Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

15/11/201621:19(Xem: 10144)
Tuần 2
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 11, 2016)

 Diệu Âm lược dịch 

 

 

SINGAPORE: Tu viện cổ xưa nhất của Singapore hoàn thành việc trùng tu

Lian Shan Shuang Lin, tu viện lâu đời nhất của Singapore, được công bố là một di tích quốc gia vào năm 1980.

Tu viện này mở cửa lại tòa nhà xưa nhất của mình cho công chúng vào ngày 11-11-2016. Tòa nhà có bề ngoài giống như nó từng có vào năm 1901.

Đây là hạng mục cuối cùng để hoàn thành công việc phục chế và tái thiết kéo dài 25 năm tại tu viện.

Tọc lạc tại Toa Payoh, hàng tháng tu viện tiếp khoảng 1,000 khách viếng, chủ yếu là người ngoại quốc. Hiện nay chỉ có gần 20 tăng sĩ sống tại khu phức hợp này, trong số đó có Hòa thượng Woo Foong, 95 tuổi, là nhà sư cao tuổi nhất của Singapore.

Ý tưởng phục chế tòa nhà có Pháp Điện này được đưa ra bàn luận vào năm 2003, một năm sau khi hoàn thành việc phục chế có kinh phí 30 triệu đô la Singapore.

(tipitaka.net – November 9, 2016)

2016-11-02-0000

2016-11-02-00012016-11-02-0002

Lian Shan Shuang Lin, tu viện lâu đời nhất của Singapore, qua các thời kỳ: 1901(ảnh trên), 1970s (ảnh giữa) và 2016 (ảnh dưới)

Photos: Wong Pei Ting


TRUNG QUỐC; Lễ hội Phật giáo hàng năm tại Larung Gar bị chính quyền hủy bỏ

Chình quyền Trung Quốc đã hủy bỏ lễ Dechen Shingdrup dự kiến sẽ được tổ chức tại Phật học Viện Larung Gar nổi tiếng ở gần Sertar thuộc Quận Garze, tỉnh Tứ Xuyên.

Theo truyền thống, lễ hội 8-ngày Dechen Shingdrup bắt đầu hàng năm vào ngày 18 tháng 9 theo lịch Tây Tạng, năm nay nhằm ngày 17-11-2016.

Theo một nguồn tin của đài Châu Á Tự do, một trong những hoạt động chính của lễ hội là phần giảng pháp trong 3 đến 4 ngày của các vị chức sắc tôn giáo cho hàng nghìn người tham dự. Nhưng năm nay Trung Quốc đã cho rằng lễ hội hàng năm nói trên có thể không được tổ chức, và thay vào đó thì chư tăng ni đã bắt đầu hành lễ riêng trong phòng của họ. Trong khi đó việc trục xuất tăng ni khỏi Larung Gar vẫn tiếp tục diễn ra.

(Buddhistdoor – November  8, 2016)

2016-11-02-0003

Khu Học viện Phật giáo Larung Gar đang bị giải tỏa một phần
Photo: Craig Lewis

 

MIẾN ĐIỆN: Chùa Layhsudadpyaw Shwe San Daw tổ chức lễ hội Buddha Pujaniya lần thứ 2,605

Lễ khai mạc Phật Lễ lần thứ 2,605 của chùa Layhsudadpyaw Shwe San Daw đã diễn ra tại chùa này vào ngày 7-11-2016, với nghi thức cắt băng khai mạc của các quan chức khu vực.

Sư trưởng của Jotikarum Pali Tekkatho đã truyền giảng ngũ giới cho các quan chức và giáo hội. Tiếp theo là phần tụng kinh Parittas của chư vị hòa thượng.

Tại lễ khai mạc, các vị chức sắc địa phương đã nói chuyện về các vấn đề tôn giáo, giải thích về việc tổ chức lễ hội này và cúng dường chư tăng. Sau đó thiện nam tín nữ cúng dường tiền mặt đến chư tăng.

(Big News Network – November 10, 2016)

2016-11-02-0004

Lễ khai mạc Phật Lễ lần thứ 2,605 của chùa Layhsudadpyaw Shwe San Daw, Miến Điện
Photo: Global New Light of Myanmar

 

 

NHẬT BẢN: Tour du lịch đêm tại thánh địa Phật giáo Koyasan

Koyasan, một thánh địa của Phật giáo mật tông tại Koya ở quận Wakayama, thu hút nhiều du khách nội địa và ngoại quốc. Một tour du lịch đêm của khu vực Okunoin thuộc Koyasan đang được người nước ngoài ưa thích để tìm sự yên tĩnh vào lúc hoàng hôn.

Tour Đêm tại Nghĩa trang Koyasan Okunoin được tổ chức hàng ngày, với phần thuyết minh bằng tiếng Anh và tiếng Nhật bởi các hướng dẫn viên. Những người tham gia tour này đi bộ khoảng 2 km để lên khu Okunoin.

Koyasan là trụ sở của Phật giáo Chân tông Koyasan, được thành lập vào năm 816 bởi Kobo Daishi (774-835) như một tu viện đào tạo. Lăng mộ của vị đại sư này tọa lạc tại Okunoin.

Trải dài khoảng 6 km và rộng 2 km, Koyasan có 117 đền chùa, trong số đó có 52 nơi cung cấp chỗ cư trú.

(The Yomiuri Shimbun – November 14, 2016)

2016-11-02-0005

Tour du lịch đêm tại thánh địa Phật giáo Koyasan, Nhật Bản
Photo:Ayako Ishiguro

 

 

PHÁP: Ẩm thực Phật giáo Hàn Quốc được trình bày tại trường Ẩm thực Le Cordon Bleu, Paris

Ẩm thực truyền thống Phật giáo Hàn Quốc, nổi tiếng với sự đơn giản của mình, thường không được xem là một thực phẩm hợp thời trang trong giới trẻ Hàn Quốc. Nhưng đối với một nhóm sinh viên ẩm thực tại trường Le Cordon Bleu có uy tín tại Paris, đây là một nguồn gây phấn khích và tò mò.

Tuần trước, Hòa thượng Jaseung, trưởng Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc, và đội quảng bá văn hóa của phái này đã thăm Paris để đánh dấu 130 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Pháp. Là một phần của chuyến đi, Ni sư Seonje, một tu sĩ nổi tiếng về nấu ăn chay, đã thăm học viện ẩm thực La ordon Bleu để cung cấp một bài giảng về ẩm thực Phật giáo. Sự kiện này đã được trình bày trước gần 100 sinh viên và giáo sư đứng chật kín cả giảng đường.

(NewsNow – November 14, 2016)

2016-11-02-0006
Sư nữ Seonje của Tông phái Tào Khê Hàn Quốc trình bày về nấu ăn chay tại trường ẩm thực Le Cordon Bleu ở Paris, Pháp
Photo: Baek Sung-Ho

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 42967)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/10/2013(Xem: 17339)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 11299)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 24344)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4564)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 18920)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 5572)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 9470)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3093)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567