Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Tu ở nhà một mình có tiến bộ không?

18/06/201415:37(Xem: 4307)
3. Tu ở nhà một mình có tiến bộ không?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



3. Tu ở nhà một mình có tiến bộ không?

Hỏi: Con thường lần chuỗi niệm Phật, nhưng khi đụng chuyện thì tâm con động, buồn phiền không vui. Con cũng không dám đến những nơi có đông người, con chỉ tu ở nhà một mình, xin hỏi tu như thế có tiến không?

Đáp: Qua câu hỏi của Phật tử, gồm có ba vấn đề nhỏ mà Phật tử thắc mắc:

1. Phật tử thường lần chuỗi niệm Phật, nhưng khi đụng chuyện thì tâm Phật tử vẫn động, buồn phiền không vui.

2. Phật tử không dám đến những nơi có đông người.

3. Tu một mình ở nhà có tiến bộ không?

Qua ba điều thắc mắc trên, chúng tôi cũng xin được lần lượt giải đáp góp thêm chút ý kiến qua từng vấn đề một như sau:

Vấn đề thứ nhứt, Phật tử lần chuỗi niệm Phật, đó là việc rất tốt. Tôi hết lòng tán dương tùy hỷ việc làm nầy của Phật tử. Tuy nhiên, như Phật tử nói, lần chuỗi niệm Phật, nhưng khi đụng chuyện tâm vẫn bị động, buồn phiền không vui. Điều nầy, không phải chỉ riêng Phật tử có, mà đây là tâm bệnh chung của tất cả mọi người. Bởi vì, mặc dù chúng ta tu, nhưng những tập khí phiền não nghiệp chướng của chúng ta vẫn còn đầy ắp nặng trĩu nên khi đối cảnh xúc duyên, nhất là gặp nghịch cảnh, thì phiền não rất dễ phát sanh. Tùy theo sức huân tu của mỗi người mà cường độ của chúng sanh khởi nặng nhẹ có khác nhau. Nếu như người có nội lực huân tu khá, thì những thứ phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, mừng, giận, thương, sợ, buồn, ghét, muốn v.v… nó phát khởi hiện tướng nhẹ và vi tế hơn. Nghĩa là không đến nỗi thô bạo độc ác gây tổn hại cho người và vật. Ngược lại, nếu người vụng tu, thì các thứ phiền não sanh khởi rất mạnh bạo thô trọng.

Phiền não, theo các nhà Duy Thức phân chia, thì nó có rất nhiều thứ. Nhưng tựu trung không ngoài hai thứ: “căn bản phiền não và tùy phiền não”. Về phần căn bản phiền não, thì nó có sáu thứ (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến). Những thứ nầy chúng có gốc rễ rất sâu dày, thật khó trừ khó đoạn. Còn tùy phiền não tuy nó nhẹ hơn, nhưng cũng không phải dễ trừ. Buồn phiền không vui nó thuộc về tùy phiền não. Nói tùy là vì những thứ phiền não (gồm có 20 thứ: phẩn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siễm, hại, kiêu, vô tàm, vô úy, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, tán loạn, thất niệm, phóng dật, bất chánh tri) nầy, chúng nương vào những phiền não căn bản mà có ra. Như cành lá của cây là do từ gốc rễ thân cây mà có.

Những thứ phiền não nầy nó luôn khuấy động tâm ta không lúc nào yên. Không phải đợi đến khi đụng chuyện như Phật tử nói mà nó mới sanh khởi. Có khi đang lúc ngồi tỉnh tọa tham thiền hay niệm Phật, thì nó vẫn sanh khởi đều đều. Nếu là người thiết thiệt nhiếp tâm niệm Phật khá, thì những tạp niệm phiền não khó phát khởi, nếu có thì cũng ít và rất yếu. Điều quan trọng là chúng ta phải thường xuyên giữ gìn chánh niệm. Khi có chánh niệm, thì chúng ta rất dễ nhận diện khi chúng phát sanh.

Do đó, Phật dạy người tu chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức. Có hằng tỉnh thức, thì lũ phiền não không làm gì được ta. Việc sanh khởi là việc của chúng, việc sáng suốt nhận diện chuyển hóa chúng là việc của chúng ta. Được thế, thì chúng ta không phải lo sợ phiền não dấy khởi, mà chỉ sợ chúng ta giác ngộ chậm, không kịp thời nhận diện ra chúng nó thôi. Nếu khi chúng ta nhận diện rõ bộ mặt thật của chúng rồi, thì chúng sẽ tan biến ngay, vì bản chất của chúng là giả dối không thật. Do đó, chúng không làm gì được ta. Ngược lại, nếu chúng ta theo chúng để làm nô lệ cho chúng sai sử, từ đó mới có nói năng, hành động tạo thành ác nghiệp. Một khi đã tạo thành nghiệp ác rồi, thì khó tránh khỏi sa đọa thọ khổ.

Niệm Phật cũng là một phương pháp đối trị vọng tưởng phiền não. Nhờ niệm Phật miên mật mà phiền não sẽ tiêu mòn dần, cho đến khi nào chúng không còn nữa, thì đó là hành giả đã đạt được nhứt tâm bất loạn rồi. Đó là mục đích tối hậu của pháp môn niệm Phật, mà trong Kinh A Di Đà đã nói. Vậy Phật tử cố gắng niệm Phật cho được sâu dày miên mật, thì khi đó phiền não sẽ không còn có cơ hội khuấy rầy làm khổ đau Phật tử nữa. Như thế, thì Phật tử sẽ được an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại và mai sau.

2. Vấn đề thứ hai là Phật tử không dám đến chỗ đông người. Điều nầy, tôi rất tán đồng với Phật tử. Không phải vì sợ mọi người mà chúng ta không đến. Trong lúc chúng ta đang tập tu thì cần phải tránh bớt ngoại duyên, đó là điều rất tốt. Xưa nay, chư Tôn thiền đức trong thiền môn cũng đã từng làm và khuyên ta như thế. Vì có tránh chỗ đông người nhộn nhịp phiền toái, phức tạp, thì tâm của chúng ta mới dễ tập trung thiền quán hoặc niệm Phật tương đối được yên tịnh hơn. Vì chúng ta chưa được: “Tùy kỳ tâm tịnh, tức Phật độ tịnh”. Nếu như tâm mình đã được thanh tịnh rồi, thì cảnh nào đối với chúng ta mà chẳng thanh tịnh. Nếu chưa được như vậy, thì Phật Tổ khuyên chúng ta nên tránh bớt duyên trần để nhiếp tâm niệm Phật.

Bởi tâm của chúng ta giống như con khỉ, con vượn, con ngựa rất dễ chuyền nhảy rong ruổi phan duyên theo trần cảnh. Người biết chăm lo tu hành, thì tránh cảnh duyên nhiều chừng nào thì càng tốt cho mình nhiều chừng nấy. Vì từ xưa tới nay, tâm và cảnh không lúc nào rời nhau. Chính vì không rời nhau, nên hễ cảnh mà xao động, thì tâm ta cũng lộn xộn loạn động không an. Cho nên người chân tu là người luôn nhìn kỹ quán chiếu lại mình để lo hàng phục vọng tưởng phiền não.

Khi nào tâm ta đã khá thuần thục rồi, thì nơi nào cũng tu, cũng niệm Phật được cả. Nếu ở trong cảnh vắng vẻ mà tâm của chúng ta vẫn còn lăng xăng, lao xao, loạn động, thì có khác gì chúng ta đang ở trong cảnh phiền toái náo động. Ngược lại, nếu ở trong cảnh náo động phiền tạp, mà tâm ta vẫn yên tịnh, thì cũng đâu có gì chướng ngại. Nhưng đây phải là bậc thượng thừa xuất cách mới có thể làm nổi. Đối với phàm phu chập chững tập tu như chúng ta, thì việc “đối cảnh vô tâm” không phải dễ làm đâu! Xin chớ vội bắt chước các ngài mà mang họa hại vào thân.

Trên bước đường tu tập, không ai biết rõ mình bằng chính mình tự biết lấy mình. Nên lượng sức mình mà cố gắng tu tập. Người xưa nói: “liệu cơm gắp mắm” là ý nầy. Được thế, thì mới mong có phần nào kết quả tốt đẹp. Nếu như mình còn phiền não tạp loạn dẫy đầy, thì nên tránh bớt duyên trần để gắng công niệm Phật là thượng sách nhứt.

3. Vấn đề thứ ba, tu một mình ở nhà có tiến bộ không? Vấn đề nầy, thật khó trả lời một cách dứt khoát khẳng quyết. Bởi lẽ, còn tùy theo hoàn cảnh và ý chí cương quyết tu hành của mỗi người mà sự tiến bộ có khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi, nếu chúng ta không tu thì thôi, mà hễ có tu thì dù ít hay nhiều gì, cũng đều có tiến bộ cả. Sự tiến bộ đó, còn đánh giá tùy thuộc vào ở nơi tâm tánh và sự hành trì đúng pháp hay không đúng pháp của mỗi người. Nếu Phật tử tu một mình ở nhà, thì nó cũng có một vài điều bất tiện lợi:

Thứ nhứt, là sự sống chung đụng với nhau trong gia đình dễ sanh ra phiền não giận tức buồn bực. Thứ hai, là không có ai nhắc nhở khuyến tấn mình, khi mình giải đãi, lầm lỗi. Thứ ba, trong lúc mình niệm Phật mà những thành viên khác trong gia đình thiếu thông cảm, hiểu biết, không biểu đồng tình với mình, thì cũng dễ gây ra trở ngại khó khăn cho sự nhiếp tâm niệm Phật của mình. Vì tâm mình cũng dễ bị dao động theo, nếu mình không khéo chế ngự phiền não, thì cũng dễ bị rạn nứt sứt mẻ tình thân thuộc trong gia đình. Đó là những khuyết điểm của việc tu ở nhà. Bởi cảnh nhà không làm sao tránh khỏi sự chung đụng với người khác. Ngược lại, nếu Phật tử cùng tu chung với đại chúng trong một đạo tràng, thì được cái lợi là có thầy bạn đồng hành, khuyến tấn thức nhắc lẫn nhau và nhứt là có những thời khóa tu học nhứt định, để mình noi theo tinh tấn hành trì. Vì đó là môi trường tốt rất thuận lợi để mình thực tập. Có các bạn đồng hành, đồng tu nên dễ khích lệ mình hơn. Người xưa nói: “ăn cơm có canh, tu hành có bạn” là thế.

Như thế, dù mình có muốn giải đãi cũng không thể được. Tu trong một tập thể, nhờ có những con mắt của tăng thân soi sáng, giúp cho mình nhiều thăng tiến hơn. Tuy nhiên, nếu tu ở nhà một mình, mà mình nắm vững được pháp môn tu, đúng theo lời Phật Tổ chỉ dạy, và khéo sắp xếp thời khóa, hoàn cảnh thích nghi, đồng thời có sự nỗ lực quyết tâm, thì tôi nghĩ, Phật tử cũng có thể tu tập đạt được kết quả tốt đẹp rất cao.

Tóm lại, việc tu ở nhà một mình, tùy theo hoàn cảnh và trình độ thâm hiểu giáo lý của Phật tử, mà ứng dụng đúng pháp, thì cũng sẽ được tiến bộ lợi ích lớn. Bằng trái lại, thì tôi khuyên Phật tử nên tìm đến các đạo tràng tu học sinh hoạt cùng với đại chúng, thì sẽ được thăng tiến tốt đẹp nhiều hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2015(Xem: 5359)
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.
15/01/2015(Xem: 12917)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
05/01/2015(Xem: 18841)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28046)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/10/2014(Xem: 32847)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58318)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 15830)
Tam quy và Ngũ giới là nền tảng xây dựng đạo đức nhân bản vững chắc trong tiến trình tu tập tiến đến Phật quả của người Phật tử. Bất cứ ai muốn trở thành một người Phật tử chơn chánh, điều kiện trước tiên là phải quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm. Đây là cánh cửa khai thông đầu tiên để người Phật tử bước chân vào đạo Phật. Muốn thực tập con đường "Hiểu" và "Thương" cho có hiệu quả thiết thực, thiết nghĩ, ngoài con đường "Tam quy và Ngũ giới" ra, hẳn là không có con đường nào khác để chúng ta chọn lựa. Có hiểu và thương thì chúng ta mới có thể tiến đến xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Là con người không ai lại không muốn đời mình luôn được an vui và hạnh phúc. Không ai muốn đời mình phải chịu nhiều đắng cay hệ lụy đau khổ bao giờ. Sự chọn lựa một lối đi cho thích hợp với đời sống tâm linh của mình thật hết sức quan trọng.
21/01/2014(Xem: 22153)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
21/12/2013(Xem: 7065)
Đây là danh từ Phật học nên không thể tìm thấy trong những từ điển thông thường thuộc các ngành khoa học tự nhiên hay cũng không thể tìm thấy trong các từ điển thuộc về khoa học xã hội, Kinh tế , văn học, triết học, tôn giáo học… Trong tự điển tiếng Việt của Viện Khoa Học Xã Hội và Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam vẫn không tìm thấy từ nầy.
20/12/2013(Xem: 36328)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]