- Phẩm thứ 01: Phẩm bảy pháp
- Phẩm thứ 02: Phẩm Nghiệp Tương Ưng
- Phẩm thứ 03: Phẩm Xá-lê Tử Tương Ưng
- Phẩm thứ 04: Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp
- Phẩm thứ 05: Phẩm Tập Tương Ưng
- Phẩm thứ 06: Phẩm Vương Tương Ưng
- Phẩm thứ 07: Phẩm Trường Thọ Vương
- Phẩm thứ 08: Phẩm Uế
- Phẩm thứ 09: Phẩm Nhân
- Phẩm thứ 10: Phẩm Lâm
- Phẩm thứ 11: Phẩm Đại (Phần đầu)
- Phẩm thứ 12: Phẩm Phạm Chí (Phần đầu)
- Phẩm thứ 12: Phẩm Phạm Chí (Phần sau)
- Phẩm thứ 13: Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- Phẩm thứ 14: Phẩm Tâm
- Phẩm thứ 15: Phẩm Song
- Phẩm thứ 16: Phẩm Đại (Phần sau)
- Phẩm thứ 17: Phẩm Bô-Đa-Lợi
- Phẩm thứ 18: Phẩm Lệ
KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002
91. KINH CHU-NA VẤN KIẾN[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-xá-di, trong vườn Cù-sư-la[02].Bấy giờ Tôn giả Đại Chu-na vào lúc xế, từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đếnchỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi xuống một bên, bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, trong đời, các kiến chấp phát sanh và phát sanh, tức các chủ trương có thần ngã, có chúng sanh, có nhân, có thọ, có mạng,có thế gian[03].Bạch Thế Tôn, biết như thế nào, thấy như thế nào để các kiến chấp này được tiêu diệt, được xả ly và khiến cho các tà kiến khác không tiếp diễn, không bị chấp thủ?”
Bấy giờ Thế Tôn nói rằng:
“Chu-na, trong đời, các kiến chấp phát sanh và phát sanh, tức cácchủ trương có thần ngã, có chúng sanh, có nhân, có thọ, có mạng, có thếgian. Chu-na, nếu muốn các pháp diệt tận không dư, thì phải biết như vậy, thấy như vậy mới có thể khiến cho các kiến chấp này được tiêu diệt,được xả ly và khiến cho các kiến chấp khác không tiếp diễn, không bị chấp, hãy học pháp tiệm giảm[04].
“Chu-na, trong Thánh pháp luật, thế nào là tiệm giảm? Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện, cho đến chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ, vị ấy nghĩ như vầy: ‘Ta đã thực hành sự tiệm giảm’. Này Chu-na, trong Thánhpháp luật không phải chỉ có sự tiệm giảm này[05].
“Có bốn tăng thượng tâm, hiện pháp lạc trú[06],hành giả từ đó xuất rồi lại nhập trở lại. Vị ấy nghĩ như thế này: ‘Ta thực hành sự tiệm giảm này’. Này Chu-na, trong Thánh pháp luật không phải chỉ có sự tiệm giảm này.
“Tỳ-kheo vượt khỏi mọi sắc tưởng, cho đến chứng đắc phi hữu tưởngphi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. Vị ấy nghĩ như thế này: ‘Ta thực hành sự tiệm giảm’. Này Chu-na, trong Thánh pháp luật không phải chỉ có sự tiệm giảm này.
“Có bốn tịch tĩnh giải thoát[07],lìa sắc, chứng đắc vô sắc, hành giả từ đó khởi lên sẽ nói cho người khác biết. Vị ấy nghĩ như thế này: ‘Ta thực hành sự tiệm giảm’. Này Chu-na, trong Thánh pháp luật không phải chỉ có sự tiệm giảm này.
“Chu-na, ‘Người khác có ác dục, niệm dục; ta không có ác dục, niệm dục’. Hãy học tiệm giảm[08].
“Chu-na, ‘Người khác có sân hại ý[09]; ta không có sân hại ý’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác có sát sanh, lấy của không cho, phi phạm hạnh; ta không phi phạm hạnh’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác có tham lam[10], tâm não hại[11], thụy miên triền[12], trạo cử[13], cống cao và có nghi hoặc[14]; ta không có nghi hoặc’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác có sân kết[15], dua siểm, lừa gạt, vô tàm, vô quý; ta có tàm quý’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác có mạn, ta không có mạn’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác có tăng thượng mạn, ta không có tăng thượng mạn[16]’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác không đa văn, ta có đa văn’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác không quán các thiện pháp, ta quán các thiện pháp’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác hành phi pháp, ác hạnh; ta hành đúng pháp, diệu hạnh’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác có nói láo, hai lưỡi, nói cộc cằn, nói thêu dệt, ác giới; ta không ác giới’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, ‘Người khác có bất tín, giải đãi, vô niệm, vô định mà lại có ác tuệ; ta không có ác tuệ’. Hãy học tiệm giảm.
“Chu-na, chỉ cần phát tâm nghĩ muốn cầu học các thiện pháp còn được nhiều sự lợi ích, huống chi thân và khẩu thực hành thiện pháp?
“Chu-na, ‘Người khác có ác dục, niệm dục; ta không có ác dục, niệm dục’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác có sân hại ý; ta không có sân hại ý’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác có sát sanh, lấy của không cho, phi phạm hạnh; ta không phi phạm hạnh’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác có tham lam, tâm não hại, thụy miên triền, trạo cử và cống cao và có nghi hoặc; ta không có nghi hoặc’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác có sân kết, dua siểm, lừa gạt, vô tàm, vô quý; ta có tàm quý’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác có mạn, ta không có mạn’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác có tăng thượng mạn, ta không có tăng thượng mạn’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác không đa văn, ta có đa văn’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác không quán các thiện pháp, ta quán các thiện pháp’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác hành phi pháp, ác hạnh; ta hành đúng pháp, diệu hạnh’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác có nói láo, nói hai lưỡi, nói cộc cằn, nói thêu dệt, ác giới; ta không ác giới’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ‘Người khác có bất tín, giải đãi, vô niệm, vô định mà lại có ác tuệ; ta không có ác tuệ’. Hãy phát tâm.
“Chu-na, ví như con đường xấu, có con đường tốt đối lại; bến đò xấu, có bến đò tốt, đối lại. Cũng vậy, này Chu-na, ác dục có phi ác dục đối lại. Hại ý sân, có không hại ý sân đối lại. Sát sanh, lấy của không cho, phi phạm hạnh, có phạm hạnh đối lại. Tham lam, não hại, thụy miên, trạo cử cống cao, nghi hoặc, có sự không nghi hoặc đối lại. Sân kết, duasiểm, lừa gạt, vô tàm, vô quý; có tàm quý đối lại. Mạn, có không mạn đối lại. Tăng thượng mạn có không tăng thượng mạn đối lại. Không đa văn,có đa văn đối lại. Không quán các thiện pháp, có quán các thiện pháp đối lại. Hành phi pháp, ác hạnh; có hành đúng pháp, diệu hạnh đối lại. Nói láo, nói hai lưỡi, nói cộc cằn, nói thêu dệt, ác giới; có thiện giớiđối lại. Bất tín, giải đãi, vô niệm, vô định, ác tuệ; có thiệntuệ đối lại.
“Chu-na, hoặc có pháp đen, có quả báo đen, dẫn đến ác xứ; hoặc cópháp trắng, có quả báo trắng, dẫn lên thiện xứ. Cũng như thế, này Chu-na, người ác dục thì do phi ác dục mà đi lên. Người có hại ý sân thìdo không có hại ý sân mà đi lên. Người sát sanh, lấy của không cho, phiphạm hạnh, thì do phạm hạnh mà đi lên. Người tham lam, não hại, thụy miên, trạo cử cống cao, nghi hoặc thì do không nghi hoặc mà đi lên. Người sân nhuế, dua siểm, lừa gạt, vô tàm, vô quý thì do tàm quý mà đi lên. Người mạn thì do không mạn mà đi lên, Người tăng thượng mạn thì do không tăng thượng mạn mà đi lên. Người không đa văn thì do đa văn mà đi lên. Người không quán các thiện pháp thì do quán các thiện pháp mà đi lên. Người hành phi pháp, ác hạnh thì do hành đúng pháp, diệu hạnh mà đilên. Người nói láo, nói hai lưỡi, nói cộc cằn, nói thêu dệt, ác giớithì do thiện giới mà đi lên. Người bất tín, giải đãi, vô niệm, vô định,ác tuệ thì do thiện tuệ mà đi lên.
“Chu-na, nếu có người tự mình không điều phục, người khác không điều phục, mà muốn có sựï điều phục, sự kiện ấy không bao giờ có. Tự mình chìm, người khác chìm mà muốn vớt lên, sự kiện ấy không bao giờ có.Tự mình không Bát-niết-bàn, người khác không Bát-niết-bàn mà muốn dẫn đến nhập Niết-bàn, sự kiện ấy không bao giờ có.
“Chu-na, nếu có người tự mình điều phục được, người khác không điều phục được, mà muốn có sự điều phục, sự kiện ấy có xảy ra. Tự mình không chìm, người khác bị chìm mà muốn vớt lên, sự kiện ấy có xảy ra. Tựmình Bát-niết-bàn, người khác không Bát-niết-bàn mà muốn đưa đến Niết-bàn, sự kiện ấy có xảy ra.
“Cũng như thế, này Chu-na, người ác dục thì do phi ác dục mà nhậpNiết-bàn. Người có hại ý sân thì do không có hại ý sân mà nhập Niết-bàn. Người sát sanh, lấy của không cho, phi phạm hạnh thì do phạm hạnh mà nhập Niết-bàn. Người tham lam, não hại, thùy miên, trạo cử, cốngcao, nghi hoặc, thì do không nghi hoặc mà nhập Niết-bàn. Người sân kết,dua nịnh, vô tàm, vô quý, thì do tàm quý mà nhập Niết-bàn. Người tăng thượng mạn thì do không tăng thượng mạn mà nhập Niết-bàn. Người không đavăn thì do đa văn mà nhập Niết-bàn. Người không quán các thiện pháp thìdo quán các thiện pháp mà nhập Niết-bàn. Người hành phi pháp, ác hạnh thì do hành đúng pháp, diệu hạnh mà nhập Niết-bàn. Người nói láo, nói hai lưỡi, nói cộc cằn, nói thêu dệt, ác giới, thì do thiện giới mà nhậpNiết-bàn. Người bất tín, giải đãi, vô niệm, vô định, ác tuệ, thì do thiện tuệ mà nhập Niết-bàn.
“Chu-na, đó là Ta đã nói cho ngươi nghe về pháp tiệm giảm, đã nóipháp phát tâm, đã nói pháp đối trị, đã nói pháp thăng thượng, đã nói pháp nhập Niết-bàn. Như bậc Tôn sư đối với đệ tử khởi tâm đại từ, thươngxót, thương tưởng, mong cầu cho đệ tử được phước lợi và thiện ích, mongcầu an ổn khoái lạc. Ta đã làm như vậy. Các ngươi cũng nên tự mình làm.Hãy đến nơi rừng vắng, núi sâu, dưới gốc cây, chỗ an tĩnh không nhàn, tĩnh tọa tư duy, đừng phóng dật, không ngừng tinh tấn, chớ để ân hận maisau. Đó là lời khuyến giáo, lời huấn thị của Ta”.
Phật thuyết như vậy. Tôn giả Đại Chu-na và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tương đương Pāli, M.8. Sallekha-suttaṃ.
- [02]Xem Kinh 90trên.
- [03]Các kiến chấp: thần 神 (Pāli: attā), chúng sanh 眾 生 (satta), nhân 人(puggala), thọ 夀 (āyu), mạng 命 (jīva), thế 世 (loka) đều liên hệ đến quan niệm linh hồn hay tiểu ngã (attavāda). Baûn Pāli chỉ nêu: attavādapaṭisaṃyuttā lokavādapaṭisaṃyuttā (diṭṭhiyo), các kiến chấp liênhệ đến các thuyết về hữu ngã và thế giới (thường hay vô thường v.v...).
- [04] Tiệm giảm. Pāli: sallekha, tổn giảm, theo nghĩa kiểm thức, sống khắc khổ.
- [05]Pāli: na kho panete, cunda, ariyassa vinaye sallekhā vuccanti, diṭṭhadhamma- sukhavihārā ete ariyassa vinaye vuccanti, trong luật của bậc Thánh, chúng không được gọi là tiệm giảm, mà được gọi là hiện pháp lạc trú.
- [06] Hiện pháp lạc cư 現 法 樂 居; chỉ tính chất của bốn thiền sắc giới.
- [07] Nguyên. Hán: tức giải thoát 息 解 脫, tức tịch tịnh giải thoát, chỉ bốn vô sắc giới định. Pāli: santā vimokkhā.
- [08]Pāli: pare vihaṃsakā bhavissanti, maya ettha avihisakā bhavissāmā, những người khác có thể sẽ là bạo hại; chúng ta sẽ không là bạo hại, nênhọc tiệm giảm như vậy.
- [09] Hán: hại ý sân 害 意 瞋. Pāli: vihiṃsaka, bạo hành.
- [10] Tăng tứ 增 伺; Pāli: abhijjhālu.
- [11] Tránh ý 諍 意; Pāli: vyāpannacitta.
- [12] Thụy miên sở triền 睡 眠 所 纏, triền cái thụy miên. Pāli: thīnamiddhapariyuṭṭhāna, mê ngủ nghỉ, bị buồn ngủ khống chế.
- [13] Điệu cống cao, hay trạo cử ố tác hay trạo hối. Pāli: uddahacca-kukkucca, vị kích động và vọng động.
- [14] Liệt kê năm triền cái (Pāli: pañca nīvaraṇāni): tham, sân, thụy miên, trạo hối và nghi.
- [15] Sân kết 瞋 結, chỗ khác (xem Kinh 89trên) gọi là bất ngữ kết, Pāli: makkha, ngụy thiện và ác ý hay ác cảm.
- [16] Tăng mạn 增 慢. Pāli: atimāna, tự cao.