gốc biết (bản giác) này chẳng phải do hòa hợp hay không hòa hợp sinh. Ta dùng năm trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) để hỏi, nay ông do bị những tính nhân duyên vọng tưởng hòa hợp của thế gian làm nghi hoặc, nên cho sự chứng tâm giác ngộ (Bồ Đề) là do hòa hợp sinh khởi. Vậy thì cái thấy (kiến tinh) vi diệu trong sạch này là hòa với sáng hay hòa với tối? Hòa với thông hay hoà với nghẽn?
Ngài giải thích và hỏi: “- Nếu hòa với sáng, thì khi ông thấy sáng hiện tiền, kiến tinh xen lộn ở đâu? Tướng thấy còn có thể phân biệt, cái hình tướng xen lộn là như thế nào?” Nghĩa là nếu cái thấy hòa với sáng, thì khi ông thấy sáng, cái thấy (kiến tinh) xen lộn ở đâu? Hình dáng vật (tướng) thấy còn có thể phân biệt, còn cái hình tướng của cái thấy xen lộn là như thế nào chẳng thể phân biệt để chỉ ra.
Ngài hỏi tiếp: “- Nếu chẳng phải kiến tinh thì làm sao thấy sáng? Nếu là kiến tinh thì làm sao kiến tinh lại thấy kiến tinh?” Nghĩa là nếu chẳng phải cái thấy thì làm sao thấy sáng? Nếu là cái thấy thì làm sao cái thấy lại thấy cái thấy?
Đức Phật lại đặt câu hỏi: “- Nếu kiến tinh đầy khắp thì còn chỗ nào hòa với sáng? Nếu sáng đầy khắp thì còn chỗ nào để hòa với kiến tinh. Kiến tinh phải khác với sáng, khi xen lộn thì làm mất tánh sáng, nếu mất tánh sáng, nói hòa với sáng là chẳng đúng. Hòa tối, hòa thông, hòa nghẽn nghĩa cũng như vậy”. Nghĩa là nếu cái thấy (kiến tinh) đầy khắp thì chẳng còn chỗ để hòa với sáng; nếu ánh sáng đầy khắp thì chẳng còn chỗ nào để hòa với cái thấy. Cái thấy phải khác với ánh sáng, khi xen lộn thì làm mất tánh sáng, nếu mất tính sáng, nói hòa với sáng là sai; hòa tối, hòa thông, hòa nghẽn nghĩa cũng như vậy. Tóm lại, cái thấy chẳng Hòa với sáng, tối, thông, nghẽn.
Ngài hỏi tiếp: “- Lại nữa, A Nan! Kiến tinh của ông là hợp với sáng hay hợp với tối? Hợp với thông hay hợp với nghẽn?” Ở trên Đức Phật nói về “Cái thấy” đối với “Hòa”, đến đây tương tự như vậy, Ngài nói về “Cái thấy” đối với “Hợp”. Ngài lý luận: “- Nếu hợp với sáng, thì khi tối, tướng sáng đã diệt, thì kiến tinh này chẳng thể hợp với tối, làm sao thấy tối? Nếu lúc thấy tối chẳng hợp với tối, thì khi hợp với sáng cũng chẳng phải thấy sáng. Đã chẳng thấy sáng, sao nói hợp với sáng, và biết cái sáng chẳng phải tối? Hợp tối, hợp thông, hợp nghẽn nghĩa cũng như vậy”. Nghĩa là nếu cái thấy hợp với sáng, khi tối tướng sáng đã diệt, thì cái thấy (kiến tinh) này chẳng thể hợp với tối, làm sao thấy tối? Nếu lúc thấy tối chẳng hợp với tối, thì khi hợp với sáng cũng chẳng phải thấy sáng. Đã chẳng thấy sáng, sao nói hợp với sáng, và biết cái sáng chẳng phải tối? Hợp tối, hợp thông, hợp nghẽn nghĩa cũng như vậy. Tóm lại, cái thấy chẳng Hợp với sáng, tối, thông, nghẽn.
2 - PHÁ KHÔNG HÒA HỢP
A Nan tbạch:
- Bạch Thế Tôn! Theo con suy nghĩ, cái bản giác này với các cảnh trần và cái tâm niệm tưởng là chẳng hòa hợp.
Phật bảo:
- Nay ông lại cho là chẳng hòa hợp, ta lại hỏi ông, cái kiến tinh này nếu chẳng hòa hợp, là chẳng hòa với sáng hay chẳng hòa với tối? Chẳng hòa với thông hay chẳng hòa với nghẽn?
- Nếu chẳng hoà với sáng, thì kiến tinh với cái sáng phải có ranh giới, vậy ngươi hãy xét xem chỗ nào là sáng? Chỗ nào là kiến tinh? Giữa kiến tinh với sáng, ranh giới ở đâu?
- A Nan! Nếu ở nơi sáng chẳng có kiến tinh thì sáng và kiến tinh chẳng tiếp xúc nhau, làm sao thấy được tướng sáng để thành lập ranh giới? Chẳng hòa tối, chẳng hòa thông, chẳng hòa nghẽn nghĩa cũng như vậy.
- Lại nữa, kiến tinh của ông nếu chẳng hợp, là chẳng hợp với sáng hay chẳng hợp với tối? Chẳng hợp với thông hay chẳng hợp với nghẽn?
- Nếu chẳng hợp với sáng, thì kiến tinh với sáng hai tánh trái ngược nhau, cũng như lỗ tai với sáng chẳng thể tiếp xúc, thế thì cái thấy còn chẳng biết chỗ của tướng sáng, làm sao xét rõ cái lý hợp hay chẳng hợp? Chẳng hợp tối, chẳng hợp thông, chẳng hợp nghẽn nghĩa cũng như vậy.
GIẢI NGHĨA
Tôn giả A Nan Đà thưa: “- Bạch Thế Tôn! Theo con suy nghĩ, cái bản giác này với các cảnh trần và cái tâm niệm tưởng là chẳng hòa hợp”.
Đến đây, Tôn giả lại suy nghĩ ngược lại, nên cho rằng cái gốc biết (bản giác) này với các trần cảnh (sắc. thanh, hương, vị, xúc) và cái tâm nhớ (niệm) tưởng là chẳng hòa hợp.
Đức Phật bảo Tôn giả: “- Nay ông lại cho là chẳng hòa hợp, ta lại hỏi ông, cái kiến tinh này nếu chẳng hòa, là chẳng hòa với sáng hay chẳng hòa với tối? Chẳng hòa với thông hay chẳng hòa với nghẽn?” Nghĩa là cái thấy (kiến tinh) này nếu chẳng hòa, là chẳng hòa với sáng hay chẳng hòa với tối? Chẳng hòa với thông hay chẳng hòa với nghẽn?
Ngài giải thích rồi hỏi: “Nếu chẳng hoà với sáng, thì kiến tinh với cái sáng phải có ranh giới, vậy ông hãy xét xem chỗ nào là sáng? Chỗ nào là kiến tinh? Giữa kiến tinh với sáng, ranh giới ở đâu?” Nghĩa là nếu chẳng hoà với sáng, thì cái thấy (kiến tinh) với cái sáng phải có ranh giới, vậy chỗ nào là sáng, chỗ nào là cái thấy? Giữa cái thấy với ánh sáng, ranh giới ở đâu? Chẳng thể chỉ ra vậy.
Đức Phật giảng: “Nếu ở nơi sáng chẳng có kiến tinh thì sáng và kiến tinh chẳng tiếp xúc nhau, làm sao thấy được tướng sáng để thành lập ranh giới? Chẳng hòa tối, chẳng hòa thông, chẳng hòa nghẽn nghĩa cũng như vậy”. Nghĩa là nếu ở nơi sáng chẳng có cái thấy (kiến tinh) thì sáng và cái thấy chẳng tiếp xúc nhau, làm sao thấy được tướng sáng để thành lập ranh giới? Chẳng hòa tối, chẳng hòa thông, chẳng hòa nghẽn nghĩa cũng như vậy. Ngài đặt câu hỏi: “- Lại nữa, kiến tinh của ông nếu chẳng hợp, là chẳng hợp với sáng hay chẳng hợp với tối? Chẳng hợp với thông hay chẳng hợp với nghẽn?” Cũng như trên, Ngài nói về cái thấy (kiến tinh) chẳng hợp với sáng hay chẳng hợp với tối, chẳng hợp với thông hay chẳng hợp với nghẽn?
Ngài lý luận: “- Nếu chẳng hợp với sáng, thì kiến tinh với sáng hai tánh trái ngược nhau, cũng như lỗ tai với sáng chẳng thể tiếp xúc, thế thì cái thấy còn chẳng biết chỗ của tướng sáng, làm sao xét rõ cái lý hợp hay chẳng hợp? Chẳng hợp tối, chẳng hợp thông, chẳng hợp nghẽn nghĩa cũng như vậy”. Nghĩa là nếu chẳng hợp với sáng, thì cái thấy (kiến tinh) với sáng, hai tánh trái ngược nhau, cũng như lỗ tai với sáng chẳng thể tiếp xúc, thế thì cái thấy còn chẳng biết chỗ của tướng sáng, làm sao xét rõ cái lý hợp hay chẳng hợp? Chẳng hợp tối, chẳng hợp thông, chẳng hợp nghẽn nghĩa cũng như vậy.
Tóm lại, chúng ta thấy tất cả những nhận thức về cái thấy trong vấn đề nhân duyên sinh, tự nhiên sinh, biệt nghiệp vọng kiến, đồng phận vọng kiến, hòa hợp hay không hòa hợp v.v... đều chỉ rõ tính chất sai trái khi cái thấy bị nhận thức không đúng. Nếu nhận rõ tính chất thanh tịnh trong lặng sáng suốt, cùng khắp pháp giới của tính thấy thì tất cả những vấn đề nêu trên đều trở thành sai lầm vậy.
(Còn tiếp)