- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
3. TÌM MỘT CĂN ĐỂ
THÁO GỠ BUỘC RÀNG
- A Nan! Sao gọi là thế giới (1) chúng sanh? Thế là dời đổi, Giới là phương vị, nên biết: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên phương dưới là giới; quá khứ, hiện tại, vị lai là Thế. Về phương vị của không gian có mười, về sự lưu chuyển của thời gian có ba. Không gian, thời gian cùng với sự dời đổi trong thân của tất cả chúng sanh giao lộn lẫn nhau, nên thành thế giới chúng sanh. Tánh giới (2) dù thiết lập thành mười phương, nhưng phương vị nhất định mà người thế gian có thể rõ được, chỉ có Đông, Tây, Nam, Bắc tứ phương, còn phương trên, phương dưới và chính giữa thì chẳng có vị trí nhất định.
- Tứ phương nhân với tam thế (3), thành số mười hai, rồi nhân với lớp thứ ba, thành 12 x 100 = 1200 (Nguyên văn có nêu ra 4 lớp: l, l0, l00, l000). Tổng quát lại, trong lục căn mỗi mỗi có đến một ngàn hai trăm công đức (4).
- A Nan! Ngươi nên ở trong lục căn xác định chỗ hơn kém của mỗi căn.
- Như Nhãn Căn chỉ thấy phía trước, chẳng thấy phía sau, ngó qua hai bên thì ba phần chỉ thấy được hai. Tóm lại, công đức của nhãn căn chỉ được hai phần ba, vậy biết nhãn căn chỉ có tám trăm công đức.
- Như Nhĩ Căn nghe khắp mười phương chẳng sót, lúc động thì tựa như có xa gần, lúc tịnh thì chẳng bờ bến, vậy biết nhĩ căn đầy đủ một ngàn hai trăm công đức.
- Như Tỵ Căn ngửi biết khi thở ra hít vào, có ra có vào, mà sót khoảng giữa khi ra vào giao tiếp, vậy ba phần thiếu một, nên biết Tỵ Căn chỉ có tám trăm công đức.
- Như Thiệt Căn tuyên dương cùng tột trí thế gian và xuất thế gian; lời nói dù có chừng ngằn, nhưng nghĩa lý thì vô cùng, vậy biết thiệt căn đầy đủ một ngàn hai trăm công đức.
- Như Thân căn ở nơi thuận nghịch sanh ra xúc giác; (khi hợp thì năng giác có xúc giác), khi lìa thì bất tri (chẳng xúc giác), lìa chỉ có một, hợp thì thành hai, (khi lìa chỉ có một năng hoặc một sở chẳng định, khi hợp thì gồm đủ năng sở thành có hai), vậy ba phần thiếu một, nên biết thân căn chỉ có tám trăm công đức.
- Như Ý Căn thầm lặng mà cùng khắp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian trong mười phương tam thế, cùng tột thánh phàm, đều bao gồm trong đó, vậy biết ý căn đầy đủ một ngàn hai trăm công đức.
- A Nan! Nay ông muốn ngược dòng sanh tử, trở về nguồn gốc của lưu chuyển, đến chỗ chẳng sanh diệt, thì nên xét kỹ sự thọ dụng của lục căn này, cái nào hợp, cái nào lìa; cái nào sâu, cái nào cạn; cái nào viên thông (5), cái nào chẳng viên thông. Nếu ông ngay nơi những căn này ngộ được căn nào viên thông, nương theo căn viên thông đó mà xoay ngược dòng nghiệp hư vọng từ vô thỉ thì so với các căn khác, hiệu quả gấp nhiều lần, một ngày bằng một kiếp.
- Nay ta đã hiển bày một số công đức của lục căn như vậy, tùy ông lựa chọn căn nào dễ nhập, thì ta sẽ phát minh, khiến ông được thêm tinh tấn. Mười phương Như Lai nơi thập bát giới (6), mỗi người mỗi chọn một giới theo đó mà tu hành, đều được Vô thượng Bồ Đề, trong đó vốn chẳng hơn kém. Vì ông nay còn thấp kém, chưa thể phát huy trí huệ tự tại, nên ta khai thị căn viên thông, khiến ông từ một cửa đi vào. Vào sâu một cửa đến chỗ chẳng vọng, thì tất cả lục căn đều nhất thời trong sạch.
GIẢI NGHĨA
(1) Thế giới: Thế là dời đổi, là thời gian, gồm: Qúa khứ, hiện tại, tương lai; Giới là giới hạn, phương vị, là không gian, gồm 10 phương. Thế giới là không gian và thời gian cùng sự dời đổi trong thân của tất cả chúng sinh giao lộn lẫn nhau thành thế giới chúng sinh.
(2) Tánh giới: Là không gian, gồn 10 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương Trên, phương Dưới.
(3) Tam thế: Là qúa khứ, hiện tại, tương lai.
(4) Công đức: Có công lao đối với người, có đức độ đối với người và xã hội, gọi là công đức. Công đức ở đây có tính cách tượng trưng về sự biết đối với vạn vật vũ trụ, nên có thể nói là công năng.
(5) Viên thông: Viên là tròn đầy, là thể tính biến mãn cùng khắp; thông là đi suốt qua, là diệu dụng dung thông không ngăn ngại; Viên thông là hòa hợp đầy đủ, chứng được diệu trí ngộ được chân như.
(6) Thập bát giới: Gồm: Sáu Căn, Sáu Trần và Sáu Thức.
Đức Phật giảng về thế giới, đại ý là con người đối với không gian: Đông, Tây, Nam, Bắc, đối với thời gian: quá khứ, hiện tại, vị lai; hai thứ không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau. Không gian, thời gian cùng với sự dời đổi trong thân của tất cả chúng sinh giao lộn lẫn nhau, nên thành thế giới chúng sanh. Sự tác động qua lại của không gian và thời gian lại tương quan mật thiết với Sáu Căn nên có sức tạo ra vô số công đức, ở đây rất là phức tạp; như mắt thấy người khác thì thấy biết lạ quen, biết là ai, tên gì, tính nết ra sao, ở đâu, đã gặp từ khi nào, có biết bao nhiêu thứ thấy biết về người này.
Công thức tính công đức như sau: Tứ phương là 4, nhân với tam thế là 3, thành số 12, rồi nhân với lớp thứ ba dành cho con người là hằng số 100 (Nguyên văn có nêu ra 4 lớp: l, l0, l00, l000. Như vậy, có thể hiểu rằng các lớp thứ nhất thứ hai và thứ tư là những hằng số dành cho Địa ngục, Súc sinh, Qủy, Thần, Trời), thành 12 x 100 = 1200 công đức. Nếu ai đã từng học Trung, Đại học, cũng đã thấy trong một số công thức toán học và vật lý học có dùng “hằng số” tương tự như thế.
Đức Phật giảng về các căn rằng: “- A Nan! Ngươi nên ở trong lục căn xác định chỗ hơn kém của mỗi căn.
- Như Nhãn Căn chỉ thấy phía trước, chẳng thấy phía sau, ngó qua hai bên thì ba phần chỉ thấy được hai. Tóm lại, công đức của nhãn căn chỉ được hai phần ba, vậy biết nhãn căn chỉ có tám trăm công đức.
- Như Nhĩ Căn nghe khắp mười phương chẳng sót, lúc động thì tựa như có xa gần, lúc tịnh thì chẳng bờ bến, vậy biết nhĩ căn đầy đủ một ngàn hai trăm công đức.
- Như Tỵ Căn ngửi biết khi thở ra hít vào, có ra có vào, mà sót khoảng giữa khi ra vào giao tiếp, vậy ba phần thiếu một, nên biết Tỵ Căn chỉ có tám trăm công đức.
- Như Thiệt Căn tuyên dương cùng tột trí thế gian và xuất thế gian; lời nói dù có chừng ngằn, nhưng nghĩa lý thì vô cùng, vậy biết thiệt căn đầy đủ một ngàn hai trăm công đức.
- Như Thân căn ở nơi thuận nghịch sanh ra xúc giác; (khi hợp thì năng giác có xúc giác), khi lìa thì bất tri (chẳng xúc giác), lìa chỉ có một, hợp thì thành hai, (khi lìa chỉ có một năng hoặc một sở chẳng định, khi hợp thì gồm đủ năng sở thành có hai), vậy ba phần thiếu một, nên biết thân căn chỉ có tám trăm công đức.
- Như Ý Căn thầm lặng mà cùng khắp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian trong mười phương tam thế, cùng tột thánh phàm, đều bao gồm trong đó, vậy biết ý căn đầy đủ một ngàn hai trăm công đức”.
Nghĩa là trong Sáu Căn có chỗ hơn kém của mỗi căn như Nhãn căn, Tỵ căn, Thân căn, mỗi căn chỉ có tám trăm công đức; Nhĩ căn, Thiệt căn, Ý căn, mỗi căn có đầy đủ một nghìn hai trăm công đức.
Ngài dạy: “- A Nan! Nay ông muốn ngược dòng sanh tử, trở về nguồn gốc của lưu chuyển, đến chỗ chẳng sanh diệt, thì nên xét kỹ sự thọ dụng của lục căn này, cái nào hợp, cái nào lìa; cái nào sâu, cái nào cạn; cái nào viên thông, cái nào chẳng viên thông. Nếu ông ngay nơi những căn này ngộ được căn nào viên thông, nương theo căn viên thông đó mà xoay ngược dòng nghiệp hư vọng từ vô thỉ thì so với các căn khác, hiệu quả gấp nhiều lần, một ngày bằng một kiếp”. Nghĩa là khi tu tập diệt trừ phiền não, nên chọn căn hơn, mà chinh phục vô minh thì sự thành công chóng hơn những căn kém yếu, như tu Nhĩ căn, Thiệt căn, Ý căn dễ thành công hơn là tu Nhãn căn, Tỵ căn, Thân căn.
Đức Phật dạy tiếp: “- Nay ta đã hiển bày một số công đức của lục căn như vậy, tùy ông lựa chọn căn nào dễ nhập, thì ta sẽ phát minh, khiến ông được thêm tinh tấn. Mười phương Như Lai nơi thập bát giới, mỗi người mỗi chọn một giới theo đó mà tu hành, đều được Vô thượng Bồ Đề, trong đó vốn chẳng hơn kém. Vì ông nay còn thấp kém, chưa thể phát huy trí huệ tự tại, nên ta khai thị căn viên thông, khiến ông từ một cửa đi vào. Vào sâu một cửa đến chỗ chẳng vọng, thì tất cả lục căn đều nhất thời trong sạch”.
Nghĩa là trong Sáu Căn, Sáu Trần, Sáu Thức (thập bát giới), thích hợp thứ nào thì chọn thứ đó mà tu hành; khi tháo gỡ được Một căn thì Sáu căn đồng thời thanh tịnh như sau: Sáu căn vốn không phải sáu mà nói sáu vậy thôi, đúng ra phải nói là Một; nhưng Một mà không phải Một, nên Ngài tùy thuận chúng sinh mà nói Sáu. Bởi vì: nếu là Sáu căn khác nhau, sao đang đi mắt thấy hố sâu thì chân tránh bước vào hố? Nếu là Một sao tai nghe nói, mà miệng đáp, ý suy nghĩ, tay cử động?
Khi nào chúng ta làm chủ được Sáu căn thì hiện tượng vạn hữu trong thế gian này vẫn như vậy, nhưng đối với chúng ta các phiền não đã tiêu diệt từ trong trứng nước rồi. Người giác ngộ chân lý trọn vẹn, là người có cái nhìn vạn pháp bằng tính giác hằng soi sáng (Tri kiến Phật), tức là thấy biết mà không có thái độ nào (tri kiến vô kiến) vậy.
4. SẮC TRẦN DO CĂN PHẢN
ẢNH THÀNH NĂNG SỞ
(Còn tiếp)