Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

09/09/202409:32(Xem: 1820)
Tuần 4
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 8, 2024)
 
Diệu Âm lược dịch

 

CAM BỐT: Tượng Hộ pháp Phật giáo hàng thế kỷ được phát hiện tại công viên khảo cổ Angkor

Ngày 23-8-2024, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một pho tượng Hộ pháp bằng đá sa thạch (Dvarapala) hàng thế kỷ tại ngôi đền Phật giáo Banteay Prei ở công viên khảo cổ Angkor của Cam Bốt.

Chea Sarith, một nhà khảo cổ học thuộc Cục Bảo tồn Di tích và Khảo cổ học Dự phòng của cơ quan ANA (quản lý và bảo tồn công viên Angkor), cho biết bức tượng được xây dựng theo phong cách Bayon và cao khoảng 1,6 mét.

Ngôi đền Phật giáo Banteay Prei được xây dựng theo phong cách Bayon bởi Vua Jayavarman VII vào cuối thế kỷ 12 hoặc đầu thế kỷ 13.

Đây là một trong những ngôi đền trong công viên khảo cổ Angkor rộng 401 km vuông, là điểm đến du lịch nổi tiếng nhất ở quốc gia Đông Nam Á này.

(Big News Network - August 23, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-08-4-000

TinTuc_PGTG_2024-08-4-001Tượng Hộ pháp cổ được phát hiện tại ngôi đền Phật giáo Banteay Prei ở công viên khảo cổ Angkor, Cam Bốt
Photos: bignews.net

 

 

HONG KONG: Trưng bày nghệ thuật Phật giáo tại Sotheby’s Maison Hong Kong

Sotheby’s đã khai trương Maison (Nhà triển lãm) mới tại Landmark Chater ở Quận Trung tâm Hong Kong. Đáng chú ý, công ty đấu giá này đã chọn cho triển lãm khai mạc của mình một buổi trưng bày hấp dẫn các tác phẩm điêu khắc Phật giáo, bao gồm Gandhara cổ đại và các triều đại nhà Minh, nhà Tùy và nhà Tống của Trung Hoa.

Bộ sưu tập được tuyển chọn cẩn thận này có tên là “Bồ Đề: Những kiệt tác của Nghệ thuật Phật giáo Phi thường” và cung cấp cái nhìn tổng quan về sự phát triển nghệ thuật của Phật giáo thông qua nghệ thuật điêu khắc.

Triển lãm “Bồ Đề” mời khách viếng đến với một thế giới giác ngộ và vĩnh hằng khác, một thế giới vượt qua sự tồn tại nhất thời và những sự phù phiếm của chúng ta.

“Bồ Đề: Những kiệt tác của Nghệ thuật Phật giáo Phi thường” miễn phí cho tất cả mọi người và diễn ra đến ngày 11-9-2024 tại Sotheby’s Maison, Landmark Chater, Hồng Kông.
TinTuc_PGTG_2024-08-4-002

(HOME:  Buddhistdoor Global – August 26, 2024)
Tượng gỗ sơn của Quán Thế Âm, triều đại nhà Tống
TinTuc_PGTG_2024-08-4-003
 
Tượng Phật ngồi bằng đồng, triều đại nhà Minh, cuối thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 16 
TinTuc_PGTG_2024-08-4-004 
Tượng Phật ngồi bằng đá phiến xám, Gandhara, thế kỷ thứ 3
TinTuc_PGTG_2024-08-4-005 
Tượng Bồ tát sơn gỗ, triều đại nhà Tống
TinTuc_PGTG_2024-08-4-006
Tượng Phật bằng đá phiến xám, Gandhara, thời kỳ Kushan, thế kỷ thứ 2 - 3
Photos: Rebecca Wong
 

UGANDA: 17 tiểu ni được truyền giới tại trung tâm Phật giáo ở Garuga

Tại Trung tâm Phật giáo Uganda ở khu Garuga, Katabi, thuộc Quận Wakiso, 17 tiểu ni cô đã được truyền giới .

Bhante Buddharakkhita, tên khai sinh là Steven Jemba Kaboggoza – là người đứng đầu Phật giáo tại Uganda – phát biểu rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm thúc đẩy hòa bình bởi vì đức hạnh bắt đầu từ trái tim của một người.

Sư Buddharakhita đã phát biểu như trên tại Trung tâm Phật giáo Uganda, nơi 17 nữ tu mới được truyền giới tại trung tâm Phật giáo của họ ở Garuga, Katabi, Quận Wakiso.

Sư Budharakkita, người sáng lập và là sư trụ trì của trung tâm Phật giáo này, cho biết trước đây trung tâm chỉ có các nam tu sĩ - còn được gọi là chư tăng. Nay các tu sĩ nữ mới được truyền giới nói trên sẽ phục vụ trong chùa.

(tipitaka.net  - August 26, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-08-4-007

Bhante Buddharakkhita
TinTuc_PGTG_2024-08-4-008 TinTuc_PGTG_2024-08-4-009
17 tiểu ni cô đã được truyền giới tại Trung tâm Phật giáo Uganda
Photos: Google & tipitaka.net

 

TÍCH LAN: Hãng hàng không Tích Lan làm hài lòng các tiểu tăng Phật giáo (Samaneras)

TIN ẢNH: Vào ngày 22-8-2024, Hãng Hàng không Tích Lan với sự hỗ trợ của Dịch vụ Phi trường và Hàng không Tích Lan, đã đánh dấu một sự kiện quan trọng bằng cách làm hài lòng một nhóm lớn các tiểu tăng Phật giáo, hay còn gọi là 'Samaneras', với chuyến tham quan có hướng dẫn viên đặc biệt đến phi trường và cơ hội lần đầu tiên được lên máy bay của các chú tiểu. Sự kiện nói trên trùng với dịp kỷ niệm 45 năm thành lập hãng hàng không này vào ngày 1-9-2024.

(dailymirror.lk - August 22, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-08-4-010

Nhóm Samaneras trên đường ra sân bay
TinTuc_PGTG_2024-08-4-011
TinTuc_PGTG_2024-08-4-012
Nhóm Samaneras chụp ảnh cùng các tiếp viên hàng không
TinTuc_PGTG_2024-08-4-013
Các tiểu tăng lên máy bay
TinTuc_PGTG_2024-08-4-014
Trong buồng lái của máy bay
TinTuc_PGTG_2024-08-4-015
Chụp ảnh lưu niệm bên tượng Phật tại phi trường
TinTuc_PGTG_2024-08-4-016
Món quà nhỏ từ chuyến tham quan
Photos: Pradeep Pathirana 

ẤN ĐỘ: Hội nghị Truyền thông Phật giáo Quốc tế lần thứ 2 tập trung vào truyền thông chánh niệm, phát triển bền vững

Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) và Quỹ Quốc tế Vivekananda (VIF) sẽ cùng tổ chức Hội nghị Truyền thông Phật giáo Quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “Truyền thông Chánh niệm để Tránh Xung đột và Phát triển Bền vững”. Dự kiến ​​diễn ra vào ngày 11-9-2024 tại khán phòng chính của VIF ở New Delhi, sự kiện này tiếp nối thành công của phiên bản lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 8-2018.

Hội nghị nhằm mục đích đưa giáo lý Phật giáo vào các hoạt động truyền thông hiện đại để giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, tăng cường lòng tin vào các tổ chức truyền thông và cổ vũ đạo đức ngành báo chí.

Hội nghị sẽ quy tụ các nhà báo, chuyên gia truyền thông, học giả và học viên Phật giáo từ khắp châu Á, xây dựng trên nền tảng được đặt ra bởi hội nghị đầu tiên vào năm 2018.

Trong bối cảnh truyền thông đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, hội nghị này sẽ khám phá cách các nguyên lý Phật giáo - như chánh niệm, lòng từ bi và bất bạo động - có thể được hợp nhất vào phương tiện truyền thông kỹ thuật số và truyền thống để thúc đẩy hòa bình, tính bao trùm và phát triển bền vững.

(ANI – August 26, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-08-4-017
Hội nghị Truyền thông Phật giáo Quốc tế 2018
Photo: ANI

 

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 50853)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/10/2013(Xem: 19200)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 12438)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 27714)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4911)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 21280)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 6530)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10416)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3497)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]