Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Kinh Đẳng Tâm

29/02/201216:51(Xem: 7446)
21. Kinh Đẳng Tâm
KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

21. KINH ĐẲNG TÂM[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, ở trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử[02] cùng chúng Tỳ-kheo vân tập tại giảng đường[03] vào ban đêm, nhân đem các nội kết sử[04] và ngoại kết sử[05] mà phân biệt nghĩa lý cho các Tỳ-kheo.

“Này chư Hiền, trên đời quả thật có hai hạng người. Những gì là hai? Đó là người có nội kết sử, bậc A-na-hàm, không trở lại thế gian này, và người có ngoại kiết sử, không phải là bậc A-na-hàm, sẽ còn trở lại thế gian này.

“Này chư Hiền, thế nào là người có nội kết sử, bậc A-na-hàm, không còn trở lại thế gian này?

Nếu có người tu tập các giới cấm, không bị thủng, không sứt mẻ, không ô uế, không vẩn đục, hoàn toàn không thể chỉ trích, được bậc Thánhkhen ngợi, khéo tu, khéo đầy đủ. Vị ấy nhân tu tập giới cấm, không bị thủng, không sứt mẻ, không ô uế, không vẩn đục, hoàn toàn không thể chỉ trích, được bậc Thánh khen ngợi, khéo tu, khéo đầy đủ, nên lại học nhàm tởm dục, không dục và đoạn dục. Nhân học nhàm tởm dục, không dục và đoạndục mà chứngđược tịch tịnh tâm giải thoát[06].Sau khi chứng đắc như vậy, trong cảm thọ lạc mà mến tiếc, không chịu xalìa, trong đời hiện tại không được cứu cánh trí, khi thân hoại mạng chung vượt qua các cõi trời Đoàn thực[07] sanh về các cõi ý sanh khác[08].Khi sanh về các nơi ấy rồi, vị ấy suy nghĩ thế này: ‘Ta trước kia còn làm người[09],lúc ấy tu tập các giới cấm, không bị thủng, không sứt mẻ, không ô uế, không vẩn đục, hoàn toàn không thể chỉ trích, được bậc Thánh khen ngợi, khéo tu, khéo đầy đủ. Nhân tu tập giới cấm, không bị thủng, không sứt mẻ, không ô uế, không vẩn đục, hoàn toàn không thể chỉ trích, được bậc Thánh khen ngợi, khéo tu, khéo đầy đủ, nên lại học nhàm tởm dục, không dục và đoạn dục. Nhân học nhàm tởm dục, không dục và đoạn dục mà chứng được tịch tịnh tâm giải thoát. Sau khi chứng đắc như vậy, trong cảm thọ lạc mà mến tiếc, không chịu xa lìa, trong đời hiện tại không được cứu cánh trí, khi thân hoại mạng chung vượt qua các cõi trời Đoàn thực, sanhvề cáccõi ý sanh khác, và đang ở nơi đây[10].

“Này chư Hiền, lại có một hạng người tu tập giới cấm không rách nát, không bị thủng, không sứt mẻ, không ô uế, không vẩn đục, hoàn toàn không thể chỉ trích, được bậc Thánh khen ngợi, khéo tu, khéo đầy đủ. Vị ấy nhân tu tập giới cấm, không bị thủng, không sứt mẻ, không ô uế, khôngvẩn đục, hoàn toàn không thể chỉ trích, được bậc Thánh khen ngợi, khéo tu, khéo đầy đủ, nên lại học tập nghiệp đoạn trừ sắc hữu, đoạn trừ tham[11],học xả ly dục. Nhân học tập nghiệp đoạn trừ sắc hữu, đoạn trừ tham, họcxả ly dục, mà chứng được tịch tịnh tâm giải thoát. Sau khi chứng đắc như vậy, trong cảm thọ lạc mà mến tiếc, không chịu xa lìa, trong đời hiện tại không được cứu cánh trí, khi thân hoại mạng chung vượt qua các cõi trời Đoànthực, sanh về các cõi ý sanh khác. Khi sanh về các nơi ấy rồi, vị ấysuy nghĩ thế này: ‘Ta trước kia còn làm người, lúc ấy tu tập các giới cấm, không bị thủng, không sứt mẻ, không ô uế, không vẩn đục, hoàn toàn không thể chỉ trích, được bậc Thánh khen ngợi, khéo tu, khéo đầy đủ. Nhân tu tập giới cấm, không bị thủng, không sứt mẻ, không ô uế, không vẩn đục, hoàn toàn không thể chỉ trích, được bậc Thánh khen ngợi, khéo tu, khéo đầy đủ, nên lại học tập nghiệp đoạn trừ sắc hữu, đoạn trừ tham;học tập xả ly dục. Nhân học tập nghiệp đoạn trừ sắc hữu, đoạn trừ tham,học xả ly dục, mà chứng được tịch tịnh tâm giải thoát. Sau khi chứng đắc như vậy, trong cảm thọ lạc mà mến tiếc, không chịu xa lìa, trong đờihiện tại không được cứu cánh trí, khi thân hoại mạng chung vượt quacác cõi trời Đoàn thực, sanh về các cõi ý sanh khác, và đang ở nơi đây.

“Này chư Hiền, thế nào là người có ngoạïi kết sử, không phải A-na-hàm, còn trở lại thế gian này? Nếu có người tu tập các giới cấm, thủ hộ biệt giải thoát luật nghi[12], lại còn khéo thâu nhiếp các oai nghi lễ tiết[13],thấy những tội lỗi nhỏ nhặt cũng thường sanh tâm lo sợ, thọ trì học giới. Này chư Hiền, đó là người có ngoại kết sử, không phải A-na-hàm, sẽcòn trở lại thế gian này”.

Bấy giờ, một số đông thiên chúng Đẳng tâm[14], sắc tượng vời vợi, ánh sáng rực rỡ, lúc đêm gần tàn, đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ rồi đứng sang một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tôn giả Xá-lê Tử, đêm qua cùng chúng Tỳ-kheo vân tập tại giảng đường, nhân đem nội kết sử và ngoại kết sử mà phân biệt nghĩa lý cho các Tỳ-kheo nghe như vầy: ‘Này chư Hiền, trên đời quả thật có hai hạng người: người có nội kết sử và người có ngoại kết sử.’ Bạch Thế Tôn, Đại chúng đã hoan hỷ, cúi mong Thế Tôn từ bi thương xót mà đến nơi giảng đường.”

Lúc đó Thế Tôn im lặng nhận lời chư Thiên Đẳng tâm. Chư Thiên Đẳng tâm biết Thế Tôn đã im lặng nhận lời, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó.

Không bao lâu, sau khi chư Thiên Đẳng tâm đi khỏi, Đức Thế Tôn điđến giảng đường, trải chỗ ngồi mà ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Sau khi ngồi xong, Đức Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay, lành thay! Xá-lê Tử, thầy thật rất khéo léo. Vì sao thế? Vì đêm qua, thầy và chúng Tỳ-kheo vân tập tại giảng đường, nhân đemnội kết sử và ngoại kết sử mà phân biệt nghĩa lý cho các Tỳ-kheo nghe như vầy: ‘Này chư Hiền, trên đời quả thật có hai hạng người, người có nội kết sử và người có ngoại kết sử’.

“Xá-lê Tử, lúc đêm gần tàn, chư Thiên Đẳng tâm đi đến chỗ Ta, cúi đầu làm lễ rồi đứng sang một bên, bạch rằng:

“– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Xá-lê Tử, đêm qua cùng chúng Tỳ-kheo vântập tại giảng đường, nhân đem nội kết sử và ngoại kết sử mà phân biệt nghĩa lý cho các Tỳ-kheo nghe như vầy: ‘Này chư Hiền, trên đời quả thật có hai hạng người: người có nội kết sử và người có ngoại kết sử’. Bạch Thế Tôn, Đại chúng đã hoan hỷ, cúi mong Thế Tôn từ bi thương xót mà đến nơi giảng đường.

“Xá-lê Tử, Ta im lặng nhận lời chư Thiên Đẳng tâm. Chư Thiên Đẳngtâm biết Ta đã im lặng nhận lời, cúi đầu đảnh lễ sát chân Ta, nhiễu quanh ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó.

“Xá-lê Tử, chư Thiên Đẳng tâm kia hoặc có mười hay hai mươi vị, hoặc ba mươi hay bốn mươi vị, hoặc năm mươi hay sáu mươi vị, cùng đứng trên đầu mũi dùi vẫn chẳng ngại chướng ngại lẫn nhau. Này Xá-lê Tử, chư Thiên Đẳng tâm chẳng phải sanh ra trong cõi ấy, nhưng do tụ tập thiện tâm rất rộng rất lớn cho nên chư Thiên Đẳng tâm hoặc có mười hay hai mươi vị hoặc ba mưoi hay bốn mươi vị, hoặc năm mươi hay sáu mươi vị, cùng đứng trên đầu mũi dùi vẫn chẳng ngại lẫn nhau. Này Xá-lê Tử, chư Thiên Đẳng tâm không phải sanh trong cõi trời này rồi mới bắt đầu tu thiện tâm, với tâm cực kỳ rộng lớn, khiến cho chư thiên Đẳng tâm cùng đứng trên đầu mũi dùi vẫn chẳng ngại lẫn nhau. Này Xá-lê Tử, chư Thiên Đẳng tâm trước kia khi còn là loài người đã tu tập thiện tâm rất rộng, rấtlớn, do đó nên khiến chư Thiên Đẳng tâm hoặc có mười hay hai mươi vị, hoặc ba mươi hay bốn mươi vị, hoặc năm mươi hay sáu mươi vị, cùng đứng trên đầu mũi dùi vẫn chẳng chướng ngại lẫn nhau.

“Do đó, này Xá-lê Tử, nên học pháp tịch tĩnh, các căn tịch tĩnh, tâm ý tịch tĩnh, ba nghiệp thân, khẩu ý tịch tĩnh, hướng về Đấng Thế Tônvà các vị phạm hạnh có trí. Này Xá-lê Tử, các hàng dị học dối trá, luônluôn suy tổn, vĩnh viễn lầm lạc. Vì sao vậy? Vì không đượïc nghe diệu pháp như thế này”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Bản Hán, quyển 5. Tương đương Pāli: A.II. 46. Samacittā.
[02] Xá-lê Tử 舍 梨 子. Pāli: Sāriputta.
[03]Bản Pāli: Pubbārāme Migāramātupāsāde, trong giảng đường của bà Migāramātu, khu vườn phía Đông (Đông viên Lộc Tử Mẫu giảng đường).
[04]Hán: nội kết 內 結. Pāli: ajjhattasaṃyojana, sự ràng buộc nội tâm.
[05]Hán: ngoại kết 外 結. Pāli: bahiddhāsaṃyojana.
[06]Hán: tức tâm giải thoát 息 心 解 脱. Pāli: santacitovimutti, tâm tịch tĩnh (vắng lặng) giải thoát.
[07]Hán: Đoàn thực thiên 摶 食 天. Pāli: Kabaliṃkārahārabhakkha-deva. Chỉ các cõi trời thuộc về Dục giới, ở đây còn phải nuôi sống bằng thực phẩm vật chất.
[08]Ý sanh thiên 意 生 天, cõi trời ý sanh, chỉ cho các trời Sắc giới mà một vị A-na-hàm thác sinh. Nhưng, bản Pāli tương đương: aññataṛau devanikāyaṃ upajjati, vị ấy sinh một cõi trời khác.
[09] Nghĩa là còn ở Dục giới.
[10]Một vị thượng lưu A-na-hàm, sau khi đã đoạn trừ năm hạ phần kết, nhưng do vị ngọt trong cảm thọ lạc của các sắc giới tịnh lự vị ấy lần lượt thác sanh từ cõi trời Phạm thiên của Sơ thiền, cho tới khi thácsanh đến Sắc cứu cánh của Tứ thiền ở đó mà nhập Niết-bàn (Xem Đại Tỳ-bà-sa 17, Đại 27, tr, 875c).
[11]Chỉ đoạn trừ tham ái dẫn tái sanh Sắc giới.
[12]Hán: thủ hộ tùng giải thoát 守 護 從 解 脫, thường được nói là biệt giải thoát luật nghi. Pāli: pātimokkhasaṃsarasaṃvuto, được thủ hộ bằng sự phòng hộ của Pātimokkha.
[13]Hán: thiện nhiếp oai nghi lễ tiết 善 攝 威 儀 禮 節. Pāli: ācāragocarasampanno, đầy đủ oai nghi chánh hạnh.
[14]Đẳng tâm thiên 等 心 天. Pāli: Samacittādevartā.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]