Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Phẩm "Vô Trụ" (Tổng Luận Kinh Đại Bát Nhã; Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu Diễn đọc: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên Lồng nhạc: Jordan Lê Quảng Thiện Hùng)

17/05/202015:11(Xem: 9849)
09. Phẩm "Vô Trụ" (Tổng Luận Kinh Đại Bát Nhã; Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu Diễn đọc: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên Lồng nhạc: Jordan Lê Quảng Thiện Hùng)

 

TỔNG LUẬN 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thin Bu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

Buddha-323

PHẨM VÔ TRỤ
Phần cuối quyển 36 cho đến hết quyển 37, Hội thứ I, ĐBN.

(Tương đương với  phẩm “Tập Tán” quyển thứ 03, MHBNBLM)


Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Jordan Lê Quảng Thiện Hùng






 

 

Tóm lược:

 

(1. Chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ:)

 

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đối với đại Bồ Tát và đối với Bát nhã Ba la mật, con đều chẳng đắc, chẳng thấy, tại sao con có thể dùng pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ Tát? Bạch Thế Tôn! Đối với các pháp, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán; nếu đem pháp ấy dạy bảo, trao truyền cho các đại Bồ Tát, thì có thể có sự hối tiếc. Bạch Thế Tôn! Đối với các pháp, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc tập hợp, hoặc phân tán, thì tại sao có thể nói đây là đại Bồ Tát; đây là Bát nhã Ba la mật? Bạch Thế Tôn! Cái danh đại Bồ Tát ấy và cái danh Bát Nhã ấy đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao? Vì cái nghĩa hai danh ấy đã không có sở hữu, nên hai danh ấy đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Bạch Thế Tôn! Đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc hợp, hoặc tan, thì tại sao có thể nói đây là sắc, cho đến đây là thức? Bạch Thế Tôn! Cái danh của sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao? Vì nghĩa của cái danh của sắc, thọ, tưởng, hành, thức đã không có sở hữu, nên cái danh của sắc, thọ, tưởng v.v… đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.

Đối với mười hai xứ, mười tám gii, bốn thánh đế, mười hai nhân duyên, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm nhãn, sáu thần thông, sáu pháp Ba la mật, mười tám pháp bất cộng, Nhất thiết trí v.v… con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc hợp, hoặc tan, thì tại sao có thể nói đây là bốn Thánh đế, mười hai nhân duyên v.v… cho đến Nhất thiết trí? Bạch Thế Tôn! Cái danh bốn Thánh đế, mười hai nhân duyên v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao? Vì cái nghĩa của danh bốn Thánh đế, mười hai nhân duyên v.v... đã không có sở hữu, nên cái danh bốn Thánh đế, mười hai nhân duyên v.v... đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Đối với các pháp đã nói trên, con chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc hợp, hoặc tan, thì tại sao có thể nói đây là Bồ Tát, đây là Bát Nhã?

Bạch Thế Tôn! Đối với Bồ Tát, và đối với Bát Nhã con đã chẳng đắc, chẳng thấy, thì tại sao khiến con đem pháp tương ưng Bát Nhã dạy bảo, trao truyền cho các Bồ Tát. Cho nên, nếu đem pháp ấy mà dạy bảo, trao truyền cho các Bồ Tát, thì ắt sẽ hối tiếc.

Bạch Thế Tôn! Các pháp do nhân duyên hòa hợp đặt bày, giả danh Bồ Tát và Bát Nhã. Hai giả danh này, đối với năm uẩn, bất khả thuyết; đối với 12 xứ, 18 giới, 4 Thánh đế, 12 nhân duyên, bất khả thuyết; đối với tham, sân, si, tất cả triền kiết, tùy miên, kiến thủ v.v... bất khả thuyết; đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc bất khả thuyết; đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông bất khả thuyết; đối với ngã, hữu tình, cho đến… cái biết, cái thấy bất khả thuyết; đối với không, vô tướng, vô nguyện, sáu phép Ba la mật bất khả thuyết; đối với 37 pháp trợ đạo bất khả thuyết; đối với mười lực của Phật, cho đến… Nhất thiết tướng trí bất khả thuyết; đối với trò huyễn, cho đến như sự biến hóa, thành tầm hương v.v... bất khả thuyết; đối với tịch tịnh, viễn ly, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, tuyệt chư hý luận, chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, bình đẳng tánh, ly sanh tánh… bất khả thuyết; đối với pháp thường, vô thường, cho đến pháp thuộc sanh tử, thuộc Niết bàn bất khả thuyết; đối với pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, cho đến… pháp nội, pháp ngoại, hay pháp ở giữa hai bất khả thuyết; đối với Phật, Bồ Tát hoặc Thanh văn v.v... trong vô số thế giới ở mười phương bất khả thuyết. Vì sao? Vì sự tập hợp, ly tán của các pháp như trên đã nói, đều không thể nắm bắt được, vô kiến vậy. Bạch Thế Tôn! Như trên đã nói, cái danh 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới v.v… không chỗ nói được (bất khả thuyết). Như vậy, cái danh Bồ Tát, và Bát Nhã không chỗ nói được. Như cái danh giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, không chỗ nói được. Như vậy, cái danh Bồ Tát, và Bát Nhã không chỗ nói được. Như Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Như Lai và cái danh của các giai vị ấy, cũng không chỗ nói được. Như vậy, cái danh Bồ Tát, và Bát Nhã cũng không chỗ nói được.

Bạch Thế Tôn! Như tất cả, hoặc hữu danh hoặc vô danh, đều không chỗ nói được. Như vậy, cái danh Bồ Tát, và cái danh Đại Bát Nhã cũng không chỗ nói được. Vì sao? Vì cái danh các pháp như vậy đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ. Vì sao? Vì cái nghĩa của các danh ấy, đã không có sở hữu, nên các danh ấy đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng có chỗ trụ.

Bạch Thế Tôn! Vì con y cứ vào nghĩa ấy, nên đối với các pháp chẳng đắc, chẳng thấy, hoặc hợp, hoặc tan, thì tại sao có thể nói đây là cái danh Bồ Tát, đây là cái danh Bát Nhã?

Bạch Thế Tôn! Đối với hai cái, hoặc nghĩa, hoặc danh, con đã chẳng đắc, chẳng thấy, thì tại sao khiến con đem pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật dạy bảo, trao truyền cho các Bồ Tát? Vì vậy, nếu đem pháp này dạy bảo, trao truyền cho các Bồ Tát, ắt có sự hối tiếc.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát khi nghe đem tướng trạng như thế thuyết Bát nhã Ba la mật, tâm chẳng chìm đắm cũng chẳng ưu hối; tâm kia bất kinh bất khủng bất bố, phải biết Bồ Tát này, quyết định đã được an trụ bực bất thối, đem phương tiện vô sở trụ mà an trụ!

 

(2. Chẳng nên trụ:)

 

Lúc bấy giờ, Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát tu hành Bát Nhã chẳng nên trụ nơi sắc, chẳng nên trụ nơi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì Sắc, tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức, và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không. Bạch Thế Tôn! Sắc ấy chẳng phải không, không ấy chẳng phải sắc, sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Vì vậy, Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát tu hành Bát Nhã chẳng nên trụ nơi sắc, chẳng nên trụ nơi thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng nên trụ mười hai xứ, mười tám gii; chẳng nên trụ nơi bốn Thánh đế, mười hai nhân duyên, chẳng nên trụ nơi bốn thiền, chẳng nên trụ nơi tứ định. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì bốn thiền và tánh của bốn thiền là không, tứ định và tánh của tứ định là không. Bạch Thế Tôn! Bốn thiền ấy, chẳng phải không, không ấy chẳng phải là bốn thiền; bốn thiền chẳng lìa không, không chẳng lìa bốn thiền; bốn thiền tức là không, không tức là bốn thiền; tứ định cũng lại như vậy. Vì vậy, bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát tu hành Bát Nhã chẳng nên trụ nơi bốn thiền, chẳng nên trụ nơi tứ định.

Các đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, chẳng nên trụ nơi sáu Ba la mật, chẳng nên trụ ở ba mươi bảy pháp trợ đạo, chẳng nên trụ nơi mười lực của Phật, chẳng nên trụ nơi năm loại mắt, chẳng nên trụ nơi sáu phép thần thông, chẳng nên trụ nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Vì sao? Vì sáu Ba la mật là không, tánh của sáu Ba la mật là không… cho đến Nhất thiết tướng trí và tánh của Nhất thiết tướng trí là không. Sáu Ba la mật ấy, chẳng phải không, không ấy chẳng phải sáu Ba la mật, sáu Ba la mật chẳng lìa không, không chẳng lìa lục Ba la mật; sáu Ba la mật tức là không, không tức là sáu Ba la mật; 37 pháp trợ đạo cho đến Nhất thiết tướng trí cũng lại như vậy. Vì vậy, các đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, chẳng nên trụ nơi sáu Ba la mật cho đến chẳng nên trụ nơi Nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, chẳng nên trụ vào văn tự, chẳng nên trụ vào sự dẫn giải của các văn tự, hoặc một lời, hoặc hai, hoặc nhiều lời dẫn giải. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì các văn tự và tánh của các văn tự là không, sự dẫn giải của các văn tự và tánh của sự dẫn giải là không. Các văn tự ấy chẳng phải không, không ấy chẳng phải là các văn tự; các văn tự chẳng lìa không, không chẳng lìa các văn tự; các văn tự tức là không, không tức là các văn tự; sự dẫn giải của các văn tự cũng lại như vậy. Vì vậy, bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã chẳng nên trụ vào các văn tự, chẳng nên trụ vào sự dẫn giải của các văn tự.

Các đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, chẳng nên trụ vào các pháp thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ vào các pháp lạc hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, tịch tịnh hoặc bất tịch tịnh, viễn ly hoặc bất viễn ly; cũng chẳng nên trụ vào chơn như, chẳng nên trụ vào pháp giới, pháp tánh, thật tế, bình đẳnh tánh, ly sanh tánh; cũng chẳng nên trụ vào tất cả pháp môn Đà la ni, chẳng nên trụ vào tất cả pháp môn Tam ma địa vì tất cả pháp đó và tánh của chúng cũng lại như trên đã thuyết.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát, không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát Nhã, thì bị chấp ngã, ngã sở ràng buộc, quấy nhiễu, cho nên tâm liền bám trụ sắc, bám trụ vào thọ, tưởng, hành, thức. Vì do bám trụ nên đối với sắc phát sanh các hành, đối với thọ, tưởng, hành, thức phát sanh các hành(tạo tác). Vì do hành này, nên chẳng thể nhiếp thọ Bát Nhã, chẳng thể tu hành Bát Nhã, chẳng thể viên mãn Bát Nhã, chẳng thể hoàn thành Nhất thiết tướng trí.

Nếu đại Bồ Tát không có phương tiện thiện xảo, khi tu hành Bát Nhã, thì bị cái chấp ngã, ngã sở ràng buộc, quấy nhiễu, nên tâm liền bám trụ vào mười hai xứ, mười tám gii, bốn thiền bốn định, bốn Thánh đế, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười tám pháp bất cộng, Nhất thiết tướng trí v.v…cho đến quả vị Giác ngộ tối cao. Vì do bám trụ này nên đối với tất cả pháp phát sanh các hành. Vì do hành này, nên chẳng thể nhiếp thọ Bát Nhã, chẳng thể tu hành Bát Nhã, chẳng thể viên mãn Bát Nhã, chẳng thể hoàn thành Nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Vì sắc chẳng nên nhiếp thọ; thọ, tưởng, hành, thức chẳng nên nhiếp thọ; sắc đã chẳng nên nhiếp thọ, thì chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức đã chẳng nên nhiếp thọ, liền chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì bản tánh là không, cho đến tất cả pháp Phật chẳng nên nhiếp thọ, tất cả pháp Phật chẳng nên nhiếp thọ, thì liền chẳng phải là pháp Phật. Vì sao? Vì bản tánh là không. Cái nhiếp thọ, tu hành, viên mãn Bát nhã Ba la mật, cũng chẳng nên nhiếp thọ. Như vậy, Bát nhã Ba la mật chẳng nên nhiếp thọ, thì liền chẳng phải là Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì bản tánh là không. Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, nên dùng bản tánh không mà quán tất cả pháp. Khi khởi lên quán này, thì đối với tất cả pháp, tâm không sở hành, đó gọi là sự nhiếp thọ Tam ma địa của đại Bồ Tát. Tam ma địa này vi diệu, thù thắng, rộng lớn vô lượng, có tác dụng vô biên, mà tất cả Thanh văn, Độc giác không có được. Cả đến Nhất thiết tướng trí đã hoàn thành đó, cũng chẳng nên nhiếp thọ. Như vậy, Nhất thiết tướng trí đã chẳng nên nhiếp thọ, thì liền chẳng phải là Nhất thiết tướng trí. Vì sao? Nhất thiết tướng trí này chẳng phải thủ đắc tướng mà tu đắc. Vì sao? Vì có thủ đắc là có phiền não!

Những gì là tướng? Đó là tướng sắc, tướng thọ, tưởng, hành, thức; cho đến tướng của tất cả pháp Phật. Nếu chấp đắm các tướng này, liền bị nó trói buộc, không còn tự tại nữa, nên gọi là phiền não. Nên không thể lấy tướng mà tu đắc Nhất thiết tướng trí. Nếu người chấp tướng tu đắc Nhất thiết trí trí thì phạm chí Thắng Quân, đối với Nhất thiết trí trí không cần tin hiểu. Những gì gọi là tướng tin hiểu đó? Nghĩa là đối với Bát nhã Ba la mật thâm sâu sanh lòng tin thanh tịnh. Do lực thắng giải, suy lường, quán sát Nhất thiết trí trí. Không dùng tướng làm phương tiện, cũng không dùng chẳng phải tướng làm phương tiện. Vì tướng và chẳng phải tướng đều không thể nắm bắt. Phạm chí Thắng Quân này tuy do sức tín giải qui y Phật Pháp gọi là tùy tín hành, nhưng có thể nhờ bản tánh không mà ngộ nhập Nhất thiết trí trí. Đã ngộ nhập rồi nên không chấp giữ tướng sắc, không chấp giữ tướng thọ, tưởng, hành, thức; cho đến không chấp giữ tướng tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn. Vì sao? Vì nhất thiết pháp tự tướng đều là không, năng thủ, sở thủ đều bất khả đắc. Vì sao? Vì phạm chí không dùng hiện quán nội đắc mà quán Nhất thiết trí trí. Không dùng hiện quán ngoại đắc mà quán Nhất thiết trí trí. Không dùng hiện quán nội ngoại đắc mà quán Nhất thiết trí trí. Không dùng hiện quán vô trí đắc mà quán Nhất thiết trí trí. Không dùng hiện quán đắc những pháp khác mà quán Nhất thiết trí trí. Cũng không dùng hiện quán bất đắc mà quán Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì phạm chí Thắng Quân này không thấy Nhất thiết trí trí là bị quán; không thấy Bát Nhã là năng quán, không thấy người quán, không thấy chỗ y cứ để quán và không thấy lúc khởi quán.

Phạm chí Thắng Quân này chẳng ở trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà quán Nhất thiết trí trí. Chẳng ở ngoài sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà quán Nhất thiết trí trí. Chẳng ở trong ngoài sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà quán Nhất thiết trí trí. Cũng chẳng phải lìa sắc, thọ, tưởng, hành, thức quán Nhất thiết trí trí, cho đến chẳng phải ở trong tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn mà quán Nhất thiết trí trí. Chẳng phải ở ngoài tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn mà quán Nhất thiết trí trí. Chẳng phải ở trong ngoài tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn mà quán Nhất thiết trí trí. Cũng chẳng phải lìa tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn mà quán Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì hoặc là bên trong, hoặc là bên ngoài, hoặc trong ngoài, hoặc lìa trong ngoài, tất cả đều không, bất khả đắc. Phạm chí Thắng Quân này do lìa các tướng môn như vậy, nên đối với Nhất thiết trí trí phát sanh lòng tin hiểu thâm sâu. Do tin hiểu như vậy nên đối với tất cả pháp đều không chấp trước. Vì thật tướng các pháp bất khả đắc. Như vậy, Phạm chí nhờ môn lìa tướng, đối với Nhất thiết trí trí được tin hiểu rồi, đối với tất cả pháp đều không chấp tướng, cũng không tư duy các pháp vô tướng, vì pháp tướng, vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy, Phạm chí do lực thắng giải đối với tất cả pháp không lấy, không bỏ, vì trong pháp thật tướng không có lấy bỏ. Bấy giờ, Phạm chí đó với sự tự tin hiểu của mình cho đến Niết bàn cũng không chấp trước. Vì sao? Vì bản tánh tất cả pháp đều không, không thể nắm giữ.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát, Bát nhã Ba la mật, cũng lại như vậy, đối với tất cả pháp, vì không có chỗ nắm giữ (thủ đắc) đắm trước, nên có khả năng từ bờ bên này qua bờ bên kia. Vì vậy, khi đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, chẳng nên nắm giữ tất cả sắc, chẳng nên giữ lấy thọ, tưởng, hành, thức cho đến chẳng giữ lấy tất cả pháp Phật, vì tất cả pháp cũng đều không có chỗ nắm giữ. Đại Bồ Tát ấy, tuy đối với tất cả sắc, tất cả thọ, tưởng, hành, thức, cho đến tất cả pháp Phật đều không có chỗ nắm giữ mà chỉ dùng bổn nguyện tu hành bốn niệm trụ, cho đến tám thánh đạo chi chưa viên mãn vậy và vì bản nguyện chỗ chứng Phật mười lực, cho đến Nhất thiết tướng trí chưa thành xong vậy, cho nên ở khoảng thời gian giữa quyết chẳng nắm chẳng bắt tất cả tướng mà vào Niết bàn. Đại Bồ Tát ấy, tuy có khả năng viên mãn tất cả pháp Phật mà chẳng thấy tất cả pháp Phật. Vì sao? Vì tất cả pháp Phật chẳng phải là pháp Phật. Tất cả pháp chẳng phải là pháp, cũng chẳng phải là phi pháp. Đại Bồ Tát ấy, khi tu hành Bát Nhã, đối với tất cả pháp, tuy không có chỗ thủ đắc, mà có khả năng hoàn thành tất cả sự nghiệp. (Q.37, ĐBN)

Lưu ý: Đôi khi giữa hai đoạn kinh, chúng tôi dừng lại đôi chút để giải thích hay thêm thắt một vài tư tưởng của các Đạo sư khác để làm rõ nghĩa kinh. Điều đó có thể làm quý vị độc giả khó chịu. Nhưng nó trở thành cần thiết khi chú giải kinh. Xin thứ lỗi!

 

Lược giải:

 

Phẩm này nói rõ về “Tánh Không” và “Quán không bất chứng” để trừ cái bệnh chấp thủ. Bát nhã Ba la mật khuyên Bồ Tát không nên trụ vào các pháp, vì tất cả pháp là không, bản tánh của tất cả pháp cũng không, bất khả đắc.

Không những Bát Nhã khuyên đại Bồ Tát chẳng nên trụ vào tất cả pháp mà còn khuyên chẳng nên trụ vào văn tự, chẳng nên trụ vào sự dẫn giải của văn tự, vì văn tự và tánh của văn tự là không, sự dẫn giải của văn tự và tánh của sự dẫn giải là không, bất khả đắc.

Các đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, chẳng nên trụ vào các pháp thường hoặc vô thường, chẳng nên trụ vào các pháp lạc hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh v.v… Trụ như vậy là trụ ở hai bên nên dễ rơi vào nhị nguyên đối đãi hay nói khác là không dứt trừ nổi phân biệt, chấp trước!

Một khi rơi vào phân biệt thì bị ngã, ngã sở trói buộc quấy nhiễu, tâm liền có chỗ bám trụ. Vì do bám trụ nên đối với tất cả pháp phát sanh tạo tác. Rồi do tạo tác, nên không thể nhiếp thọ Bát Nhã, không thể tu hành Bát Nhã, không thể hoàn thành Nhất thiết tướng trí.

Vậy, đối với Bát nhã Ba la mật cũng chẳng nên nhiếp thọ, thì liền chẳng phải là Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì bản tánh cũng không. Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã, nên dùng bản tánh không mà quán tất cả pháp. Khi khởi lên quán này, thì đối với tất cả pháp, tâm không sở hành, đó gọi là sự nhiếp thọ Tam ma địa của đại Bồ Tát.

Sau cùng kinh nói, cả đến Nhất thiết tướng trí đã hoàn thành đó, cũng chẳng nên nhiếp thọ. Như vậy, Nhất thiết tướng trí đã chẳng nên nhiếp thọ, thì liền chẳng phải là Nhất thiết tướng trí. Vì sao? Nhất thiết tướng trí này chẳng phải thủ đắc tướng mà tu đắc. Vì sao? Vì có thủ đắc là có phiền não!

Nếu chấp đắm các tướng, liền bị tướng xoay, tức bị trói, không còn tự tại nữa, nên bị phiền não. Vì vậy, không thể lấy tướng mà tu đắc Nhất thiết tướng trí, chỉ do tín giải mà thành tựu Nhất thiết tướng trí. Những gì gọi là tín giải? Nghĩa là đối với Bát nhã Ba la mật thâm sanh tịnh tín. Do sức hiểu biết thù thắng mà tư duy, quán sát Nhất thiết tướng trí, không dùng tướng làm phương tiện, cũng chẳng dùng phi tướng làm phương tiện, vì tướng và phi tướng đều không thể thủ đắc. Người tu hành dõng mãnh có khả năng dùng bản tánh không mà ngộ nhập Nhất thiết tướng trí. Đã ngộ nhập rồi, chẳng thủ đắc tướng của tất cả pháp. Vì sao? Vì tự tướng của tất cả pháp đều không, nên năng thủ, sở thủ đều chẳng thể nắm bắt được. (Q.37, ĐBN)

Giáo pháp này có lẽ nghịch đời: Muốn thành tựu vô vàn công đức, muốn giác ngộ, muốn được Nhất thiết tướng trí thì phải nhiếp thọ Bát Nhã. Nhưng ở đây kinh lại nói cả đến Nhất thiết tướng trí đã hoàn thành đó, cũng chẳng nên nhiếp thọ: “Nhất thiết tướng trí đã chẳng nên nhiếp thọ, thì liền chẳng phải là Nhất thiết tướng trí”. Vì sao? Nhất thiết tướng trí này chẳng phải thủ đắc tướng mà tu đắc. Vì thủ đắc tướng là có phiền não!”

Tất cả phiền não đều do phân biệt. Phân biệt những gì? Phân biệt tướng tốt xấu. Do phân biệt nên có chấp. Rồi từ chấp mới đưa đến quyết định tung hứng, giữ bỏ... tức tâm hành. Nếu tâm hành đúng như mong muốn thì cảm thấy sung sướng, bằng ngược lại sẽ sanh đau buồn chán ghét. Đó là cái mất mát của tâm nên bảo là phiền não. Thật ra, không phải do nhiếp thọ Nhất thiết tướng trí mà không đắc Bát Nhã. Chính là do phân biệt chấp trước đưa đến thủ tâm chấp tướng mà sanh bệnh. Phạm Chí Thắng Quân chỉ sanh tín giải sâu sắc mà thâm nhập được Bát Nhã. Chỉ cần dùng bổn nguyện tu hành tất cả pháp Phật, nhưng không thủ đắc bất cứ pháp nào dù là pháp Phật thì có thể thành tựu sự nghiệp!

Pháp môn Phật học tuy nhiều, nhưng rốt lại, tu hành đừng phân biệt chấp trước cũng không trụ không thủ pháp bất cứ dưới hình thức nào, thì tâm không còn quái ngại. Có phân biệt là có chấp, không phân biệt là vô chấp, tâm mới được thảnh thơi!

 

Câu chuyện nhà Thiền sau đây có thể nói lên tinh thần của giáo pháp vô sở trụ của phẩm này:

Có vị Tăng hỏi Thiền sư Huệ Hải Đại Châu:

- Tâm trụ chỗ nào là trụ?

Sư đáp:

- Tâm trụ chỗ không trụ là trụ.

- Thế nào là chỗ không trụ?

- Chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là trụ chỗ không trụ.

- Thế nào là chẳng trụ tất cả chỗ?

- Chẳng trụ tất cả chỗ là chẳng trụ nơi lành dữ, có không, trong ngoài, chặng giữa; chẳng trụ không cũng chẳng trụ chẳng không, chẳng trụ định cũng chẳng trụ chẳng định. Chỉ cái chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là chỗ trụ.

Có trụ là có quái ngại, vô trụ mới được tự tại. Vậy phải nói theo Lục tổ: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Vô trụ là vô chấp, tâm mới được an nhiên tịch lặng!

 

Kết luận:

 

Đây là một bài pháp khá mắc mỏ, nếu hiểu liền hiểu không thể chần chừ, không thể gượng ép. Mấu chốt của bài pháp này là đừng trụ, đừng chấp, đừng thủ. Có trụ, có chấp, có thủ là có quái ngại! Có trụ là có chỗ nương tựa như chim nương cành, như dây leo nương dậu thì không thể đứng vững trên đôi chân của mình được hay nói khác là không còn tự chủ trong tư duy hay hành động. Có chấp là có vướng mắc tâm không còn như như. Có thủ là còn nắm giữ, cất dấu tức còn sở đắc, tham ái. Tất cả đều do tướng, có tướng là có phiền não. Tu lìa tướng thì không còn quái ngại nữa, nên nói tu vô tướng đây là tu Bát Nhã. Tu như vậy mới mau viên mãn./.

 

---o0o---

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 9047)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy. Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền.
25/12/2011(Xem: 11563)
Một thuở nọ đức Phật ở trong núi Thứu Phong, thuộc thành Vương Xá cùng với một ngàn tám trăm vị Tỳ-kheo đều là A-la-hán, đã diệt tận các lậu, không còn phiền não, tâm hoàn toàn giải thoát, tuệ hoàn toàn giải thoát, đạt chín trí, mười trí, việc làm đã làm xong, quán đúng như thật về ba điều giả, quán ba không môn, đã thành tựu công đức hữu vi và công đức vô vi. Lại có tám trăm vị Tỳ-kheo ni đều là A-la-hán. Lại có vô lượng vô số đại Bồ-tát với thật trí bình đẳng, đoạn hẳn phiền não chướng, có phương tiện thiện xảo phát hạnh nguyện lớn, lấy bốn nhiếp pháp làm lợi ích chúng sanh, đem bốn tâm vô lượng che trùm tất cả, ba minh thấu suốt, chứng đắc năm thần thông, tu tập vô biên pháp Bồ-đề phần, có kỹ thuật thiện xảo vượt hơn mọi người trên thế gian, thâm nhập rõ về duyên sanh, không, vô tướng, vô nguyện, ra vào diệt định, thị hiện khó lường, thu phục ma oán, hiểu rõ cả hai đế với pháp nhãn thấy biết tất cả nguồn căn của chúng sanh, với bốn vô ngại giải giảng nói không sợ sệt, với mười lự
24/10/2011(Xem: 9535)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm không tìm thấy trong Đại tạng kinh. Kinh này chắc là do một vị cao tăng Phật giáo Việt Nam biên soạn, nhưng biên soạn vào lúc nào thì chưa ai biết được. Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn tợ trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.” (Nhân tu lục độ, quả chứng nhất thừa, thệ nguyện hoằng thâm, như đại hải chi uông dương bất trắc, từ bi quảng đại, nhược trường thiên chi phú đảo vô ngân, hiến bất hoại thân, quảng phát thập nhị nguyện, lịch vô lượng kiếp, linh cảm ngũ bách danh.)
12/10/2011(Xem: 18916)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
25/08/2011(Xem: 8356)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó...
27/07/2011(Xem: 10577)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
04/07/2011(Xem: 9512)
Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng Bà Lê Thu Hồng, 75 tuổi, hàng sáng đều dành 15 phút tập 5 thế yoga để rèn luyện sức khỏe.
24/05/2011(Xem: 12343)
Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Đang, sinh năm Quí Sửu (1913), trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông. Năm 7 tuổi Ngài đã học chữ Nho. Rất thông minh, Ngài được người đương thời gọi là “Thần đồng Lê Quí Đôn”. Do túc duyên sẵn có từ nhiều đời, đến năm 12 tuổi Ngài xuất gia và thọ giới Sa Di tại chùa Bửu Hưng (Sa Đéc). Thấy Ngài quá thông minh nên Bổn sư đặt pháp danh là Thích Huệ Lực. Năm 20 tuổi Ngài thọ giới Tỳ kheo tại chùa Kim Huê, Sa Đéc. Đến năm 25 tuổi Ngài được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Phước Định, Chợ Lách. Năm 30 tuổi Ngài trụ trì chùa Viên Giác, Vĩnh Long. Năm 35 tuổi duyên lành đối với Phật giáo Nam Tông đã chín mùi, Ngài được du học tại Chùa Tháp Campuchia, thọ giới theo Phật giáo Nam Tông tại chùa Kùm Pung (Treyloko) ở Trà Pét.
07/04/2011(Xem: 13430)
Duy Thức Tam Thập Tụng (ba mươi bài tụng Duy Thức) là luận điển cơ bản của Tông Duy Thức. Tông Duy Thức dựa vào luận điển này mà thành lập. Lý do cần giảng ba mươi bài tụng là vì sự thành lập và truyền thừa Tông Duy Thức từ đây mà ra. Tông Duy Thức của Trung Quốc bắt đầu từ học phái Du Già Hạnh của Phật Giáo đại thừa Ấn Độ. Nhưng khi đã nói đến học phái Du Già Hạnh không thể không tìm hiểu học phái Trung Quán. Xin lần lượt trình bày như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]