Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

175. Kinh Thọ Pháp (II)

06/06/201207:32(Xem: 7262)
175. Kinh Thọ Pháp (II)

KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

175. KINH THỌ PHÁP (II)[1]

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở tại đô ấp Kiếm-ma-sắt-đàm[02].

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Thế gian này có ham muốn như vầy, ước vọng như vầy, yêu thích như vầy, vui sướng như vầy và ý hướng như vầy, ‘Mong sao các pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt; và các pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt sanh ra’. Nó ham muốn như vầy, ước vọng như vầy, yêu thích như vầy, vui sướng như vầy và ý hướng như vầy như vậy. Song, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đógọi là pháp ngu si. Pháp của Ta rất là sâu xa, khó thấy, khó giác ngộ, khó thông đạt. Như vậy, pháp của Ta rất sâu xa, khó thấy, khó giác ngộ, khó thông đạt, là pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý được sanh. Đó là phápkhông ngu si.

“Thế gian này chân thật có bốn thọ pháp. Những gì là bốn? Hoặc cóthọ pháp hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc. Hoặc có thọ pháp hiện tại khổmà tương lai cũng thọ quả báo khổ. Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ báo lạc.

“Thế nào là pháp thọ hiện tại lạc mà tương lai chịu quả báo khổ? Hoặc có một người tự mình vui sướng, tự mình vui thích trong việc sát sanh. Do nhân sát sanh mà sanh lạc, sanh hỷ. Người đó tự mình, vui sướng, tự mình vui thích trong việc lấy của không cho, nói láo, cho đến tà kiến, nhân nơi tà kiến mà sanh lạc, sanh hỷ. Như vậy, thân lạc, tâm lạc, bất thiện, từ bất thiện mà sanh ra, không hướng đến trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn.

“Đó là thọ pháp hiện tại lạc, tương lai chịu quả báo khổ.

“Sao gọi là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai được quả báo lạc? Hoặc có người tự mình khổ, tự mình ưu, đoạn trừ việc sát sanh, do sự đoạn trừ việc sát hại mà sanh khổ, sanh ưu, người đó tự khổ, tự ưu; đoạntrừ việc lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến đoạn trừ tà kiến, do đoạn tà kiến mà sanh khổ sanh ưu. Như vậy, thân khổ, tâm khổ, thiện sanh, hướng đến trí, hướng đến giác, hướng đến Niết-bàn.

“Đó là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ đặng quả báo lạc.

“Sao gọi là thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng thọ quả báo khổ? Hoặc có người tự khổ, tự ưu và sát sanh, do sát sanh mà khổ, sanh ưu. Người đó tự khổ, tự ưu và lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến mà sanh khổ, sanh ưu. Như vậy, thân khổ, tâm khổ, bất thiện từ bất thiện mà sanh, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn.

“Đó gọi là pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng phải thọ quả báo khổ.

“Sao gọi là thọ pháp hiện tại an vui mà tương lai cũng thọ quả báo an vui? Hoặc có người tự mình vui sướng, tự mình vui thích, đoạn trừsát sanh, do đoạn trừ sát sanh mà sanh lạc, sanh hỷ. Người ấy tự mình vui sướng, tự mình vui thích, đoạn trừ lấy của không cho, tà dâm, nói láo, cho đến tà kiến. Do đoạn trừ tà kiến cho nên sanh lạc, sanh hỷ. Nhưvậy, thân lạc và tâm lạc từ thiện mà sanh, hướng đến trí, hướng đến giác, hướng đến Niết-bàn.

“Như thế gọi là thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ quả báo lạc.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo khổ, nhưng người kia do ngu si chẳng biết như thật rằng thọ pháp ấy hiện tại lạc, nhưng tương lai chịu lấy khổ báo. Do không biết như thật nên tập hành không đoạn trừ[03].Sau khi tập hành không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu,không vừa ý sanh; pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý tiêu diệt. Cũng như thuốc A-ma-ni-dược[04],một phần có sắc, có hương, có vị, nhưng có trộn chất độc; hoặc có ngườibị bệnh nên uống, khi uống thì sắc, hương và vị ngon miệng mà không tổnhại cổ họng, nhưng khi uống xong, vào trong bụng rồi lại chẳng thành thuốc. Cũng vậy, thọ pháp nàyhiện tại lạc mà tương lai phải chịu lấy quả báo khổ. Người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai phải chịu quả báo khổ. Khi đã không biết như thật liền tập hành không đoạn trừ. Sau khi tập hành không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Nếu có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai chịu quả báo lạc, songngười ấy ngu si không biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai sẽ được quả báo an lạc. Khi đã không biết như thật liền không tập hành đoạn trừ. Sau khi không tập hành đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ, song người ngu si không biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Khi đã không biết như thật, liền tập hành không đoạn trừ. Khi đã tập hành không đoạn trừ, pháp không đángthích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu,đáng vừa ý lại diệt.

“Cũng như đại tiểu tiện[05]lại trộn lẫn độc, hoặc có người bị bệnh cho nên uống. Khi uống thì nhơ nhớp, hôi thối, không có mùi vị, không ngon miệng mà lại tổn thương cuống họng, uống vào trong bụng lại chẳng thành thuốc. Cũng vậy, pháp thọ này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại khổ, tương lai cũng chịu quả báo khổ. Đã không biết như thật, bèn tập hành sự không đoạn trừ. Do tập hành sự không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, khôngvừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai cũng thọ quả báo lạc, nhưng người kia ngu si không biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai cũng thọ báo lạc. Do không biết như thật nên không tập hành sự đoạn trừ. Do không tập hành sự đoạn trừ nên, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Người kia không biết như thật pháp nào nên tập hành, không biết như thật pháp nào không nên tập hành. Do không biết như thật pháp nào không nên tập hành và không biết như thật pháp nào nên tập hành, do đó pháp không nên tập hành lại tập hành, pháp nên hành lại không hành. Do tập hành pháp không nên tập hành và không tập hành pháp nên tập hành, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý lại sanh; pháp đáng thích, đáng yêu, đáng vừa ý lại diệt. Đó gọi là pháp ngu si.

“Nếu có thọ pháp hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ, ngườicó trí tuệ biết như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc mà tương lai thọ quả báo khổ. Do biết như thật nên không tập hành nó, mà đoạn trừ nó.Do không tập hành nhưng đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Nếu có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc, ngườicó trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ nhưng tương lailại được quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành nó mà không đoạntrừ. Do tập hành mà không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh.

“Cũng như đại tiểu tiện[06]có hòa với nhiều thứ thuốc, hoặc có người bị bệnh uống; khi uống, sắc xấu, hôi thối, không mùi vị, không ngon miệng mà hại đau cuống họng, nhưng uống vào trong bụng lại thành thuốc. Cũng vậy, thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc, người trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai thọ quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành nó mà không đoạn trừ. Do tập hành mà không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ, người có trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại khổ mà tương lai cũng chịu quả báo khổ. Do trí biết như thật, vị ấy không tập hành nó, nhưng đoạn trừ. Do không tập hành nó nhưng đoạn trừ, pháp khôngđáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Hoặc có thọ pháp hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc, người trí tuệ biết như thật rằng thọ pháp này hiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc. Do biết như thật, vị ấy tập hành chứ không đoạn trừ. Do tập hành chứ không đoạn trừ, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháptuệ.

“Cũng như tô mật hòa với nhiều thứ thuốc, hoặc có người bị bệnh nên uống, khi uống có sắc đẹp, có hương, có vị, ngon miệng mà không tổn thương cuống họng, uống vào bụng lại thành thuốc. Cũng vậy, pháp thọ nàyhiện tại lạc, tương lai thọ quả báo lạc. Người trí tuệ biết một cách như thật rằng pháp thọ này hiện tại lạc, tương lai cũng thọ quả báo lạc.Do biết như thật, vị ấy tập hành chứ không đoạn trừ; pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Người đó biết như thật rằng, đây là pháp nên tập hành, biết như thật rằng đây là pháp không nên tập hành. Do biết như thật pháp nào nên tập hành và pháp nào không nên tập hành, vị ấy tập hành pháp nên tập hành, không tập hành pháp không nên tập hành. Do tập hành pháp nên tập hành và không nên tập hành pháp không nên tập hành, pháp không đáng thích, không đáng yêu, không vừa ý diệt, mà pháp đáng thích đáng yêu, đáng vừa ý sanh. Đó gọi là pháp tuệ.

“Thế gian quả thật có bốn thọ pháp ấy, vì vậy mà Ta giảng thuyết”.

Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli, M.46. Mahā-Dhammasamādāna-suttam. Hán, biệt dịch, No.83 Phật Thuyết Ứng Pháp Kinh, Trúc Pháp Hộ dịch.
[02]Xem cht.2,3 kinh số 10. No.83: Tại Câu loại Pháp trị xứ dịch âm và dịchnghĩa hỗn hợp của Kuru-kammāsaddhamma. Bản Pāli: tại Sāvatthi.
[03]Tập hành, bất đoạn 習 行 不 斷. N.83: hành, bất khí 行 不 棄. Làm theo chứ không bỏ”. Pāli: sevati na parivajjiti, phục vụ, không tránh né.
[04]A-ma-ni-dược 阿 摩 尼 藥. Pāli: āpānīyakaṃsa, bình đựng nước uống. Trong bản Hán, dược, có lẽ phiên âm từ -yakaṃsa, không có nghĩa là thuốc.
[05] Pāli: pūtimuttam, nước đái quỷ, tức a-ngùy, thường dùng làm thuốc.
[06]Xem cht.5 trên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]