Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

29/04/202307:43(Xem: 3749)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 4 THÁNG 4, 2023)
Diệu Âm lược dịch

 

 

CAM BỐT: Ngôi chùa được xếp hạng là ngôi chùa thân thiện với môi trường nhất

Sư trưởng của chùa Sirisakor Daun Sdeurng ở xã Senareach Udom, huyện Preah Sdech, tỉnh Prey Veng hiện đang phân phát rau hữu cơ tại bản tự. Gần đây chùa đã được xếp hạng là ngôi chùa thân thiện với môi trường số một trong số 551 ngôi chùa đang hoạt động tại đất nước Cam Bốt .

Chùa có gần 4 hec ta đất dành cho cộng đồng nhỏ các nhà sư, và khuôn viên chùa có một môi trường đẹp với không khí trong lành. Chùa bao gồm một phòng nghiên cứu Pali và một thư viện cho các nhà sư và trong khuôn viên bản tự có những cây dừa lớn, một đồn điền chuối và một vườn rau.

Các sư đã trồng các loại rau và cây ăn quả như chuối và mít. Nhà chùa còn dành hẳn 1 hec ta để trồng lúa, và hầu như ngày nào cũng hái rau để phân phát cho Phật tử gần xa.

Vào năm 2022, một ủy ban hỗn hợp các Bộ - Môi trường, Du lịch, Giáo phái và Tôn giáo - đã đến đánh giá ngôi chùa theo 3 giai đoạn và sau đó chọn chùa Sirisakor Daun Sdeurng này là ngôi chùa thân thiện với môi trường nhất ở Cam Bốt.

(Phnom Penh Post – April 18, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-04-4-000

Các chú tiểu trồng rau trong khuôn viên chùa Sirisakor Daun Sdeurng
 
TinTuc_PGTG_2023-04-4-001
Một nhà sư chùa Sirisakor Daun Sdeurng tặng rau và tiền cho dan làng sống gần chùa
Photos: Phnom Penh Post

 

 

NHẬT BẢN: Tụng kinh suốt đêm để tán dương công đức vị sư tổ Phật phái Jodo tại chùa Kyoto

KYOTO, Nhật Bản - Các nhà sư và tín đồ đã dành cả đêm 18-4- 2023 để tụng kinh, bắt đầu một sự kiện thường niên tại Chion-in, ngôi chùa chính của Phật phái Jodo ở thành phố Kyoto.

Được tổ chức cùng với “Gyoki Daie”(lễ tưởng niệm hàng năm về công đức của Honen, người sáng lập môn phái Jodo), “Niệm Phật lúc nửa đêm ở Gyoki” tiếp tục cho đến sáng ngày 19-4 bên trong phần trên của cổng Sanmon ở chùa Chion- in tại Phường Higashiyama, Kyoto. Cổng này là một bảo vật quốc gia và tầng trên thường đóng cửa đối với công chúng.

Buổi “Niệm Phật” này là việc thực hành tụng kinh “Nam mô A Di Đà Phật”, kinh cầu nguyện Đức Phật A Di Đà –vị Phật chính của phái Jodo. Suốt đêm, buổi tụng kinh diễn ra trang nghiêm khi tiếng mõ “mokugyo” (mõ gỗ hình con cá) vang vọng.

Những người tham gia ngồi cách xa nhau trước các tượng Phật và 16 vị la hán. Ngoài 5 học viên được sắp xếp ở lại suốt đêm, những người tham gia đã tụng kinh trong khi ra vào giữa chừng buổi tụng.

(The Mainichi - April 19, 2023)

 TinTuc_PGTG_2023-04-4-002

Sự kiện “Niệm Phật lúc nửa đêm ở Gyoki” bên trong cổng Sanmon của chùa Chion-in ở Phường Higashiyama của Kyoto 
Photo: Kazuki Yamazaki

 

BANGLADESH: Pharatara Caitya ở Cakrasala, nơi Đức Phật để lại Dấu ấn của Ngài ở Bangladesh

Pharatara Caitya là một di tích lịch sử nơi Đức Phật đã viếng thăm cách đây hơn 2,500 năm. Pharatara Caitya tọa lạc tại một ngôi làng nổi tiếng tên là Cakrasala, cách Tiểu khu Patiya 4 km về phía nam - thuộc Phân khu Chattogram, Bangladesh ngày nay. Khu vực này bấy giờ là một phần của khu vực lịch sử được gọi là Boṅgabhumi, rất lâu trước khi Ấn Độ và Bangladesh ngày nay được thành lập.

Theo lời kể của các Phật tử địa phương của thành phố Chattogram, Đức Phật và các đệ tử của Ngài đã nghỉ ngơi tại Cakrasala trong vài ngày trên đường đến Arakan (Miến Điện ngày nay). Tại đây, Đức Phật thường xuyên thực hành thiền hành (Tiếng Phạn: caṅkrama) và thuyết pháp trong một tuần.

Từ xa xưa cho đến nay, Pharatara Caitya ở Cakrasala được các Phật tử trên khắp vùng Bengal kính trọng và tôn vinh. Những người theo đạo Phật ở Bangladesh đã tiếp tục tưởng niệm sự hiện diện thiêng liêng của Đức Phật bằng một lễ hội đặc biệt gọi là “Chaitra Songkranti” vào ngày cuối cùng của lịch Bengali. Những người theo đạo Phật ở Bengal tin rằng Chaitra Songkranti là một dịp linh thiêng mà mọi người có thể nói lời tạm biệt với một năm đã qua và chào đón Giao thừa của người Bengali.

(Tipitaka Network - April 15, 2023)

 

TinTuc_PGTG_2023-04-4-003

Tín đồ Phật giáo cúng lễ “Chaitra Songkranti” vào ngày cuối cùng của lịch Bengali tại di tích Pharatara Caitya
Photo: Sumit Barua
 

ẤN ĐỘ: Hội nghị Phật giáo ở Ấn Độ nêu bật Truyền thống Nalanda

Tại Thung lũng Zimithang, (Quận Tawang, bang Arunachal Pradesh) vào ngày 16 và 17-4-2023, khoảng 600 đại biểu từ khắp Ấn Độ đã gặp nhau để thảo luận về Phật giáo Nalanda, truyền thống phát sinh từ trường đại học tu viện Nalanda vĩ đại của Ấn Độ và lan rộng khắp các khu vực văn hóa miền bắc Ấn Độ ngày nay, Bhutan và Tây Tạng xa hơn nữa. Hội nghị nhằm mục đích kỷ niệm các kết nối lịch sử của người dân và các tôn giáo trong khu vực.

Sự kiện này có chủ đề “Phật giáo Nalanda - Truy tìm cội nguồn theo dấu chân của Chư Tôn: Từ Nalanda đến Hi Mã Lạp Sơn và xa hơn nữa.”

Là một trong số những người tham dự, Thủ hiến bang Arunachal Pradesh, ông Pema Khandu, đã ca ngợi người dân Arunachel Pradesh, nơi có khoảng 162,000 Phật tử (theo một cuộc điều tra dân số năm 2011), nói rằng, “May mắn thay, họ đã giữ gìn văn hóa và truyền thống của mình an toàn với lòng nhiệt thành tôn giáo.” Trong bài phát biểu, ông Khandu cũng khuyến khích những người tham dự hội nghị - đặc biệt là những người trẻ tuổi - hãy chú ý đến những thách thức mà Phật giáo dự kiến sẽ phải đối mặt trong thế kỷ 21.

Người tổ chức sự kiện này là Hội đồng Truyền thống Phật giáo Nalanda vùng Hi Mã Lạp Sơn Ấn Độ (IHCNBT), một cơ quan của Hội đồng Tăng già xuyên-Hi Mã Lạp Sơn của Ấn Độ có trụ sở tại New Delhi.

(Buddhistdoor Global – April 20, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-04-4-004

TinTuc_PGTG_2023-04-4-005

Các vị đại biểu tham dự Hội nghị Phật giáo Nalanda
Photos:thehindu.com & themeghalayan.com
 

CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP (UAE): Cộng đồng Phật giáo Tích Lan phân phát 1,500 bữa ăn iftar tại Dubai

Cộng đồng Phật giáo Tích Lan ở Dubai gần đây đã phân phát 1,500 bữa ăn iftar (bữa ăn của các tín đồ Hồi giáo sau khi mặt trời lặn trong tháng Ramadan) cho những người lao động tay chân cư trú tại Al Muhaisnah, Dubai.

Sự kiện Ramadan được tổ chức bởi Trung tâm Thiền và Chùa Phật giáo Lankaramaya, có trụ sở tại Garhoud.

Là một hiệp hội tôn giáo và do cộng đồng lãnh đạo, việc phân phát bữa ăn iftar này là một cử chỉ biết ơn và cũng nhằm mục đích tăng cường sự hòa hợp tôn giáo và xã hội giữa các cộng đồng trong tháng Ramadan, các nhà tổ chức cho biết.

Tham dự sự kiện nói trên, Thượng tọa Muwagammana Santha dhamma Thero của Trung tâm Thiền và Chùa Phật giáo Sri Lankaramaya, cho biết: “Những loại hoạt động này không chỉ giúp tạo ra sự đoàn kết và hòa hợp xã hội giữa các cộng đồng mà còn thúc đẩy lòng tốt, tinh thần bố thí và phước lành trong tháng lễ Ramadan.”

(Gulf News -  April 20, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-04-4-006

Thượng tọa Muwagammana Santha dhamma Thero tham dự buổi phân phát 1,500 bữa ăn iftar tại Dubai         
Photo: Gulf News

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 16002)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
09/04/2013(Xem: 6455)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 59839)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5738)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10646)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22770)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16777)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8679)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2482)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4734)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]