- - Đôi lời giới thiệu
- - Lời đầu sách
- 1. Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không?
- 2. Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?
- 3. Tu ở nhà một mình có tiến bộ không?
- 4. Khuyên người khác quy y có lỗi không?
- 5. Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không?
- 6. Tâm ở đâu?
- 7. Ý nghĩa của hai chữ Lăng Nghiêm và nguyên nhân nào Phật nói Chú Lăng Nghiêm.
- 8. Ở nhà có tụng chú Lăng Nghiêm được không?
- 9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?
- 10. Thọ Bồ tát giới tại gia nuôi chó mèo có tội không?
- 11. Khi hộ niệm cho người sắp lâm chung phải tụng niệm như thế nào mới đúng?
- 12. Ý nghĩa của câu: Ý hòa đồng duyệt như thế nào?
- 13. Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?
- 14. Làm sao trị được bệnh hôn trầm?
- 15. Như thế nào mới trị được bệnh vọng tưởng?
- 16. Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?
- 17. Tụng kinh như thế nào mới đúng cách thức?
- 18. Khi tụng niệm cảm động rơi lệ có lỗi không?
- 19. Khi nghe pháp tay vẫn lần chuỗi niệm Phật có lỗi không?
- 20. Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?
- 21. Sau khi chết, rảy tro cốt xuống biển hoặc làm phân cho cây cỏ có lỗi gì không?
- 22. Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu?
- 23. Làm sao diệt trừ được tánh kiêu căng ngã mạn?
- 24. Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?
- 25. Làm sao diệt trừ được ba thứ phiền não gốc: tham, sân, si?
- 26. Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?
- 27. Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không?
- 28. Sự khác biệt giữa các loại trí.
- 29. Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu?
- 30. Cả đời niệm Phật, nhưng bệnh gần chết thì lại không thích niệm Phật.
- 31. Giáo pháp của Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?
- 32. Danh hiệu Phật A Di Đà có mặt cõi nầy vào lúc nào?
- 33. Khi niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước.
- 34. Bằng cách nào có thể khuyên cha mẹ tin Tam bảo tu hành.
- 35. Làm sao hóa giải được lời thề nguyền.
- 36. Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?
- 37. Người vào chùa xuất gia có bất hiếu hay không?
- 38. Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?
- 39. Làm sao niệm Phật để được nhứt tâm bất loạn?
- 40. Trong lúc sắp lâm chung không giữ được chánh niệm có được vãng sanh không?
- 41. Vấn đề xả tang theo ý muốn.
- 42. Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?
- 43. Dùng hoa quả giả chưng cúng Phật có lỗi không?
- 44. Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không?
- 45. Con cái chưa xong bề gia thất, mình bỏ đi xuất gia có lỗi không?
- 46. Đồ ăn dư cho chim ăn có mang tội hủy của hay không?
- 47. Nhà có nhiều chuột phải giải quyết như thế nào không còn chuột mà khỏi phải mang tội sát sanh?
- 48. Ý nghĩa chơn tâm và bản tánh như thế nào?
- 49. Minh tâm kiến tánh là nghĩa gì?
- 50. Tụng kinh cầu siêu khác ngôn ngữ, người chết có nhận hiểu hay không?
- 51. Trong chiêm bao thấy sát sanh không biết có tội không?
- 52. Sau khi chết cái gì bị thọ hình hành phạt đau khổ trong địa ngục vô gián?
- 53. Tam bành lục tặc là gì?
- 54. Suối vàng và chín suối ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 55. Tại sao người tu pháp môn niệm Phật không thờ riêng Đại Thế Chí mà thờ đức Quán Thế Âm?
- 56. Thực phẩm chay nhưng thực đơn nêu toàn đồ mặn.
- 57. Cách thờ Phật và Quy y Tam Bảo như thế nào mới đúng?
- 58. Tại sao ngày 23 tháng chạp lại đưa Táo Quân về trời?
- 59. Thờ linh ảnh ở trong chùa, nhưng cúng kỵ giỗ ở nhà có được không?
- 60. Làm sao cho bớt cơn nóng giận?
- 61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?
- 62. Làm sao cho đứa con tự nguyện đi chùa một cách vui vẻ?
- 63. Treo hình tượng Phật và Bồ tát trên bàn thờ tổ tiên có được không?
- 64. Cha mẹ còn sống con có nên thờ Cửu huyền Thất tổ hay không?
- 65. Làm sao cho đứa con hướng về Tam bảo và sự cầu nguyện hồi hướng có tác dụng lợi ích hay không?
- 66. Tụng kinh cầu siêu có ảnh hưởng đến người mất đã lâu không?
- 67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?
- 68. Đã lỡ phạm tội sát hại sinh vật nhiều quá giờ phải làm sao?
- 69. Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?
- 70. Làm sao có thể ứng dụng lý Bát nhã vào đời sống hiện thực?
- 71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?
- 72. Khi lâm chung tưởng nhớ Phật, nhưng không thấy Phật rước có được vãng sanh hay không?
- 73. Thờ người chết như cha mẹ hay ông bà nhiều nơi có được không?
- 74. Cúng dường trai tăng cho người đã mất như thế nào mới hợp lý?
- 75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?
- 76. Thọ giới Bồ tát nhưng không đến chùa Bố tát kiểm giới có mang tội không?
- 77. Muốn thọ giới Bồ tát, có nên học giới trước rồi thọ sau được không?
- 78. Niết Bàn và Cực lạc ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 79. Mang chuỗi đeo tay vào toilet có mang tội không?
- 80. Ý nghĩa chánh báo và y báo.
- 81. Ý nghĩa cúng rước vía đức Phật Di Lặc đầu năm.
- 82. Vấn đề tịnh khẩu.
- 83. Nằm niệm Phật có lỗi không?
- 84. Ý nghĩa và chức năng tác dụng của một ngôi chùa.
- 85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?
- 86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.
- 87. Có phải vì vô tình mà phạm tội sát sanh hay không?
- 88. Đã là người xuất gia tu hành tại sao còn có việc tranh giành y bát?
- 89. Một sự ngộ nhận về luật nhân quả.
- 90. Hoạnh tử là gì?
- 91. Vấn đề kết hôn khác tôn giáo.
- 92. Tập khí là gì?
- 93. Không quy y Tam bảo niệm Phật có được vãng sanh không?
- 94. Vấn đề oan gia trái chủ.
- 95. Giang san dời đổi, tánh nết khó dời.
- 96. Ý nghĩa uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
- 97. Vấn đề bói toán xem số tử vi.
- 98. Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.
- 99. Làm sao khuyên người giảm bớt nô lệ cho sắc thân.
- 100. Ý nghĩa câu: “Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang”.
Phật lịch 2554
Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889
THÍCH PHƯỚC THÁI
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 2
97. Vấn đề bói toán xem số tử vi.
Hỏi: Kính bạch thầy, ba của con khi còn sống thường hay bói toán xem số tử vi cho người ta. Và ông cũng có truyền dạy lại cho con. Con cũng có xem cho mọi người, nhưng đó không phải là nghề nghiệp sinh sống chính yếu của con. Nay khi con học hỏi về Phật pháp, hiểu được chút ít về lý nhân quả và cố gắng tu tạo nghiệp lành. Nhưng đối với việc làm nầy thú thật con cũng chưa bỏ được. Vì con thấy trong chùa cũng có cho người ta xin xăm đoán quẻ. Vậy xin hỏi việc làm của con có trái với lý nhân quả và có mang quả báo tội lỗi không? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ.
Đáp: Nếu căn cứ theo lý nhân quả Phật dạy, bất cứ việc làm nào mà không phù hợp với chân lý, thì đều rơi vào con đường tà kiến mê tín hết cả. Bói toán hay xem số tử vi v.v… đều là trái với lý nhân quả. Vì nhân quả là một chân lý phổ biến khách quan bao trùm khắp cả muôn loài vạn vật. Không một loài vật nào thoát khỏi lý nhân quả. Nhân quả rất công bằng như tiếng dội giữa không gian. La lớn thì tiếng đáp lại lớn. La nhỏ thì âm thanh đáp lại nhỏ. Cho nên nói, nhân quả như vang theo tiếng, như ảnh tùy hình là thế. Mọi ý nghĩ, lời nói hay hành động của chúng ta, tất cả đều không có gì thoát ra ngoài nhân quả.
Trong câu hỏi, Phật tử có đề cập đến việc xin xăm đoán quẻ ở trong chùa. Vấn đề nầy, chúng tôi cũng đã có giải thích trong quyển 100 câu hỏi Phật Pháp tập một, ở mục nói về chánh tín và mê tín, số trang 139. Ở đây, chúng tôi không muốn lặp lại dài dòng. Nếu Phật tử muốn biết rõ, thì hãy tìm đọc lại quyển sách đó. Tuy nhiên, để khỏi phụ lòng Phật tử đã hỏi, thì nhân đây, tôi cũng xin tạm giải thích đôi điều.
Trong chùa sở dĩ bày ra những việc coi ngày, coi sao và xin xăm đoán quẻ …, phải thành thật mà nói, tất cả cũng chỉ vì muốn đáp ứng lại cái nhu cầu tín ngưỡng, theo tập tục mê tín lâu đời của mọi người mà thôi. Thật ra, thì việc làm nầy không đúng với chánh pháp Phật dạy. Nhất là trái hẳn với lý nhân quả. Nhưng vì đã trở thành một thói quen tin tưởng lâu đời rồi, nên người Phật tử cũng khó dứt khoát trừ bỏ hẳn. Chính vì lẽ đó, nên trong chùa mới bày ra đó thôi. Đây cũng là một trong muôn ngàn phương tiện độ sanh. Vì nếu không bày ra như thế, thì Phật tử cũng vẫn đi tìm nơi khác để xem coi. Thay vì chạy đi nơi khác thì lại càng lún sâu thêm vào con đường tà kiến mê tín. Chi bằng, tốt hơn là trong chùa bày ra như thế để Phật tử còn có cơ duyên về chùa. Khi Phật tử về chùa thì dù sao Phật tử cũng còn lạy Phật hoặc nghe pháp. Như thế có phải là lợi ích hơn không? Lợi ích là vì Phật tử còn có cơ hội trau dồi học hỏi thêm Phật pháp và đồng thời cũng gieo duyên lành với Tam Bảo. Và nhân đó, chư Tăng Ni còn có thể giải thích cho Phật tử biết thêm về chánh lý nhân quả. Nhờ phương tiện bày ra đó, có nhiều Phật tử bước đầu chưa hiểu Phật pháp còn mê tín tin tưởng theo, nhưng dần dần về sau, khi nghe chư Tăng Ni giảng pháp và tìm hiểu học hỏi Phật pháp, rồi từ đó họ phát khởi tín tâm thâm tín vào Tam bảo và lý nhân quả. Nhờ thế, mà người Phật tử không còn tin tưởng vào việc mê tín nầy nữa. Đó cũng là một phương tiện tốt nhằm hướng dẫn những người chưa quy y Tam bảo hoặc những người đã quy y Tam Bảo mà vẫn còn mê tín trở lại với con đường chánh lý, chánh tín vậy.
Trường hợp của Phật tử, như Phật tử đã nói nhờ học hỏi Phật pháp và hiểu biết chút ít về lý nhân quả, nhưng việc bói toán xem tử vi, Phật tử cũng vẫn chưa dứt khoát bỏ hẳn được. Điều nầy cho thấy, Phật tử tuy có hiểu, nhưng chưa có chí quyết thật hành. Tôi rất cảm thông với Phật tử, vì bỏ một tập khí hay định kiến, thật không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng đã mang danh là Phật tử, tức con của đấng Giác Ngộ, mà Phật tử vẫn làm như thế thì thật là đáng tiếc! Dù rằng việc đó không phải là một nghề nghiệp nuôi sống, như Phật tử đã nói. Nhưng theo lời Phật dạy, thì điều đó là một tà mạng nghiệp quả không tốt. Nếu Phật tử cương quyết từ bỏ hẳn, thì thật là tốt biết mấy. Vì tôi chỉ sợ Phật tử sẽ chuốc thêm nghiệp quả không hay đó thôi. Đó là lời khuyên chân thành chí tình của tôi. Còn bỏ hay không điều đó còn tùy ở nơi Phật tử quyết định.
Phật tử thử nghĩ xem, như Phật tử đã có học hỏi Phật pháp và hiểu biết chút ít về lý nhân quả, mà Phật tử cũng vẫn còn chưa bỏ được tập khí tà kiến đó, trách gì những người khác họ chưa từng học hỏi Phật pháp và cũng chưa hiểu biết lý nhân quả là gì. Như thế, thì thử hỏi làm sao họ không rơi vào con đường tà kiến mê tín cho được?! Nếu như mọi người đều tin chắc lý nhân quả Phật dạy, quyết không còn mê tín nữa, thì thử hỏi trong chùa bày ra những thứ đó để làm gì? Vì chính quý Phật tử đã giúp cho chư Tăng Ni trong chùa có thêm thời giờ tu học. Đó là điều thật đáng tán thán quý kính biết bao! Nhưng rất tiếc, đa số Phật tử chúng ta vẫn chưa có thể bỏ hẳn được. Nói lên điều nầy, chúng tôi không có ý kích bác hay chống đối với bất cứ ai. Nhất là đối với những ai hiện đang tin tưởng và hành nghề bói toán. Vì chúng tôi rất tôn trọng niềm tin và việc làm của mọi người. Ở đây, chúng tôi chỉ dựa vào lý nhân quả Phật dạy mà phân tích đôi điều để cho Phật tử hiểu thêm thôi.
Theo như Phật tử đã nói, chuyện bói toán xem tử vi là Phật tử muốn nối nghiệp do người cha truyền lại. Do đó, nên Phật tử chưa dám mạnh dạn dứt khoát bỏ hẳn được. Điều nầy theo tôi, thì không hẳn như thế. Có thể trước kia vì ông chưa tìm hiểu Phật pháp và cũng chưa thấu hiểu được lý nhân quả Phật dạy, nên ông mới làm như thế thôi. Không lẽ người trước hành sai rồi mình cũng theo đó mà hành sai theo. Nếu thế, thì con người sẽ không bao giờ cải thiện tốt đẹp được. Theo đạo Phật cho đó là mắc phải cái thành kiến bệnh cố chấp. Bệnh nầy cũng rất là nguy hiểm. Là Phật tử, ta không nên cố chấp để trở thành một định kiến tai hại như thế. Nếu thế, thì con người làm sao tu hành để trở thành những bậc hiền thánh cho được?
Phật tử nên suy nghiệm quán chiếu lại cho thật kỹ những gì Phật dạy. Theo lời Phật dạy, thì người Phật tử phải đặt định niềm tin đúng theo chánh pháp. Nghĩa là niềm tin đó phải được đặt định trên cơ sở nền tảng trí huệ. Nếu không, thì niềm tin đó sẽ trở nên lỏng lẻo và mù quáng. Đã thế, thì không làm sao tránh khỏi rơi vào con đường tà kiến. Cho nên, người Phật tử khi làm việc gì, Phật dạy chúng ta phải có chánh kiến. Có chánh kiến thì việc nhận định quyết đoán của chúng ta mới sáng suốt không bị sai lầm. Việc đó, còn tùy Phật tử nhận thức qua sự nghiên cứu tìm hiểu học hỏi chánh pháp mà Phật Tổ đã chỉ dạy, rồi từ đó Phật tử sẽ tự quyết định lấy.
Còn Phật tử hỏi tôi, việc làm nầy có trái với lý nhân quả và có mang quả báo tội lỗi hay không? Như đã nói, điều nầy hẳn nhiên là trái với lý nhân quả và tất nhiên, không sao tránh khỏi quả báo tội lỗi. Lý do vì sao? Vì theo lời Phật dạy, tất cả tội lỗi có ra là do động cơ phát xuất từ ở nơi ba nghiệp: “thân, ngữ, ý”. Thân, miệng, ý hợp tác làm việc bất chánh, tất nhiên là có tội. Tuy nhiên, tội báo nặng, nhẹ, nó còn tùy thuộc vào cường độ của nghiệp nhân đã gây. Trong ba nghiệp nói trên chủ động sai sử là ý nghiệp. Khi ba nghiệp cấu kết tạo nghiệp bất thiện, thì không sao tránh khỏi quả báo khổ đau.
Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy: “Nhứt cử nhứt động vô phi thị tội”. Nghĩa là một cử chỉ một hành động tạo tác, thì không gì là chẳng phải tội. Tội là vì trái với tánh giác. Mà trái với tánh giác tức là vô minh. Bởi do vô minh vọng động bất giác nên chúng ta gây tạo ra nhiều lỗi lầm. Một khi đã tạo tác thành ác nghiệp rồi, tất nhiên không sao tránh khỏi cái nghiệp quả. Nhân quả rất công bằng khác nào như vang theo tiếng và như bóng theo hình. Luật nhân quả một mảy may không hề sai chạy. Làm lành hay làm dữ cuối cùng rồi cũng phải trả. Chẳng qua nó đến với mình có mau hay chậm mà thôi. Kinh nói:
“Giả sử bá thiên kiếp
Sở tác nghiệp bất vong
Nhân duyên hội ngộ thời
Quả báo hoàn tự thọ”.
Nghĩa là:
Dù cho trải qua trăm ngàn kiếp
Chỗ tạo nghiệp không bao giờ mất
Khi thời tiết nhân duyên đã đến
Quả báo mình phải nhận lấy thôi.
Nói thế, để Phật tử suy nghiệm mà lượng xét. Còn việc quyết định đó là tùy ở nơi Phật tử vậy.
Kính chúc Phật tử có đầy đủ chánh kiến và trí huệ sáng suốt để biện biệt rõ lẽ chánh tà chân ngụy và vạn sự hanh thông kiết tường như ý.