Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Giác

21/12/201308:21(Xem: 7064)
Bản Giác
Phat_Thich_Ca_7

BẢN GIÁC
Tiến Sĩ Lâm Như Tạng


BẢN GIÁC LÀ GÌ?

KHẢO SÁT VỀ Ý NGHĨA CỦA BẢN GIÁC

Đây là danh từ Phật học nên không thể tìm thấy trong những từ điển thông thường thuộc các ngành khoa học tự nhiên hay Cũng không thể tìm thấy trong các từ điển thuộc về khoa học xã hội, Kinh tế , văn học, triết học, tôn giáo học…Trong tự điển tiếng Việt của Viện Khoa Học Xã Hội và Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam vẫn không tìm thấy từ nầy.Lại càng không thể tìm thấy trong những từ điển Hán Việt thông thường.Trong Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn có ghi: “Bổn Giác: Đức giác tri vốn sẳn. Tâm thể của chúng sanh tự tánh thanh tịnh, lìa khỏi hết thảy các tướng quấy, chiếu sáng khắp mọi lẽ, thiêng liêng đủ mọi bề , đó chẳng cần phải tu mới thành ra thế, mà là cái đức tiánh vốn sẳn có như vậy…Kêu là Bổn Giác tức là Pháp Thân của Như Lai vậy.”

Trong từ điển A Dictionary of Chinese Buddhist Terms của William Edward Soothill và Lewis Hodous biên soạn , Rev. Shih Sheng-kang, Prof. Lii Wu-jong và Prof. Tseng Lai-ting duyệt lại, có đoạn viết về Bản Giác như sau :

“Bản Giác (phiên âm tiếng Trung Quốc) Original Bodhi, i.e. “enlightenment” , awareness, knowledge, or wisdom, as contrasted with Thủy Giác initial knowledge, that is “enlightenment a priori is contrasted with enlightenment a posteriori”. Suzuki, Awakening of Faith, p.62. The reference is to universal mind (chúng sanh chi tâm thể), which is conceived as pure and intelligent, with thủy giác as active intelligence. .. It is considered as the Buddha-dharmakãya, or as it might perhaps be termed, the fundamental mind. Nevertheless in action from the first it was influenced by its antithesis (vô minh) ignorance, the opposite of awareness, or true knowledge (xem Khởi Tín Luận và kinh Nhơn Vương). There are two kinds of Bản Giác , one which is unconditioned, and never sullied by ignorance and delusion, the other which is conditioned and subject to ignorance. In original enlightenment is implied potential enlightenment in each being.

Chơn Như, i.e. bhũtatathatã, is the THỂ corpus, or embodiment; the Bản Giác is the Tướng or form primal intelligence; the former is Lí or fundamental truth ; the later is the Trí , i.e. the knowledge or wisdowm of it; together they, form the whole embodiment of Buddha-dharmakãya.

A- Khảo sát một:

Trong Từ Điển Phật Học Hán Việt của Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam , do Hòa Thượng Kim Cương Tử chủ biên, nhà xuấn bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, viết về Bản Giác như sau:

“Bản Giác :Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác. Đó tức là Pháp Thân của Như Lai. Bản tâm thể đó từ vô thủy tới nay bị che bởi vô minh phiền não, ẩn tàng cho tới ngày nay, một khi nhờ công tu trì thì mới tỏ rõ được tính đức đó. Đó gọi là Thủy Giác. Song Giác Ngộ mà quan sát thì thấy Thủy Giác chẳng phải cái gì khác mà vốn là thể của Bản Giác. Cho nên Thủy Giác, Bản Giác đều cùng nhất trí. Ngoài Bản Giác không có Thủy Giác. Thủy Giác tức là cái đồng nhất với Bản Giác. Luận Khởi Tín: “Tâm thể lìa niệm, lìa niệm tướng hệt như hư không giới, không đâu không khắp, pháp giới nhất tướng tức là pháp thân bình đẳng của Như Lai. Căn cứ vào Pháp Thân nầy mà nói thì gọi đó là Bản Giác.”

Cũng trong tự điển nầy nêu ra một số tên gọi liên hệ với Bản Giác như sau:

I- Tùy Nhiểm Bản Giác: dựa vào lực nội huân của Chân Như và lực ngoại duyên của giáo pháp Như Lai mà như thực tu hành, phương tiện đầy đủ, nên phá vọng tâm mà hiển hiện pháp thân, khiến trí Bản Giác thuần tịnh, nhất trí với Bản Giác, mà vô lượng tướng công đức thường chẳng đoạn tuyệt, theo căn cứ của các tướng tự nhiên tương ứng, hiện ra mọi thứ lợi ích. Hai thứ nầy, thứ trước gọi là Trí Tịnh Tướng của Bản Giác, thứ sau gọi là Bất Tư Nghị Nghiệp Tướng của Bản Giác. Hai tướng nầy nếu lìa nhiễm duyên thì chẳng được thành. Tướng trước dựa vào nhiễm duyên của bản thân mà thành, tướng sau dựa vào Tha Nhiễm Duyên mà thành, nên gọi là Tùy Nhiễm Bản Giác.

II - Tính tịnh Bản Giác: Chân Như của Bản Giác xa lìa mọi nhiễm pháp, có đầy đủ mọi tính đức, hai loại thể tướng là nhân nội huân. Dụng đại là sự giúp đỡ ngoại duyên Đó là tính tịnh Bản Giác.”

III - Bản Giác Chân Như: “Căn cứ vào tướng mà nói thì gọi là Bản Giác. Căn cứ vào thể mà nói thì gọi là Chân Như. Hơn nữa Bản Giác là Trí Năng Chứng, còn Chân Như lá Lí Sở Chứng. Hai thứ Lí và Trí nầy là toàn thể Pháp Thân Như Lai.”

IV- Bản Giác Hạ Chuyễn. “Thích Ma-ha-diễn luận có các nghĩa Bản Giác hạ chuyễn và Thủy Giác thượng chuyễn. Bản giác có hai thứ:

Tùy nhiễm Bản Giác và Tính Tịnh Bản Giác. Bản Giác hạ chuyễn là tướng tùy nhiểm Bản Giác, Bản Giác Tủy nhiễm tùy theo nhiễm duyên của chúng sanh , thuận theo tướng của chúng sanh hiện làm nhiều thứ lợi ích. Thủy Giác thượng chuyễn là dựa vào Bản Giác huân tập ở trong như thực tu hành, nẩy nở trí rất ráo.”

V- Bản Giác Nội Huân “Chân như Bản Giác có hai tác dụng nội huân và ngoại duyên. Nội huân là thể tướng của chân như huân tập từ vô thủy tới nay sẵn có pháp vô lậu ngấm ngầm huân tập vọng tâm của chúng sinh ở bên trong, có thể khiến cho chúng sinh chẳng biết hay chán nỗi khổ sinh tử, ưa cầu Niết Bàn, tự tin bản thân có pháp chân như, phát tâm tu hành. Đó là tác dụng tự nhiên. Ngoại duyên là dụng huân tập của chân như, từ Pháp thân mà hiện thành hai thân Báo Hóa , là ngoại duyên khiến chúng sinh được thấy Phật nghe Pháp, là tác dụng vô tác vậy. “

Luận Khởi Tín: “Chân Như huân tập có hai nghĩa. Hai nghĩa đó là gì? Một là tự thể tướng huân tập, hai là dụng huân tập. Tự thể tướng huân tập có nghĩa là từ đời vô thủy tới nay đã sẵn có pháp vô lậu, có đủ bất tư nghị nghiệp (…) thường xuyên huân tập. Nhờ có lực huân tập nên có thể khiến cho chúng sinh chán nỗi khổ sinh tử, ưa cầu Niết Bàn, tự tin bản thân có chân như pháp, phát tâm tu hành (…). Dụng huân tập tức là ngoại duyên lực của chúng sinh.”

B- Khảo sát hai :

Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang do Hòa Thượng Thích Minh Cảnh chủ biên viết về Bản Giác như sau:

“Bản Giác đối lại Thủy Giác, tánh giác sẵn có. Tức là bản thể thanh tịnh đầy đủ tướng bình đẳng, lúc nào cũng hàm chứa đức sáng suốt của đại trí huệ, xa lìa những tâm niệm sai biệt của thế tục

Vì chúng sanh bất giác nên phải trải qua sự tu tập hiện đời.thứ lớp đoạn trừ các lậu hoặc mê lầm từ vô thủy đến nay, từ từ giác tri, khơi mở nguồn tâm sẳn có, gọi là Thủy Giác. Bản tánh của nguồn tâm ấy là giác thể xưa nay thanh tịnh, gọi là Bản Giác.

Luận Đại Thừa Khởi Tín của Hiển Giáo, Luận Thích Ma-ha Diễn của Mật Giáo và giáo nghĩa của Tông Thiên Thai Nhật Bản đều có trình bày ý nghĩa về tư tưởng của Bản Giác và Thủy Giác, nhưng ý chính lại khác nhau, đại khái như sau:

I- Tư tưởng của luận Đại Thừa Khởi Tín:

Chủ trương vạn hửu đều quy về nhất tâm, và trong nhất tâm có lập hai môn:

1-Tâm Chân Như: là tâm luôn luôn tồn tại thanh tịnh, tuyệt đối không hai, vượt ngoài tướng sai biệt, vốn không có tên, gọi là Bản Giác hay Thủy Giác.

2-Tâm sanh diệt: là tâm bị vô minh từ vô thủy đến nay làm ô nhiễm nên sanh ra các thứ tướng sai biệt, cho nên luận Đại Thừa Khởi Tín cho rằng thức A-Lại-Ya có hai phần Bản Giác và Thủy Giác.

Chân như gặp duyên vô minh liền sanh khởi các hiện tượng mê vọng, bấy giờ Tâm hoàn toàn mờ mịt không tỉnh giác, gọi là Bất Giác. Nhưng giác thể của tâm chân như ấy không mảy may bị tổn hại, gọi là Bản Giác.

Tâm đã bị mê vọng làm nhiểm ô, nếu nương vào sức huân tập (tác dụng) bên trong của Bản Giác (Bản Giác nội huân) và sức huân tập bên ngoài (là duyên bên ngoài của giáo pháp) mà phát tâm tu hành thì dần dần sẽ làm cho tánh giác thức tỉnh; nhàm chán, xa lìa vô minh, ưa thích mong cầu bản chân, lần lần dứt hết vọng nhiễm của bất giác và hiệp làm một với Bản Giác để thành Đại Giác (Thủy Bản bất nhị) tức đồng với cảnh giới của chư Phật. Trí huệ có được của giai đoạn từ khi phát tâm tu hành cho đến Đại Giác gọi là Thủy Giác.

II- Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Ký 3 của Pháp Tạng

Trong luận nầy trình bày rộng thêm cho rỏ, cuối cùng, luận nầy cho rằng: từ Bản Giác sanh ra bất giác, từ bất giác mà khởi thủy giác, lại nương nhờ thủy giác mà đoạn phá bất giác, như thế là trở về Bản Giác.

Thế nên biết: Thủy giác, Bản Giác dù có quan hệ trái nhau, nhưng cứu cánh của Thủy Giác thì đồng với Bản Giác.

Bản Giác thường đầy đủ đức tướng bình đẳng, sáng suốt của đại trí huệ, là một bản thể thanh tịnh, xa lìa những tâm niệm phân biệt của thế tục, tức là tánh giác ngộ vốn có từ xưa nay.

Nếu phối hợp các giai đoạn tu hành của Bồ Tát Đại Thừa thì có thể chia Thủy Giác ra làm bốn thứ bậc:

1- Bất Giác:những Bồ Tát ở giai vị thập tín (địa vị ngoại phàm), dù đã rỏ biết nhân quả của ác nghiệp sẽ chiêu cảm quả khổ và đã xa lìa ác nghiệp, nhưng chưa phát sanh trí đoạn hoặc.

2- Tương tợ giác:Hàng nhị thừa, Thanh Văn, Duyên Giác và các vị Bồ Tát ở địa vị Tam Hiền (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng) dù đã xa lìa ngã chấp, rõ biết lý ngã không, nhưng vẫn chưa xã bỏ niệm phân biệt pháp chấp; đối với lý chân như, chỉ được pháp vị tương tợ phảng phất mà thôi.

3- Tùy phần giác:Bồ Tát từ sơ địa đến cửu địa đã xa lìa pháp chấp, rõ biết lý tất cả các pháp đều do tâm thức biến hiện, đối với lý chân như pháp thân có thể tùy theo cảnh địa tu chứng mà tiến lên và liền ngộ thêm một phần lý chân như.

4- Cứu Cánh Giác: Chỉ hàng Bố Tát Thập Địa đã hoàn thành nhân hạnh, vì tương ưng với nhất niệm huệ nên rõ biết được ngồn tâm và xa lìa niệm vi tế, thấy suốt tâm tánh, cho nên gọi là Cứu Cánh Giác. Do đây tiến tới Phật Quả, thành tựu Đại Giác Thủy Bản bất nhị, tuyệt đối bình đẳng.

Bốn thứ bậc đã nêu trên là 4 giai vị Thủy Giác hoặc 4 giai vị Phản Lưu (ngược dòng). Vì sự lưu chuyễn trong cõi mê không ra ngoài 4 tướng sanh, trụ, dị, diệt của tâm chúng sanh, cho nên theo thứ lớp ngược dòng hoàn diệt, rõ biết 4 tướng nầy thì vào 4 giai vị ấy. Nghĩa là Bất giác thì rõ biết tướng DIỆT của tâm chúng sanh. Tương Tợ Giác thì rõ biết tướng DỊ của tâm. Tùy Phần Giác thì rõ biết tướng TRỤ của tâm. Cứu Cánh Giác thì rõ biết tướng SANH của tâm.

Phản Lưu tức là ngược dòng sinh tử mà hướng trở về Giác Ngộ Bồ Đề .

Bởi vậy, Thủy Bản bất nhị tuyệt đối bình đẳng và hoàn toàn vượt ngoài phạm vi mang tánh đối lập. Để thuyết minh về tướng của Bản Giác có thể dung hai nghĩa: Tùy Nhiễm và Tánh Tịnh. Nếu nói theo tác dụng của nó thì có thể dùng Tùy Nhiễm Bản Giác để giải thích. Nếu nói theo thể đức của nó thì dung Tánh Tịnh Bản Giác để giải thích:

III - Tướng của Bản Giác:

Trong phần trước (A- Khảo sát một) đã đề cập đến Tùy Nhiểm Bản Giác và Tính Tịnh Bản Gác nhưng trong phần nầy khảo sát tinh tế hơn nên soạn giả muốn đưa ra nhiều chi tiết hơn để so sánh nội dung của hai tướng trạng của Bản Giác, mục đích là để độc giả có cái nhìn tinh tế hơn.

1- Tùy nhiễm:nhắm vào đối tượng là phiền não ô nhiễm để làm sáng tỏ tác dụng của Bản Giác mà chia làm hai:

a/ Trí tịnh tướng:tức nương theo Thủy Giác, dứt hết vọng nhiễm Bất Giác, trở về tướng Bản Giác xưa nay thanh tịnh.

b/ Bất tư nghì nghiệp tướng:dứt hết vọng nhiễm, thành tựu Đại Giác, hiện tánh đức của Bản Giác, từ đó tùy thuận căn khí của chúng sanh, tự nhiên tương ứng với chúng sanh, thường làm các việc lợi tha không bao giời ngừng dứt.

2- Tính tịnh: Thể tướng của Bản Giác, tánh của nó là xưa nay thanh tịnh, hiển hiện tác dụng vô hạn. Cho nên, nếu lấy tính chất của gương làm dụ thì có thể chia làm 4 loại để hiển bày 4 nghĩa chính của tánh tịnh bản giác.

Đó là:

a/ Gương như thật: không giữ lấy bất cứ vật gì ở bên ngoài. Tâm thể tánh tịnh Bản Giác đã xa lìa bất cứ tâm niệm nào, tự xa lìa hẳn tất cả các tướng cảnh giới tương ưng với tâm, rốt ráo thanh tịnh không nhơ bợn.

b/ Gương huân tập:Tánh của nó không ra, không vào, không mất, không hư. Tâm thể thường trụ, là tánh chân thật của tất cả pháp. Tự đầy đủ các công đức của tánh vô lậu. Vì nó cũng là NHÂN để có thể huân tập tất cả pháp nên gọi là GƯƠNG huân tập.

c/ Gương pháp xuất ly:Giống như lau quét bụi nhơ làm cho mặt gương sáng sạch, giác tánh từ trong phiền não chướng, sở tri chướng mà thoát ra, xa lìa tướng nhiểm tịnh, hòa hợp mà sạch trong thuần sáng.

d/ Gương duyên huân tập:Giống như mặt gương đã được lau sạch có ánh chiếu vạn tượng cho người sử dụng. Trí tánh Bản Giác khi đã thuần tịnh rồi có thể chiếu vào tâm của tất cả chúng sanh mà tùy niệm thị hiện, trở thành sức huân ngoại duyên của trí thủy giác mới phát khởi của chúng sanh siêng tu thiện căn.

Bốn nghĩa của tánh tịnh Bản Giác dùng gương để tỷ dụ vừa nói trên gọi tắt là TỨ CẢNH (bốn gương). Trong đó, ý chỉ của hai gương trước là chỉ rỏ BẢN GIÁC TẠI TRIỀN. Chữ triền nghĩa là phiền não buộc ràng. Tại triền nghĩa là NHƯ LAI TẠNG tự tánh thanh tịnh tâm bị che lấp trong sự buộc ràng của phiền não (Bản Giác dù bị phiền não buộc ràng, nhưng tự tánh nó trước sau thanh tịnh, không nhiễm).

Trong Luận Đại Thừa Khởi Tín, khi giải thích môn Tâm Chân Như, ngài Mã Minh đặc biệt đưa ra hai nghĩa: NHƯ THẬT KHÔNG và NHƯ THẬT BẤT KHÔNG. Đồng với hai nghĩa nầy, Bản Giác Tại Triền cũng đủ hai nghĩa: KHÔNG (lìa tướng), và BẤT KGÔNG (đầy đủ các công đức). Ý chỉ của hai gương sau chỉ rỏ Bản Giác Xuất Triền, nghĩa là Bản Giác do xa lìa phiền não cấu nhiễm mà sạch trong thuần sáng, đồng nghĩa với sự biểu thị của Trí Tịnh Tướng và Bất Tư Nghì Nghiệp Tướng của Tùy Nhiễm Bản Giác.

Ngoài ra Bản Giác còn chia làm hai gương:

Nhân Huân (nội nhân) và Duyên Huân (ngoại duyên) để trở về trí thể của Bản Giác; tức là lấy tịnh huân của Bản Giác nội tại làm nhân (nhân huân), từ đó khởi ra Thủy Giác, đồng thời Bản Giác cũng trở thành sức huân ngoại duyên (Duyên Huân) để sinh khởi Thủy Giác.

Vì Bản Giác dù bị phiền não buộc ràng, nhưng tự tánh nó trước sau thanh tịnh, không nhiễm. (Tham khảo: Phẩm Chủng Tánh, Kinh Bồ Tát Trì Địa 1; phẩm Tam Nhân, luận Phật Tánh 2; Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận 6; Giải Thâm Mật Kinh Sớ 3; Khởi Tín luận Sở Bút Trước Ký 3.)

IV- Theo Luận Thích Ma-ha Diễn và Đại Thừa Khởi Tín

Giác có 4 nghĩa: Bản Giác, Thủy Giác, Chân Như và Hư Không gọi là tứ vô vi. Trong 4 môn nầy mỗi môn lại chia làm hai thứ: Thanh Tịnh và Nhiễm Tịnh để giải thich.

Trong đó Thanh Tịnh Bản Giác là pháp thân sẳn có đầy đủ công đức từ vô thủy đến nay thường hằng sáng sạch.

Nhiễm Tịnh Bản Giác là tâm tự tánh thanh tịnh bị sự huân tập của vô minh mà lưu chuyễn trong sanh tử.

Thanh Tịnh Thủy Giác là tánh trí vô lậu xa lìa tất cả vô minh, không bị vô minh huân tập.

Nhiễm Tịnh Thủy Giác là Thủy Giác khi chưa rốt ráo, vẫn bị sự huân nhiễm của vô minh.

Trong phần “A- Khảo sát Một” đã phân tích về Bản Giác Hạ Chuyển và Bản Giác Nội Huân nhưng trong phần nầy xin nhắc lại trong cách phân tích khác để độc giả dễ so sánh hơn.

1- Bản Giác Hạ Chuyễn :Đối lại với Thủy Giác Thượng Chuyễn

Giáo pháp do Mật Giáo lập ra căn cứ theo tướng Tùy Nhiểm Bản Giác (1 trong 2 thứ Bản Giác) trong luận Ma-ha Diễn. Nghĩa là trong tâm của chúng sanh đều sẵn có giác thể thanh tịnh. Giác thể thanh tịnh nầy bị vô minh huân tập mà lưu chuyễn trong sinh tử nên gọi là Trí Tịnh Tướng của Tùy Nhiễm Bản Giác. Bản Giác Tủy Nhiễm lại chuyễn xuống theo thứ lớp, tùy theo nhiễm duyên của chúng sanh, thuận theo tướng của chúng sanh hiện làm các thứ lợi ích gọi là bất tư nghì nghiệp tướng của Tùy Nhiễm Bản Giác hay gọi là Bản Giác Hạ Chuyễn.

Hạ Chuyễn là chuyễn xuống theo thứ lớp, chẵng hạn như đã đạt thánh quả lại chuyễn xuống địa vị phàm phu để tùy thuận điều phục giáo hóa chúng sanh, gọi là từ quả hướng đến nhân, thuộc về pháp môn Bản Giác Hạ Chuyễn.

Trái lại, từ địa vị phàm phu hướng thượng chuyễn lên địa vị thánh đế mong cầu Bồ Đề thì gọi là từ nhân hướng đến quả, thuộc về Chân Nhưpháp môn Thủy Giác Thượng Chuyễn.

Luận Thích Ma-ha Diễn (Đại 32, 619 hạ) ghi: “Thủy Giác bỏ phàm hướng đến thánh chuyễn theo thứ lớp lần lượt đi lên, Bản Giác Tùy Nhiễm bỏ thánh hướng về phàm, chuyễn theo thứ lớp lần lượt đi xuống”.

2- Bản Giác Nội Huân:

Còn gọi là tự thể tướng huân tập, tác dụng nội huân của Bản Giác Chân Như.

Theo luận Đại Thừa Khỏi Tín, trong tâm chúng sanh đều có sẵn Chân Như Phật Tánh. Nghĩa là Chân Như vốn sẵn có pháp vô lậu, có nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Tánh Chân Như thường huân tập vào tâm chúng sanh, khiến họ nhàm chán sanh tử, mong cầu Niết Bàn, tự tin nơi tâm mình sẵn có Phật Tánh, Chân Như mà phát tâm tu hành.

Đại Thừa Khởi Tín (Đại 32, 578 trung) ghi: “Chân Như Huân Tập có 2 nghĩa: Tự thể tướng huân tập và Dụng huân tập.

Dụng huân tập tức là chúng sanh nhờ sức huân tập công đức của chư Phật và Bồ Tát thuộc duyên bên ngoài làm cho thiện căn của họ ngày càng tăng trưởng ”.

V- Bản Giác Pháp Môn, Thủy Giác Pháp Môn

(Đây là dụng ngữ củ Phật Giáo Nhật Bản)

“Giáo thuyết mà tông Thiên Thai Phật Giáo Nhật Bản căn cứ vào thuyết Bản Tích nhị môn trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa phối hợp với tư tưởng Tâm Tánh Nhiễm Tịnh của luận Đại Thừa Khởi Tín và luận Thích Ma-ha Diễn của Mật Giáo để lập ra .

1- Pháp Môn Bản Giác: là pháp môn từ Quả Vị chuyễn xuống Nhân Vị tu hành ngược thứ lớp.

2- Pháp Môn Thủy Giác: là pháp môn từ Nhân Vị chuyễn lên Quả Vị tu hành thuận thứ lớp.

Nếu nhìn theo quan điểm Bản Tích nhị môn thì Bản Môn thuộc pháp môn Sự Viên. Tích Môn thuộc pháp môn Lý Viên.

Bản Môn là pháp môn của 9 thức. Tích Môn là pháp môn của 6 thức.

Bản Môn là pháp môn Bản Giác Hạ Chuyễn.

Tích Môn là pháp môn Thủy Giác Thượng chuyễn.

Trong giáo nghĩa Mật Giáo đem việc cầu thành Phật của hành giả lần lượt tiến tu theo hai cách khác nhau là tư NHÂN hướng đến QUẢ và từ QUẢ hướng đến NHÂN mà phân ra và qui thành nghĩa Thủy Giác Thượng Chuyễn và Bản Giác Hạ Chuyễn.

Tông Thiên Thai của Nhật Bản dung hợp tư tưởng tâm tánh nhiễm tịnh của Hiển Giáo và Mật Giáo mà nêu ra pháp môn Bản Giác và Thủy Giác nầy.”

Từ những khảo sát trên có 4 Từ Ngử liên quan đến Bản Giác là Thủy Giác, Chân Như, Phật Tánh và Pháp Thân.

T/S Lâm Như Tạng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2015(Xem: 5359)
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.
15/01/2015(Xem: 12916)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
05/01/2015(Xem: 18841)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28045)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/10/2014(Xem: 32846)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58317)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 15829)
Tam quy và Ngũ giới là nền tảng xây dựng đạo đức nhân bản vững chắc trong tiến trình tu tập tiến đến Phật quả của người Phật tử. Bất cứ ai muốn trở thành một người Phật tử chơn chánh, điều kiện trước tiên là phải quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm. Đây là cánh cửa khai thông đầu tiên để người Phật tử bước chân vào đạo Phật. Muốn thực tập con đường "Hiểu" và "Thương" cho có hiệu quả thiết thực, thiết nghĩ, ngoài con đường "Tam quy và Ngũ giới" ra, hẳn là không có con đường nào khác để chúng ta chọn lựa. Có hiểu và thương thì chúng ta mới có thể tiến đến xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Là con người không ai lại không muốn đời mình luôn được an vui và hạnh phúc. Không ai muốn đời mình phải chịu nhiều đắng cay hệ lụy đau khổ bao giờ. Sự chọn lựa một lối đi cho thích hợp với đời sống tâm linh của mình thật hết sức quan trọng.
21/01/2014(Xem: 22153)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
20/12/2013(Xem: 36327)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 20329)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]