Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

14/01/202216:01(Xem: 6693)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 2 THÁNG 1, 2022)
 
 Diệu Âm lược dịch
 

 

CAM BỐT: Bắt đầu trùng tu cho ngôi đền cổ tại chùa Preah Enkosei ở Siem Reap

Cơ quan Quốc gia Apsara (ANA), các nhà sư Phật giáo và một công ty tư nhân đang chung tay sửa chữa một ngôi đền Phật giáo c trong chùa Preah Enkosei ở làng Traing thuộc xã Slakram của thị trấn Siem Reap.

Một buổi lễ đã được tổ chức vào ngày 7-1-2022 để đánh dấu sự khởi đầu của việc trùng tu, với sự tham dự của Hang Peou, Tổng giám đốc ANA,  và Sieng Chan Heng, Tổng giám đốc Công ty Heng Development Co Ltd, cùng các nhà sư và tín đồ Phật giáo.

ANA lưu ý trong một tuyên bố rằng ngôi đền này đã phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng do các quá trình tự nhiên và hành động của con người trong thời chiến: nền móng của nó đã bị xê dịch, mái và tường bị nứt gây nguy hiểm đáng kể cho con người.

“Về vấn đề này, để đóng góp vào nỗ lực của chính phủ trong việc bảo tồn các công trình kiến ​​trúc cổ cho các thế hệ tương lai, Chan Heng và các nhà hảo tâm khác đã hỗ trợ việc trùng tu ngôi đền cổ này, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Cơ quan Quốc gia Apsara”.

Người ta không biết di tích này được xây dựng vào thời kỳ cụ thể nào, mặc dù nó nằm đối diện với một ngôi đền được xác nhận là đã xây dựng vào thế kỷ thứ 10.

(The Phnom Penh Post - January 8, 2022)
TinTuc_PGTG_2022-01-2-000

Ngôi đền cổ tại chùa Preah Enkosei ở Siem Reap (Cam Bốt) bắt đầu được trùng tu

Photo: ANA

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma được mời thảo luận về biến đổi khí hậu tại sự kiện liên tôn giáo

DHARAMSHALA, Ấn Độ - Ngày 5-1-2022, Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời đọc diễn văn khai mạc Đối thoại Sinh thái Phật giáo Hồi giáo quốc tế (IBED kéo dài 2-ngày, do Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) tổ chức từ ngày 15 đến 16-1. Từ nơi cư trú của mình ở Dharamshala, nhà lãnh đạo 86 tuổi sẽ thảo luận về các vấn đề biến đổi khí hậu với các nhân vật trí thức toàn cầu khác.

Sự kiện liên tôn giáo này sẽ giới thiệu những nhân vật trí thức từ các truyền thống Hồi giáo và Phật giáo nhằm tìm ra giải pháp cho các tác động của biến đổi khí hậu, cũng như tạo nên nhận thức trong cộng đồng toàn cầu.

Đức Đạt lai Lạt ma là một nhà phê bình mạnh mẽ về tác động của con người đối với biến đổi khí hậu. Năm ngoái ngài đã kêu gọi hành động thống nhất toàn cầu từ các nhà lãnh đạo trong một bài phát biểu ảo tại cuộc họp G7 và nói về 'vòng phản hồi' với nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg.

Năm nay, các hiệp hội Phật giáo và Hồi giáo, bao gồm Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tây Tạng ở Malaysia, Đại học Malaya, và Sinh viên Quốc tế về Tâm lý học Hồi giáo, đang hợp tác để bắt đầu một cuộc đối thoại về các cách giải quyết khủng hoảng khí hậu chung.

( Big News Network - January 8, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-01-2-001

Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: Google

 

MIẾN ĐIỆN: Chùa Kyaiktuyo, di tích cổ đại 'bất chấp trọng lực' tại Miến Điện

Chùa Kyaiktiyo, còn được gọi là Kim Thạch (Đá Vàng), là một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở bang Mon, Myanmar.

Nằm trên đỉnh đồi Kyaiktiyo và trên sườn núi Paung-laung của dãy núi Đông Yoma, nguồn gốc và câu chuyện của Đá Vàng mang đến cho du khách và những người hành hương một hương vị đầy bí ẩn và thần thoại.

Tảng đá này cao 7.5 mét (25 ​​feet), nằm thăng bằng một cách bấp bênh trên bờ vực thẳm.  

Đối với mắt người thường, điều này có vẻ không thể hiểu nổi, hầu như không thể xảy ra được, nhưng đối với những tín đồ thuần thành thì đây là bằng chứng của sự linh thiêng.

Những người thờ cúng tin rằng tảng đá này giữ được thăng bằng là nhờ sức mạnh kỳ diệu của Đức Phật.

Giữa tảng đá và ngọn đồi mà nó nằm trên đỉnh, người ta cho rằng có một sợi tóc của Đức Phật đã được đặt vào, giúp nó giữ thăng bằng.

Rất ít người Miến Điện đặt câu hỏi về kỹ thuật đằng sau việc xây dựng, và thay vào đó họ dành sự kính bái đối với thần thoại về nó.

(express.co.uk - January 9, 2022)


TinTuc_PGTG_2022-01-2-002TinTuc_PGTG_2022-01-2-003

Chùa Kyaiktiyo, còn được gọi là Kim Thạch (Đá Vàng), một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng ở bang Mon, Myanmar
Photos: GETTY

 

HOA KỲ: Hòa thượng Bhikkhu Bodhi giảng bài Pháp thoại trực tiếp cho Hội đồng Phật giáo Nam Ấn Độ

Vào ngày 16-1-2022, Hòa thượng Bhikkhu Bodhi - nhà sư, tác giả và học giả nổi tiếng người Mỹ - sẽ thuyết pháp trực tiếp cho Hội đồng Phật giáo Nam Ấn Độ với chủ đề “Từ bi, quảng đại, chân lý và trí tuệ”.  

Sự kiện này đã được Hội đồng Phật giáo Nam Ấn Độ (SIBC) tổ chức và là buổi pháp thoại đầu tiên được dịch sang tiếng Tamil dành cho các Phật tử Ấn Độ,” Gauthama Phrabhu, chủ tịch SIBC và người sáng lập Tổ chức của Đức Chí Tôn nói. “SIBC là một sáng kiến ​​giữa các nhà hoạt động Phật giáo độc lập và các tổ chức đại diện cho các trường phái Phật giáo khác nhau ở Ấn Độ, nhằm truyền bá Giáo pháp và duy trì mối tương giao lẫn nhau và giữa các Phật tử ở Ấn Độ.”

“SIBC bao gồm các nhà sư và sĩ Phật giáo tại gia trong hội đồng tối cao, trong khi ủy ban điều hành bao gồm tất cả các nhà hoạt động và lãnh đạo Phật giáo khác,” Phrabhu nói thêm.

Ven. Tỳ kheo Bodhi (sinh năm 1944) là một nhà sư Phật giáo Nguyên thủy người Mỹ sống tại khu vực New York và New Jersey. Ông đã xuất bản một số văn bản Phật giáo quan trọng với tư cách là tác giả, dịch giả hoặc chủ bút.

(Buddhistdoor Global - January 11, 2022)

Hòa thượng Bhikkhu Bodhi
Photo: youtube.com

 TinTuc_PGTG_2022-01-2-005

Poster của buổi Pháp thoại với chủ đề “Từ bi, quảng đại, chân lý và trí tuệ” của  Hòa thượng Bhikkhu Bodhi
Photo: SIBC

 

 

NHẬT BẢN: Viện Công nghệ Tokyo phát triển bộ xương ngoài robot để hỗ trợ người hành hương Phật giáo

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Tokyo đã giới thiệu một bộ đồ robot mới để giúp những người hành hương Phật giáo ở Nhật Bản.

Bộ đồ này buộc vào lưng và chân của một người và sử dụng 6 động cơ để hỗ trợ chuyển động.

Các nghiên cứu đầu tiên về thiết bị này diễn ra ở Shikoku, tây nam Nhật Bản, quê hương của cuộc hành hương “henro”, nơi theo dấu bước chân của nhà sư Kukai (774–835), người sáng lập trường phái Shingon của Phật giáo Nhật Bản.

Bộ đồ robot này, được đặt tên là Walk Mate (Bạn Đồng hành), do Yoshihiro Miyake, một giáo sư lý sinh tại Viện Công nghệ Tokyo sáng tạo. Theo Miyake, Walk Mate cảm nhận được dáng đi và tốc độ của người dùng và đồng bộ hóa các động cơ của nó để hỗ trợ. “Khi mọi người đi bộ với những người khác, họ đều vô thức cố gắng đi cùng tốc độ với những người bạn đồng hành của họ,” Miyake nói, “Ý tưởng tương tự đã được đưa vào bộ đồ robot này.”

Những cuộc thử nghiệm ban đầu đối với bộ đồ nặng 6 kg này đang được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch như tuyến đường hành hương Shinkoku, kết nối 88 đền chùa – vốn rất phổ biến với người già và nổi tiếng với địa hình dốc và cầu thang dài.

Khi được hỏi tại sao con đường hành  hương “henro” Shikoku lại được chọn làm địa điểm thử nghiệm đầu tiên, Miyake đã nhắc đến khái niệm dogyo ninin (hai người cùng đi). Trong cuộc hành hương này, người ta nói rằng nhà sư Kukai đồng hành với tất cả những người hành hương trên đường đi. Tương tự như vậy, Walk Mate đồng hành cùng mỗi người sử dụng trong suốt hành trình của họ. Lý tưởng là thiết bị này trở thành một người trợ giúp dễ dàng trên đường đi, giống như những gì người sùng đạo nghĩ về tinh thần của  Đại sư Kukai.

Các Phật tử Nhật Bản nổi tiếng về việc áp dụng các phương pháp hiện đại khi họ thực hành các truyền thống cổ xưa. Chùa Zentsu-ji, nơi sinh của sư Kukai, đã công nhận Walk Mate là một robot dogyo ninin chính thức. Sư trưởng Chijun Suga của chùa này cho biết: “Đại sư (Kukai) được cho là trú ngụ bên trong chiếc gậy chống của những người hành hương “henro”. Robot này chỉ là một phiên bản công nghệ hiện đại của chiếc gậy chống ấy. ”

(buddhistdoor.net - January 11, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-01-2-006

Những người tham gia thử nghiệm đi bộ với sự hỗ trợ của bộ xương ngoài robot Walk Mate

TinTuc_PGTG_2022-01-2-007TinTuc_PGTG_2022-01-2-008

Miếng dán có dòng chữ dogyo ninin (hai người cùng đi) trên bộ đồ robot Walk Mate
Photos: Kodai Kinoshita

 

 

 

 

 
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 50853)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/10/2013(Xem: 19200)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 12438)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 27714)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4911)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 21279)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 6530)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10416)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3497)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]