Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng

04/07/201120:37(Xem: 8451)
Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng

Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng

Bà Lê Thu Hồng, 75 tuổi, hàng sáng đều dành 15 phút tập 5 thế yoga để rèn luyện sức khỏe.

Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng

Đây là 5 thế yoga Suối nguồn tươi trẻ (The Fountain of Youth). Các thức tập yoga này bắt nguồn từ Tây Tạng, vì thế còn được gọi là 5 thế yoga Tây Tạng, giúp cơ thể nạp năng lượng, giữ nét thanh xuân, hệ cơ xương khớp được khỏe mạnh.

Động tác 1:

Đứng hai chân cách đều nhau và hai tay dang ngang vai, xoay theo chiều kim đồng hồ. Khi bắt đầu tập nên thực hiện 5 vòng, sau đó cứ mỗi tuần lại tăng thêm 2 vòng cho đến khi đạt 21 vòng thì cố định. Bà Hồng cho biết, để giảm chóng mặt, hãy hướng sự tập trung của mắt vào một điểm ngay trước mặt, xoay người chậm bằng những bước chân dịch chuyển nhỏ, thở sâu.

Sau bài tập nên hít thở sâu 3 lần để cơ thể tổng hợp năng lượng. Chắp hai tay lại, từ từ đưa lên quá đầu. Khi bắt đầu thở ra thì tách tay, hạ tay xuống từ từ theo một chuyển động vòng tròn. Cảm nhận năng lượng đi vào cùng hơi thở hít vào. Khi thở ra hơi cong đầu gối, thả lỏng và trở lại vị trí thư giãn.

Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng

Động tác 2:

Nằm ngửa ra thảm, hai tay xuôi thân, úp xuống thảm, hai chân duỗi thẳng gối, cách nhau 20 cm.

Hít vào, nâng đầu lên khỏi sàn, mắt nhìn về trước sau đó đưa từ từ 2 chân lên 90 độ, giữ 5 giây cho mỗi lần. Thở ra từ từ hạ chân xuống sàn và cuối cùng hạ đầu xuống thảm. Thực hiện mỗi động tác dần từ 5 lần đến cố định 21 lần. Thức tập giúp bà kích thích vùng họng và vùng sinh dục.

Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng

Động tác 3:

Quỳ trên hai gối, mở rộng hai gối bằng hông, nhấn 10 đầu ngón chân của mình lên.

Hai tay xuôi thân và cúi đầu xuống hạ cằm chạm ngực. Hít sâu thở ra, hai tay để sau hông đẩy lồng ngực lên, ngửa ra sau, kéo căng phần bụng cứ như vậy hít vào, về tư thế ban đầu. Bài tập này có tác dụng giúp cho cột sống dẻo dai, săn chắc vùng mông, vùng ngực.

Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng

Động tác 4:

Ngồi và duỗi thẳng 2 chân về trước, 2 bàn chân mở rộng bằng hông. Tay thẳng từ trên vai xuống 2 bàn tay hướng về trước lưng thẳng.

Bắt đầu hạ cằm chạm ngực và tì 2 lực vào 2 bàn tay và nâng lên hai bàn chân hạ xuống thảm đồng thời đẩy hông lên, giữ cơ thể song song với mặt sàn, giữ và đếm 5 nhịp thở và hít thở sâu. Thở ra nhấn gót chân và đẩy về tư thế ngồi ban đầu.

Lặp đi lặp lại động tác này 21 lần để 2 cánh tay khỏe hơn.

Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng

Động tác 5:

Đây là tư thế chuẩn bị với hai tay chống phía trước, mặt ngẩng, chân duỗi rộng.

Theo Sheknows, bạn có thể tập 5 thế yoga Suối nguồn tươi trẻ theo nhịp độ nhanh hoặc chậm miễn là cơ thể thấy thoải mái. Tập luyện kết hợp hơi thở sâu là bí quyết để bài tập đạt hiệu quả về sức khỏe với tác dụng cho cơ bắp và tinh thần. Ngoài ra, suy nghĩ lạc quan, tích cực vào bản thân cũng làm tăng hiệu quả của việc luyện tập.



Đẩy thẳng chân, ép vai sâu xuống cằm chạm ngực, chuyển dần thành tư thế chữ V ngược, 2 bàn chân chạm thảm, 2 kheo chân thật thẳng, 2 bàn chân cách nhau bằng hông. Hít sâu và đẩy người về trước.

Tư thế này giúp làm săn chắc đùi và khoẻ 2 cánh tay, khiến phần cột sống dẻo dai hơn.

Bà Hồng cho biết 20 năm tập luyện 5 động tác yoga, kết hợp với thể dục và chế độ dinh dưỡng, bà không bao giờ bị mất ngủ, đau đầu, đau họng, cơ thể rất khỏe mạnh và đầu óc minh mẫn.




https://suckhoe.vnexpress.net/photo/khoe-dep/cu-ba-ha-noi-20-nam-tap-5-thuc-yoga-tay-tang-3845041.html





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 8295)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy. Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền.
25/12/2011(Xem: 8943)
Một thuở nọ đức Phật ở trong núi Thứu Phong, thuộc thành Vương Xá cùng với một ngàn tám trăm vị Tỳ-kheo đều là A-la-hán, đã diệt tận các lậu, không còn phiền não, tâm hoàn toàn giải thoát, tuệ hoàn toàn giải thoát, đạt chín trí, mười trí, việc làm đã làm xong, quán đúng như thật về ba điều giả, quán ba không môn, đã thành tựu công đức hữu vi và công đức vô vi. Lại có tám trăm vị Tỳ-kheo ni đều là A-la-hán. Lại có vô lượng vô số đại Bồ-tát với thật trí bình đẳng, đoạn hẳn phiền não chướng, có phương tiện thiện xảo phát hạnh nguyện lớn, lấy bốn nhiếp pháp làm lợi ích chúng sanh, đem bốn tâm vô lượng che trùm tất cả, ba minh thấu suốt, chứng đắc năm thần thông, tu tập vô biên pháp Bồ-đề phần, có kỹ thuật thiện xảo vượt hơn mọi người trên thế gian, thâm nhập rõ về duyên sanh, không, vô tướng, vô nguyện, ra vào diệt định, thị hiện khó lường, thu phục ma oán, hiểu rõ cả hai đế với pháp nhãn thấy biết tất cả nguồn căn của chúng sanh, với bốn vô ngại giải giảng nói không sợ sệt, với mười lự
24/10/2011(Xem: 8360)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm không tìm thấy trong Đại tạng kinh. Kinh này chắc là do một vị cao tăng Phật giáo Việt Nam biên soạn, nhưng biên soạn vào lúc nào thì chưa ai biết được. Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn tợ trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.” (Nhân tu lục độ, quả chứng nhất thừa, thệ nguyện hoằng thâm, như đại hải chi uông dương bất trắc, từ bi quảng đại, nhược trường thiên chi phú đảo vô ngân, hiến bất hoại thân, quảng phát thập nhị nguyện, lịch vô lượng kiếp, linh cảm ngũ bách danh.)
12/10/2011(Xem: 15685)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
25/08/2011(Xem: 7553)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó...
27/07/2011(Xem: 7644)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
24/05/2011(Xem: 9732)
Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Đang, sinh năm Quí Sửu (1913), trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông. Năm 7 tuổi Ngài đã học chữ Nho. Rất thông minh, Ngài được người đương thời gọi là “Thần đồng Lê Quí Đôn”. Do túc duyên sẵn có từ nhiều đời, đến năm 12 tuổi Ngài xuất gia và thọ giới Sa Di tại chùa Bửu Hưng (Sa Đéc). Thấy Ngài quá thông minh nên Bổn sư đặt pháp danh là Thích Huệ Lực. Năm 20 tuổi Ngài thọ giới Tỳ kheo tại chùa Kim Huê, Sa Đéc. Đến năm 25 tuổi Ngài được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Phước Định, Chợ Lách. Năm 30 tuổi Ngài trụ trì chùa Viên Giác, Vĩnh Long. Năm 35 tuổi duyên lành đối với Phật giáo Nam Tông đã chín mùi, Ngài được du học tại Chùa Tháp Campuchia, thọ giới theo Phật giáo Nam Tông tại chùa Kùm Pung (Treyloko) ở Trà Pét.
07/04/2011(Xem: 12181)
Duy Thức Tam Thập Tụng (ba mươi bài tụng Duy Thức) là luận điển cơ bản của Tông Duy Thức. Tông Duy Thức dựa vào luận điển này mà thành lập. Lý do cần giảng ba mươi bài tụng là vì sự thành lập và truyền thừa Tông Duy Thức từ đây mà ra. Tông Duy Thức của Trung Quốc bắt đầu từ học phái Du Già Hạnh của Phật Giáo đại thừa Ấn Độ. Nhưng khi đã nói đến học phái Du Già Hạnh không thể không tìm hiểu học phái Trung Quán. Xin lần lượt trình bày như sau:
02/03/2011(Xem: 5385)
The Buddhist Channel is pleased to present to you the last book written by the late Chief Ven. Dr K Sri Dhammananda. To fulfill the wish of the late venerable, this e-Book shall be distributed free of charge. Please help to fulfill his wish by forwarding it to as many people as you can.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567