Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?

19/06/201420:04(Xem: 3679)
75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2


75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?

 

Hỏi: Kính bạch thầy, năm rồi về Việt Nam con có đi dự đại lễ Phật Đản, thấy có một biểu ngữ: “Đạo Phật đến đâu hòa bình đến đó”. Có người không đồng ý. Con hiểu, nhưng vì trình độ tu học của con còn rất yếu kém, nên con không dám giải thích. Con kính xin thầy hoan hỷ giải thích rõ thêm cho chúng con được hiểu.

 

Đáp: Việc không đồng ý đó là quyền của họ. Có thể là vì họ chưa có dịp tìm hiểu về đạo Phật. Nếu vì chưa hiểu, thì nên tìm hiểu. Chưa tìm hiểu rõ ràng, mà vội thốt lên lời nói khẳng quyết như thế, chứng tỏ người đó quả không có chút cẩn trọng. Nếu là người đã có nghiên cứu ít nhiều về đạo Phật, thì chắc chắn không ai dám thốt lên lời nói bất cẩn vô ý thức như thế.

 

Câu nói nầy phải nói là một chủ đề lớn. Trong phạm vi trả lời câu hỏi, chúng tôi chỉ xin được trình bày một cách khái quát qua một vài nét đơn sơ mà thôi. Câu châm ngôn đó, tuy rất ngắn gọn, nhưng nó đã gói trọn cái tôn chỉ từ bi, vị tha, bình đẳng của đạo Phật. Đạo Phật luôn chủ trương và kêu gọi nhơn loại hãy sống chung hòa bình. Từ ngàn xưa đến nay và có thể nói mãi mãi đến ngàn sau, đạo Phật lúc nào và ở đâu cũng đều nêu cao tôn chỉ đó. Chính vì thế, nên sự truyền bá của đạo Phật, theo dòng thời gian trải dài trong quá khứ, lịch sử nhơn loại đã chứng minh cụ thể điều đó. Đạo Phật đi đến đâu chỉ mang lại tình yêu thương và lẽ công bằng, tạo sự hòa bình an vui hạnh phúc cho nhơn loại. Có thể nói, trong sự truyền bá đó, đạo Phật chưa bao giờ gây ra đổ một giọt máu đào nào cho nhơn loại. Đó là điểm đặc thù trong suốt chiều dài lịch sử truyền bá của đạo Phật.

 

Bởi những hiện tượng xung đột gây nên thù hận chiến tranh, đó không phải là bản chất cá tánh của loài người. Mà bản chất của loài người là bất bạo động, là yêu chuộng tự do và hòa bình. Đạo Phật cho rằng, Hòa bình hay chiến tranh không phải tìm kiếm ở bên ngoài mà có, mà nó nằm ngay trong lòng của mỗi con người. Nguồn gốc gây nên sự xung đột chiến tranh, theo Phật giáo, động lực chính là do vô minh chủ động. Mà hiện tướng của nó là “tham, sân, si”. Bao giờ nhơn loại còn nuôi dưỡng chất chứa trong lòng ba thứ hạt giống độc tố nầy, thì đừng hòng nhơn loại có thể sống chung hòa bình với nhau. Muốn có hòa bình, con người phải diệt trừ những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn nội tại. Nói rõ hơn là phải thường xuyên nhận diện và chuyển hóa hết những thứ vô minh phiền não. Chính những thứ nầy là nguồn gốc gây ra mọi sự khổ đau và làm cho thế giới trở nên thác loạn đảo điên không cùng.

 

Điều rõ nét nhứt mà ngày nay cả nhơn loại đang gào thét trong sự phá hủy tiêu diệt trái đất, mà nguyên nhân chính cũng bởi do lòng tham lam quá độ của con người mà ra. Hằng ngày, họ cho thải ra không biết bao nhiêu lượng khí độc, tạo nên tình trạng ô nhiễm môi sinh ngày càng khốc liệt hơn. Những trận thiên tai họa hại giáng xuống khắp nơi, đó là sự cảnh cáo đe dọa của thiên nhiên. Ngoài ra, còn biết bao những tệ nạn xã hội họa hại khác. Thật nói không thể hết. Phải chăng tất cả đều do con người gây ra!

 

Phải thành thật mà nói, sự sống của nhơn loại ngày nay như đang đứng trên bờ vực thẳm. Không biết mình sẽ rơi xuống hố sâu vào lúc nào. Chính vì ý thức được nỗi khổ niềm đau cộng nghiệp lớn lao của nhơn loại, nên Phật giáo đã kêu gọi con người nên tìm mọi phương cách cứu thoát chính mình. Muốn cứu thoát con người ra khỏi cộng nghiệp khổ đau nầy, theo Phật giáo, chỉ có một cách duy nhứt là mỗi người nên tự quán chiếu sâu vào nội tâm để chuyển hóa những hạt giống bất thiện, chính nó là nguyên nhân nội tại làm khổ đau cho mình và người.

 

Đó là con đường hóa giải những mâu thuẫn, hận thù, xung đột, tỵ hiềm, kỳ thị v.v… đã và đang tiềm ẩn sâu kín trong lòng của mỗi cá thể. Có thế, thì nhơn loại mới thực sự mở rộng tâm thức bao dung, tha thứ và biết thương yêu nhau hơn trong sự hòa hợp sống chung trong tình huynh đệ. Đạo Phật đã và đang vận dụng tận lực mọi khả năng trong sự đóng góp bằng con đường nhập thế phát triển mọi hướng, nhằm đem lại sự yêu thương hàn gắn mọi vết thương của nhơn loại hiện nay. Đó là con đường hóa giải tạo sự công bằng tự do nhân ái trong tinh thần từ bi, vị tha và bình đẳng của đạo Phật vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2015(Xem: 5359)
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.
15/01/2015(Xem: 12916)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
05/01/2015(Xem: 18841)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28045)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/10/2014(Xem: 32846)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58318)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 15829)
Tam quy và Ngũ giới là nền tảng xây dựng đạo đức nhân bản vững chắc trong tiến trình tu tập tiến đến Phật quả của người Phật tử. Bất cứ ai muốn trở thành một người Phật tử chơn chánh, điều kiện trước tiên là phải quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm. Đây là cánh cửa khai thông đầu tiên để người Phật tử bước chân vào đạo Phật. Muốn thực tập con đường "Hiểu" và "Thương" cho có hiệu quả thiết thực, thiết nghĩ, ngoài con đường "Tam quy và Ngũ giới" ra, hẳn là không có con đường nào khác để chúng ta chọn lựa. Có hiểu và thương thì chúng ta mới có thể tiến đến xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Là con người không ai lại không muốn đời mình luôn được an vui và hạnh phúc. Không ai muốn đời mình phải chịu nhiều đắng cay hệ lụy đau khổ bao giờ. Sự chọn lựa một lối đi cho thích hợp với đời sống tâm linh của mình thật hết sức quan trọng.
21/01/2014(Xem: 22153)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
21/12/2013(Xem: 7065)
Đây là danh từ Phật học nên không thể tìm thấy trong những từ điển thông thường thuộc các ngành khoa học tự nhiên hay cũng không thể tìm thấy trong các từ điển thuộc về khoa học xã hội, Kinh tế , văn học, triết học, tôn giáo học… Trong tự điển tiếng Việt của Viện Khoa Học Xã Hội và Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam vẫn không tìm thấy từ nầy.
20/12/2013(Xem: 36327)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]