- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
5). TRỜI VÔ SẮC:
- Lại nữa A Nan! Từ trên đảnh của Sắc Giới, lại tẽ ra hai đường:
- Nếu nơi tâm xả, phát minh trí huệ, sáng suốt viên thông, bèn ra cõi trần, thành A La Hán, vào Bồ Tát Thừa, hạng này gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.
- Nếu nơi tâm xả được thành tựu, thấy thân chướng ngại, tiêu ngại vào không, hạng này gọi là Không Xứ.
- Chướng ngại đã tiêu, vô ngại vô diệt, trong đó chỉ còn A Lại Da Thức và nửa phần vi tế của Mạt Na Thức; hạng này gọi là Thức Xứ.
- Sắc và Không đã tiêu, tâm thức đều diệt, mười phương tịch lặng, chẳng có chỗ đến; hạng này gọi là Vô Sở Hữu Xứ.
- Dùng tánh thức chẳng động để diệt sự nghiền ngẫm, thành ra ở nơi vô tận lại tỏ bày tánh tận, như còn mà chẳng còn, tận mà chẳng tận, hạng này gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
- Hạng này xét cùng cái Không, nhưng chẳng tột lý Không; nếu từ thánh đạo Bất Hoàn Thiên mà xét cùng, hạng này gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La Hán.
- Nếu từ Vô Tưởng Thiên của ngoại đạo mà chấp thật Không, chẳng biết quày đầu, mê muội hữu lậu, chẳng nghe chánh pháp, bèn vào luân hồi.
- A Nan! Những cõi trời kể trên, mỗi mỗi đều là phàm phu đền trả nghiệp quả, khi nghiệp quả trả hết bèn vào luân hồi. Thiên Vương các cõi ấy, đều là Bồ Tát tu Tam Ma Địa, lần lượt tiến lên, hướng về đường tu của Bậc Thánh.
- A Nan! Cõi Tứ Không này, thân tâm dứt sạch, tánh định hiện tiền, chẳng có sắc thân của nghiệp quả; từ đây đến cùng, gọi là Vô Sắc Giới.
- Ấy đều do chẳng rõ diệu tâm sáng tỏ, tích chứa vọng tưởng, chấp thân trung ấm, tùy loại thọ sanh, vọng có tam giới, nên vọng theo bảy loài (1) mà chìm đắm.
GIẢI NGHĨA:
(1) Bảy loài: Gồm có: 1) Loài hóa sinh; 2) Loài có hình sắc; 3) Loài có tư tưởng; 4) Loài chẳng phải có hình sắc; 5) Loài chẳng phải không có hình sắc; 6) Loài chẳng phải có tư tưởng; 7) Loài chẳng phải không có tư tưởng.
Trời Vô Sắc cũng gọi là cõi Tứ Không, có 4 tầng là:
1. TRỜI KHÔNG XỨ: Nơi tâm xả cõi Sắc Giới thấy thân chướng ngại, mong tiêu diệt chướng ngại rồi chấp Không, thành Trời Không Xứ; nếu nơi tâm xả hành trì kiên cố phát trí tuệ sáng suốt viên thông thành bậc Hồi Tâm Đại A La Hán, vào hàng Bồ Tát tu tiếp để tiến lên.
2. TRỜI THỨC XỨ: Không còn thân chướng ngại, tâm xả Sáu Thức thành tựu vô ngại; chỉ còn A Lại Đa Thức và một phần nhỏ nhiệm Mạt Na Thức mà thôi.
3. TRỜI VÔ SỞ HỮU XỨ: Sắc và Không đã diệt sạch, tâm thức đã dứt tiêu, mười phương tịch lặng, chẳng có chỗ đến.
4. TRỜI PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ: Dùng tính tịch tĩnh của tính thức để dứt trừ sự suy gẫm, thành ra ở nơi vô tận lại tỏ bày tính tận, không tưởng lại bày có tưởng. Loại này xét cái Không nhưng chẳng tột lý Không, nên gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La Hán. Nếu từ Trời Vô Tưởng của ngoại đạo mà chấp thật Không, mê muội dính mắc, không nghe chính pháp, chẳng biết quay đầu, phải đọa luân hồi.
6). A TU LA:
- Lại nữa A Nan! Trong tam giới còn có 4 loại A Tu La:
l. Nếu từ loài quỷ, dùng sức hộ pháp, nhờ thần thông vào trong hư không; loại A Tu La này là noãn sanh, thuộc về loài quỷ.
2. Nếu từ cõi trời, thất đức bị đọa, chỗ ở gần với nhựt nguyệt; loại A Tu La này là thai sanh, thuộc về loài người.
3. Có vua Tu La, thống lãnh tất cả A Tu La trên thế giới, sức mạnh vô úy, có thể tranh quyền với Phạn Vương Đế Thích và Tứ Thiên Vương, loại A Tu La này là hóa sanh, thuộc về loài trời.
4. A Nan, riêng có một số A Tu La thấp kém sanh ở đáy biển, lặn dưới hang nước, ban ngày dạo trên hư không, ban đêm về ngủ dưới nước; loại A Tu La này là thấp sanh, thuộc về loài súc.
GIẢI NGHĨA:
Có 4 loại Thần A Tu La như sau:
1. A TU LA QỦY: Noãn sinh, sinh ra hình Qủy từ trứng, ở trong hư không, loại Thần Qủy này thường hộ trì Phật pháp.
2. A TU LA NGƯỜI: Thai sinh, từ cõi Trời Dục Giới bị đọa sinh ra hình Người do bào thai, ở lưng chừng núi Chúa Tu Di.
3. A TU LA TRỜI: Hóa sinh, tự nhiên sinh ra, ở chung quanh núi Chúa Tu Di, có sức mạnh vô cùng, gọi là Vua A Tu La, lại có tâm sân hận ganh tị, thường tập trung chỉ huy các loài A Tu La chiến đấu chống lại các vị Trời Dục Giới.
4. A TU LA SÚC SINH: Thấp sinh, do ẩm ướt sinh ra, ở dưới đáy biển, trong hang nước sâu, ban ngày bay trên hư không, ban đêm ngủ dưới nước.
Tất cả 4 loài Thần A Tu La đều vô hình, đối với mắt thịt của loài người không thể nhìn thấy.
7). TU HÀNH LÀ DIỆT
VỌNG QUI CHÂN:
- A Nan! Bảy loài địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cõi người, thần tiên, cõi trời và A Tu La kể trên, đều là những tướng hữu vi hôn trầm, vọng tưởng tùy nghiệp thọ sanh. Thật ra thảy đều như hoa đốm trên không, vọng hiện nơi bản tâm vô tác sáng tỏ, vốn vô sở đắc, chỉ một hư vọng, chẳng có cội gốc.
- A Nan! Những chúng sanh này, chẳng nhận được bản tâm, bị luân hồi trải qua vô số kiếp, chẳng được chân tánh trong sạch, ấy đều do tùy thuận ba nghiệp sát, đạo, dâm; hoặc ngược lại ba thứ đó, thành không sát, đạo, dâm; vọng thấy "Có" thì là loài quỷ, vọng thấy "Không" thì là loài trời; Có và Không thay phiên nhau, phát khởi tánh luân hồi.
- Nếu ngộ pháp Tam Ma Địa, thì diệu Tâm thường tịch, hữu vô bất nhị, bất nhị cũng diệt, những việc không sát, đạo, dâm còn chẳng có, huống là thuận theo sát, đạo, dâm.
- A Nan, chẳng dứt ba nghiệp thì chúng sanh mỗi mỗi đều có nghiệp riêng, do nghiệp riêng ấy, trong đồng phận của chúng sanh, chẳng phải là không có chỗ nhất định. Đó là do tự tạo vọng nghiệp, vọng vốn chẳng nhân, chẳng thể truy cứu cội gốc.
- Ngươi khuyên người tu hành, muốn đắc đạo Bồ Đề, phải trừ dứt ba nghiệp. Nếu ba nghiệp chẳng dứt, dẫu được thần thông, cũng đều là những công dụng hữu vi của thế gian, tập khí chẳng diệt thì lạc vào ma đạo, dù muốn trừ vọng, càng thêm giả dối. Như Lai nói là kẻ đáng thương xót.
- Vậy, vọng do người tự tạo, chẳng phải lỗi của Bồ Đề, thuyết như thế gọi là chánh thuyết, chẳng thuyết như thế tức là tà thuyết.
GIẢI NGHĨA:
Đức Phật giảng bảy loại nêu trên đại ý đều là những hiện tướng dính mắc (hữu vi) chìm đắm trong tối tăm vô an bất ổn. Tất cả chỉ là thụ sinh hư vọng thụ, hư vọng theo nghiệp thọ khổ. Ở trong tâm tính của con người tìm gốc rễ của những khổ đau hư vọng đó thì không sao có được. Nó chuyển sinh diệt như hoa đốm trong hư không chẳng dính dáng gì với thể tính tịnh minh, chỉ vì "vọng" mà tạo ra bất thiện nghiệp; có sát, đạo, dâm thì là quỉ, không sát, đạo, dâm gọi là trời, “có không” thay nhau hiện tướng luân hồi liên tục.
Nếu khéo tu tập Xa Ma Tha, Tam Ma Đề và Thiền Na thì tâm tính vắng lặng tròn sáng; lúc đó tìm cái bất sát, bất đạo, bất dâm còn không có, thì sát, đạo, dâm không có môi trường sinh khởi. Nếu không đoạn trừ được ba nghiệp của Thân, Miệng, Ý thì chúng sanh đều có phần tội tương ưng, cho nên cảnh địa ngục khổ đau không phải là không có chỗ nhất định.
Người học đạo, muốn được Giải thoát (Bồ đề), Niết bàn điều cốt yếu là phải diệt trừ: Tham năm dục (Lậu Hoặc), chấp cái thấy phân biệt tà vạy gây ra những mê hoặc (Kiến Hoặc), tình cảm chấp giữ tham sân si (Tư Hoặc), không có khả năng nhận thức chính xác chân tính của vô số hiện tượng trong thế gian (Trần Sa Hoặc), những nghi hoặc ảo tưởng khởi sinh bởi Vô thủy vô minh vốn có (Căn bản vô minh) làm che đậy sự thật (Vô Minh Hoặc) cho hết, nếu không dù có được thần thông thì đó cũng là những công dụng hữu vi của thế gian. Thói quen (Tập khí) mê lầm chưa hết thì rốt cuộc cũng lạc vào đường ma dù muốn trừ vọng chỉ càng chồng chất vọng nhiều thêm; Đức Phật gọi đó là “hạng người đáng thương xót!”
(Còn tiếp)