Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/07/201820:46(Xem: 12007)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 7, 2018)
 
Diệu Âm lược dịch

 

TÍCH LAN: Phái đoàn Hội Đại Bồ đề của Ấn Độ viếng Tích Lan

Một phái đoàn Phật tử từ Hội Đại Bồ đề của Ấn Độ (MBSI) đã viếng Tích Lan trong mùa lễ hội Poson – lễ hội đánh dấu sự du nhập Phật giáo vào Tích Lan - theo lời mời của Ủy ban Bảo vệ Đạo pháp Anagarika Tích Lan. Đoàn đại biểu MBSI gồm hơn 50 thành viên cơ quan quản lý và gia đình của họ, do Chủ tịch Passang Dorji và Tổng thư ký Hội là thượng tọa P. Seewali dẫn đầu.

Trong chuyến thăm kéo dài một tuần của đoàn, họ đã viếng Chùa Răng và các di tích Phật giáo tại Polonnaruwa, Mahintala và Thanthrimale.

Cao ủy Ấn Độ Taranjit Singh Sandhu, Thủ tướng Tích Lan Ranil Wickremesinghe và Diễn giả Karu Jayasuriya đã tiếp đón phái đoàn.

(news.lk – July 1, 2018)

 2018-07-01-0000

Phái đoàn Hội Đại Bồ đề của Ấn Độ viếng Tích Lan

Photo: news.lk

 

 

HÀN QUỐC: Tông phái Phật giáo Jogye sẽ xây Làng Thiền tại thành phố Mungyeong

Tông phái Jogye của Hàn Quốc đã khởi động việc xây một khu phức hợp đại quy mô để cung cấp những trải nghiệm về Thiền định cho Phật tử cũng như thường dân, một ủy ban phụ trách dự án cho biết vào ngày 4-7-2018.

Theo kế hoạch do chùa Bongam của Phật phái Jogye và một nhóm Thiền sư chủ trì, đến năm 2021, Làng Thiền Toàn cầu Mungyeong sẽ được thành lập tại thành phố Mungyeong, tỉnh Bắc Gyeongsang.

Khu phức hợp dưới chân núi Heeyang của thành phố này sẽ có các cơ sở thiền định, chỗ ở, quán ăn tự phục vụ và các tiện nghi khác trên diện tích 120,000 m2. Các cơ sở được thiết kế để chứa đến 300 người cùng một lúc. 

(Yonhap – July 4, 2018)

 2018-07-01-0001

Ảnh đồ họa vi tính của Làng Thiền định Toàn cầu Mungyeong

tại Mungyeong, Hàn Quốc

Photo: Yonhap

 

 

THÁI LAN: Quốc vương sẽ bổ nhiệm, giám sát hội đồng Tăng đoàn mới

Ngày 5-7-2018, Hội đồng Lập pháp Quốc gia (NLA) đã ban hành Đạo luật Tăng đoàn mới - cho phép Nhà vua bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng Tối cao của Tăng đoàn - để quản lý tu sĩ Phật giáo Thái.

NLA đã bỏ phiếu nhất trí để thông qua đạo luật do Nội các đề ra. Quyền lập pháp đã được thực thi để cải cách cộng đồng tu viện sau những vụ bê bối gần đây liên quan đến các nhà sư cao cấp, một vài sư trong số họ cũng có một vị trí trong hội đồng tu viện.

Theo luật mới, Nhà vua có thẩm quyền cấp hoặc tước chức vụ tu sĩ cũng như bổ nhiệm các thành viên cho Hội đồng Tối cao của Tăng đoàn.

(The Nation – July 6, 2018)

2018-07-01-0002

Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn - Rama X

Photo: adabasini.com

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma kỷ niệm sinh nhật tại Leh, ban phước cho tín đồ

Leh, Ladakh - Những lễ cầu nguyện đặc biệt được tổ chức tại Leh dành cho Đức Đạt lai Lạt ma, người đã kỷ niệm sinh nhật thứ 83 của mình vào ngày 6-7-2018.

Đông đảo cư dân địa phương đã tập trung trong một buổi lễ đặc biệt tại Sân Giảng dạy Shiwatsel để được Đức Đạt lai Lạt ma ban phước khi ngài cắt bánh sinh nhật.

Đức Đạt lai Lạt ma đã đến Leh vào đầu tuần này để kỷ niệm sinh nhật của mình. Ngài sẽ ở lại đây cho đến cuối tháng Bảy và giảng pháp cho dân chúng.

Đức Đạt lai Lạt ma có tình cảm đặc biệt đối với người dân Ladakh, và đây là chuyến thăm lần thứ hai của ngài đến Leh trong vòng vài tháng qua.

(The Statesman – July 6, 2018)

2018-07-01-0003

Đức Đạt lai Lạt ma trong lễ sinh nhật thứ 83 của ngài tại Leh

Photo: SNS

 

 

HÀN QUỐC: UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới 7 ngôi sơn tự cổ xưa của Hàn Quốc

Ngày 30-6-2018, tại một cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, UNESCO đã công bố đưa vào danh sách Di sản Thế giới 7 ngôi chùa núi cổ xưa của Hàn Quốc.

Bảy ngôi chùa trên núi này - Seonamsa, Daeheungsa, Beopjusa, Magoksa, Tongdosa, Bongjeongsa và Buseoksa - đều được thành lập vào thời Tam Quốc (của Triều Tiên) vốn kéo dài cho đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên.

“Những tu viện trên núi này là những nơi thiêng liêng, đã tồn tại như các trung tâm hoạt động của tín ngưỡng và thực hành tôn giáo hàng ngày cho đến ngày nay”, UNESCO cho biết trong một thông cáo báo chí.

Một sơn tự điển hình có một đường vào dài, quanh co lên dốc. Các tòa nhà của chùa nằm trong một khuôn viên hình vuông có một sân trong ở giữa.

(tipitaka.net – July 6, 2018)    

 

2018-07-01-0004

7 ngôi chùa núi của Hàn Quốc mới được đưa vào danh sách Di sản Thế giới UNESCO

Photo: donga.com

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 16002)
Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.
09/04/2013(Xem: 6455)
Thực chất phong trào vận động của Phật Giáo Việt Nam năm 1963 là tự vệ. Sự tự vệ của một tín ngưỡng dân tộc trước chánh sách độc tài cố tín về quyền lợi gia đình và tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Để thực hiện chánh sách đó, chế độ Ngô Đình Diệm đã đàn áp dã man và khốc liệt tất cả những gì bị xem là trở lực: các tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo trên đất này. Hòa Hảo, Cao Đài và rồi Phật Giáo Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 59839)
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dung vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
09/04/2013(Xem: 5738)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 10646)
Trong thời Pháp thuộc, vì vận mệnh chung cả nước nhà đang suy đồi, lại bị văn hóa Tây phương và ngoại đạo lấn áp, nên Phật Giáo đối với phần đông dân tộc Việt nam như là một tôn giáo hạ đẳng, phụ thuộc, không có nghĩa lý gì.
09/04/2013(Xem: 22770)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 16778)
Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
08/04/2013(Xem: 8679)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 2482)
Đàng Ngoài-Đàng Trong, một giai đoạn bi ai của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự phân chia đất nước kéo dài trên 170 năm với 7 lần hưng binh đánh nhau khiến cho muôn dân đồ thán. Cục diện huynh đệ tương tàn của hai nhà Trịnh -Nguyễn chưa kết thúc thì tiếp đến cuộc chiến tranh nông dân Tây Sơn lại nổi lên.
01/04/2013(Xem: 4735)
Riêng đối với đạo Phật và dòng sử Việt, công nghiệp của Vua Trần Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, Vua đã viết khóa Hư Lục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]