- - Đôi lời giới thiệu
- - Lời đầu sách
- 1. Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không?
- 2. Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?
- 3. Tu ở nhà một mình có tiến bộ không?
- 4. Khuyên người khác quy y có lỗi không?
- 5. Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không?
- 6. Tâm ở đâu?
- 7. Ý nghĩa của hai chữ Lăng Nghiêm và nguyên nhân nào Phật nói Chú Lăng Nghiêm.
- 8. Ở nhà có tụng chú Lăng Nghiêm được không?
- 9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?
- 10. Thọ Bồ tát giới tại gia nuôi chó mèo có tội không?
- 11. Khi hộ niệm cho người sắp lâm chung phải tụng niệm như thế nào mới đúng?
- 12. Ý nghĩa của câu: Ý hòa đồng duyệt như thế nào?
- 13. Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?
- 14. Làm sao trị được bệnh hôn trầm?
- 15. Như thế nào mới trị được bệnh vọng tưởng?
- 16. Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?
- 17. Tụng kinh như thế nào mới đúng cách thức?
- 18. Khi tụng niệm cảm động rơi lệ có lỗi không?
- 19. Khi nghe pháp tay vẫn lần chuỗi niệm Phật có lỗi không?
- 20. Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?
- 21. Sau khi chết, rảy tro cốt xuống biển hoặc làm phân cho cây cỏ có lỗi gì không?
- 22. Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu?
- 23. Làm sao diệt trừ được tánh kiêu căng ngã mạn?
- 24. Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?
- 25. Làm sao diệt trừ được ba thứ phiền não gốc: tham, sân, si?
- 26. Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?
- 27. Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không?
- 28. Sự khác biệt giữa các loại trí.
- 29. Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu?
- 30. Cả đời niệm Phật, nhưng bệnh gần chết thì lại không thích niệm Phật.
- 31. Giáo pháp của Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?
- 32. Danh hiệu Phật A Di Đà có mặt cõi nầy vào lúc nào?
- 33. Khi niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước.
- 34. Bằng cách nào có thể khuyên cha mẹ tin Tam bảo tu hành.
- 35. Làm sao hóa giải được lời thề nguyền.
- 36. Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?
- 37. Người vào chùa xuất gia có bất hiếu hay không?
- 38. Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?
- 39. Làm sao niệm Phật để được nhứt tâm bất loạn?
- 40. Trong lúc sắp lâm chung không giữ được chánh niệm có được vãng sanh không?
- 41. Vấn đề xả tang theo ý muốn.
- 42. Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?
- 43. Dùng hoa quả giả chưng cúng Phật có lỗi không?
- 44. Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không?
- 45. Con cái chưa xong bề gia thất, mình bỏ đi xuất gia có lỗi không?
- 46. Đồ ăn dư cho chim ăn có mang tội hủy của hay không?
- 47. Nhà có nhiều chuột phải giải quyết như thế nào không còn chuột mà khỏi phải mang tội sát sanh?
- 48. Ý nghĩa chơn tâm và bản tánh như thế nào?
- 49. Minh tâm kiến tánh là nghĩa gì?
- 50. Tụng kinh cầu siêu khác ngôn ngữ, người chết có nhận hiểu hay không?
- 51. Trong chiêm bao thấy sát sanh không biết có tội không?
- 52. Sau khi chết cái gì bị thọ hình hành phạt đau khổ trong địa ngục vô gián?
- 53. Tam bành lục tặc là gì?
- 54. Suối vàng và chín suối ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 55. Tại sao người tu pháp môn niệm Phật không thờ riêng Đại Thế Chí mà thờ đức Quán Thế Âm?
- 56. Thực phẩm chay nhưng thực đơn nêu toàn đồ mặn.
- 57. Cách thờ Phật và Quy y Tam Bảo như thế nào mới đúng?
- 58. Tại sao ngày 23 tháng chạp lại đưa Táo Quân về trời?
- 59. Thờ linh ảnh ở trong chùa, nhưng cúng kỵ giỗ ở nhà có được không?
- 60. Làm sao cho bớt cơn nóng giận?
- 61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?
- 62. Làm sao cho đứa con tự nguyện đi chùa một cách vui vẻ?
- 63. Treo hình tượng Phật và Bồ tát trên bàn thờ tổ tiên có được không?
- 64. Cha mẹ còn sống con có nên thờ Cửu huyền Thất tổ hay không?
- 65. Làm sao cho đứa con hướng về Tam bảo và sự cầu nguyện hồi hướng có tác dụng lợi ích hay không?
- 66. Tụng kinh cầu siêu có ảnh hưởng đến người mất đã lâu không?
- 67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?
- 68. Đã lỡ phạm tội sát hại sinh vật nhiều quá giờ phải làm sao?
- 69. Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?
- 70. Làm sao có thể ứng dụng lý Bát nhã vào đời sống hiện thực?
- 71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?
- 72. Khi lâm chung tưởng nhớ Phật, nhưng không thấy Phật rước có được vãng sanh hay không?
- 73. Thờ người chết như cha mẹ hay ông bà nhiều nơi có được không?
- 74. Cúng dường trai tăng cho người đã mất như thế nào mới hợp lý?
- 75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?
- 76. Thọ giới Bồ tát nhưng không đến chùa Bố tát kiểm giới có mang tội không?
- 77. Muốn thọ giới Bồ tát, có nên học giới trước rồi thọ sau được không?
- 78. Niết Bàn và Cực lạc ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 79. Mang chuỗi đeo tay vào toilet có mang tội không?
- 80. Ý nghĩa chánh báo và y báo.
- 81. Ý nghĩa cúng rước vía đức Phật Di Lặc đầu năm.
- 82. Vấn đề tịnh khẩu.
- 83. Nằm niệm Phật có lỗi không?
- 84. Ý nghĩa và chức năng tác dụng của một ngôi chùa.
- 85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?
- 86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.
- 87. Có phải vì vô tình mà phạm tội sát sanh hay không?
- 88. Đã là người xuất gia tu hành tại sao còn có việc tranh giành y bát?
- 89. Một sự ngộ nhận về luật nhân quả.
- 90. Hoạnh tử là gì?
- 91. Vấn đề kết hôn khác tôn giáo.
- 92. Tập khí là gì?
- 93. Không quy y Tam bảo niệm Phật có được vãng sanh không?
- 94. Vấn đề oan gia trái chủ.
- 95. Giang san dời đổi, tánh nết khó dời.
- 96. Ý nghĩa uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
- 97. Vấn đề bói toán xem số tử vi.
- 98. Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.
- 99. Làm sao khuyên người giảm bớt nô lệ cho sắc thân.
- 100. Ý nghĩa câu: “Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang”.
Phật lịch 2554
Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889
THÍCH PHƯỚC THÁI
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 2
52. Sau khi chết cái gì bị thọ hình hành phạt đau khổ trong địa ngục vô gián?
Hỏi: Kính thưa thầy, khi ta chết, thân tứ đại tan rã. Nhưng tại sao các cực hình trong địa ngục vô gián còn hành phạt trên thân xác của người chết? Hai việc nầy có phải mâu thuẫn nhau không? Mong thầy giải thích cho chúng con rõ.
Đáp: Xin thưa ngay là không có gì mâu thuẫn cả. Phật tử nên nhớ rằng, thân tứ đại tuy có tan rã, nhưng nghiệp thiện ác mà chúng ta đã gây tạo, thì sẽ không bao giờ mất. Vì tất cả đều được huân chứa vào trong kho tàng thức hết. Nếu cho rằng mất hết, thì sẽ rơi vào tà thuyết của phái “Đoạn Kiến” ngoại đạo. Như thế, thì sẽ không tin có quả báo đời sau. Và như thế, thì thế gian nầy sẽ trở thành đại loạn. Vì không còn ai tin tưởng vào luật nhân quả báo ứng nữa cả. Và như thế, thì quả thật đó là một họa hại rất lớn cho xã hội loài người.
Để Phật tử hiểu rõ hơn về vấn đề nầy, tôi xin tạm nêu ra đây một thí dụ. Thí như trong lúc Phật tử chiêm bao, thấy mình bị rắn cắn hay bị ma quỷ rượt bắt, thử hỏi lúc đó Phật tử có hốt hoảng kinh sợ không? Vậy thì cái gì làm cho Phật tử hốt hoảng kinh sợ? Có phải cái thân kinh sợ hay là cái tâm thức của Phật tử kinh sợ? Rõ ràng, cái thân xác của Phật tử thì đang nằm ngủ mê say trên giường kia mà! Như vậy, thì thử hỏi cái gì sợ hãi và cái thân nào cấm đầu cấm cổ chạy trối chết để tìm phương thoát nạn? Có phải cái thân Phật tử đang nằm ngủ chạy không? Không phải cái thân đó, vậy thì cái thân nào chạy?
Như vậy, trong lúc chiêm bao ta vẫn thấy có thân và có sự buồn khổ hay vui sướng. Có lúc ta thấy mình đi chơi ăn uống nhậu nhẹt say sưa tiệc tùng với bạn bè. Cũng có khi mình cảm thấy đói khát khổ sở đi lang thang tìm kiếm thức ăn. Và đôi lúc lại thấy thân mình bị người khác đánh đập hành hạ rất là đau đớn khổ sở! Và có lúc lại thấy thân mình nhẹ nhỏm bay bổng lên trời cao v.v…Vậy thì, cái thân mà ta cảm nhận có sự vui khổ như thế là cái thân nào? Có phải cái thân ta đang nằm ngủ hay cái thân trong chiêm bao?
Cũng thế, khi ta đọa vào địa ngục a tỳ bị hình phạt đau đớn khổ sở, trạng thái đó cũng giống như trong lúc ta đang chiêm bao thấy thân ta bị hành phạt đau khổ vậy. Tuy cái thân xác tứ đại đã tan rã, nhưng tùy theo cái nghiệp ác đã gây tạo, mà ta phải chiêu cảm thọ cái báo thân khác để thọ khổ ở trong địa ngục. Và cái báo thân nầy, với con mắt phàm tục của chúng ta thì làm sao ta thấy được? Cũng giống như trong lúc ta đang chiêm bao, thấy thân mình đang hoạt động ăn uống, nói cười, vui chơi hoặc bị người khác tra tấn hành phạt đánh đập v...v… vậy thì, thử hỏi có ai thấy được cái thân đó không? Tuy không ai thấy biết, mà cái thân đó có cảm nhận những việc xảy ra hay không có? Chắc chắn không ai dám phủ nhận là không có cái thân đang xảy ra trong chiêm bao.
Tuy nhiên, có điều, ta cũng nên biết rằng, những hiện tượng xảy ra trong lúc chiêm bao là không thật, nhưng đang khi chiêm bao ta vẫn cảm nhận là thật có. Nếu không, thì tại sao ta lại cười khóc và lo sợ? Chỉ khi nào ta giật mình thức dậy, thì mới biết đó là cảnh tượng trong chiêm bao và chừng đó bao nhiêu sự lo âu sợ hãi mới thực sự tan biến hết. Cũng thế, tuy cảnh tượng bị hành phạt khổ sở ở trong địa ngục là không thật, nhưng trong lúc còn đang mang nghiệp thức si mê, tất nhiên là ta cũng phải cảm nhận sự đau khổ. Bao giờ chứng ngộ được chân lý toàn triệt rồi, thì lúc đó ta mới nhận ra rằng cảnh giới địa ngục là hư giả không thật. Như Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác đã nói trong Chứng Đạo Ca:
Chứng thật tướng vô nhơn pháp
Sát na diệt khước A tỳ nghiệp.
Muốn diệt hết nghiệp a tỳ trong một sát na, với điều kiện là chúng ta phải thực chứng “Thật Tướng” của vạn pháp.
Thế mới biết, một người đã gây tạo tội ác, sau khi chết đọa vào địa ngục a tỳ như Phật tử đã nói, thì sự hành phạt khổ đau, tất nhiên là không phải ở nơi trên thân xác tứ đại, mà chính là do ở nơi thần thức của họ cảm nhận cái báo thân địa ngục thọ khổ đó thôi. Khác nào như người sợ hãi trong giấc chiêm bao vậy. Tuy thân xác không biết gì (dụ như thân xác tứ đại đã bị tan rã) nhưng tâm thức của họ thì lại quá khiếp đảm chịu đựng khổ đau. Như vậy, địa ngục có là có đối với những ai đã gây tạo tội lỗi. Còn không có là đối với những người mà họ không gây tạo ác nghiệp. Như cảnh tượng đau khổ trong chiêm bao là có đối với những người mà họ đang ngủ say chiêm bao. Còn không có là đối với những người không ngủ.
Chúng tôi thiết nghĩ, qua thí dụ đó, chắc có lẽ Phật tử cũng tạm hiểu phần nào và sẽ không còn cho là mâu thuẫn nữa. Thật ra, vì chúng ta còn sống trong vòng vô minh nghiệp thức, nên sự hiểu biết của chúng ta rất là cạn cợt hạn hẹp sai lầm. Chỉ nhận thức theo quan niệm phân biệt của vọng thức phàm tình mà thôi. Khác nào như người bị bịnh nhặm mắt, thấy hoa đốm lăng xăng trong hư không. Nhưng kỳ thật thì hư không vốn không có hoa đốm. Sở dĩ thấy thế là bởi do bị bịnh nhặm mắt mà ra. Còn đối với những người không bị bịnh nhặm mắt thì họ thấy trong hư không là cả một bầu trời trong tạnh.
Theo thế giới quan của Phật giáo, thì trong vũ trụ bao la có muôn loài chúng sinh mang nghiệp báo khác nhau. Tùy theo mỗi nghiệp báo mà chúng sanh thọ mỗi thân hình khác nhau. Báo thân loài người là một trong vô số báo thân. Do đó, nên sự thọ khổ ở cảnh giới địa ngục cũng là một báo thân. Đó là, chúng ta nhìn theo quan điểm sự tướng. Nếu căn cứ vào lý tánh, thì địa ngục có ra cũng chính là ở nơi tâm ta. Những hình phạt bị khổ đau vày vò bức bách khó chịu, cũng chính do ở nơi tâm ta thọ nhận. Tất cả đều từ tâm mà ra. Địa ngục hay thiên đường, sanh tử hay Niết bàn, không có gì ngoài tâm ta cả. Tâm vô minh vọng chấp đó là địa ngục. Tâm sáng suốt buông xả mọi thứ dục tình đó là tâm hạnh phúc Niết bàn.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin được nói thêm để Phật tử có thể hiểu rõ hơn giữa thân và tâm. Để Phật tử biết rõ cái nào quan trọng và cái nào thứ yếu. Nếu xét kỹ, thì cái thân nầy giống như chiếc xe. Chiếc xe tuy đủ bộ phận, nhưng nếu không có anh tài xế lái, thì chiếc xe vẫn phải nằm yên một chỗ. Như vậy, chiếc xe tùy thuộc vào anh tài xế mà có hoạt động. Như có người dùng cây đập mạnh vào chiếc xe, thử hỏi chiếc xe có bị đau không? Chiếc xe là vật vô tri vô giác làm gì biết đau. Tuy chiếc xe không đau, nhưng anh tài xế rất đau. Bởi anh ta cho chiếc xe đó là của ảnh. Do sự chấp chặt đó nên ai đụng tới chiếc xe là đụng tới ảnh. Do đó mà anh ta phải ra sức cố bảo vệ chiếc xe tối đa. Tuy dù có cố gắng bảo vệ tới đâu, nhưng cuối cùng chiếc xe đó cũng không thể nào tồn tại.
Xét kỹ, cái thân nầy cũng giống như chiếc xe. Tài xế là dụ cho tâm thức của chúng ta. Khi tâm thức còn ở trong thân, thì nó điều khiển cái thân. Cái thân hoạt động là do nó. Khi nó ra khỏi thân, giống như anh tài xế ra khỏi xe, thì dù cho cái thân vẫn còn đủ bộ phận đó, nhưng tuyệt nhiên không có hoạt động gì cả. Lúc đó, người ta gọi là chết. Như vậy, cái gì biết đau? Cái xe đau hay anh tài xế đau? Cái thân đau hay tâm thức biết đau? Rõ ràng là cái tâm thức biết đau. Nhưng lâu nay, tại vì mình chấp chặt cái thân nầy là mình rồi, nên mình nói cái thân đau chớ ít có ai biết đó là cái tâm đau. Vì thế, nên Phật nói tất cả đều do tâm ta mà ra. Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ tạo tác tất cả. Kinh nói: “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức” là thế.
Như vậy, sự cảm nhận biết khổ hay vui là chính ở nơi tâm chớ không phải ở nơi thân. Tuy rằng giữa thân và tâm có sự liên quan mật thiết với nhau. Thân chỉ là một sự quan hệ công cụ của tâm mà thôi. Nói cách khác, tâm là gốc mà thân chỉ là ngọn phụ thuộc. Do nghĩa nầy, nên khi sống ta nên khéo biết lợi dụng thân để tu hành. Lợi dụng khác với nghĩa nô lệ hay hủy hoại. Ta không nô lệ hay hủy hoại nó. Mà ta cần phải trân kính và biết ân nó. Vì nhờ nó mà ta mới tu hành giải thoát. Cũng như ta phải khéo biết lợi dụng chiếc xe để chở ta đến nơi an toàn mà ta mong đến đích.
Hiểu thế, thì hằng ngày chúng ta không nên nô lệ cho thân, vì có nô lệ cho nó, cưng chiều nâng niu nó đến đâu, cuối cùng rồi nó cũng phải tan rã. Thế nhưng, ở đời, ít có ai nghĩ đến cái tâm mà ai ai cũng chỉ lo cung phụng và bảo vệ cho cái thân. Bởi thế, nên Phật mới quở chúng ta là những kẻ si mê điên đảo. Do chấp cái thân nầy quá sâu nặng nên đến khi chết rồi mà người ta vẫn nghĩ còn mang nó theo. Giống như Phật tử nghĩ, nếu như không có cái xác thân tứ đại, thì cái thân nào chịu hành phạt khổ sở ở nơi địa ngục vậy. Đó là căn bịnh chấp ngã sâu nặng chung của tất cả chúng sanh.