- - Đôi lời giới thiệu
- - Lời đầu sách
- 1. Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không?
- 2. Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?
- 3. Tu ở nhà một mình có tiến bộ không?
- 4. Khuyên người khác quy y có lỗi không?
- 5. Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không?
- 6. Tâm ở đâu?
- 7. Ý nghĩa của hai chữ Lăng Nghiêm và nguyên nhân nào Phật nói Chú Lăng Nghiêm.
- 8. Ở nhà có tụng chú Lăng Nghiêm được không?
- 9. Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?
- 10. Thọ Bồ tát giới tại gia nuôi chó mèo có tội không?
- 11. Khi hộ niệm cho người sắp lâm chung phải tụng niệm như thế nào mới đúng?
- 12. Ý nghĩa của câu: Ý hòa đồng duyệt như thế nào?
- 13. Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?
- 14. Làm sao trị được bệnh hôn trầm?
- 15. Như thế nào mới trị được bệnh vọng tưởng?
- 16. Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?
- 17. Tụng kinh như thế nào mới đúng cách thức?
- 18. Khi tụng niệm cảm động rơi lệ có lỗi không?
- 19. Khi nghe pháp tay vẫn lần chuỗi niệm Phật có lỗi không?
- 20. Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?
- 21. Sau khi chết, rảy tro cốt xuống biển hoặc làm phân cho cây cỏ có lỗi gì không?
- 22. Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu?
- 23. Làm sao diệt trừ được tánh kiêu căng ngã mạn?
- 24. Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?
- 25. Làm sao diệt trừ được ba thứ phiền não gốc: tham, sân, si?
- 26. Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?
- 27. Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không?
- 28. Sự khác biệt giữa các loại trí.
- 29. Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu?
- 30. Cả đời niệm Phật, nhưng bệnh gần chết thì lại không thích niệm Phật.
- 31. Giáo pháp của Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?
- 32. Danh hiệu Phật A Di Đà có mặt cõi nầy vào lúc nào?
- 33. Khi niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước.
- 34. Bằng cách nào có thể khuyên cha mẹ tin Tam bảo tu hành.
- 35. Làm sao hóa giải được lời thề nguyền.
- 36. Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?
- 37. Người vào chùa xuất gia có bất hiếu hay không?
- 38. Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?
- 39. Làm sao niệm Phật để được nhứt tâm bất loạn?
- 40. Trong lúc sắp lâm chung không giữ được chánh niệm có được vãng sanh không?
- 41. Vấn đề xả tang theo ý muốn.
- 42. Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?
- 43. Dùng hoa quả giả chưng cúng Phật có lỗi không?
- 44. Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không?
- 45. Con cái chưa xong bề gia thất, mình bỏ đi xuất gia có lỗi không?
- 46. Đồ ăn dư cho chim ăn có mang tội hủy của hay không?
- 47. Nhà có nhiều chuột phải giải quyết như thế nào không còn chuột mà khỏi phải mang tội sát sanh?
- 48. Ý nghĩa chơn tâm và bản tánh như thế nào?
- 49. Minh tâm kiến tánh là nghĩa gì?
- 50. Tụng kinh cầu siêu khác ngôn ngữ, người chết có nhận hiểu hay không?
- 51. Trong chiêm bao thấy sát sanh không biết có tội không?
- 52. Sau khi chết cái gì bị thọ hình hành phạt đau khổ trong địa ngục vô gián?
- 53. Tam bành lục tặc là gì?
- 54. Suối vàng và chín suối ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 55. Tại sao người tu pháp môn niệm Phật không thờ riêng Đại Thế Chí mà thờ đức Quán Thế Âm?
- 56. Thực phẩm chay nhưng thực đơn nêu toàn đồ mặn.
- 57. Cách thờ Phật và Quy y Tam Bảo như thế nào mới đúng?
- 58. Tại sao ngày 23 tháng chạp lại đưa Táo Quân về trời?
- 59. Thờ linh ảnh ở trong chùa, nhưng cúng kỵ giỗ ở nhà có được không?
- 60. Làm sao cho bớt cơn nóng giận?
- 61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?
- 62. Làm sao cho đứa con tự nguyện đi chùa một cách vui vẻ?
- 63. Treo hình tượng Phật và Bồ tát trên bàn thờ tổ tiên có được không?
- 64. Cha mẹ còn sống con có nên thờ Cửu huyền Thất tổ hay không?
- 65. Làm sao cho đứa con hướng về Tam bảo và sự cầu nguyện hồi hướng có tác dụng lợi ích hay không?
- 66. Tụng kinh cầu siêu có ảnh hưởng đến người mất đã lâu không?
- 67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?
- 68. Đã lỡ phạm tội sát hại sinh vật nhiều quá giờ phải làm sao?
- 69. Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?
- 70. Làm sao có thể ứng dụng lý Bát nhã vào đời sống hiện thực?
- 71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của đàn na tín thí có mang tội hay không?
- 72. Khi lâm chung tưởng nhớ Phật, nhưng không thấy Phật rước có được vãng sanh hay không?
- 73. Thờ người chết như cha mẹ hay ông bà nhiều nơi có được không?
- 74. Cúng dường trai tăng cho người đã mất như thế nào mới hợp lý?
- 75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?
- 76. Thọ giới Bồ tát nhưng không đến chùa Bố tát kiểm giới có mang tội không?
- 77. Muốn thọ giới Bồ tát, có nên học giới trước rồi thọ sau được không?
- 78. Niết Bàn và Cực lạc ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
- 79. Mang chuỗi đeo tay vào toilet có mang tội không?
- 80. Ý nghĩa chánh báo và y báo.
- 81. Ý nghĩa cúng rước vía đức Phật Di Lặc đầu năm.
- 82. Vấn đề tịnh khẩu.
- 83. Nằm niệm Phật có lỗi không?
- 84. Ý nghĩa và chức năng tác dụng của một ngôi chùa.
- 85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?
- 86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.
- 87. Có phải vì vô tình mà phạm tội sát sanh hay không?
- 88. Đã là người xuất gia tu hành tại sao còn có việc tranh giành y bát?
- 89. Một sự ngộ nhận về luật nhân quả.
- 90. Hoạnh tử là gì?
- 91. Vấn đề kết hôn khác tôn giáo.
- 92. Tập khí là gì?
- 93. Không quy y Tam bảo niệm Phật có được vãng sanh không?
- 94. Vấn đề oan gia trái chủ.
- 95. Giang san dời đổi, tánh nết khó dời.
- 96. Ý nghĩa uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.
- 97. Vấn đề bói toán xem số tử vi.
- 98. Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.
- 99. Làm sao khuyên người giảm bớt nô lệ cho sắc thân.
- 100. Ý nghĩa câu: “Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang”.
Phật lịch 2554
Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889
THÍCH PHƯỚC THÁI
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 2
86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết.
Hỏi: Kính bạch thầy, hiện con đang hành trì theo pháp môn niệm Phật, con muốn trong lúc hấp hối và sau khi chết cho thân tâm con được ra đi một cách an ổn nhẹ nhàng, không gặp bất cứ một chướng duyên nhỏ lớn nào làm trở ngại cho việc vãng sanh của con. Vậy xin hỏi con có cần phải làm tờ di chúc và ủy quyền không? Và phải làm cách thức như thế nào? Cúi xin thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con biết rõ cách thức phải làm để khi nhắm mắt con được yên tâm. Thành kính cám ơn thầy.
Đáp: Vấn đề nầy, phải nói thật là tối ư quan trọng. Cả đời tu hành, nhất là Phật tử đang hành trì chuyên tâm niệm Phật, trong giờ phút hấp hối và sau khi tắt thở, chỉ cần gặp một chướng duyên trở ngại nho nhỏ cũng đủ làm cho Phật tử mất chánh niệm khó đạt thành sở nguyện. Vì không phải ai cũng hiểu được sự hộ niệm giúp cho bịnh nhân sắp chết được yên ổn nhẹ nhàng ra đi. Một sự ra đi mà không bị tác động ảnh hưởng bởi ngoại duyên gây ra.
Đối với những bác sĩ hay y tá, họ là những người có trách nhiệm theo dõi chữa trị bịnh cho mình, phần nhiều là họ chỉ làm theo nhiệm vụ chức năng của họ thôi. Chớ họ không có quan tâm gì đến đời sống tâm linh của người khi sắp chết cũng như sau khi chết. Dù mình có thác sanh đi đâu, họ cũng không cần biết đến. Vì đó là do hấp thụ bởi một nền tín ngưỡng theo niềm tin tôn giáo của mỗi người. Vì vậy, muốn cho họ hiểu và tôn trọng niềm tin theo tín ngưỡng đạo giáo của mình, thì mình nên bày tỏ nguyện vọng của mình cho họ biết. Có thế, thì họ mới cảm thông và đáp lại theo ý nguyện của mình. Nếu không, thì họ chỉ làm theo chức năng nghề nghiệp của họ thôi. Và như thế, thì sẽ gây ảnh hưởng tác động trở ngại rất lớn cho việc vãng sanh Cực lạc của mình.
Rồi đến thân nhân ruột thịt trong gia đình của mình cũng thế. Phần nhiều, chỉ vì nặng phần quyến luyến trong thâm tình ân ái, nên họ cũng chỉ làm theo tình cảm đơn thuần ý muốn của họ thôi. Ít có ai làm theo ý muốn của bịnh nhân trong giờ phút hấp hối sắp lâm chung nầy. Và nhất là bịnh nhân vừa mới tắt thở. Kinh nói: “Sau tám tiếng đồng hồ, thần thức mới hoàn toàn lìa khỏi xác”. Bởi do không biết quan tâm nghĩ đến giúp cho phần thần thức của bịnh nhân, nên có nhiều người thay vì ra đi êm ái nhẹ nhàng lại có hiện tượng không mấy tốt đẹp. Bởi thế, vấn đề hộ niệm cho bịnh nhân trong giờ phút nầy thật rất là hệ trọng. Phần nhiều ít có ai hiểu rõ về phương pháp hộ niệm. Nếu không khéo, thay vì thương xót lại trở thành thương hại. Xin mọi người hãy nên chú ý cẩn thận vấn đề nầy. Tất cả bởi do nóng lòng vì nặng tình ân ái theo thế gian thường tình mà ra. Do đó, nên rất trở ngại cho việc vãng sanh của bịnh nhân. Thậm chí có khi họ còn làm cho người sắp chết nổi cơn bực tức nóng giận. Thế thì, thử hỏi làm sao bịnh nhân thác sanh về cảnh giới an lành cho được? Quả đó là một sự tác hại rất lớn cho cận tử nghiệp.
Đó là chưa nói có người bị dụ bỏ đạo trong giờ phút nửa tỉnh nửa mê, tinh thần yếu đuối nầy. Họ không còn đủ sáng suốt để giữ vững niềm tin. Nếu không có người cận kề trợ niệm nhắc nhở họ. Do đó, họ sẽ trở thành nạn nhân rơi vào con đường tà ngoại thật đáng thương xót! Chỉ vì họ thiếu phúc duyên không có được thiện hữu tri thức bên cạnh thức nhắc. Vì thế, theo tôi, tốt hơn hết, chúng ta nên làm tờ di chúc dặn dò trước cho rõ ràng kỹ lưỡng để tránh hậu hoạn không tốt có thể xảy ra. Đó là chúng ta khéo biết phòng bị cho mình một cận tử nghiệp tương đối khá hoàn hảo. Có thế, thì việc cầu vãng sanh Cực lạc của ta mới có đủ đảm bảo vững chắc.
Theo tôi, việc Phật tử có ý định làm tờ di chúc và ủy quyền cho những người có trách nhiệm lo lắng chăm sóc sức khỏe về mặt y khoa (bác sĩ hoặc y tá hay người nhà v.v…) cũng như những vị lãnh đạo tinh thần của Phật tử thật rất cần thiết nên làm. Nhất là trong khi bịnh nặng, hấp hối và sau khi chết khoảng 8 tiếng đồng hồ trở lại.
Về cách thức để lập nên tờ di chúc, điều nầy cũng có người đã làm và đã có kết quả rất tốt. Nay chúng tôi y cứ vào tờ di chúc đã có sẵn, do Đạo Tràng Tu Viện Hộ Pháp biên soạn, xin nêu ra đây, để rồi tùy ý Phật tử tự quyết định lấy. Nếu thấy được, thì tôi xin đề nghị với Phật tử là chúng ta nên thực hiện ngay, càng sớm càng tốt.
Tờ Di Chúc và Ủy Quyền
Tôi tên là…………………hiện cư trú tại…………
……………………………Thành phố…………….
Thị xã……………………..Tiểu bang…………….
Tôi xin làm tờ di chúc ủy quyền qua những điều thiết yếu sau đây:
1. Tôi khẳng định hủy bỏ hết tất cả các di chúc trước đó và các di chúc mà đã được Tòa Án công nhận trong thời gian qua trước kia tôi đã làm. (chỉ có phần di chúc liên quan đến cái chết, chớ không phải vấn đề tài sản. Ghi chú của người giải đáp).
2.Tôi là một người tín đồ theo đạo Phật. Tôi muốn cuối đời tôi tang lễ phải được xếp đặt hoàn toàn theo nghi lễ Phật giáo. Việc nầy do chư Tăng Ni hoàn toàn quyết định, thân nhân con cháu chỉ làm theo sự hướng dẫn của chư Tăng Ni mà thôi.
2. Nếu não bộ của tôi đã chết nằm mê man, và hoàn toàn không có triệu chứng cứu vãn phục hồi, xin làm ơn đừng duy trì sự sống của tôi (ngưng ngay ống dẫn thức ăn và ống thở oxygen nếu có).
3. Nếu trái tim ngừng đập vì bất cứ lý do nào, xin đừng làm gì hết kể cả làm giật điện để làm hô hấp sống lại. Làm ơn hãy để cho tôi ra đi trong sự bình an.
4. Khi bác sĩ tuyên bố tôi đã chết, làm ơn không được đụng vào thể xác hay di chuyển thân thể của tôi, nếu muốn đụng và di chuyển thể xác tôi xin hãy để yên tối thiểu là sau 8 tiếng đồng hồ.
5. Xin làm ơn báo tin cho vị thầy tinh thần của tôi, chư Tăng, Ni, gia đình và bạn bè những người hộ niệm cho tôi đến trợ niệm cho tôi trong lúc tôi đang hấp hối. Mọi việc sẽ do Thầy và ban trợ niệm giúp cho tôi, mọi người trong gia đình phải nghe theo sự sắp xếp của những vị đó. Những vị nầy niệm Phật hộ niệm cho tôi sau 8 tiếng đồng hồ rồi sau đó nhà quàn mới làm việc của họ.
6. Nếu những sự kiện ước muốn nêu trên được làm đầy đủ đúng theo như ý nguyện của tôi, thì tôi sẽ nhắm mắt ra đi trong sự an lạc vãng sanh về cõi Cực lạc của đức Phật A Di Đà.
Trong sự làm chứng, tôi đã tự ký trong bản di chúc ủy quyền nầy trước mặt các vị làm chứng có tên phía dưới và ngày ……tháng……năm………..
Chữ ký của đương sự……………..
Chữ ký và địa chỉ của người làm chứng:
1…………………………………..
( tên )
2. ……………………………………
( tên )
3.……………………………………
( tên )
Và đây là bản tiếng Anh ( cũng do Đạo Tràng Tu Viện Hộ Pháp biên soạn )
LAST WILL AND TESTAMENT
OF
I ……………………..a resident of……………
In the city of………………., country of………..
State of……………..make and publish this my will and testament.
1.I revoke all fomer wills and codicils I have previously made.
2. I am a Buddhist. I want my final arrangements to be performed in Buddhism.
3. If I am in coma and there is no sign of recovery, please do not put me on life support ( Pull out the fooding tube and breathing tube )
4. If my heart ceases to beat for any reason, please do not do any electroshocks to revive me. Please let me die peacefully.
5. When I am announced dead, please do not touch and move body for at least ( 8 ) eight hours.
6. Please let my Master, monks, nuns, family, and friends perform all the necessary religious rituals beside my bed during these eight hours. Afterwards, the funeral home should come to do their job.
7. If these above wishes are fulfilled, I will return my life to Lord Amitabha Buddha in peace and happiness, and will be eternally gratefull to you all.
IN WITNESS WHEREOF, I have signed this my Last Will and Testament on the……….day of……….200…
Signature of……………………………….
Signature of witness Address of Witness
( Name )…………………-------------------------------------
Signature of Witness Address of Witness
( Name )……………………………..
Signature of Witness Address of Witness
( Name )………………………………
Notary Public: Initals of the Witness----------
Phật tử cũng có thể tùy nghi thêm bớt nội dung của tờ Di Chúc và Ủy Quyền nầy. Xong rồi, nên in ra làm nhiều bản 2 mặt: tiếng Anh mặt trước và tiếng Việt ở mặt sau. Phải ký tên vào mỗi bản chánh mới có giá trị. Nhờ 3 người làm nhân chứng ký vào mỗi bản, và ký tắt ở phần góc phải. Nếu không, thì có thể nhờ thầy trụ trì chứng minh bằng con dấu của chùa vào tờ Di Chúc thì cũng có giá trị và tiện dụng.
Mọi việc xong xuôi, Phật tử nên giữ một bản và trao cho những vị có liên hệ trách nhiệm mỗi người giữ một bản. Như vợ hoặc chồng, các con, và trình cho thầy trụ trì hay vị lãnh đạo tinh thần và các bác sĩ gia đình. Như vậy là chúng ta an tâm mà nhắm mắt. Đó là phương cách phòng bị tốt nhứt, mà tôi thiết nghĩ mỗi người Phật tử chúng ta nên làm.
Trên đây chúng tôi chỉ trình bày đại khái về cách thức thực hiện. Nếu Phật tử muốn biết tường tận hơn, thì có thể trình bày với những vị có nhiều kinh nghiệm về pháp lý cũng như các bậc tôn đức lãnh đạo tinh thần.
Kính chúc Phật tử chóng đạt thành ý nguyện.