Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (15)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
TT. Thích Nhuận Châu
Mới nhất
A-Z
Z-A
Cảm Niệm Ân Sư (Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Hạnh)
05/10/2024
10:37
Kính bạch Giác linh Thầy, Thầy ra đi từ quê hương xứ Quảng miền Trung, dòng dõi Nho gia thanh bạch, mẹ hiền mến mộ đạo từ bi. Một hôm nghe lời Pháp khai tâm từ chư Hoà thượng về quê hương Duy Xuyên khai mở, Thầy xin từ giã người mẹ thân yêu, chia tay đoàn sen non Oanh Vũ Chùa Lầu, theo Sư Ông vào Bình Định, được xuống tóc xuất gia nơi Tu viện Nguyên Thiều. Dòng Sông Thu xanh ngắt chí nguyện, Dáng Chiêm sơn vững chãi bền tâm
Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Tuyên Hóa giảng thuật)
20/01/2024
17:50
Trích “Giải Thích Tổng Quát Đề Kinh”: “Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhơn Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ-lăng-nghiêm” là tên của bộ kinh này. ĐẠI nghĩa là to lớn. Đề cập đến bốn khía cạnh lớn lao của kinh: 1-Nguyên nhân (nhân) 2- Nghĩa lý (lý). 3- Tu tập hành trì (hạnh). 4 - Kết quả (quả). Nguyên nhân lớn lao chính là mật nhân. Nhân này hoàn toàn khác với những nguyên nhân bình thường mà hàng phàm phu không thể nào hiểu được, hàng ngoại đạo không thể nào hiểu được, và hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác chưa giác ngộ được. Cho nên nguyên nhân ra đời của bộ kinh này rất lớn. Nghĩa lý siêu việt của kinh to lớn chính là liễu nghĩa. Đây là chỗ rốt ráo của người tu đạo, dẫn đến sự chứng ngộ. Hạnh tu tập to lớn vì bao gồm vô số công hạnh của hàng bồ-tát. Kết quả to lớn là đại định Thủ-lăng-nghiêm, Do bốn phương diện này nên đề kinh được mở đầu bằng tiếng Hán là Đại; nghĩa là to lớn, siêu việt.
Giới Thiệu Bản Dịch Việt ‘Hiện Tượng Luận Phật Giáo’ Của Thích Nhuận Châu
27/01/2023
04:56
Dan Lusthaus là nhà văn và giáo sư người Mỹ chuyên về Phật Giáo. Ông chuyên nghiên cứu về Du-già-hành Tông (Yogācāra – hay còn gọi là Duy Thức Tông). Ông là tác giả của nhiều bài viết và sách. Ông dạy tại Đại Học University of California at Los Angeles (UCLA), Đại Học Tiểu Bang Florida, Đại Học Tiểu Bang Missouri, và vào mùa thu năm 2020 ông là Phó Khoa Nghiên Cứu về Nam Á tại Đại Học Harvard, Massachusetts. Tác phẩm “Buddhist Phenomenology” đã được xuất bản vào năm 2002.
Tiểu sử cố Đại đức Thích Nhuận Châu (1975 - 2016)
20/10/2019
21:45
Thân thế: Cố Đại đức thế danh Lê Quý Trúc Bảo, sanh vào ngày 23/3/1975 trong một gia đình nhiều đời theo Phật. Trong lần gia đình di cư đầu tiên vào Nam, song thân đã sinh Đại đức (ĐĐ) tại Tam Bình, Thủ Đức, Gia Định. Thân phụ là ông Lê Quý Triết, Thân mẫu là bà Hoàng Thị Tựu; nguyên quán Trà Trì, Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị. ĐĐ sinh ra trong gia đình có 8 anh em gồm 3 người anh trai, 2 em gái và 2 người em trai. Sau 30/4/1975 gia đình trở về nguyên quán Trà Trì, Quảng Trị. Đến tháng 7/1977 gia đình của cố ĐĐ lại một lần nữa di cư vào Nam và trú ở vùng kinh tế mới tại Châu Thành, Đồng Nai. - năm 1981-1986, cố ĐĐ học trường Tiểu học Quảng Thành, Châu Thành, Đồng Nai - năm 1986-1990, cố ĐĐ học trường Trung học cơ sở Kim Long, Châu Thành, Đồng Nai.
Vầng Sáng Từ Phương Đông (sách PDF)
17/08/2014
19:11
Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này. Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.
Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán
16/05/2013
10:29
Triết học Trung quán kêu gọi sự chú ý của chúng ta, như một hệ thống đã tạo nên cuộc cách mạng trong đạo Phật và qua đó, toàn lĩnh vực triết học Ấn Độ.
Thiền và Pháp Môn Vô Niệm - Luận giải về Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng
01/02/2012
14:38
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
Đức Phật thuyết kinh pháp diệt tận
06/07/2011
16:08
Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng, ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi: “Bạch Thế tôn, từ trước đến nay khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”
Ý niệm đản sanh của đức Phật qua kinh Phổ Diệu
26/03/2011
11:18
Kinh Phổ Diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
Vầng Sáng Từ Phương Đông
28/12/2010
17:20
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
Quay lại